Năm 2014 có một nhà văn đã viêt thế này:
Theo
báo cáo mới nhất của WHO, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở
Việt Nam thời điểm 2008- 2010 với 6,6 lít (độ cồn tuyệt đối) thuộc nhóm trung bình trên thế giới, thậm chí thấp hơn một chút so với mức trung bình trong khu vực (6,8 lít), kém xa Nga (15,1 lít) và hầu hết các nước châu Âu (10,0 – 12,4 lít).
Hai nước thịnh vượng bậc nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương uống khỏe gấp đôi Việt Nam, Hàn quốc: 12,3 lít; Úc: 12,2 lít.
Tửu lượng của một quốc gia cũng không nhất thiết tương quan với số tai nạn giao thông.
Ả-rập Saudi gần như trong trắng với 0.2 lít, song có tỉ lệ thương vong trên đường không thua gì Việt Nam.
...Tuy nhiên:
Gần 40 % tai nạn giao thông tại Việt Nam là do chất cồn, tỉ lệ đó tại Đức là 17%, tại Ả-rập Saudi là 0%. ..
...
một “
chuyên gia trong ngành” còn trấn an rằng Việt Nam mới chỉ ở mức tương đương với các nước đạo Hồi. Đèn còn xanh lắm. Song xem xét kĩ hơn thì các con số cho thấy một bức tranh khác. Số người (từ 15 tuổi) cả đời không rượu bia tại Việt Nam là gần 50%, trong khi ở Đức vỏn vẹn 5,5 %, khiến lượng tiêu thụ thực tế chia đều cho mỗi người thực sự uống ở Việt Nam cao hơn hẳn, trung bình là 17,2 lít so với 14,7 lít tại Đức, tính gộp cả hai giới. Tính riêng nam giới thì đàn ông Đức uống trung bình 20,4 lít, con số ấy ở đàn ông Việt Nam là 27,4 lít, không ít hơn ở
đàn ông Nga nhiều lắm (32,0 lít), đó là chưa tính yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến tửu lượng: trọng lượng của đàn ông Việt thường chỉ bằng 2/3 đàn ông phương Tây.