[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Hoạt động đầu tiên của Pháp, theo Doumer là năm 1858, 1 lực lượng viễn chinh nhỏ tấn công Đà Nẵng. Đội quân này bị dịch tả, sốt, tự thua. Sau đó
''Liên quân Pháp Tây Ban Nha kéo vào đánh quân triều đình An Nam ở các tỉnh phía Nam, những tinh giàu có và dễ thâm nhập nhất. Người chỉ huy là Genouilly, ông ngược sông Đồng Nai và chiếm được thành Gia Định. Người An Nam chống trả mạnh mẽ,. Họ bảo vệ từng tấc đất và phải mất nhiều năm chúng ta mới chiếm được Nam kỳ và đánh thẳng tận sông Me Kong. ..Chẳng những người Nam Kỳ kháng cự quyết liệt mà trời và đất còn là đồng minh của họ.''

'Các tỉnh tây Me Kong nằm trong đế quốc bị chiếm dễ dàng. Toàn bộ Nam Ky trở thành thuộc địa của chúng ta. Cao Miên rơi vào tay chúng ta mà không cần quân viên chinh, thậm chí không cần động tay chân.
Một đế quốc hùng mạnh, một dân tộc chống ngoại xâm ngoan cường. Thế mà chỉ vì bọn vua bất tài nhu nhược nhà Nguyễn mà đất nước dân tộc đó bị chìm đắm trong gần 100 năm nô lệ cho Pháp. Ác độc hơn bọn chúng không dùng sức mạnh vũ lực của mình đi chống Tây mà lại sử dụng vũ lực đó để đàn áp Nhân dân khi nhân dân nổi lên chống Tây.
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Người dân BK cần cù, thông minh, khéo léo. Ấy thế nhưng vào năm 1897, dân chúng dường như rất khốn khổ. Dưới làn mưa buốt lạnh giá, họ lẩy bẩy, gần như trần trụi trên đường, họ che thân bằng cách sơ sài bằng chiếc áo tơi mà họ thường xoay về phía bị mưa dội xuống. Quần họ thường chỉ là 1 chiếc quần cộc ngang đùi, được may bằng vải thô có màu như màu bùn.

Khi đặt chân xuống Bắc Kỳ, ta có ấn tượng thật đau lòng, cái nghèo cái đói hiện diện khắp nơi, mặc dù đất đai phì nhiêu và còn có thêm an ninh bất ổn.
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc chưa có triều đại nào nhục nhã như triều Nguyễn. Là triều đại duy nhất đầu hàng giặc, ký khế ước cắt đất cho giặc. Khủng bố dân chống giặc.
Nói về thế giặc mạnh ư? Thế có mạnh bằng quân Mông Cổ xâm lược nhà Trần không? Lại còn tự hào là lúc đó hùng cường nhất xứ Đông Nam Á nữa. Thế mà giặc vừa đánh vài trận đã xin hàng. Vua hàng nhưng dân vẫn tổ chức đánh Tây trường kì.
 

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Nguyễn Trọng Hợp.

Phụ chính đại thần có 3 vị, Đệ nhất là Tuy Lý Vương Miên Trinh- già, không có thực quyền, Đệ nhị là ông N Trọng Hợp, Đệ Tam là Nguyễn Thân. 3 vị này, với Lại bộ thượng thư, Binh bộ, Hình bộ, công, lễ hợp thành Viện cơ mật. Những bộ này là thuộc cấp của Phụ chính. 2 người Đệ nhị, đệ tam nắm đại quyền triều đình.

Nguyễn Trọng Hợp ở xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội, nay là phường Đại Kim quận Hoàng MaiHà Nội, thi đỗ Cử nhân tại trường Hà Nội, khoa Mậu Ngọ (1858) Tự Đức thứ 11.

Năm 1894, Nguyễn Trọng Hợp là thanh viên trong sứ đoàn an Nam sang Paris để thay mặt vua An Nam chào tổng thống Pháp. Ông đã ca ngợi Ba Lê, Thủ đô Pháp quốc trong tập thơ 36 bài vịnh

Ca La lập nên quốc gia hùng cường trên nền tảng vững chãi
Hơn ngàn năm nay đất nước tươi đẹp phồn thịnh đứng giữa trời Âu
Đoàn đi sứ tới đây gặp dịp mùa xuân ấm áp, thoáng đãng
Xe vừa dừng hứng khởi trào dâng, liền làm bài phú ca ngợi đất nước này

Cung điện và thành quách nguy nga tráng lệ giữa trời xanh
Giống như rải ruy băng....

Công nhận N Trọng Hợp làm thơ hay.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
ông ở đâu vào thế? Luật nào ở of cấm tôi ca ngợi nguyễn ánh náo? Top này nói về nhà nguyễn mà?
Không ai cấm ông ca ngợi Ánh hay chửi Huệ. Nhưng ông mà mượn việc ca ngợi Ánh để chửi bới người khác thì nên chấp nhận bị chửi lại. Thớt đã yên lành chờ chủ thớt post tiếp, chính ông lấy thớt để chửi bới người khác nên mới bị chửi thôi (chắc ông có tật thích bị chửi :)))

Bằng chứng hả:

những ông chửi Nguyễn Ánh đã ông nào tìm hiểu hay đọc chút gì về triều đại của ông ấy, những gì ông ấy đã làm, so sánh Việt nam với các quốc gia khác trong giai đoạn ấy hay mở rộng ra thế giới đâu, chỉ toàn auto chửi mà chả nêu ra được cái lý lẽ dẫn chứng cóc khô gì

bản thân ông làm nhảm chửi chế độ. Bằgn chứng nè


mù quáng cố chấp thiển cận không cần suy nghĩ phân tích chỉ biết lặp lại như vẹt đã từng là tiêu chí 1 thời gian rất dài của sản phẩm nền giáo dục đông lào
hay cho câu bài báo láo của thằng đông lào ngu xuẩn!
Nhưng các cứ liệu lịch sử thì ông lại dùng của cứ liệu lịch sử của chế độ. bằng chứng nè:

tên Việt nam không phải là Gia Khánh đổi mà là phái đoàn sứ giả do lê Quang Định và Nguyễn Đăng Sở đề nghị với Gia Long được sự chấp thuận của Gia Long mới làm biểu đề nghị Gia Khánh và Gia Khánh chấp thuận
Theo sách “Kiên Trai hành trạng tự sự” có viết: “Ta xưng là Nam Việt họ (nhà Thanh) không thuận, vậy xưng là Việt Nam thì tất họ phải nghe. Hoàng thượng cho lời tôi nói là phải, Ngài bèn cho cải là “Việt Nam quốc” mà làm biểu đưa sang. Vua Thanh bấy giờ là Gia Khánh ưng thuận ngay
http://baobacninh.com.vn/?page=news_detail&category_id=12607&id=58191&portal=baobacninh
Cái bài này ông lấy nguồn từ báo Đ ảng Bắc Ninh làm cứ liệu lịch sử

Ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 1832) Tả Quân tạ thế [9] , vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng Trấn Gia Định Thành, giống như đã bãi chức Tổng Trấn Bắc Thành trước đó, thực hiện chế độ trung ương tập quyền. Đất Nam kỳ chia ra sáu tỉnh ( về sau quen gọi Nam kỳ lục tỉnh) [10] , Nguyễn Văn Quế được bổ làm Tổng Đốc Gia Định, Bạch Xuân Nguyên làm Bố Chánh, Nguyễn Chương Đạt làm Án Sát. Bạch Xuân Nguyên là tên vốn tính tham tàn [11] , đã tự tuyên bố là vâng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt Nguyên vạch lá tìm sâu, moi móc những việc làm trong quá khứ của Tả Quân rồi gán ghép tội lỗi, cho bắt bớ giam cầm những người thân tín của Tả Quân.
Bố Chánh Nguyên tra hỏi Khôi rất gắt về hai việc làm trước kia của Tả Quân: một là việc sai quân vào rừng Quang Hóa (nay là Trảng Bàng ) đốn cây to và hai là ghi chép chi tiêu công quỹ không rõ ràng. Về việc thứ nhất Khôi cãi là đốn cây để dùng vào sửa lại đồn lũy hư nát, cùng là đóng chiến thuyền phòng quân Xiêm. Nguyên bẻ: “Nếu Lê Văn Duyệt muốn phòng quân Xiêm, tại sao không xây đồn luỹ kiên cố ở Hà Tiên mà xây ở Phiên An, có phải để đào hào cho sâu, xây thành cho cao mà mưu phản nghịch?”. Về khoản ghi chép sổ sách, Nguyên cũng hạch hỏi tại sao không ghi chi tiết những khoản chi mà chỉ ghi là “Tả Quân chi dụng” [12] , Khôi lúng túng không biết trả lời ra sao. Trong lúc tra vấn, Nguyên luôn miệng kêu Duyệt này Duyệt nọ không hề kiêng nể, bọn Khôi lớn tiếng mắng lại thì bị tra tấn và hạ ngục liền.
Ngày 18 tháng 5 năm Quý Tỵ ( 1833), Khôi cùng với 27 người lính Hồi Lương Thanh Nghệ nổi dậy xông vào dinh Bố Chánh, giết cả nhà Bạch Xuân Nguyên; Tổng Đốc Nguyễn Văn Quế đem binh sang ứng cứu cũng bị giết nốt. Ngày 20 có quan Chưởng Thủy là Lê Văn Bốn đem thủy binh đến đánh nhưng bị thua, phải xuống thuyền rút lui. Quân cứu viện triều đình bị Khôi chặn đánh ở Biên Hòa không sao tiến lên được, trong không đầy một tháng cả sáu tỉnh Nam Kỳ đều rơi vào tay Khôi [13] .
Một sai lầm của Khôi vô tình rất có lợi cho triều đình là chia hai đất chiếm được ,một nữa từ Gia Định về Hà Tiên cắt giao cho Thái Công Triều, lực lượng trở nên suy yếu, cộng thêm nghe tin quân triều đình sắp vào nam, các địa chủ phú hào bỏ Khôi trở sang ủng hộ quân triều, kể cả Thái Công Triều cũng hàng nốt, đến cuối tháng 8 năm đó lần lượt năm tỉnh đều được lấy lại. Khôi tự liệu chống không lại, bèn rút vào thành PhiênAn cố thủ. Quân Xiêm do Khôi xin cứu viện bị Trương Minh Giảng đánh tan tành ở Vàm Nao. Tháng chạp năm Quý Tỵ (đầu năm 1834) Khôi ốm chết trong thành, con là Câu (tên thực là Lê Văn Cu, thường gọi Cu lớn ) thay thế làm nguyên soái lúc mới 10 tuổi.
Ngày 16 tháng 7 năm Ất Mùi (1835 ) thành Phiên An thất thủ, tổng số quân nổi dậy và vợ con bị giết là 554 người, số bị bắt và đem chém là 1278, trong số có cả trẻ con và đàn bà , chôn chung một hố gọi là Mã Ngụy; địa điểm ngày nay gần Công trường Dân chủ (Quận 10), góc đường Trần Quốc Toản ( nay là 3 tháng 2) và Lê Văn Duyệt ( nay là Cách Mạng tháng 8 ); khu vực gần trại giam Chí Hòa nhưng nay đã bị nhà cửa lấp mất; trên dựng bia đề “Nghịch tặc nhất võng tính thu” (nơi bọn nghịch tặc bị bắt chung một lưới giết hết), mãi đến mấy năm sau mà đất nơi ấy hãy còn xục xịch, sình lên sụp xuống! Sáu người bị bỏ cũi giải về Kinh trị tội có cố Du ( Marchand) , Mạch Tấn Giai Bang trưởng người Minh Hương, con trai nhỏ của Khôi, ông Hoành và ông Trắm. Tất cả đều chịu tội tùng xẻo!. Thây Khôi bị đào lên , chặt đầu bỏ hòm đưa về kinh. Thái Công Triều và Nguyễn Chương Đạt được gia ân xử chém.
Bình xong loạn Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng sai phá thành Phiên An đi, xây lại thành khác nhỏ hơn. Ngự sử Phan Bá Đạt dâng sớ xin truy đoạt quan chức của Tả Quân và giao vợ con Ngài cho Hình Bộ làm án. Minh Mạng bèn giao xuống cho đình thần luận tội và kết án Tả Quân. Các quan lớn nhỏ nhao nhao lên bới lông tìm vết, vạch ra các việc làm “không thể dung thứ được” của Tả Quân mà khi Ngài còn sống không hề có một người nào dám nói là sai trái cả. Tất cả là để được lòng một ông vua mà họ biết không ưa gì Tả Quân. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Hoàng Quýnh và Nguyễn Tri Phương dâng bản nghị tội Tả Quân, vua ưng chuẩn đưa đình thần nghị án. Án nghị gồm:
Bảy tội đáng trảm (xử chém) :
1. Tự tiện sai người đi sang Miến Điện, âm kết ngoại giao.

2. Xin được giao tàu Anh về thành để tỏ ( với nước ngoài) là có uy quyền.

3. Xin giết thị vệ là Trần Văn Tình để bịt miệng người.

4. Kháng sớ xin giữ lại quan viên dưới quyền đã có lệnh bổ đi nơi khác.

5. Cậy bè **** riêng mà xin tăng thọ cho Lê Chất.

6. Giấu chứa giấy ngự bảo.

7. Gọi mồ cha là “Lăng” và dám tự xưng là “ cô”.

Hai tội đáng giảo ( treo cổ) :

1. Cố xin dung nạp người Miến Điện sang xin thông sứ hai nước.

2. Dám nói với người khác là xin được quẻ thẻ có câu “ hoàng bào”.

Một tội đáng phát phối sung quân:

Tự tiện sai lính đẳn gỗ đóng thuyền.
( Xin xem phần chú thích [15] bên dưới, giải thích về các tội trên)
Sau hết, trong sự biến Phiên An, Duyệt là đầu vạ đáng khép tội lăng trì nhưng hắn đã mất, xin thu hết bằng sắc rồi đào mả, phá quách phanh thây để làm gương răn đời. Tất cả sắc phong cho tằng tổ, tổ phụ của hắn xin thu lại, thê thiếp và con cháu xa gần đều theo thứ tự xử tội, tài sản bị tịch thu hết.
Án dâng lên, vua Minh Mạng dụ rằng “ …Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc cũng không kể hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước; xương khô trong mã, bỏ gia hình. Vậy cho Tổng Đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san bằng đi rồi dựng lên đó tấm bia đá khắc tám chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (nơi hoạn quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu hình phạt) để chính tội danh cho kẻ chết, mà tỏ phép nước về sau, khiến cho những kẻ gian lo sợ mà tự răn mình….”.
Mộ của Tả Quân sau đó bị san phẳng, có xiềng xích bao xung quanh. Mộ của cha mẹ Tả Quân ở Long Hưng ( Mỹ Tho) bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Đáng lý bản án tử đối với những người trong thân tộc Tả Quân phải thi hành ngay nhưng nghĩ đến công lao của Ngài, thảy đều được gia ân cho hưởng án trảm giam hậu (lên án chém nhưng hoãn thi hành chờ xét lại), kéo dài đến 1838 thì có lịnh phát phối sung quân đàn ông trên mười lăm tuổi, mười ba người đàn bà bị bắt làm nô tì; trừ có hai vị phò mã là Lê Văn Yên và Lê Văn Tề phải chịu án chém; riêng Tả Quân phu nhân Đỗ Thị Phận (hay Phấn ?) được miễn tội vì theo luật hoàng triều, vợ một người hoạn không xem là vợ thực thụ.Bà lánh vào một ngôi chùa ở Chợ Lớn, ít lâu sau thì cũng buồn rầu mà chết. Mộ phu nhân hiện ở ngay cạnh mộ Tả Quân.
Cái bài này ông copy trên mạng nhưng ông đếch để ý là các chú thích nguồn của nó đều lấy từ cứ liệu lịch sử do các sử gia + sản viết

Tôi gửi ông cái chú thích nề
[1] Quyển “ Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ” do tạp chí Xưa & Nay xuất bản năm 2006, ghi chép lại 17 bản tham luận trong cuộc tọa đàm về Lê Văn Duyệt cũng do tạp chí Xưa & Nay tổ chức năm 2000. Bài viết của Kiến Hào bám sát tư liệu trích từ trong quyển này, cùng một số sách tham khảo khác.
[2] Tiểu sử Huỳnh Công Lý . Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 2010.
[3] Xem bản dịch nội dung Hiệp ước Versailles, sách Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam tập 3, NXB Trẻ 2008, từ trang 382 đến 386.
[4] Nguyễn Phan Quang, Nhân vật Lê Văn Duyệt, sđd, trang 65.
[5] Trần Đình Sơn, sđd, trang 185
[6] Theo Đại Nam thực lục chính biên
[7] Theo Đại Nam chính biên liệt truyện
[8] Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam , NXB Trẻ 2008, trang 327
[9] Về ngày mất của Tả Quân, Đại Nam thực lục ( NXB KHXH Hà Nội ,1964,tập XI, trang 140 ) chép Ngài mất nhằm ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 30.8.1832) nhưng Đại Nam chính biên liệt truyện lại cho rằng Ngài mất ngày 30 tháng 7 ( 29.8.1832). Xem Đại Nam liệt truyện, tập II ,trang 401, 402 do NXB Thuận Hóa in năm 1993 .

Đấy, tôi đã chứng minh ông là kẻ lá mặt lá trái: nhặt các cứ liệu lịch sử từ các sử gia + sản để tô vẽ bản thân, nhưng 1 mặt ông lại chửi bới người ta. Nếu ông cãi rằng ông chưa chửi sử gia + sản thì tôi sẽ lại dẫn chứng tiếp để chứng minh nhé.
 

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
590
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Không có cái Nhà Nguyễn ấy thì cũng đừng nhận Hoàng sa là của Việt nam, và cực nam của VN sẽ giáp Chăm pa ;;)
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
vậy có mất đất không? không? vậy có bán nước không? xin thưa là không? hiệp ước chỉ là tờ giấy lộn vì lúc đó ông ta có nước trong tay không? không có! vùng đất đó nằm trong tay Nguyễn Nhạc. Ông thử bán thứ mà ông không có trong tay xem có bán được không?
Chỗ này cụ Atlas không thuyết phục rồi. Như cụ gì trên nói đây là tội có ý đồ phạm tội, tuy chưa thành.

Thùy link: http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=389&Itemid=1

E trích 1 số đoạn:

"...Nguyên trong lúc còn ở Xiêm, thấy vua Xiêm không muốn giúp quân cho mình nữa, Nguyễn Ánh nhớ đến Bá Đa Lộc là người đã cứu giúp mình tận tình, nên hai lần cho đi mời nhờ giúp. Bá Đa Lộc nói phải đem hoàng tử Cảnh theo, làm tin, cho dễ bề thương thuyết.
Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh (sinh 1780 : lúc đó 5 tuổi), bái biệt Nguyễn vương, ngày 25 tháng 11-1784, rời cù lao Thổ Châu tức Poulo Panjang (là một trong 3 điểm liên lạc giao hẹn sau nầây giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc: Poulo Panjiang, Poulo Way, Chanthabouri), mang theo ấn tín, cùng một số tùy tùng văn võ...."

"...Bộ trưởng De Montmorin đại diện cho Pháp, và giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh ký bản hiệp ước tương trợ Pháp Việt tại điện Versailles ngày 28 -11-1787. Và Bá Đa Lộc được Pháp cử làm ‘Ủy Viên của Hoàng đế Pháp tại xứ Đàng Trong’.
Hiệp ước gồm có 10 điều, tóm tắt như sau :
- Pháp sẽ giúp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến, 1.200 người, 200 pháo binh, 250 lính Phi Châu thuộc địa của Pháp và đạn dược đầy đủ, pháo binh tinh nhuệ.
- Khi nước ta loạn lạc, Pháp sẽ giúp đỡ xứng với sự cần dùng mỗi lúc, nhưng không quá số đã định trong hiệp ước nầy.
- Ta nhường cho Pháp hải cảng Đà Nẳng và đảo Côn Lôn
- Pháp được tự do đi lại, tự do buôn bán, trả thuế xuất nhập cảng theo giá như người bản xứ. Tàu binh, tàu buôn ngoại quốc muốn đến nước ta phải treo cờ Pháp và có giấy thông hành Pháp cấp.
- Pháp có thể lập trên lục địa nhà cửa, cơ cở mà họ xét cần dùng cho việc tàu bè giao thông, buôn bán, cho việc sửa chữa, làm ra tàu bè. Về việc cảnh sát ở hải cảng sẽ có tờ giao ước riêng định.
- Ta sẽ bảo hộ sự tự do, sự an toàn thân thể và đồ đạt cho người Pháp. Khi có sự tranh tụng, phải xử đoán mau lẹ và công bình.
Điều 10 cuối cùng: ‘Hiệp ước nầy sẽ được vua hai nước phê chuẩn, trong hạn một năm, hoặc sớm hơn nếu có thể.’ (Chú ý : không thấy hiệp ước bàn đến tự do truyền giáo đạo Thiên Chúa ở Xứ Đàng Trong)...."

"...Tại Paris, Hội đồng Hoàng gia Pháp họp ngày 4-10-1788 chuẩn y đề nghị của De Conway, nghĩa là vua Louis XVI không phê chuẩn hiệp định Versailles trong thời hạn 1 năm nói ở điều 10. Bản văn nầy chỉ đến tay Nguyễn Ánh vào tháng 6 năm 1789..."

"...Đến 1802, ở Việt Nam, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi, vương hiệu Gia Long, thì bên Pháp, vua Louis XVI bị Cách mạng lật đổ năm 1792, Đệ nhất Cọng hòa Pháp thành lập từ 1792 đến 1804, rồi chuyển sang Đệ nhất Đế quốc với Napoléon đệ nhất (1804-1814). Khi Napoléon thất thế, dòng dõi nhà vua cũ trung hưng, chiến tranh đã yên, dưới thời Louis XVIII (1814-1824), tháng sáu năm 1817, có tàu binh Pháp Cybèle đến cửa Đà Nẳng, thuyền trưởng là bá tước De Kergarion, thông báo với triều đình ta rằng Pháp hoàng sai sang đòi thi hành những điều ước của ông Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẳng và đảo Côn Lôn.
Gia Long sai quan trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành, thì nay bỏ, không nói đến nữa.".
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoiachau

Xe tải
Biển số
OF-174779
Ngày cấp bằng
3/1/13
Số km
425
Động cơ
343,550 Mã lực
Vấn đề Công giáo.

Tôi không tin rằng số lượng tín đồ Công giáo tăng nhanh ở Đông Dương. Chẳng có gì thúc đẩy người bản xứ thay đổi tôn giáo cả. ..Vả lại số Tín đồ Công giáo rất thấp, so với số đệ tử Phật, Nho...Các nhà truyền giáo người Pháp chưa bao giờ gây bất kỳ lo lắng cho tôi. Nhưng các nhà truyền giáo TBNha thì chẳng phải lúc nào cũng vậy, có có các giáo phận tại BK. Vào năm 1897 tôi đã 2 lần phải than phiền vì những hành động của họ với người bản xứ.

Bình rằng: Không hiểu sao, các sử gia miền Bắc lại thổi phồng việc cấm đạo, bài trừ, diệt đạo của vua N Ánh và Minh Mạng,...không hiểu đó là gì, có bằng chứng gì không. Vì thực ra, việc xung đột với Thiên chúa giáo cũng tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay. Tại sao những sử gia này, lại đứng về phía dân Công giáo.
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Không có cái Nhà Nguyễn ấy thì cũng đừng nhận Hoàng sa là của Việt nam, và cực nam của VN sẽ giáp Chăm pa ;;)
Công ra công, tội ra tội rõ ràng. Công đấy chủ yếu do các Chúa Nguyễn mà có. Nhờ nhà Nguyễn có được vùng đất cực Nam nhưng cũng vì nhà Nguyễn mà mất hết cả tổ quốc. Không có nhà sản lấy lại thì giờ chắc ta vẫn làm mọi cho Pháp. Hay cụ định nói là nhờ nhà Nguyễn mà dân Nam được hình diện mang quốc tịch đông Pháp trong gần trăm năm phỏng?
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,862
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Thống nhất là từ Minh Mạng trở đi là vớ vỉn rồi mà cụ, chỉ đang xét vớt vát trường hợp vua Gia Long thôi.

Nói về tiền nhân cả, các cụ giữ lấy chữ kính !

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc chưa có triều đại nào nhục nhã như triều Nguyễn. Là triều đại duy nhất đầu hàng giặc, ký khế ước cắt đất cho giặc. Khủng bố dân chống giặc.
Nói về thế giặc mạnh ư? Thế có mạnh bằng quân Mông Cổ xâm lược nhà Trần không? Lại còn tự hào là lúc đó hùng cường nhất xứ Đông Nam Á nữa. Thế mà giặc vừa đánh vài trận đã xin hàng. Vua hàng nhưng dân vẫn tổ chức đánh Tây trường kì.
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Vấn đề Công giáo.

Tôi không tin rằng số lượng tín đồ Công giáo tăng nhanh ở Đông Dương. Chẳng có gì thúc đẩy người bản xứ thay đổi tôn giáo cả. ..Vả lại số Tín đồ Công giáo rất thấp, so với số đệ tử Phật, Nho...Các nhà truyền giáo người Pháp chưa bao giờ gây bất kỳ lo lắng cho tôi. Nhưng các nhà truyền giáo TBNha thì chẳng phải lúc nào cũng vậy, có có các giáo phận tại BK. Vào năm 1897 tôi đã 2 lần phải than phiền vì những hành động của họ với người bản xứ.

Bình rằng: Không hiểu sao, các sử gia miền Bắc lại thổi phồng việc cấm đạo, bài trừ, diệt đạo của vua N Ánh và Minh Mạng,...không hiểu đó là gì, có bằng chứng gì không. Vì thực ra, việc xung đột với Thiên chúa giáo cũng tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay. Tại sao những sử gia này, lại đứng về phía dân Công giáo.
Cái tay Dormer này là thời vua Tự Đức rồi. Thời này việc cấm đạo đã giảm nhẹ rất nhiều so với thời Minh Mạng. Các tài liệu phía công giáo cho thấy Minh Mạng cực kỳ tàn ác với đạo công giáo. Rất là tởm lợm.
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Thống nhất là từ Minh Mạng trở đi là vớ vỉn rồi mà cụ, chỉ đang xét vớt vát trường hợp vua Gia Long thôi.

Nói về tiền nhân cả, các cụ giữ lấy chữ kính !
Tiền Nhân thì sao cụ? Tiếng thơm thì lưu muôn đời nhưng tội ác thì cũng lưu thiên cổ.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Chỗ này cụ Atlas không thuyết phục rồi. Như cụ gì trên nói đây là tội có ý đồ phạm tội, tuy chưa thành.

Thùy link: http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=389&Itemid=1

E trích 1 số đoạn:

"...Nguyên trong lúc còn ở Xiêm, thấy vua Xiêm không muốn giúp quân cho mình nữa, Nguyễn Ánh nhớ đến Bá Đa Lộc là người đã cứu giúp mình tận tình, nên hai lần cho đi mời nhờ giúp. Bá Đa Lộc nói phải đem hoàng tử Cảnh theo, làm tin, cho dễ bề thương thuyết.
Bá Đa Lộc cùng Hoàng tử Cảnh (sinh 1780 : lúc đó 5 tuổi), bái biệt Nguyễn vương, ngày 25 tháng 11-1784, rời cù lao Thổ Châu tức Poulo Panjang (là một trong 3 điểm liên lạc giao hẹn sau nầây giữa Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc: Poulo Panjiang, Poulo Way, Chanthabouri), mang theo ấn tín, cùng một số tùy tùng văn võ...."

"...Bộ trưởng De Montmorin đại diện cho Pháp, và giám mục Bá Đa Lộc đại diện cho Nguyễn Ánh ký bản hiệp ước tương trợ Pháp Việt tại điện Versailles ngày 28 -11-1787. Và Bá Đa Lộc được Pháp cử làm ‘Ủy Viên của Hoàng đế Pháp tại xứ Đàng Trong’.
Hiệp ước gồm có 10 điều, tóm tắt như sau :
- Pháp sẽ giúp cho Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu chiến, 1.200 người, 200 pháo binh, 250 lính Phi Châu thuộc địa của Pháp và đạn dược đầy đủ, pháo binh tinh nhuệ.
- Khi nước ta loạn lạc, Pháp sẽ giúp đỡ xứng với sự cần dùng mỗi lúc, nhưng không quá số đã định trong hiệp ước nầy.
- Ta nhường cho Pháp hải cảng Đà Nẳng và đảo Côn Lôn
- Pháp được tự do đi lại, tự do buôn bán, trả thuế xuất nhập cảng theo giá như người bản xứ. Tàu binh, tàu buôn ngoại quốc muốn đến nước ta phải treo cờ Pháp và có giấy thông hành Pháp cấp.
- Pháp có thể lập trên lục địa nhà cửa, cơ cở mà họ xét cần dùng cho việc tàu bè giao thông, buôn bán, cho việc sửa chữa, làm ra tàu bè. Về việc cảnh sát ở hải cảng sẽ có tờ giao ước riêng định.
- Ta sẽ bảo hộ sự tự do, sự an toàn thân thể và đồ đạt cho người Pháp. Khi có sự tranh tụng, phải xử đoán mau lẹ và công bình.
Điều 10 cuối cùng: ‘Hiệp ước nầy sẽ được vua hai nước phê chuẩn, trong hạn một năm, hoặc sớm hơn nếu có thể.’ (Chú ý : không thấy hiệp ước bàn đến tự do truyền giáo đạo Thiên Chúa ở Xứ Đàng Trong)...."

"...Tại Paris, Hội đồng Hoàng gia Pháp họp ngày 4-10-1788 chuẩn y đề nghị của De Conway, nghĩa là vua Louis XVI không phê chuẩn hiệp định Versailles trong thời hạn 1 năm nói ở điều 10. Bản văn nầy chỉ đến tay Nguyễn Ánh vào tháng 6 năm 1789..."

"...Đến 1802, ở Việt Nam, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, lên ngôi, vương hiệu Gia Long, thì bên Pháp, vua Louis XVI bị Cách mạng lật đổ năm 1792, Đệ nhất Cọng hòa Pháp thành lập từ 1792 đến 1804, rồi chuyển sang Đệ nhất Đế quốc với Napoléon đệ nhất (1804-1814). Khi Napoléon thất thế, dòng dõi nhà vua cũ trung hưng, chiến tranh đã yên, dưới thời Louis XVIII (1814-1824), tháng sáu năm 1817, có tàu binh Pháp Cybèle đến cửa Đà Nẳng, thuyền trưởng là bá tước De Kergarion, thông báo với triều đình ta rằng Pháp hoàng sai sang đòi thi hành những điều ước của ông Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẳng và đảo Côn Lôn.
Gia Long sai quan trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành, thì nay bỏ, không nói đến nữa.".
hải cảng Đà Nẳng và Đảo Côn Lôn thực tế lúc ấy không nằm trong tay ông Nguyễn Ánh. Nó nằm trong sự quản lý của Nguyễn Nhạc và quân tây sơn. vậy đất đó ông ta chưa có trong tay, thứ ông ta chưa có trong tay không thể gọi là bán. Pháp biết điều đó nên họ không xuất quân vì lợi ích đem lại là mơ hồ viễn vông so với cái mà họ thực tế phải bỏ ra là 4 chiếc tàu chiến và 1650 lính đạn được súng ống đầy đủ pháo binh tinh nhuệ. CHính vì vậy vua Louis đã bải bỏ hiệp định này khi vừa mới hình thành. Nguyễn Ánh cũng gửi thư bãi bỏ
Nếu ông Nguyễn Ánh nhượng vùng đất mà ông đang có trong tay là đảo Phú Quốc đảo thổ chu đất Kiên Giang An Giang đó mới là bán nước vì đất đó ông ta thực quyền nắm trong tay và có giá trị trao đổi thực tế.
Hợp đồng giấy trắng mực đen. Nó chính xác từng câu từng chữ, cụ không thể bán thứ mà cụ đang không nắm nó trong tay
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Công ra công, tội ra tội rõ ràng.
Nhất trí với ý này của cụ!
Mặc dù 4 đời vua đầu triều nhà Nguyễn có công lao trong việc thống nhất đất nước, xây dựng hệ thống chính quyền và pháp lý thống nhất...
nhưng rõ ràng chính sách sử nhà Nguyễn cũng ghi chép lại quá nhiều những cuộc khởi nghĩa khắp nơi, tình trạng mất mùa, vỡ đe, dịch bệnh, đói kém liên miên... nên không thể nào chỉ có ca ngợi thái quá như vậy!
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
đây là nguyên văn bản hiệp ước:
Điều 1: Đức vua rất kính Chúa hứa hẹn và cam kết sẽ giúp đỡ bằng cách hữu hiệu nhất những cố gắng mà Quốc vương Nam Kỳ quyết tâm thực hiện nhằm chiếm lại và hưởng thụ những đất đai lãnh thổ của mình.

Điều 2: Nhằm mục đích ấy, Đức vua rất kính Chúa sẽ gửi ngay sang bờ biển Nam Kỳ, bằng kinh phí riêng, bốn tàu chiến và binh đội quân gồm một nghìn hai trăm bộ binh, hai trăm pháo binh và hai trăm năm mươi người Phi da đen. Các đội quân này sẽ mang theo đầy đủ những phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng... và đích danh một đơn vị pháp binh có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch.

Điều 3: Quốc vương Nam Kỳ, trong lúc chờ đợi việc quan trọng mà Đức vua rất kính Chúa sẵn sàng giúp đỡ, nhượng cho Người và triều đại nước Pháp, quyền sở hữu tuyệt đối cũng như chủ quyền toàn vẹn của hòn đảo làm thành hải cảng chính của Nam Kỳ là Hội An và người châu Âu gọi là Touranc và quyền sở hữu cũng như chủ quyền đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp không bao giờ thay đổi nữa ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên.

Điều 4: Ngoài ra, hai bên thỏa thuận rằng Đức vua rất kính Chúa sẽ cùng với Quốc vương Nam Kỳ song song sở hữu cảng Hội An nói trên và người Pháp cũng sẽ có thể xây dựng trên đất liền những cơ sở mà họ xét thấy cần thiết cho việc giao thông đường biển và sự thương mại của họ, cũng như để lau chùi giữ gìn tàu bè của họ và cả đóng tàu mới nữa. Còn về việc cảnh sát cửa biển, nó sẽ được giải quyết tại chỗ bằng một thỏa ước riêng biệt.

Điều 5: Đức vua rất kính Chúa cũng sẽ được quyền sở hữu và chủ quyền về Côn Đảo.

Điều 6: Các thần dân của Đức vua rất kính Chúa sẽ được quyền hoàn toàn tự do buôn bán ở tại tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Quốc vương Nam Kỳ, loại trừ tất cả các nước châu Âu khác. Họ có thể vì mục đích đó đi lại và lưu trú tự do, không bị ai ngán trở và không phải trả bất cứ một thứ lệ phí nào về con người của họ, tất nhiên với điều kiện là họ có mang theo mình giấy thông hành do sĩ quan chỉ huy đảo Hội An cấp. Họ có thể nhập cảng mọi loại hàng hóa châu Âu và mọi nước trên thế giới, trừ những thứ hàng hóa bị cấm, họ cũng có thể xuất cảng mọi thứ lương thực và hàng hoá trong nước và của các nước láng giềng không loại trừ một thứ nào; họ sẽ không phải trả một thứ thuế hàng ra hàng vào nào ngoài những thuế mà người nước trả và những thứ thuế này, không được phép nâng lên trong bất cứ trường hợp nào và dưới bất cứ danh nghĩa nào. Ngoài ra, còn thỏa thuận rằng bất cứ một tàu thủy nào, dù là tàu buôn hay tàu chiến, chỉ được chấp nhận vào lãnh thổ Nam Kỳ nếu có cắm cờ Pháp và có giấy thông hành của Pháp.

Điều 7: Chính phủ Nam Kỳ sẽ dành cho thần dân Đức vua rấ kính Chúa một sự bảo hộ có hiệu quả nhất cho tự do và an ninh thân thể cũng như tài sản của họ, và trong trường hợp khó khăn hoặc khiếu nại thì chánh phủ Nam Kỳ sẽ xét xử cho họ một cách công bằng và nhanh chóng nhất.

Điều 8: Trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa bị tấn công hoặc bị đe dọa bởi bất cứ một cường quốc nào liên quan đến quyền hưởng thụ các đảo Hội An và Côn Đảo, và trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa xâm chiếm một số nước châu Âu hoặc châu Á nào, Quốc vương Nam Kỳ cam kết sẽ viện trợ cho Người hoặc bộ binh hoặc lính thủy, lương thực, tàu thuyền; những món viện trợ này sẽ được cung cấp trong thời hạn ba tháng sau khi có thư yêu cầu nhưng nó không thể mang sử dụng xa hơn quân đảo Moluques, quần đảo la Sonde và eo biển Malacca. Vấn để bảo quản thì do Quốc vương cung cấp chịu trách nhiệm.

Điều 9: Đáp lại lời cam kết nêu lên trong điểu khoản trước, Đức vua rất kính Chúa có trách nhiệm viện trợ cho Quốc vương Nam Kỳ, mỗi khi có sự lộn xộn trong vấn đề sở hữu các đất đai lãnh thổ của mình. Những viện trợ này sẽ tỷ lệ với nhu cầu cùa hoàn cảnh; tuy nhiên không có trường hợp nào đi qua những điều nêu lên trong Điều 2 của Hiệp ước hiện thành.

Điều 10: Hiệp ưòc này sẽ được chuẩn y bởi hai vị Quốc vương ký kết hiệp ước và sự chuẩn y sẽ được trao đổi sớm nhất là trong khoảng thời gian một năm nếu có thể.

Để làm tin, chúng tôi đại diện đặc mệnh toàn quyền đã ký vào văn bản hiện tại của hiệp ước và đóng dấu huy hiệu vũ khí của chúng tôi.

Làm tại Versailles, ngày hai mươi tám tháng mười một năm một ngàn bảy trăm tám bảy.



Hiệp ước này chỉ là bản thoả thuận giữa Bá Đa Lộc và bá tước Montmorin để thành hiện thực nó còn phải được sự chuẩn y của hai quốc vương mới có giá trị thi hành. Vua Louis không chuẩn y và NGuyễn Ánh cũng không chuẩn y cho nên vĩnh viễn nó chỉ là mớ giấy lộn.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
đây là nguyên văn bản hiệp ước:
Điều 1: Đức vua rất kính Chúa hứa hẹn và cam kết sẽ giúp đỡ bằng cách hữu hiệu nhất những cố gắng mà Quốc vương Nam Kỳ quyết tâm thực hiện nhằm chiếm lại và hưởng thụ những đất đai lãnh thổ của mình.

Điều 2: Nhằm mục đích ấy, Đức vua rất kính Chúa sẽ gửi ngay sang bờ biển Nam Kỳ, bằng kinh phí riêng, bốn tàu chiến và binh đội quân gồm một nghìn hai trăm bộ binh, hai trăm pháo binh và hai trăm năm mươi người Phi da đen. Các đội quân này sẽ mang theo đầy đủ những phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng... và đích danh một đơn vị pháp binh có kinh nghiệm phục vụ chiến dịch.

Điều 3: Quốc vương Nam Kỳ, trong lúc chờ đợi việc quan trọng mà Đức vua rất kính Chúa sẵn sàng giúp đỡ, nhượng cho Người và triều đại nước Pháp, quyền sở hữu tuyệt đối cũng như chủ quyền toàn vẹn của hòn đảo làm thành hải cảng chính của Nam Kỳ là Hội An và người châu Âu gọi là Touranc và quyền sở hữu cũng như chủ quyền đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp không bao giờ thay đổi nữa ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên.

Điều 4: Ngoài ra, hai bên thỏa thuận rằng Đức vua rất kính Chúa sẽ cùng với Quốc vương Nam Kỳ song song sở hữu cảng Hội An nói trên và người Pháp cũng sẽ có thể xây dựng trên đất liền những cơ sở mà họ xét thấy cần thiết cho việc giao thông đường biển và sự thương mại của họ, cũng như để lau chùi giữ gìn tàu bè của họ và cả đóng tàu mới nữa. Còn về việc cảnh sát cửa biển, nó sẽ được giải quyết tại chỗ bằng một thỏa ước riêng biệt.

Điều 5: Đức vua rất kính Chúa cũng sẽ được quyền sở hữu và chủ quyền về Côn Đảo.

Điều 6: Các thần dân của Đức vua rất kính Chúa sẽ được quyền hoàn toàn tự do buôn bán ở tại tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Quốc vương Nam Kỳ, loại trừ tất cả các nước châu Âu khác. Họ có thể vì mục đích đó đi lại và lưu trú tự do, không bị ai ngán trở và không phải trả bất cứ một thứ lệ phí nào về con người của họ, tất nhiên với điều kiện là họ có mang theo mình giấy thông hành do sĩ quan chỉ huy đảo Hội An cấp. Họ có thể nhập cảng mọi loại hàng hóa châu Âu và mọi nước trên thế giới, trừ những thứ hàng hóa bị cấm, họ cũng có thể xuất cảng mọi thứ lương thực và hàng hoá trong nước và của các nước láng giềng không loại trừ một thứ nào; họ sẽ không phải trả một thứ thuế hàng ra hàng vào nào ngoài những thuế mà người nước trả và những thứ thuế này, không được phép nâng lên trong bất cứ trường hợp nào và dưới bất cứ danh nghĩa nào. Ngoài ra, còn thỏa thuận rằng bất cứ một tàu thủy nào, dù là tàu buôn hay tàu chiến, chỉ được chấp nhận vào lãnh thổ Nam Kỳ nếu có cắm cờ Pháp và có giấy thông hành của Pháp.

Điều 7: Chính phủ Nam Kỳ sẽ dành cho thần dân Đức vua rấ kính Chúa một sự bảo hộ có hiệu quả nhất cho tự do và an ninh thân thể cũng như tài sản của họ, và trong trường hợp khó khăn hoặc khiếu nại thì chánh phủ Nam Kỳ sẽ xét xử cho họ một cách công bằng và nhanh chóng nhất.

Điều 8: Trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa bị tấn công hoặc bị đe dọa bởi bất cứ một cường quốc nào liên quan đến quyền hưởng thụ các đảo Hội An và Côn Đảo, và trong trường hợp Đức vua rất kính Chúa xâm chiếm một số nước châu Âu hoặc châu Á nào, Quốc vương Nam Kỳ cam kết sẽ viện trợ cho Người hoặc bộ binh hoặc lính thủy, lương thực, tàu thuyền; những món viện trợ này sẽ được cung cấp trong thời hạn ba tháng sau khi có thư yêu cầu nhưng nó không thể mang sử dụng xa hơn quân đảo Moluques, quần đảo la Sonde và eo biển Malacca. Vấn để bảo quản thì do Quốc vương cung cấp chịu trách nhiệm.

Điều 9: Đáp lại lời cam kết nêu lên trong điểu khoản trước, Đức vua rất kính Chúa có trách nhiệm viện trợ cho Quốc vương Nam Kỳ, mỗi khi có sự lộn xộn trong vấn đề sở hữu các đất đai lãnh thổ của mình. Những viện trợ này sẽ tỷ lệ với nhu cầu cùa hoàn cảnh; tuy nhiên không có trường hợp nào đi qua những điều nêu lên trong Điều 2 của Hiệp ước hiện thành.

Điều 10: Hiệp ưòc này sẽ được chuẩn y bởi hai vị Quốc vương ký kết hiệp ước và sự chuẩn y sẽ được trao đổi sớm nhất là trong khoảng thời gian một năm nếu có thể.

Để làm tin, chúng tôi đại diện đặc mệnh toàn quyền đã ký vào văn bản hiện tại của hiệp ước và đóng dấu huy hiệu vũ khí của chúng tôi.

Làm tại Versailles, ngày hai mươi tám tháng mười một năm một ngàn bảy trăm tám bảy.



Hiệp ước này chỉ là bản thoả thuận giữa Bá Đa Lộc và bá tước Montmorin để thành hiện thực nó còn phải được sự chuẩn y của hai quốc vương mới có giá trị thi hành. Vua Louis không chuẩn y và NGuyễn Ánh cũng không chuẩn y cho nên vĩnh viễn nó chỉ là mớ giấy lộn.
Ông này chả biết gì đã cãi nhặng cả lên.
Một bên chủ thể là quốc vương Nam Kỳ thì Ánh lúc đấy mới đang là c ức vương, là đang vất vương vất vưởng.
Vì vậy hợp đồng là cho tương lai, nếy Ánh nên người. Cũng vì Ánh còn là thằng nhỏ lon ton Pháp không giúp chính thức mà cho cụ Lộc làm cha Ánh giúp cho. Khi Ánh nên người chả có đô đốc Pháp sangnhắc ký lại thì Ánh quỵt.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
ở đây tất cả đều là người lớn đều từng soạn thảo và ký hợp đồng. Tôi chỉ hỏi 1 câu cuối cùng. Hợp đồng không có chử ký của các cụ thì các cụ có chịu thi hành hợp đồng đó không? hợp đồng đó có hiệu lực không? huống chi hợp đồng này cả 2 bên đều không ký và chuẩn y vậy nó khác gì giấy lộn.
ở đây ta tạm VD bá đa lộc như bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Ánh là tổng thống. Bộ trưởng ngoại giao ra nước ngoài tự soạn hiệp ước nhượng đất và ký với bộ trưởng ngoại giao nước kia nhưng hiệp ước bắt buộc phải có chử ký của tổng thống mới thành hiện thực. Tổng thống không ký và không phê chuẩn vậy tổng thống có mắc tội bán nước hay không?
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Em thấy cụ phiendasau có nhận định khá tiêu cực khi cho rằng vua Nguyễn, mà cụ thể ở đây là Tự Đức đã cắt đất cho Pháp đồng thời đàn áp các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, mà điển hình là Trương Định. Thật ra cái gì nó cũng có lý do và nguyên nhân của nó. Muốn hiểu rõ về sự việc này thì không thể không nhắc đến một cái tên : Phan Thanh Giản. Thực ra, Phan Thanh Giản cùng Nguyễn Trường Tộ đều là những người yêu nước và có ý muốn canh tân đất nước. Vua Tự Đức cũng là một vị vua yêu nước và cũng muốn canh tân đất nước theo lời đề nghị của Phan Thanh Giản (dự kiến mở trường đại học Tây tại Huế). Nhưng ở đời có câu "Người tính không bằng trời tính", thời cuộc đã xoay vần biến đổi làm cho ý định canh tân của vua Tự Đức bị sụp đổ (do sự kiện Pháp chiếm Vĩnh Long). Các cụ có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân vì sao mà ta mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng như triều đình trấn áp các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại ttp://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-binh/phan-thanh-gian-co-dang-thanh-cho-phap.html
Mất mùa, đói kém cũng như các cuộc khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi ở triều Nguyễn là một hệ quả tất yếu của một nước Việt quá rộng lớn sau khi thống nhất. Công cuộc khẩn hoang miền Nam thì chưa hoàn thành, đất đai miền Bắc thì bạc màu hoang hóa, chiến tranh triền miên, liên tục mấy trăm năm đã làm cho đất nước bị kiệt quệ, ý thức hệ giữa 2 miền thay đổi sâu sắc sau hơn trăm năm chia cắt v.v... Do đó, việc so sánh giữa triều Nguyễn và các triều đại khác trong lịch sử là không công bằng và chính xác.
 

Thai Ha

Xe buýt
Biển số
OF-43386
Ngày cấp bằng
15/8/09
Số km
719
Động cơ
470,250 Mã lực
Liên quan đến Nguyễn Huệ Tây Sơn đánh quân Xiêm do Nguyễn Ánh kêu vào giúp, trên mang qtế cũng có bàn, một chú người nhật chê Nguyễn Huệ , ý nói không đàng hoàng, sai người trá hàng xin thua lừa quân Xiêm vào để đánh úp, không có tinh thần võ sĩ. Nhà em đọc thấy bình của bác Vịt nhà mình , nói: "Việc binh là lừa dối," cái này do Tôn tử day, tướng Xiêm đánh Nguyễn Huệ là Xiêm gốc Hoa mà không đọc Tôn Tử thì thua là phải.

bà ngoài lề tí để kéo thớt lên, nghe các cụ bàn.
 

atlas06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-451932
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
4,469
Động cơ
232,230 Mã lực
Tuổi
38
Liên quan đến Nguyễn Huệ Tây Sơn đánh quân Xiêm do Nguyễn Ánh kêu vào giúp, trên mang qtế cũng có bàn, một chú người nhật chê Nguyễn Huệ , ý nói không đàng hoàng, sai người trá hàng xin thua lừa quân Xiêm vào để đánh úp, không có tinh thần võ sĩ. Nhà em đọc thấy bình của bác Vịt nhà mình , nói: "Việc binh là lừa dối," cái này do Tôn tử day, tướng Xiêm đánh Nguyễn Huệ là Xiêm gốc Hoa mà không đọc Tôn Tử thì thua là phải.

bà ngoài lề tí để kéo thớt lên, nghe các cụ bàn.
Nguyễn Huệ dùng binh tuyền yếm trá, trá hàng để lừa. tiên lễ hậu binh trước hàng sau đánh ít nhất 4-5 lần rồi. xảo trá nó quen thành tính
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top