[Funland] Nhà Nguyễn- Đỉnh cao và bại trận

Trạng thái
Thớt đang đóng

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vài lời đầu thớt:
Nhu cầu tìm-hiểu lịch sử của anh em OF rất lớn, trong đó các nguồn chính Sử thường không đáp ứng được.
Nguồn sử Nhà Nguyễn thường khen chê một chiều, không đáng tin cậy.
Do đó, em xin dịch các tài lieu của các giáo sỹ, thương nhân nước ngoài, đặc biệt các bản Nhật Ký Hành Quân của quân đội Pháp để biên tập hầu các cụ 1 giai đoạn Lịch Sử từ năm 1858 đến hết 1910, khi nhà Nguyễn chấp nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Vn.
Em cũng xin điểm qua thời kỳ cai trị của vua Gia Long ( Nguyễn Ánh) đến Minh Mạng, Thiệu Trị để thấy được sự suy tàn dần của Nhà Nguyễn.
Các trận đánh đều được mô tả, có quân số tham gia.
Vì trình độ dịch quê mùa, hơn nữa độ chính xác của Sử liệu cũng không thể đảm bảo, chỉ mong các cụ OF coi là tham khảo.
Các tên : ÁNh, Huệ, Đảm, Mạng ..chỉ là cách gọi ngắn gọn theo Sử OF, tuyệt đối không có ý xúc phạm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn của Cảnh Thịnh, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, cai trị VN trong quãng 18 năm từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.

Trong gần 20 năm làm vua, Vn so với khu vực ĐNA có nhiều tiến bộ, tuy nhiên Ánh đã dần dần quay lại lối cai trị cực kỳ bảo thủ là theo Nho Giáo, quay theo Trung QUốc.

Về Luật Pháp, Ánh sao chép gần như toàn bộ Đại Thanh Luật lệ, với những hình phạt tàn khốc, độc ác, chủ yếu để bảo vệ quyền lợi nhà Nguyễn.

Về tổ chức bộ máy nhà nước, Ánh cũng phỏng theo nhà Lê, tổ chức triều đình gồm có 6 bộ là: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình do Thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và tả hữu thị lang giúp việcđô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt động can gián vua và đàn hặc các quan; ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo các cấp bậc theo quan chế Triều Nguyễn. Ánh cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về tổ chức bộ máy nhà nước, Ánh cũng phỏng theo nhà Lê, tổ chức triều đình gồm có 6 bộ là: Lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình do Thượng thư (tương đương nhự bộ trưởng ngày nay) đứng đầu và tả hữu thị lang giúp việcđô sát viện do Tả, Hữu đô ngự sử đứng đầu với hoạt động can gián vua và đàn hặc các quan; ấn định quyền hạn các chức tước, lương bổng, văn võ theo các cấp bậc theo quan chế Triều Nguyễn. Ánh cũng cho thi hành chế độ tiền dưỡng liêm để phòng trừ tệ nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan lại.

Về mặt hành chính, Ánh phân chia Việt Nam thành 2 tổng trấn: (Bắc Hà, Nam Hà), 2 vùng (miền Trung và Kinh kỳ). Gồm 23 trấn và 4 doanh, đây là một cách phân chia rất hay, thực tế và thông minh, nó giúp các vùng có quyền tự trị cao, ít bị ảnh hưởng bởi triều đình, thực tế, quyền hành do các Tổng trấn nắm.

BẮc Hà

Nội trấn 5: Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Sơn Tây

Ngoại trấn 6: Cao Bằng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Quảng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Miền Trung

Trấn độc lập 7: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận.

Kinh Đô Phú Xuân

Doanh 4: Trực Lệ, Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Trị.

Nam HÀ

Trấn 5: Biên Hòa, Hà Tiên, Phiên An, Vĩnh Thanh, Vĩnh Tường

Hai vùng tổng trấn Bắc Hà và Nam Hà sẽ do hai quan Tổng trấn đứng đầu cùng với Phó tổng trấn, hai vị quan Tống trấn sẽ nắm toàn quyền về luật pháp, kinh tế lẫn quân sự. Về các Trấn thì có quan Lưu trấn (gồm Trấn thủ, Cai Bạ và Ký lục). Dưới Trấn là phủ, huyện, châu với các vị quan đứng đầu lần lượt là Tri Phủ, Tri Huyện, Tri Châu. Ngoài ra, Ánh còn là vị vua đã chính thức xác định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực quần đảo Hoàng Sa khi ông chiếm đóng quần đảo này năm 1816.

Chính vì những chính sách rất mềm dẻo và trao quyền tự trị cao cho các vùng, nên người dân cảm thấy phù hợp và cho ta thấy tài năng của Ánh.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về chính sách đối ngoại, năm 1802, Ánh liền cho thượng thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong.

Đồng thời với việc xin phong, Ánh cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt. Ban đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt" để tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ánh vẫn kiên trì lập trường của mình dù vua nhà Thanh bác tới vài lần để tỏ cho Trung Quốc biết nếu không cho đổi thì ông sẽ không thụ phong.Cuối cùng Gia Khánh cho đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Ánh mới chấp nhận. (tuy vậy cái tên Việt Nam vẫn không được Ánh ưng thuận cho lắm, đến năm 1813 thì triều đình hầu như là dùng lại tên Đại Việt).

Năm Giáp Tí,1804, nhà Thanh sai quan án sát sứ tỉnh Quảng Tây là Tề Bố Sâm sang tuyên phong tại Thăng Long, Ánh cho người đem đồ sang cống tạ và lập lệ triều cống: 2 năm một lần và triều kính 4 năm một lần.Vật phẩm cống nạp được giữ nguyên như lệ thời Tây Sơn lập từ năm 1792 với: Dược liệu, Ngà voi, sừng Tê, tơ lụa, Trầm hương, vàng bạc, quế, tổ yến …
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em kê ghế ủng hộ cụ Đốc như thường lệ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ánh trả công hậu hĩnh cho những sỹ quan, lính Tây đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt. Về mặt hình thức Ánh là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những ân nhân.

Năm 1803, một thuyền của Hoa Kỳ tên là "Frame" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Jeremiah Briggs đến Đà Nẵng rồi sau đó, dưới lời khuyên của người Pháp, đã đi ra Huế để gặp Ánh. Sau khi đến Huế và rời thuyền khoảng 6 ngày, Briggs đã được Ánh cho phép buôn bán ở Việt Nam. Thời gian sau đó, nhiều thuyền khác của người Mỹ tới Việt Nam: ngày 7 tháng 6 năm 1819, một tàu tên là "Franklin" với thuyền trưởng khác là ông John White đã ghé vào vùng Nam Hà và được quan Tổng trấn đón tiếp chu đáo. Sau đó, White rời Việt Nam đến Manila, Philippines rồi quay lại cùng với một tàu khác tên là "'Marmion" với thuyền trưởng John Brown và tìm cách buôn bán ở Việt Nam nhưng bất thành.

Ngoài hai tàu trên còn có một số tàu Mỹ khác viếng thăm Việt Nam nhưng hầu như không có hoạt động gì đáng kể như tàu "Aurora of Salem" của thuyền trưởng Robert Gould hay "Beverly" của thuyền trưởng John Garner. Sau thời gian đó, người Mỹ không còn viếng thăm Việt Nam lần nào nữa

Năm 1804, Anh sai một sứ giả tên là John W. Roberts tới xin dâng lễ vật và quốc thư với mong được mở thương quán buôn bán ở Trà Sơn, Quảng Nam nhưng Ánh từ chối, lý do là viên thuyền trưởng Allan khi gặp Ánh nhất định không chịu quỳ lạy.

Tuy thế, Ánh cũng cảnh giác và không tin dùng người Tây cho lắm, đặc biệt khi có nhiều nhà buôn, nhà truyền Đạo từ nước ngoài đến, thực ra Ánh lo sợ mất quyền lực.

Năm 1818, thuyền chiến Pháp "La Cybèle" chở theo Bá tước Achille de Kergariou cập cảng, xin được gặp nhà vua để bàn việc thực hiện hiệp ước trước kia nhưng do Kergariou không có quốc thư nên Ánh không tiếp.

Bá tước Achille de Kergariou lại bảo thuyền trưởng tàu La Cybèle đòi Ánh thực hiện các điều khoản trong Hiệp ước trước kia, Ánh tức giận sai quan đáp lại rằng do trước Pháp không thực hiện thì nay bỏ, phớt lờ hoàn toàn các vị quan người Pháp trong triều đình.

NĂm 1819, Pháp lại phái 2 tàu "La Rose" và "La Henri" đến xin thông thương, mở rộng buôn bán, dù có Quốc thư, song Ánh cũng không thèm tiếp. Các sỹ quan Tây trong triều khuyên ra sao, Ánh phớt lờ.

Chán nản, nhiều sỹ quan Pháp và Tây xin về nước.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Với ba quốc gia láng giềng là Chân Lạp, Xiêm La, và Vạn Tượng; thời kỳ Gia Long cai trị cũng là thời kỳ Việt Nam khẳng định ảnh hưởng của mình. Thậm chí bắt cống nạp và còn sắp đặt việc lên ngôi của các ông Vua.

Về hoạt động Thương mại, Ánh và bọn quan lại, đặc biệt quan lại xuất thân gốc Tàu, đã thi hành chính sách đóng cửa, Ánh ra chỉ dụ năm 1805, không cho phép người phương Tây lập phố buôn trên lãnh thổ Việt Nam. Chỉ tập trung ở các hải cảng như Đà NẴng, Sài Gòn..thành ra việc buôn bán cũng không thuận lợi.

Ngoài một số trung tâm thương mại thành thị được phát triển ở các thành phố và cảng biển chính, phần lớn hoạt động mua bán vẫn diễn ra trên các con sông.

Năm 1806, Ánh ra Dụ, nắm giữ độc quyền thương mại ở các mặt hàng có giá trị cao như ngà Voi, sừng Nai, Bạch đậu khấu, vàng...

Ánh tăng thuế mua bán gấp 5 lần nhà Tây Sơn, việc cấp giấy phép khó khăn trong việc xuất khẩu gạo, muối, và kim loại cũng gây kìm hãm sự phát triển của thương mại Ngoại thương bị hạn chế,

Ánh dân chúng bị cấm giao thương bằng đường biển, triều đình cấm xuất khẩu các loại gỗ quý và đánh thuế cảng, thuế xuất khẩu cao, quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc nằm trong tay các thương gia người Hoa và quan lại, theo các giáo sỹ, thì 80% là bọn thương nhân Hoa Kiều nắm giữ, trong khi các thương gia người Việt thì bị hạn chế ở mảng buôn bán trong nước bởi chính sách trọng Nông Ức Thương.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về Nông Nghiệp, Ánh chú trọng khai khẩn ở miền Nam, bỏ mặc miền Bắc, thiếu kinh nghiệm trị thủy các vùng phía Bắc dù cho nhà vua đã cho đầu tư đắp đê không ít.

Ánh cấm người Việt khai thác Khoáng sản, dành cho bọn TQ, sau đó bọn này nộp phế về Huế.

Về Vấn đề thuế má, có thể nói là Nguyễn Ánh rất khoan thư sức dân, thuế má nói chung nhẹ, và, rất ít các sắc thuế.

1. Thuế Ruộng:

Nhất đẳng: 20 thăng thóc

Nhị đẳng : 15 thang thóc

Tam Đẳng : 10 thang

Đồng niên: : 10 Thang

2. Thuế Thân:

Chia là 3 miền để đánh

- Nghệ An ra đến nội ngoại Thanh Hoá: 1 quan 2 tiền, gạo 2 bát /năm

- Năm nội trấn Bắc thành và phủ Phụng Thiên: 1 quan 2 tiền, gạo 2 bát /năm

-Sáu ngoại thành trấn Bắc thành: 6 tiền, gạo 1 bát/năm.

Ngoài hai loại thuế trên còn có thuế sản vật. Thuế sản vật thường đi kèm với các ưu đãi miễn giảm các loại thuế khác, ví dụ về một số loại thuế sản vật, nói chung rất ít.

3. Thuế Quế:

Đánh ở 2 vùng là Nghệ An, Thanh Hóa thôi, khoán cho cả vùng Nghệ An 120 cân (ta) và Thanh Hóa 70 cân ( ta)

Người dân Sau khi nộp sẽ được giảm trừ thuế đinh .Nếu tìm được cây quế phải báo quan làm giấy để đẵn mới hợp pháp. Quan sẽ lấy 1 nửa, dân 1 nửa.

Ngoài các thứ thuế trên, còn có các loại thuế: thuế sâm, thuế hương, thuế chiếu, thuế gỗ, thuế từ việc cho phép khai thác mỏ đều có quy định riêng, thường tiền thuế sẽ nộp bằng tiền hay là bằng sản vật.

Việc thu thuế sẽ theo các định kỳ được gọi là các vụ thuế chia theo các vùng.

Nhìn chung, Thuế thời Nguyễn ÁNh rất nhẹ, rất ít thuế, chính sách miễn giảm hợp lý, không tận thu người dân.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyễn Ánh thi hành một chính sách xã hội hết sức mềm dẻo, linh hoạt.

Ánh tỏ vẻ tôn trọng nhà Lê, ông phong quan tước cho con cháu nhà Lê Lê Duy Hoán được phong 1016 tự dân và 10000 mẫu tự điển ; vời dùng các cựu thần Lê triều cho làm quan ngay.Ngoài ra, ông còn cho giữ gìn lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, cho sửa chữa lại Lam Kinh, xây đền Lê Bố Vệ, cho tổ chức lễ thờ tế vua Lê ở cấp quốc gia hằng năm cũng như "phong bách thần trong nước cho triều Lê".

Tuy thế, rất thâm hiểm, Ánh lại tìm cách làm giảm tình cảm của dân chúng bằng cách giảm ảnh hưởng của triều Lê: cho phá hoàng thành Thăng Long nhà Lê xây và thay thế bằng hoàng thành nhỏ hơn rất nhiều, thay chữ Long (龍) mang nghĩa là rồng trong Thăng Long (升龍) thành Long (隆) mang nghĩa là thịnh vượng; và hủy sáu trường thi hương Bắc Hà.

Về Tôn Giáo, Ánh chủ trương độc tôn Nho Giáo, bắt đầu chèn ép Thiên Chúa Giáo.Khi đánh Tây Sơn, để lợi dụng những người Công giáo, Ánh ra lời kêu gọi, hứa hẹn các kiểu

Khi mới diệt xong Tây Sơn, ông ra một sắc lệnh bênh vực những người Công giáo từ chối không tham gia cúng lễ ở làng: "Phải chăng người Công giáo là một người dân trong nước? Họ cũng trả thuế như những người khác. Nếu những người dân tin tưởng vào các thần linh, không ai cấm đoán họ, nhưng cũng có những người khác không tin tưởng vào các vị ấy, thì cũng không nên bắt buộc họ thông công vào việc tế tự vào các vị thần mà họ không tin tưởng"

Tuy thế, mới lên ngôi, ngày 4 tháng 3 năm 1804 Ánh đã ra lệnh kiểm soát tôn giáo này một cách phòng ngừa như sau: "đạo Bồ Đào Nha (tức Công giáo) là một đạo ngoại lai đã được truyền một cách lén khắp nước và hiện nay vẫn còn dù Triều đình đã cố gắng hủy bỏ cái đạo dị đoạn này. Hỏa ngục là một chỗ ghê gớm đạo này dùng để làm cho kẻ ngu xuẩn khiếp sợ, còn thiên đàng mà đạo hứa sẽ ban cho những người ngay lành là một thành ngữ rất kêu để quyến rũ những người khờ khạo. Một số khá lớn dân chúng trong nước bị thấm nhiễm tà đạo và đã quen giữ lề luật một cách mù quáng thiếu suy nghĩ nên không sao mở mắt họ được. Do đó từ nay trong các tổng, các làng có nhà thờ của người Công giáo, cấm sửa chữa hoặc xây dựng lại những ngôi nhà thờ đã bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở những nơi chưa có tuyệt nhiên bị cấm hẳn"
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ánh còn giết Nguyễn Văn Thành, người theo Nguyễn Ánh từ ngày đầu ông khởi binh chống Tây Sơn ở Quy Nhơn lập được nhiều công to đứng đầu công thần. Từng cướp cơm nuôi Ánh, bị oánh đến gãy gần hết răng.

Sau chiến tranh, Thành là người ổn định trấn Bắc Hà, sau lại về kinh làm tới chức Trung quân, tổng tài làm sách luật và quốc sử.

Năm 1820, Nguyễn Ánh qua đời. Trước khi chết, Ánh có hỏi ý kiến của 2 đại thần quan trọng là Lê Văn Duyệt và Nguyễn VĂn Thành. Cả Thành và Duyệt đều ủng hộ con trai của Nguyễn Phúc Cảnh là hoàng tôn Nguyễn Phúc Mỹ Đường, Ánh lại chọn Nguyễn Phúc ĐẢm tức Minh Mệnh sau này.

Duyệt nói thẳng với Ánh:

“ Nay các nước Tây Phương phát triển kỹ nghệ, buôn bán khắp nơi, làm Vua mới phải biết canh tân đất nước, Thái tử ( Đảm) chỉ biết phi Ngiêu Thuấn lại Hạ Thương Chu, bài bác người Tây Dương và Đạo Công giáo, chuyện mấy nghìn năm mà cứ áp cho đời nay, cơ nghiệp e không bền.”

Ánh tím mặt, bỏ đi.

Nguyễn văn Thành phản đối mạnh hơn, nói rằng:

“ Thái tử nhìn tư chất không lương (thiện) ham sát sanh, tướng đa dâm”

Ánh quát:

"Mi muốn dựng vua nhỏ để sau này dễ khống chế chăng?”
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau này Thành bị Ánh giết vì lý do này.

Ánh quyết chọn Đảm lên ngôi, là Minh Mệnh.

Ngay khi lên ngôi, Minh Mệnh, lúc này đã hơn 30 tuổi, lập tức tiến hành những công việc cai trị độc ác, tàn bạo trên toàn cõi Vn.

Minh Mạng, khác với Hoàng tử Cảnh, được hưởng nền giáo dục Tây, Đảm lại được các quan hay các thầy giáo gốc Tàu giáo dục, từ bé Đảm đã nghét tây, bài bác đạo Công giáo, luôn lấy Nho giáo làm chuẩn.

Mới lên ngôi, Minh Mệnh đã ban ra 2000 từ cấm nói ( phạm húy), hễ cung nữ hay dân đen phạm tội, lập tức bị xử chém.

Minh Mạng thích giết người, áp dụng các hình phạt cực kỳ tàn khốc như: LĂNG trì tùng xẻo, chém ngang lưng, bỏ vạc dầu, voi giầy, ngũ Mã phanh thây, Chu Di tam tộc, mỗi khi có hành hình phạm nhân trong Kinh Thành, Minh Mạng đích thân đi xem, tỏ ra thích thú khi phạm nhân đau đớn kêu gào.

Minh Mạng, để củng cố quyền lực của mình, đã bãi bỏ hoàn toàn quyền tự trị của các vùng từ thời Ánh, Mạng quết chia Vn thành các tỉnh để thống nhất cai quản từ Triều đình tới địa phương. Thâm hiểm hơn, Mạng phân nước ta thành 3 Kỳ với cách cai trị lại khác nhau, tạo mâu thuẫn giữa người trong nước.

Cả nước có 30 tỉnh, gồm:

  • Bắc Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên.
  • Trung Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận.
  • Nam Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 06 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Minh Mạng một lòng quy phục Thiên Triều, cái gì cũng học theo Tàu, bãi bỏ hết các binh pháp kiểu Tây, quay ra học kiểu Tàu.
 

adidas_hn_man

Xe tăng
Biển số
OF-176031
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
1,274
Động cơ
351,228 Mã lực
oánh dấu ...... tiếp đi cụ ơi!!!!!!!!!!
 

vutranhung

Xe tăng
Biển số
OF-31669
Ngày cấp bằng
18/3/09
Số km
1,730
Động cơ
489,969 Mã lực
Nơi ở
Xứ thiên đường
Trước đọc Tây Sơn Đỉnh cao và sụp đổ giờ tiếp tục có cái đọc tiếp về lịch sử triều Nguyễn để hiểu rõ hơn về đỉnh cao và sự sụp đổ của chế đọ phong kiến cuối cùng
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Minh Mạng rất nghét người miền Bắc, theo các giáo sỹ thì có thể dịch là " Trẫm chẳng ưa gì bọn hay làm phản".Ngược lại, nhân dân miền Bắc cũng cực-kỳ ghét Minh Mạng.
Khác với Nguyễn Ánh, được người dân Bắc ít nhiều tôn trọng vì vẫn coi ông là hậu duệ các chúa Nguyễn, bầy tôi nhà Lê, đa số người miền Bắc vẫn hy cọng và tưởng Ánh sau khi thắng Tây Sơn sẽ lập lại nhà Lê, nhưng theo như chính phụ tá của Bá Đa Lộc đã nói: " tất cả chỉ lag nói phỉnh"
Nỗi hoài Lê của người Bắc lớn như vậy, nên Ánh rất khôn khéo, trao quyền tự trị, đối xử tốt với cả hậu duệ nhà Lê, nhà Trịnh.
Nay Minh Mạng làm quá, lại ngầm ban chỉ Dụ, cấm người miền Bắc làm quan đến Tứ Phẩm, các quan đầu tỉnh đều do người Trung Kỳ, Nam Kỳ cử ra cai trị.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cụ chuẩn bị công phu thế?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mâu thuẫn giữa nhà Nguyễn Minh Mạng và nhân dân Bắc Hà bùng lên thành ngọn lửa phản kháng, với 254 cuộc nổi dậy, sau đây em sẽ điểm qua vài cuộc nổi dậy đẫm máu.
Minh Mạng đàn -áp tàn khốc, chém giết không gớm tay, triệt hạ, chém hết, đồ sát tất cả những làng xóm nào chứa quân nổi dậy. Án chu di không ngày nào không có. Nhưng điều này càng làm dân Bắc Hà nghét nhà Nguyễn thêm.
Về Kinh tế, Minh Mạng bế quan tỏa cảng hoàn toàn, còn ra chỉ dụ cấm người dân 3 miền tự do buôn bán. Tàu buôn các nước Tây vào đều bị Minh Mạng thẳng thừng khước từ, không tiếp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Vài lời đầu thớt:
Nhu cầu tìm-hiểu lịch sử của anh em OF rất lớn, trong đó các nguồn chính Sử thường không đáp ứng được.
Nguồn sử Nhà Nguyễn thường khen chê một chiều, không đáng tin cậy.
Do đó, em xin dịch các tài lieu của các giáo sỹ, thương nhân nước ngoài, đặc biệt các bản Nhật Ký Hành Quân của quân đội Pháp để biên tập hầu các cụ 1 giai đoạn Lịch Sử từ năm 1858 đến hết 1910, khi nhà Nguyễn chấp nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Vn.
Em cũng xin điểm qua thời kỳ cai trị của vua Gia Long ( Nguyễn Ánh) đến Minh Mạng, Thiệu Trị để thấy được sự suy tàn dần của Nhà Nguyễn.
Các trận đánh đều được mô tả, có quân số tham gia.
Vì trình độ dịch quê mùa, hơn nữa độ chính xác của Sử liệu cũng không thể đảm bảo, chỉ mong các cụ OF coi là tham khảo.
Các tên : ÁNh, Huệ, Đảm, Mạng ..chỉ là cách gọi ngắn gọn theo Sử OF, tuyệt đối không có ý xúc phạm.
Cảm ơn bác. Đã trái phải đầy đủ.
Tôi cũng thuộc loại thích Lịch sử.

Riêng vụ "Các tên : ÁNh, Huệ, Đảm, Mạng ..chỉ là cách gọi ngắn gọn theo Sử OF" thì không chia sẻ với bác được.

Các Vua, nên gọi theo tên chính thống. Dù là một ông vua bị đánh giá thấp đi nữa, thì vẫn là 1 ông vua đã được thừa nhận.
Có ai biết ông Trần Hoảng hay Trần Khâm không nhể??
 

Khóa Vân Tay

Xe tải
Biển số
OF-385177
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
259
Động cơ
242,770 Mã lực
Xin cụ chủ một căn lúc nào rảnh đọc tiếp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Biết tin Minh Mạng bỏ lơ Bắc Hà, từ Trung Quốc, các nhóm thổ phỉ, bọn cướp, bọn dân nghèo tràn xuống.
Từ các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh, bọn người nhà Thanh ngang nhiên thu phế người buôn, dân TQ tràn sang khai mỏ, buôn bán.
Kinh Thành Thăng Long vốn hoang tàn, nay đổ nát, lũ lụt, hạn hán xảy ra khiến cuộc sống người dân Bắc Hà điêu đứng.
Minh Mạng ra đến 3, 4 sắc Dụ cấm Đạo Thiên Chúa, nguyên nhân sâu xa là nghét từ bé, do được bọn thầy TQ dạy dỗ.
Minh Mạng luôn muốn tập trung quyền lực tuyệt đối, nên khi biết tòa Thánh phân vùng thành các Giáo phận để quản lý, ông ta nổi giận và nói
- nước này của Trẫm, cớ gì bọn chúng tự tiện phân chia cai quản?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top