- Biển số
- OF-742471
- Ngày cấp bằng
- 10/9/20
- Số km
- 671
- Động cơ
- 73,593 Mã lực
Cụ đi ác thật, ngày nào cũng đi ròng rã mấy trăm km , phải nói sức khoẻ cả nhà tốt thật
cụ bò tour ác thật,gầnnhư rong ruổi suốt
Cụ đi ác thật, ngày nào cũng đi ròng rã mấy trăm km , phải nói sức khoẻ cả nhà tốt thật
Gia đình cụ chạy siêu đấy. E gạ vợ e chạy kiểu này vào quy nhơn quay ra mà cứ kêu đi máy bay. E thi muôn chạy 4 bánh có cái thú của nó.
Haha. Công nhận lúc lên lịch hầu như ngày nào cũng chạy 3-500km thấy thì có vẻ khiếp nhưng lúc chạy cũng bình thường ạ. Em đúc kết có mấy yếu tố quan trọng làm cho chuyến đi thành công:những chỗ cụ đi e cũng đã đến nhưng mà toàn đi bằng...máy bay, lái xe xa thế cần nhiều thời gian và nhiều lái Hai cái mà e...ko có
Focus trần thấp hơn nên thấy bí hơn cụ nhỉ. Bọn trẻ con nhà em vẫn thích ngồi Escape hơn dù Focus đời mới hơn, êm hơn.Thấy em FFC vs tem của hội lại thấy bồi hồi ... Nhìn lịch trình của cụ chủ thấy nể gia đình chạy Focus quá, xe chạy thì rất phê nhưng đi xa ko phù hợp cho gia đình.
Cụ nên đi CT01. Đường cho phép chạy 120km/h, đường thoáng nên chạy nhanh lắm ạ. Phí khoảng 200K.Các bác cho em hỏi là từ Cảng Sa Kỳ ( Quảng Nam) về Đà Nẵng nên đi đường nào ạ? E thấy gg map chỉ có 2 đường là 1. Đi cao tốc Quảng ngãi- Da Nang và 2 là: đi theo Đường Võ Chí Công. Lúc đi e có đi theo Võ Chí Công nhưng nhiều đoạn hạn chế 60 quá! Em cảm ơn cả nhà!
Lúc đầu nhà em cũng định gửi xe vào để đi nhiều hơn đoạn miền Tây nhưng sau máu nên quyết định chạy xuyên luôn. Em không có số ạ.Nhà em cũng xuyên từ 10/7 đến Mũi Né ,hôm nay đang ở Cam Ranh dự định 20/7 bay ra HN nên muốn gửi xe oto bằng xe lồng, cụ nào có số đt của bên vận chuyển uy tín cho em xin . Em đi ếch chết nhé.
Thanks all
Đường giờ đẹp đi sướng cụ nhỉ. Buồn cười 2 nhóc nhà em khi ở Cà Mau nghe em nói "mai bắt đầu về Hà Nội" thì hỏi với nét mặt bí xị: "đã về à bố?". Em mới bảo trên đường về rẽ qua Vũng Tàu, Nha Trang, ... thì lại rạng rỡ. Được cái nết ham đi như emNhà cụ chủ chạy 5 ngày đầu như nhà em, nhà em thì ngày 6 chạy từ Đà Lạt - Bình Thuận (Mũi Kê gà)
nhà e đi có 22N thôi, 1 tuần là đi gần hết ĐBSCL rồi, lúc quay ra e đi cung đường bám biển (Đoạn Bình Thuận - Ninh Thuận đẹp ngất ngây). Từ Quy nhơn ra HN e đi có 3N vìĐường giờ đẹp đi sướng cụ nhỉ. Buồn cười 2 nhóc nhà em khi ở Cà Mau nghe em nói "mai bắt đầu về Hà Nội" thì hỏi với nét mặt bí xị: "đã về à bố?". Em mới bảo trên đường về rẽ qua Vũng Tàu, Nha Trang, ... thì lại rạng rỡ. Được cái nết ham đi như em
Em tính sau sẽ bay vào rồi mượn/thuê xe đi miền tây. Chứ em khó nghỉ dài quá 2 tuần cụ ạ.nhà e đi có 22N thôi, 1 tuần là đi gần hết ĐBSCL rồi, lúc quay ra e đi cung đường bám biển (Đoạn Bình Thuận - Ninh Thuận đẹp ngất ngây). Từ Quy nhơn ra HN e đi có 3N vì
Ngày trước xe hay cháy nổ, kinh nghiệm các bác đi trước thì cứ Petrolimex mà đổ. Em chạy xe máy dầu, vào ĐBSCL tìm cây Petrolimex đổ dầu 0,01 cũng như ở HN tìm cua gạch Cà Mau!Day z: Tổng kết.
Mình không kể chặng Vinh-Hà Nội (300km) vì đã quá quen, quen đến mức thuộc hết biển báo từ Vinh ra đến tp. Thanh Hóa. Còn chặng từ Thanh Hóa đi Hà Nội giờ toàn cao tốc nên lại càng không có gì để nói.
Tổng chiều dài quãng đường là 5,110km trong 15 ngày, trung bình mỗi ngày chạy 340km.
Có mấy cụ ping hỏi kinh nghiệm nên em tổng hợp lại mấy ý ra đây:
1. Có mệt lắm không, làm thế nào để chạy với lịch trình căng vậy?
Đúng là trước khi xuất phát, mình có rủ mấy nhà đi cùng nhưng phần vì không sắp xếp được, phần thì mọi người ngại vì lịch trình khá căng nên có thể bị mệt làm mình cũng lăn tăn. Nhưng lúc đi rồi thì càng chạy càng khỏe, đến nỗi bắt đầu từ Cà Mau ra thì cu con xị mặt hỏi "đã về rồi à bố". Các yếu tố để khỏe:
- Trước đôi khi mình chạy chế độ +4, tức là quy định tối đa 60km/h thì mình chạy 64. Chạy như vậy thì rất nhanh, hồi chưa có cao tốc đoạn Thanh Hóa-Ninh Bình, mình từng chạy đêm từ Vinh ra Hà Nội hết chưa tới 4h30p và tất nhiên là không quá tốc độ. Tuy nhiên kiểu chạy này khá căng thẳng, chỉ phù hợp chặng ngắn. Với chuyến XV lần này, mình chạy -5 đến -3, ví dụ đoạn đường quy định tối đa 60km/h thì với -3, tốc độ chạy xe là 57.
Hạn chế đổi làn để tránh làm xe lạng qua lại nhiều gây chóng mặt, ưu tiên chạy làn giữa nếu đường có 3 làn và chạy làn phải nếu đường có 2 làn. Kiểu chạy này không áp lực về thời gian, không gây căng thẳng cho cả tài xế và hành khách nên nếu đường đẹp thì khi đến nơi, mọi người đều khỏe để tham gia các hoạt động luôn mà không cần phải nghỉ ngơi lấy sức.
- Không bám đuổi nhau nếu đi theo đoàn. 2 xe có thể không cần nhìn thấy nhau trong cả chặng. Chỉ cần cách nhau khoảng 1-3km trong tầm thu phát sóng của bộ đàm là OK. Mỗi xe cử 1 thành viên chia sẻ vị trí trong nhóm zalo để tiện nắm vị trí của xe còn lại.
- Tâm lý mọi người trên xe đều quan trọng. Các nhu cầu cá nhân từ ăn uống, vệ sinh, chụp choẹt, … cần được giải quyết, nhanh gọn để cả hành trình diễn ra vui vẻ, thoải mái. Việc năng trao đổi, nói chuyện giữa các xe qua bộ đàm là một cách giải trí rất tuyệt vời.
2. Làm thế nào để sắp xếp được thời gian nghỉ dài vậy?
- Có 6 ngày nghỉ chính thức là các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật đầu, giữa và cuối 2 tuần. Mình sử dụng 5 ngày cho chuyến đi, còn 1 ngày Chủ Nhật cuối để dự phòng, nghỉ ngơi khi về tới Hà Nội. 10 ngày còn lại trong tuần thì có 3 ngày toàn bộ công ty đi nghỉ mát. Vì vậy, thực tế mình chỉ sử dụng 7 ngày nghỉ phép.
3. Chi phí?
Có nhiều loại chi phí và phụ thuộc vào khả năng kinh tế và nhu cầu thực tế mà mỗi đoàn có một mức chi phí khác nhau. Có mấy khoản cố định như: xăng, phí cầu đường, ăn uống, nghỉ trọ, chơi, …
- Xăng: như xe mình với quãng đường hơn 5.100km đổ hết khoảng 11tr, phí cầu đường khoảng 2tr. Tổng chi phí đi lại chỉ bằng tiền vé máy bay khứ hồi VNA chặng Hà Nội-tp. Hồ Chí Minh cho cả nhà có 4 người.
- Ăn uống: tiện đâu ăn đấy, ưu tiên sản vật địa phương ví dụ ở Thanh Hóa có nem chua, Vinh có cháo lươn, Quảng Bình có bánh canh, Huế có bánh bèo, bún bò, Nha Trang có bún sứa, bánh tráng ...
- Ngủ nghỉ: đoàn mình toàn ở homestay hoặc khách sạn 2-3 sao. Đúng kiểu phượt bụi. Vì book trước cả tuần nên lại càng rẻ và chủ động.
- Chơi: cá nhân mình thích cho trẻ con tắm biển, tham quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng, cột mốc biên giới, … hơn các khu vui chơi giải trí vì vì lý do các khu vui chơi ở đâu cũng có và gần như giống nhau. Hơn nữa, đi chơi kết hợp học lịch sử bằng cách tham quan thực tế là nhanh hiểu và có ý nghĩa. Các điểm mình thấy có ý nghĩa nhất là cột mốc biên giới ngã 3 Đông Dương, địa đạo Củ Chi, mũi Cà Mau và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Hầu hết các điểm tham quan của đoàn hoặc miễn phí, hoặc vé vào cửa siêu rẻ.
Nên cụ mợ nào còn ngại về chi phí thì em confirm khoảng 35tr-40tr là thoải mái.
Một số hình ảnh (tổng hợp):
1. Em chỉ đổ xăng ở cây Petrolimex trong suốt hành trình
Em cứ đến thành phố lớn là đổ đầy, dù trong bình có thể vẫn còn chạy được 200km. Ví dụ em đổ ở Sài Gòn. Chạy xuống tp Cà Mau, đến Đất Mũi rồi về tp Cà Mau lại đổ tiếp. Mạng lưới cây xăng Petrolimex nhiều lắm. Dầu thì em không rõ ạ.Ngày trước xe hay cháy nổ, kinh nghiệm các bác đi trước thì cứ Petrolimex mà đổ. Em chạy xe máy dầu, vào ĐBSCL tìm cây Petrolimex đổ dầu 0,01 cũng như ở HN tìm cua gạch Cà Mau!
nhà cháu đi chơi cũng giống tiêu chí của nhà cụ luôn.Day z: Tổng kết.
Mình không kể chặng Vinh-Hà Nội (300km) vì đã quá quen, quen đến mức thuộc hết biển báo từ Vinh ra đến tp. Thanh Hóa. Còn chặng từ Thanh Hóa đi Hà Nội giờ toàn cao tốc nên lại càng không có gì để nói.
Tổng chiều dài quãng đường là 5,110km trong 15 ngày, trung bình mỗi ngày chạy 340km.
Có mấy cụ ping hỏi kinh nghiệm nên em tổng hợp lại mấy ý ra đây:
1. Có mệt lắm không, làm thế nào để chạy với lịch trình căng vậy?
Đúng là trước khi xuất phát, mình có rủ mấy nhà đi cùng nhưng phần vì không sắp xếp được, phần thì mọi người ngại vì lịch trình khá căng nên có thể bị mệt làm mình cũng lăn tăn. Nhưng lúc đi rồi thì càng chạy càng khỏe, đến nỗi bắt đầu từ Cà Mau ra thì cu con xị mặt hỏi "đã về rồi à bố". Các yếu tố để khỏe:
- Trước đôi khi mình chạy chế độ +4, tức là quy định tối đa 60km/h thì mình chạy 64. Chạy như vậy thì rất nhanh, hồi chưa có cao tốc đoạn Thanh Hóa-Ninh Bình, mình từng chạy đêm từ Vinh ra Hà Nội hết chưa tới 4h30p và tất nhiên là không quá tốc độ. Tuy nhiên kiểu chạy này khá căng thẳng, chỉ phù hợp chặng ngắn. Với chuyến XV lần này, mình chạy -5 đến -3, ví dụ đoạn đường quy định tối đa 60km/h thì với -3, tốc độ chạy xe là 57.
Hạn chế đổi làn để tránh làm xe lạng qua lại nhiều gây chóng mặt, ưu tiên chạy làn giữa nếu đường có 3 làn và chạy làn phải nếu đường có 2 làn. Kiểu chạy này không áp lực về thời gian, không gây căng thẳng cho cả tài xế và hành khách nên nếu đường đẹp thì khi đến nơi, mọi người đều khỏe để tham gia các hoạt động luôn mà không cần phải nghỉ ngơi lấy sức.
- Không bám đuổi nhau nếu đi theo đoàn. 2 xe có thể không cần nhìn thấy nhau trong cả chặng. Chỉ cần cách nhau khoảng 1-3km trong tầm thu phát sóng của bộ đàm là OK. Mỗi xe cử 1 thành viên chia sẻ vị trí trong nhóm zalo để tiện nắm vị trí của xe còn lại.
- Tâm lý mọi người trên xe đều quan trọng. Các nhu cầu cá nhân từ ăn uống, vệ sinh, chụp choẹt, … cần được giải quyết, nhanh gọn để cả hành trình diễn ra vui vẻ, thoải mái. Việc năng trao đổi, nói chuyện giữa các xe qua bộ đàm là một cách giải trí rất tuyệt vời.
2. Làm thế nào để sắp xếp được thời gian nghỉ dài vậy?
- Có 6 ngày nghỉ chính thức là các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật đầu, giữa và cuối 2 tuần. Mình sử dụng 5 ngày cho chuyến đi, còn 1 ngày Chủ Nhật cuối để dự phòng, nghỉ ngơi khi về tới Hà Nội. 10 ngày còn lại trong tuần thì có 3 ngày toàn bộ công ty đi nghỉ mát. Vì vậy, thực tế mình chỉ sử dụng 7 ngày nghỉ phép.
3. Chi phí?
Có nhiều loại chi phí và phụ thuộc vào khả năng kinh tế và nhu cầu thực tế mà mỗi đoàn có một mức chi phí khác nhau. Có mấy khoản cố định như: xăng, phí cầu đường, ăn uống, nghỉ trọ, chơi, …
- Xăng: như xe mình với quãng đường hơn 5.100km đổ hết khoảng 11tr, phí cầu đường khoảng 2tr. Tổng chi phí đi lại chỉ bằng tiền vé máy bay khứ hồi VNA chặng Hà Nội-tp. Hồ Chí Minh cho cả nhà có 4 người.
- Ăn uống: tiện đâu ăn đấy, ưu tiên sản vật địa phương ví dụ ở Thanh Hóa có nem chua, Vinh có cháo lươn, Quảng Bình có bánh canh, Huế có bánh bèo, bún bò, Nha Trang có bún sứa, bánh tráng ...
- Ngủ nghỉ: đoàn mình toàn ở homestay hoặc khách sạn 2-3 sao. Đúng kiểu phượt bụi. Vì book trước cả tuần nên lại càng rẻ và chủ động.
- Chơi: cá nhân mình thích cho trẻ con tắm biển, tham quan các khu di tích lịch sử, bảo tàng, cột mốc biên giới, … hơn các khu vui chơi giải trí vì vì lý do các khu vui chơi ở đâu cũng có và gần như giống nhau. Hơn nữa, đi chơi kết hợp học lịch sử bằng cách tham quan thực tế là nhanh hiểu và có ý nghĩa. Các điểm mình thấy có ý nghĩa nhất là cột mốc biên giới ngã 3 Đông Dương, địa đạo Củ Chi, mũi Cà Mau và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Hầu hết các điểm tham quan của đoàn hoặc miễn phí, hoặc vé vào cửa siêu rẻ.
Nên cụ mợ nào còn ngại về chi phí thì em confirm khoảng 35tr-40tr là thoải mái.
Một số hình ảnh (tổng hợp):
1. Em chỉ đổ xăng ở cây Petrolimex trong suốt hành trình
Em chụp không nhiều cảnh ạ, tuyền chụp ngườiEm lót dép đọc ngắm cảnh đẹp và xem cụ chủ xuyên Việt những đâu
Việt Nam mình có rất nhiều chỗ để đi cụ nhỉ. Quảng bá mạnh được như Sing, Thái thì GDP từ khách nước ngoài mang lại không nhỏ ạ.nhà cháu đi chơi cũng giống tiêu chí của nhà cụ luôn.
vợ e cũng ngạy chay xa, chỉ thích đi máy bay, trải nghiệm đi đường bộ dài cũng có nhiều cái hayGia đình cụ chạy siêu đấy. E gạ vợ e chạy kiểu này vào quy nhơn quay ra mà cứ kêu đi máy bay. E thi muôn chạy 4 bánh có cái thú của nó.
Cái hay nhất là cả nhà có nguyên 15 ngày liên tục bên nhau cả ngày lẫn đêm ạ.vợ e cũng ngạy chay xa, chỉ thích đi máy bay, trải nghiệm đi đường bộ dài cũng có nhiều cái hay
Haha, em đi về mới lên bài mà cụNguyên trang 1 cụ đã đi hết 1 vòng VN, quá nhanh