[Funland] Nhà chùa có đang tiếp tay cho mê tín dị đoan?

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,342
Động cơ
255,137 Mã lực
Tuổi
36
Phật giáo chính thống thì hiển nhiên là không có chuyện bói toán, bốc quẻ, cầu sao, giải hạn; những cái này tồn tại hoàn toàn là do sự du nhập của các môn Huyền Học Trung Quốc. Việc nghiên cứu những môn này là không sai, thậm chí có lợi trên một khía cạnh nào đó, nhưng nếu mượn danh Phật giáo để làm nơi thực hành chúng thì là đi ngược lại với ý nghĩa chân chính của Phật giáo.

Cầu sao, giải hạn là gì? Người Trung Quốc quan niệm có 9 ngôi sao: Thái Bạch, Mộc Đức, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Dương, Kế Đô, Thái Âm, La Hầu, Vân Hán, tương ứng với 9 cung của Lạc Thư, do 9 vị thần cai quản và thay nhau "chiếu mệnh" trong từng năm, hoàn toàn là do truyền miệng, không dựa trên bất kỳ một cơ sở lý thuyết nào của Dịch hay Ngũ Hành cả. Trong 9 ngôi sao này, theo lý thuyết thì chỉ có 2 sao Thái Dương và Thái Âm có thể gọi là tốt, các sao còn lại đều thuộc dạng "tốt nhưng mà..." cho đến cực xấu, và tóm lại là sao nào thì cũng cần "giải hạn" cả. Theo tôi nghĩ thì mấy cái sao này hoàn toàn là do mấy ông thày bói dạo ngày xưa bên Tàu (hoặc bên ta không biết chừng) bày ra để kiếm tiền của thân chủ, đến thời nay thì ai cũng tin lấy tin để.

Quan niệm của Phật giáo về việc chọn ngày lành, tháng tốt, có thể được thấy qua bài Kinh tụng Cầu An (bài sau cùng) hàng ngày của Phật Tử, JAYAPARITTAGĀTHĀ, bài kinh đó có đoạn sau:

Sunakkhattaṃ sumaṅgalaṃ, Supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, Sukhaṇo sumuhutto ca, Suyiṭṭhaṃ brahmacārisu
Padakkhiṇaṃ kāyakammaṃ, Vācākammaṃ padakkhiṇaṃ, Padakkhiṇaṃ manokammaṃ, Paṇidhī te padakkhiṇā, Padakkhiṇāni katvāna, Labhantatthe padakkhiṇe


Có nghĩa là:

Giờ nào chúng sanh thực hành thân, khẩu, ý trong sạch, giờ đó gọi là vận mệnh tốt, là giờ xán lạn, là khắc tốt, là canh tốt, (tài thí mà) người đã cúng dường đến các bậc Phạm Hạnh rồi (giờ đó) gọi là cúng dường chân chánh.
Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Sự nguyện vọng của những người đó, cũng gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế, rồi sẽ được những lợi ích phát đạt.


Đoạn kinh này xóa bỏ hoàn toàn những hiểu nhầm, ngộ nhận của người đời nay về Phật giáo và những thứ mê tín người ta gắn vào. Trong Phật giáo không có khái niệm cầu an, cầu may, cầu phúc gì hết, tất cả đều là một sự vận hành cực kỳ tinh vi, chặt chẽ theo định luật nhân quả / nghiệp báo. Nếu như năm nay anh có việc xấu sẽ đến thì đó là cái quả do duyên xấu anh đã gieo từ trước, không có Phật, Bồ Tát hay thánh thần nào có thể đến cứu anh ra được bởi vì Phật và Bồ Tát không thể can thiệp vào sự vận hành của Nhân Quả. Điều mà Phật có thể làm, và đã làm, là chỉ ra cho anh thấy cái "Khổ" của anh là không có thật, nó chỉ là do sự ngộ nhận về Bản Ngã tạo dựng lên mà thôi. Nhưng thôi, đến đây thì đã đi quá xa chủ đề rồi, hẹn các cụ một dịp khác.
Cụ nói chuẩn . Cơ mà nói khổ không có thật thì cao kúa cụ ạ <chân đế>, không có thật thì cần gì phải diệt :D, như vậy tứ diệu đế là hoàn toàn vô nghĩa sao ? ngay cả từ Khổ bấy lâu nay cũng hiểu chưa chắc đã đúng . Em nói vậy là vì thấy cụ nói đúng kúa. Nhưng thôi, đến đây thì đã đi quá xa chủ đề rồi,hẹn các cụ một dịp khác.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Lần thứ 3 em nhắc lại cụ, tôn giáo là đề tài khó, kiến thức hạn hẹp nếu cụ thấy lung tung chỗ nào thì cụ chỉ ra.. đấy là mục đích thảo luận. Kiến thức không cứ phải quote ở đâu, trang nào, đôi khi phải đọc nhiều nhiều mới đúc kết được vài điều, đọc sách cả ngàn trang rút ra một điều mới là khó, quote một vài câu từ ở đâu đó thì dễ cụ ạ.
Khoa học, lập luận thì phải chứng minh. Không nói chơi được. Thế bây giờ nhà cháu bảo: "PHẬT DẠY là có thể ăn thịt, miễn là con vật đó không phải là thú cưng", "PHẬT DẠY là vợ chồng phải thành thật, minh bạch với nhau", cụ có đương nhiên chấp nhận đấy là chân lí của nhà Phật không? Nếu vậy thì sao những gì cụ nói thì cụ muốn người ta tin đấy là Phật nói trong khi người khác nói thì cụ lại nghi ngờ?
Để có thể bàn luận về một đề tài mà cụ cho là khó thì cụ phải vũ trang cho mình một nền tảng lí luận, cụ hãy đọc, dù chỉ là một quyển kinh Phật, như thế cụ sẽ thuyết phục người khác dễ dàng hơn. Còn không thì lại như chuồn chuồn đạp nước: Có một ông hoàng tử đấy, ông í thấy đời là bể khổ í mà, nên ông í bỏ hết vợ con, cung điện, v.v...
 

Nhân văn Dân

Xe điện
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
2,268
Động cơ
404,891 Mã lực
Những ngày đầu năm mới, nhà nhà, người người đều tìm đến cửa chùa nhờ dâng sao giải hạn. Trong khi các vị cao tăng Phật giáo, các nhà khoa học đều khẳng định trong giáo lý và kinh Phật không hề có thủ tục này, thậm chí còn đi ngược với quan điểm của Phật.

Em xin trích một vài ý đã sưu tầm được những câu Đức Phật từng nói: "Ta không ban phước, không giáng họa cho ai hết, mà chính các ngươi tự lãnh cái quả do mình gây nên"; hoặc: "Mỗi người là một bán đảo tự thân, hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Không ai có đủ quyền năng giải nghiệp cho bất cứ ai. Do vậy, không thể cầu xin thần thánh hay bất cứ ai đó giải nghiệp cứu mình, mà hãy tự thân phải nỗ lực tu tâm, sửa tính". Vậy mà hiện nay, rất nhiều chùa làm dịch vụ dâng sao giải hạn. Thậm chí còn quảng cáo hàng tháng từ trước đó. Cá biệt có chùa còn phân biệt cả tầng lớp dân chúng cao thấp sang hèn để có dịch vụ phù hợp. (cụ mợ đi nhiều, có thấy chùa nào vì con dân trầm luân đau khổ mà làm từ thiện không thu tiền không nhỉ). Như vậy, hóa ra nhà chùa cũng không từ bỏ được tham-sân-si và có vô tình cổ súy cho mê tín dị đoan? (Cho Cháu tạ tội với những chùa và nhà sư chân chính). Thiết nghĩ các cấp giáo hội hay cơ quan quản lý chuyên ngành cần luật hóa vấn đề này. Cu/mợ thấy sao ak?

Nói vậy cũng không hẳn đúng. Đầu năm cháu có dự một khóa lễ giải hạn ở Chùa. Thông qua khóa lễ, nhà cháu thấy các vị sư đã khéo léo giảng đạo, những lời khuyên răn của Kinh Phật để hàng trăm người ngồi nghe và lẩm nhẩm đọc theo. Như vậy cũng tốt mà cụ. Cái chính là sự giác ngộ của mỗi cá nhân trong suốt 365 ngày trong năm nhưng có thêm một buổi tự nguyện ngồi tĩnh tâm và nghe thì cũng không uổng.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,477
Động cơ
231,206 Mã lực
Tuổi
49
Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng
  • 05:41 15/02/2017
(VietQ.vn) - Thầy Thích Trúc Thái Minh đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn về lí do vì sao trên chùa Ba Vàng không có những hàng quán như ở nhiều nơi khác.

Vài năm trở lại đây, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) được rất nhiều người biết đến, trở thành nơi thanh tu, thăm quan nổi tiếng và chiêm bái của du khách thập phương. Theo ước tính của nhà chùa, từ Tết đến nay, chùa Ba Vàng đã đón mấy trăm nghìn lượt du khách, Phật tử đến chiêm bái, lễ Phật.


Toàn cảnh chùa Ba Vàng nhìn từ trên cao.
Một điểm đến đang được rất nhiều người yêu thích, thành kính, tuy nhiên, từ khi xây dựng lại đến nay, du khách đến Ba Vàng có thể dễ dàng nhận thấy là trên chùa không hề có những dịch vụ mang tính kinh doanh, kể cả gửi xe, nước uống, vệ sinh cũng đều miễn phí.

Đây là điều khiến không ít người băn khoăn. Có ý kiến cho rằng, chùa Ba Vàng đang rất “nổi tiếng”, cùng với Yên Tử, Ba Vàng làm rạng rỡ thêm cho Uông Bí nói riêng và Quảng Ninh nói chung, thu hút nhiều du khách, nhưng tại sao nhà chùa không để cho những hộ dân quanh vùng được tham gia mở các quầy hàng trên chùa bán đồ ăn thức uống, hàng lưu niệm,…để tăng thêm thu nhập?

Chia sẻ với phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) về điều này, Thầy Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng cho rằng hiện nay có một số nơi thờ tự linh thiêng nhưng bị thương mại hóa.

“Quan điểm của Thầy cùng với lãnh đạo TP Uông Bí và cả Yên Tử là sẽ cố gắng không để chùa thành nơi xô bồ, chùa phải là chùa, chợ phải là chợ. Không ít nơi bây giờ đem cả hàng quán vào để buôn bán, kinh doanh, cho nên xảy ra tình trạng ăn uống, rượu chè, nhậu nhẹt, cờ bạc bê tha; bên cạnh đó là chuyện tranh giành, chặt chém du khách, hàng thật hàng giả, hỗn loạn cửa chùa, rất phản cảm. Có những khu vực trước đây còn bán cả thịt thú rừng treo lủng lẳng trong khi đó là cửa Phật từ bi, như thế không được”, Thầy Thích Trúc Thái Minh bày tỏ.

Cũng theo Thầy trụ trì chùa Ba Vàng: “Thầy xuất phát từ dòng Thiền Trúc Lâm, Hòa thượng, Bổn sư của Thầy rất nghiêm khắc chuyện này. Chùa phải giữ cảnh thanh tịnh nên Thầy quyết tâm xây dựng chùa Ba Vàng thành Phật cảnh thanh tịnh. Đến đây, du khách được hưởng không khí trong lành, không có hàng quán buôn bán để cho ai đến Ba Vàng là đến với tâm, với thiện, với Phật, đến để khấn nguyện, cầu phước lành bình an”.

Thầy Thích Trúc Thái Minh cho biết thêm, toàn bộ dịch vụ khác như ăn uống, ngủ nghỉ, nhà chùa đưa ra ngoài khu vực của chùa, và theo Thầy đó chính là nhà chùa đang tạo điều kiện cho thành phố, cho dân làm việc.

“Dọc đường xuống hết đất chùa, dân có thể dựng quán ăn thoải mái. Từ khi chùa Ba Vàng được đông đảo du khách đến thì xung quanh dịch vụ cũng rất phát triển, nhiều nhà hàng mọc lên, nhiều quán có hôm khách đông quá còn không có chỗ mà ngồi”, Thầy Minh kể.

Thầy Minh chia sẻ thẳng thắn: “Nếu Thầy là người tham, Thầy ôm hết lên trên đây Thầy bán lốt. Khu này có thể dựng được cả trăm lốt. Ai muốn một lốt, Thầy bán 50, 100 triệu một mùa hội Xuân người ta cũng sẵn sàng ngay. Nhưng Thầy không tham, thật sự các Thầy đi tu nên không tham cái ấy. Thầy tham nữa, Thầy thu tiền trông xe một ngày cũng có cả trăm triệu đồng; nhà vệ sinh Thầy cũng không thu phí, nước uống tinh khiết nhà chùa để cho khách uống miễn phí dọc đường. Thế rồi khi du khách đói, Thầy có lộc Phật để biếu, hoa quả, bánh kẹo, xôi oản, kể cả làm cơm cho Phật tử ăn miễn phí. Còn ai lên chùa tùy tâm công đức, đó là tự tâm họ phát ra, như thế họ mới có phúc. Còn kinh doanh là việc mua bán trả tiền, như thế không đem lại phúc đâu, tâm của Thầy là mỗi người đến chùa đều sinh ra phúc báu”.

Cuối cùng, Thầy Thích Trúc Thái Minh nhấn mạnh lại quan điểm của nhà chùa là đưa hết dịch vụ ra ngoài đất chùa, để thành phố quản lý, ghánh đỡ cho chùa phần dịch vụ. “Đó là chùa đang tạo điều kiện cho người dân, cho thành phố đó”, Thầy Minh nói.
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,477
Động cơ
231,206 Mã lực
Tuổi
49
Ngôi chùa 20 năm không đốt vàng mã để dành tiền làm từ thiện
Thứ 4, 00:15, 15/02/2017
VOV.VN -Vận động phật tử không đốt vàng mã, 20 năm qua, chùa Liên Hoa (TPHCM) đã vận động được nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội.
Thông qua việc làm ý nghĩa đó, hàng năm, nhà chùa đã giúp đỡ rất nhiều bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục tới trường.

Năm 1997, trong một chuyến đi từ thiện giúp đồng bào Huế bị thiên tai lũ lụt, khi nhìn thấy sách vở học tập của các em học sinh ở một vài trường học nơi đây ố vàng hơn cả những tờ vàng mã mà mọi người vẫn đem đến chùa để đốt, Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa – ở đường Thái Phiên, thuộc Phường 8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh không khỏi suy nghĩ về việc cần phải làm gì đó để giúp học sinh nghèo, để nhiều người có điều kiện cùng nhau tạo phước.
Thượng tọa Thích Duy Trấn cùng các phật tử dọn dẹp vệ sinh khu phố
Trở về thành phố, lại chứng kiến cảnh nhiều người đốt vàng mã với những tập giấy còn đẹp hơn giấy học trò ở vùng đất mà ông vừa tới, Thượng tọa đã quyết định vận động người dân và các phật tử khi đến lễ chùa không sử dụng vàng mã để dành tiền làm từ thiện.
Thế là từ ngày 30/6/1998, Chùa Liên Hoa chính thức ra thông báo: "Các phật tử khi vào chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền, vàng mã để lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo và học sinh vùng sâu, vùng xa". Cùng với đó, lò hoá vàng tại chùa được dỡ bỏ, việc thắp nhang trong chùa cũng được hạn chế.
Thượng tọa Thích Duy Trấn nói: "Trong tất cả kinh điển, kinh sách về lời dạy của Đức Phật đều không nói đến vấn đề đốt giấy tiền, vàng mã. Chính đó là điều mà mình khẳng định việc đốt vàng mã là không nên. Số tiền đó mình nên dùng để giúp đỡ những người cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn mà họ muốn đi học, hoặc xây sửa nhà để ở. Mình cố gắng giúp họ thì việc làm đó cũng hồi hướng được cho người quá cố".
Thượng tọa Thích Duy Trấn và các phật tử đi phát quà từ thiện cho bà con nghèo vùng sâu, vùng xa
Ban đầu, việc vận động phật tử không đốt giấy tiền, vàng mã cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều người thắc mắc tại sao chùa Liên Hoa lại cấm đốt, trong khi ở các ngôi chùa khác, việc đốt vàng mã là chuyện bình thường. Một số người phản ứng chủ trương này của nhà chùa bằng cách xin thỉnh hũ cốt người thân về nhà thờ. Song ngày này qua ngày khác, Thượng tọa Thích Duy Trấn vẫn kiên trì vận động các phật tử vì ông tin rằng đó là việc làm mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời.

Cùng với việc vận động kinh phí, những chuyến đi từ thiện đến những vùng xa để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn mà do nhà chùa tổ chức đã khiến các phật tử dần dần nhận ra ý nghĩa, niềm hạnh phúc khi được cho đi, được sẻ chia niềm vui với những người kém may mắn trong xã hội. Sau 20 năm thực hiện không đốt vàng mã, đã có hàng ngàn phần quà thấm đẫm nghĩa tình từ ngôi chùa nhỏ đến với những mảnh đời khó khăn, luôn cần sự che chở, giúp đỡ từ cộng đồng.

Huỳnh Thị Thuỳ Linh, Khoa Điện tử trường Đại học Nguyễn Tất Thành - một trong 4 sinh viên được nhà chùa nuôi dạy từ nhỏ và tạo điều kiện cho đi học nói: "Em thấy nhiều lần, các thầy đi đến các tỉnh miền Tây, miền Trung, cả Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum. Ở đó còn nhiều bà con rất nghèo. Nhờ sự tích góp của nhà chùa, việc vận động không đốt vàng mã và khuyên mọi người lấy phần tiền đó để làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, em thấy rất là ý nghĩa".

Bà Giả Thị Sửa, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Giờ đây, ở chùa Liên Hoa không cần để bảng thông báo "không đốt vàng mã" nữa, vì mọi người đều hiểu và thực hiện tốt điều này. Đây còn là nơi hội tụ những tấm lòng nhân ái với rất nhiều chương trình xây nhà tình thương, xây cầu nông thôn, mổ mắt miễn phí cho người nghèo..., thu hút sự tham gia của nhiều mạnh thường quân ở khắp nơi."

Với vị sư trụ trì chùa Liên Hoa, Thượng tọa Thích Duy Trấn khi đến các chùa để giảng đạo, thuyết pháp cho các phật tử, ông luôn giải thích rõ ràng, cặn kẽ về sự không cần thiết của việc sử dụng, đốt vàng mã, đồ mã tại các đền, chùa, nơi thờ tự…Từ đó tiếp tục vận động, tuyên truyền mọi người quyên góp tiền, giúp đỡ học sinh nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi miền đất nước./.
 

Cuoihn

Xe điện
Biển số
OF-67953
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,412
Động cơ
449,302 Mã lực
Từ lúc có nick Tueminh2626 vào thì topic đi theo 1 hướng khác. Em đi ra
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
3,074
Động cơ
462,299 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Cụ nên nghĩ rộng ra chút đi. Có một học sinh hư ko có nghĩa cả ngôi trường hư hỏng. Đến đức Giê xu có 13 môn đệ mà có 1 người còn bán Chúa. Chuyện có một vài cá nhân hành
xử xấu là chuyện thường gặp ở bất cứ tập thể nào. Trong các tổ chức tôn giáo tuy ít hơn nhưng vẫn có.
Iử đây đương bàn về phương pháp đạo Phật hành xử với nghi lễ dâng sao giải hạn.
Cụ nghĩ nghi lễ dâng sao giải hạn là một nghi lễ tốt nên phổ biến trên chùa hiện nay.
 

AtomM

Xe tải
Biển số
OF-410703
Ngày cấp bằng
16/3/16
Số km
359
Động cơ
226,760 Mã lực
Nơi ở
Hang Đá Thôn
Em thì nghĩ những cái việc như này, đại loại là ngôi chùa đó hoạt động như nào là do Ban trị sự họ quyết định. Các đại đức, thượng tọa... thì cũng xuất thân từ người thường mà ra cả, sao mà nói rứt bỏ là rứt bỏ hết ngay được.
 

quanghungle

Xe điện
Biển số
OF-312980
Ngày cấp bằng
23/3/14
Số km
2,553
Động cơ
314,350 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Hà Nội
Mô phật tội quá tội quá
 

Nguyên Đán

Xe tăng
Biển số
OF-407737
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
1,456
Động cơ
234,483 Mã lực
Nơi ở
HN
Em thì nghĩ những cái việc như này, đại loại là ngôi chùa đó hoạt động như nào là do Ban trị sự họ quyết định. Các đại đức, thượng tọa... thì cũng xuất thân từ người thường mà ra cả, sao mà nói rứt bỏ là rứt bỏ hết ngay được.
Nhưng hơn ai hết những ng hiểu biết cần có tiếng nói và định huớng cho ng dân và phật tử để họ thực hành tâm linh tín ngưỡng một cách đúng đắn hơn.
 

lacvung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-398905
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,449
Động cơ
242,340 Mã lực
Tuổi
35
Các cụ chém ghê quá
 

Transit266

Xe tải
Biển số
OF-369672
Ngày cấp bằng
8/6/15
Số km
378
Động cơ
255,052 Mã lực
Ngôi chùa 20 năm không đốt vàng mã để dành tiền làm từ thiện
Thứ 4, 00:15, 15/02/2017
VOV.VN -Vận động phật tử không đốt vàng mã, 20 năm qua, chùa Liên Hoa (TPHCM) đã vận động được nguồn kinh phí hàng chục tỷ đồng cho công tác từ thiện xã hội.
Thông qua việc làm ý nghĩa đó, hàng năm, nhà chùa đã giúp đỡ rất nhiều bà con nghèo ở vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục tới trường.

Năm 1997, trong một chuyến đi từ thiện giúp đồng bào Huế bị thiên tai lũ lụt, khi nhìn thấy sách vở học tập của các em học sinh ở một vài trường học nơi đây ố vàng hơn cả những tờ vàng mã mà mọi người vẫn đem đến chùa để đốt, Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa – ở đường Thái Phiên, thuộc Phường 8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh không khỏi suy nghĩ về việc cần phải làm gì đó để giúp học sinh nghèo, để nhiều người có điều kiện cùng nhau tạo phước.
Thượng tọa Thích Duy Trấn cùng các phật tử dọn dẹp vệ sinh khu phố
Trở về thành phố, lại chứng kiến cảnh nhiều người đốt vàng mã với những tập giấy còn đẹp hơn giấy học trò ở vùng đất mà ông vừa tới, Thượng tọa đã quyết định vận động người dân và các phật tử khi đến lễ chùa không sử dụng vàng mã để dành tiền làm từ thiện.
Thế là từ ngày 30/6/1998, Chùa Liên Hoa chính thức ra thông báo: "Các phật tử khi vào chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền, vàng mã để lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo và học sinh vùng sâu, vùng xa". Cùng với đó, lò hoá vàng tại chùa được dỡ bỏ, việc thắp nhang trong chùa cũng được hạn chế.
Thượng tọa Thích Duy Trấn nói: "Trong tất cả kinh điển, kinh sách về lời dạy của Đức Phật đều không nói đến vấn đề đốt giấy tiền, vàng mã. Chính đó là điều mà mình khẳng định việc đốt vàng mã là không nên. Số tiền đó mình nên dùng để giúp đỡ những người cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn mà họ muốn đi học, hoặc xây sửa nhà để ở. Mình cố gắng giúp họ thì việc làm đó cũng hồi hướng được cho người quá cố".
Thượng tọa Thích Duy Trấn và các phật tử đi phát quà từ thiện cho bà con nghèo vùng sâu, vùng xa
Ban đầu, việc vận động phật tử không đốt giấy tiền, vàng mã cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều người thắc mắc tại sao chùa Liên Hoa lại cấm đốt, trong khi ở các ngôi chùa khác, việc đốt vàng mã là chuyện bình thường. Một số người phản ứng chủ trương này của nhà chùa bằng cách xin thỉnh hũ cốt người thân về nhà thờ. Song ngày này qua ngày khác, Thượng tọa Thích Duy Trấn vẫn kiên trì vận động các phật tử vì ông tin rằng đó là việc làm mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc đời.

Cùng với việc vận động kinh phí, những chuyến đi từ thiện đến những vùng xa để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn mà do nhà chùa tổ chức đã khiến các phật tử dần dần nhận ra ý nghĩa, niềm hạnh phúc khi được cho đi, được sẻ chia niềm vui với những người kém may mắn trong xã hội. Sau 20 năm thực hiện không đốt vàng mã, đã có hàng ngàn phần quà thấm đẫm nghĩa tình từ ngôi chùa nhỏ đến với những mảnh đời khó khăn, luôn cần sự che chở, giúp đỡ từ cộng đồng.

Huỳnh Thị Thuỳ Linh, Khoa Điện tử trường Đại học Nguyễn Tất Thành - một trong 4 sinh viên được nhà chùa nuôi dạy từ nhỏ và tạo điều kiện cho đi học nói: "Em thấy nhiều lần, các thầy đi đến các tỉnh miền Tây, miền Trung, cả Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum. Ở đó còn nhiều bà con rất nghèo. Nhờ sự tích góp của nhà chùa, việc vận động không đốt vàng mã và khuyên mọi người lấy phần tiền đó để làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, em thấy rất là ý nghĩa".

Bà Giả Thị Sửa, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Giờ đây, ở chùa Liên Hoa không cần để bảng thông báo "không đốt vàng mã" nữa, vì mọi người đều hiểu và thực hiện tốt điều này. Đây còn là nơi hội tụ những tấm lòng nhân ái với rất nhiều chương trình xây nhà tình thương, xây cầu nông thôn, mổ mắt miễn phí cho người nghèo..., thu hút sự tham gia của nhiều mạnh thường quân ở khắp nơi."

Với vị sư trụ trì chùa Liên Hoa, Thượng tọa Thích Duy Trấn khi đến các chùa để giảng đạo, thuyết pháp cho các phật tử, ông luôn giải thích rõ ràng, cặn kẽ về sự không cần thiết của việc sử dụng, đốt vàng mã, đồ mã tại các đền, chùa, nơi thờ tự…Từ đó tiếp tục vận động, tuyên truyền mọi người quyên góp tiền, giúp đỡ học sinh nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi miền đất nước./.
Đọc bài này của cụ em nhớ đến 1 bài phân tích của 1 chuyên gia sử học nói về việc đốt vàng mã là kết quả của truyền thống đốt hình nhân của Tàu.
 

Nguyên Đán

Xe tăng
Biển số
OF-407737
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
1,456
Động cơ
234,483 Mã lực
Nơi ở
HN
Đọc bài này của cụ em nhớ đến 1 bài phân tích của 1 chuyên gia sử học nói về việc đốt vàng mã là kết quả của truyền thống đốt hình nhân của Tàu.
Thì những truyền thống tâm linh tín ngưỡng và Vh phần nhiều ảnh hưởng từ Tàu mà Cụ. Xuất phát điểm từ đốt hình nhân thay cho chôn theo người thật, rồi đốt đồ giả thay cho đồ thật chôn theo người chết, dẫn đến đốt vàng mã như hiện nay.
 

Tin55155

Xe hơi
Biển số
OF-468688
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
175
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
69
Dân gốc Hoa phần nhiều cụ ạ. Cái gì cứ theo Tàu là nó biến dị như vậy đấy
Cụ phiến diện rồi.
Xã hội họ văn minh, luật pháp lại càng nghiêm minh hơn mình, hút thuốc sai chỗ còn không được phép thì sao họ lại như vậy? Họ hành xử hơn hẳn mặt bằng dân trí của mình đó cụ
Nhân quyền của họ cho phép tự do tín ngưỡng, họ cần sự che chở để tự tin hơn, thế thôi
 

Cỏ Khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-421895
Ngày cấp bằng
11/5/16
Số km
1,296
Động cơ
226,180 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Chuồng Bò
Sư quốc doanh, phật cơm sườn
Chập choeng xế hộp nằm ườn, nam mô!
 

Tin55155

Xe hơi
Biển số
OF-468688
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
175
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
69
Tục cúng sao có từ lâu đời, không phải của mình cũng chả phải của tàu, nghe đâu từ vùng Trung Đông -Ấn Độ gì đó truyền sang được gọi là Thất chính tinh.
Thái Dương
Thái Âm
Kim tinh(thái Bạch)
Mộc tinh(mộc Đức)
Thuỷ tinh (thuỷ Diệu)
Hoả tinh (vân Hán)
Thổ tinh (thổ Tú)
Sau này người Trung Hoa quan sát thấy hiện tượng nhật thực, nguyệt thực nên thêm vào ( họ cũng là người đoán trái đất hình tròn,và hiện tượng bù nhưng người thời đó không tin)
La Hầu( sao che M Trời)
Kế Đô( sao che m Trăng)
Chính vì có hành tinh che mặt trăng mặt trời như vậy nên họ cho rằng có 9 tầng trời.
Tục cúng sao này giờ đây đang thịnh hành tại VN. Đúng sai thế nào thì không ai dám chắc, vì có người thì tốt có người cúng xong vẫn bị nạn như thườnh.
Họ cúng sao khắp mọi nơi, nhưng gần đây họ thường nhờ nhà chùa làm hộ. Nguyên nhân như em đã nói ở các bài trước. Đó là một nơi đáng để làm.
Lưu ý, các chùa cúng thì thường có tụng kinh và giảng pháp cho mọi người. Sự bình an của mọi người cũng nhờ một phần do được sư thầy khai ngộ.
Tuy nhiên: không phải đây là chân lý, và không phài chùa nào cũng làm công tác hoá độ tốt, nên mới có cái thớt này.
Em cũng khuyến khích các cụ nên tự đánh giá và nghiên cứu thêm về Phật giáo. Trong này có nhiều cụ không hiểu gì về Phật giáo, mà nhầm lẫn nên mới có quy chụp không hay.
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Đồng đền đồng lễ khác với Phat tu nhe các Cụ. Có thể các Cụ theo học 1 khoá tại Thiền Viện Sùng Phúc - Gia Lâm xem sao ?
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Cu co hiểu gì về '' Nhị Thập Bát Tú'' là gì không ? Em thắc mắc 2 năm nay rồi về vấn đè này
Tục cúng sao có từ lâu đời, không phải của mình cũng chả phải của tàu, nghe đâu từ vùng Trung Đông -Ấn Độ gì đó truyền sang được gọi là Thất chính tinh.
Thái Dương
Thái Âm
Kim tinh(thái Bạch)
Mộc tinh(mộc Đức)
Thuỷ tinh (thuỷ Diệu)
Hoả tinh (vân Hán)
Thổ tinh (thổ Tú)
Sau này người Trung Hoa quan sát thấy hiện tượng nhật thực, nguyệt thực nên thêm vào ( họ cũng là người đoán trái đất hình tròn,và hiện tượng bù nhưng người thời đó không tin)
La Hầu( sao che M Trời)
Kế Đô( sao che m Trăng)
Chính vì có hành tinh che mặt trăng mặt trời như vậy nên họ cho rằng có 9 tầng trời.
Tục cúng sao này giờ đây đang thịnh hành tại VN. Đúng sai thế nào thì không ai dám chắc, vì có người thì tốt có người cúng xong vẫn bị nạn như thườnh.
Họ cúng sao khắp mọi nơi, nhưng gần đây họ thường nhờ nhà chùa làm hộ. Nguyên nhân như em đã nói ở các bài trước. Đó là một nơi đáng để làm.
Lưu ý, các chùa cúng thì thường có tụng kinh và giảng pháp cho mọi người. Sự bình an của mọi người cũng nhờ một phần do được sư thầy khai ngộ.
Tuy nhiên: không phải đây là chân lý, và không phài chùa nào cũng làm công tác hoá độ tốt, nên mới có cái thớt này.
Em cũng khuyến khích các cụ nên tự đánh giá và nghiên cứu thêm về Phật giáo. Trong này có nhiều cụ không hiểu gì về Phật giáo, mà nhầm lẫn nên mới có quy chụp không hay.
 

Tin55155

Xe hơi
Biển số
OF-468688
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
175
Động cơ
201,860 Mã lực
Tuổi
69
Đức Phật đã quan sát thế giới và đã chứng ngộ được lý vô thường, ngài nhìn thấu hết mọi chuyện trên đời, cũng như mọi tôn giáo khác ngài đều mong muốn cho chúng sinh bình an. Ngài đánh giá rất cao giúp đỡ(thí)
- Tài thí ( chúng ta hay làm, bằng cách cho đi để khơi dậy sự bình đẳng
- Pháp thí để tăng trưởng kiến thức
- Vô uý thí để cứu độ cho muôn người.(cầu an chính là một hình thức vô uý thí)
Chúng ta luôn có cảm giác không an toàn, dù là ai, giàu _ nghèo; trẻ- già... đều thế. Lúc nào cũng lo âu sợ hãi...
Cái con người sợ hãi nhất là chết, do đó cái chết và những thứ liên quan đến nó là ma quỷ thì làm cho người ta sợ hãi..
Do đó đức Phật (các tôn giáo khác cũng vậy ) chủ trương Khuyên chúng ta đừng bận tâm quá nhiều về vấn đề này, mặc dù ngài thông tỏ và nói trong kinh sách để lại.
Đó cũng là thí vô uý khuyên người hành thiện học hỏi kiến thức, để khỏi sợ sệt những điều không rõ ràng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top