[Funland] Nhà chùa có đang tiếp tay cho mê tín dị đoan?

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em nói vs cụ thế thôi. Em đã bảo rồi, dừng cái trò lùa gà vào chuồng đc rồi ạ.
Lùa cái gì?
Cụ nói các nhà sư đeo sao đeo vạch nhưng chẳng đưa được mẩu bằng chứng nào.
Biết thì thưa thốt...
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Hầu như Cụ ạ.
 

AMMA

Xe điện
Biển số
OF-438971
Ngày cấp bằng
21/7/16
Số km
2,749
Động cơ
229,655 Mã lực
Hôm qua gấu đi chùa về. Bảo năm này anh sao Thái bạch chiếu.
 

Nea

Xe tải
Biển số
OF-140301
Ngày cấp bằng
2/5/12
Số km
221
Động cơ
367,239 Mã lực
Topic hay.
Cá nhân em thì tôn trọng tự do tôn giáo.
Tuy nhiên mỗi người cần phải hiểu đúng/hiểu sâu về ngưỡng tâm linh mình đang theo đuổi, chứ ko phải đi người sau vái mông người trước để cầu tài xin lộc :)
Và em nhận thấy là tín ngưỡng ở VN hiện đang có sự lệch lạc nhất định, chạy theo phong trào.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,677
Động cơ
796,734 Mã lực
Rêu phong cổ kính cũng tốt, chỗ nào giá trị nghệ thuật cao thì cố bảo tồn nhưng xây mới cũng có 2 lẽ:
- Công trình nào cũng có tuổi thọ rồi suy sụp với thời gian. Số chùa chiền cổ ta hưởng đa số xây mới từ thời Nguyễn chứ cổ hơn khó còn.
- Dân số đông, ngày xưa lễ hội nghìn người là lớn, giờ vạn người còn nhỏ nên cần các công trình lớn.
Ngày xưa chùa ở trong hang núi
Sư cụ nằm chung với cỏ cây ~
Lúc sinh thời, Tất đạt đa từ bỏ cung vàng gác tía(xuất gia) đi lang thang tu tập nơi non cao rừng thẳm thì mới đạt giác ngộ và thành chính quả. Vậy xin cụ cho cháu hỏi là hiện nay nơi nơi thi nhau xây Chùa to, Tượng lớn - chỗ nào cũng sơn son, thếp vàng lung linh rực rỡ như cung vàng điện ngọc như thế thì mục đích là để làm gì ạ??
Hôm rồi về đám cưới cu em, tiện chân định ghé vào chùa làng vãn cảnh. Ở sân chùa nghe đc nhà sư đang nói chuyện với mấy con nhang đệ tử:" Chùa xxx trên Hà nội mới làm lại xong hết mấy chục tỷ mà cứ nhẹ nhàng như không. Chùa ta đây tính toán hết các kiểu cũng chỉ hết có vài tỷ là cùng, vậy mà mãi chẳng quyên góp đc!" - nghe xong câu đó cháu chán không muốn vào vãn cảnh nữa!!
 
Chỉnh sửa cuối:

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,334
Động cơ
460,321 Mã lực
Em ko đọc nhưng e thấy nhận xét của cụ sai rồi.
Khoa cúng mới là khoa làm ngu dân nhất như cụ nói. Phong thủy là khoa học ạ.
Topic rất hay, cụ đừng phản biện trường phái nào hay dở để duy trì topic... nhỡ mod đi qua xóa đấy.

Còn về phòng thủy đúng là một khoa học, không phải tôn giáo tuy nhiên nhiều người dựa vào nó để mê muội những người không hiểu, qua đó kiếm tiền...
Mục đích của phong thủy đơn giản là "tiện cho sinh hoạt, thoáng cho tinh thần", nhiều trường phái dựa vào "thoáng cho tinh thần" làm đủ thứ như bùa yểm, thậm chí đặt tên con, mua xe mầu gì cũng phải xem phong thủy...
 

1ran

Xe tải
Biển số
OF-174084
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
337
Động cơ
343,990 Mã lực
Tiền dân hay đặt ở các ban với tiền công đức được sử dụng vào các khoản gì các cụ hay chỉ để cải tạo và xây Chùa? tại sao các cụ cứ đặt tiền như thế để làm gì ạ?
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
3,495
Động cơ
231,960 Mã lực
Tuổi
49
Ý nghĩa lễ cầu an trong đạo Phật và cầu an thế nào cho hiệu quả:

Theo quan niệm của nhà Phật, ý nghĩa của việc tổ chức lễ cầu an đầu năm không nằm ngoài mục đích để mình và gia quyến thành tâm sám hối tội lỗi, tiêu trừ nghiệp chướng, bỏ ác làm lành và thực hiện những thiện sự như phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam bảo…; và phát nguyện hồi hướng công đức của những thiện sự, Phật sự đó để cho bản thân và gia đình tai qua nạn khỏi, tăng khả năng tiêu tai, giảm tội; tăng phúc, bình an, thân tâm được an lạc. Xét rộng hơn trong mối quan hệ đối với dân tộc, đại lễ cầu an mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người người được sống trong cảnh thanh bình, yên ổn. Lễ cầu an đoạn nghiệp được tổ chức vào đầu năm tại các chùa, là nơi có cảnh trí yên tĩnh càng tăng thêm tính hiệu quả cho nội dung tổ chức lễ nghi.

Như chúng ta đã biết, nghiệp lực có sức chiêu cảm rất mạnh mẽ, lôi kéo, dẫn chúng sinh vào thế giới an lạc hay khổ đau. Nghiệp lực của thời quá khứ định hình cho cuộc sống hiện tại của mỗi người. Chính sức mạnh của nghiệp ác quá khứ đã đem đến tai nạn cho bản thân hay gia đình trong hiện tại. Thế nhưng, các việc làm hiện nay như Phật sự, lễ cầu an đều là nghiệp thiện, lành có sức mạnh tiêu tội lỗi, giảm tai ương. Đối với những hoàn cảnh đặc biệt như gia đình có người ốm đau, bệnh nặng… thì việc tiến hành lễ cầu an, và những việc làm thiện khác để mong được phúc, tránh họa, v.v… là điều càng cần thiết.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai với hạnh nguyện cứu khổ độ sanh, giải trừ ách nạn, tật bệnh cho chúng sanh, nên đàn cầu an đầu năm cũng gọi là đàn Dược Sư.



Đạo Phật bác bỏ quan niệm về một đấng thần linh tối cao có khả năng sắp đặt và định đoạt số phận con người cũng như muôn loài. Nhưng đạo Phật thừa nhận có chư Phật và Bồ-tát là những bậc đã giác ngộ và giải thoát cùng với các thiện thần, toàn thể pháp hội mà trong kinh Phật gọi những gia lực này là bất khả tư nghì: nghĩa là công năng, uy lực của các vị là không thể nghĩ bàn hay luận giải được, đã thường xuyên gia hộ cho chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh bỏ ác làm lành, tiến lên con đường giác ngộ giải thoát. Đồng thời, đạo Phật cũng thừa nhận các vị ấy luôn gia hộ cho những người quy y tam bảo, tinh tấn trong việc giữ giới mà mình đã thọ, những người thường xuyên làm việc lành, việc thiện…

Nói cách khác, đạo Phật thuyết minh đạo lý nhân quả là định luật chi phối cuộc sống của mọi người. Nhưng đạo Phật cho rằng, quy luật nhân quả không diễn tiến một cách máy móc mà có sự linh hoạt tùy theo hoàn cảnh nhất định. Nhận thức về hiệu quả của nghi thức cầu an như vậy, không có gì mâu thuẫn với đạo lý nhân quả của Phật giáo. Đồng thời, hiểu một cách cụ thể và thấu đáo về ý nghĩa thiết thực của lễ cầu an như thế, chúng ta mới tránh được cách hiểu sai và có thể thành tâm thực hiện lễ cầu an theo đúng theo tinh thần Phật giáo.
Không chỉ mang ý nghĩa tiêu trừ, giải nghiệp như đã nói ở trên, những việc làm tốt đẹp trong lễ cầu an sẽ tạo nghiệp thiện, người Phật tử vì vậy mà được chư Phật và Bồ Tát gia hộ cho mình và người thân được sống lâu thêm, sắc thân tươi đẹp hơn; được hưởng nhiều phước lành từ ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Phật. Tất cả những điều đó đều nằm trong triết lý nhân quả của đạo Phật và bám rễ sâu vào tư tưởng, suy nghĩ, lối sống của dân ta từ bao đời.

Cầu an có hiệu quả khi nào?


Tất cả những gì trong hiện tại không phải hoàn toàn do nghiệp nhân các đời quá khứ quyết định mà còn do nghiệp nhân trong hiện tại tạo nên, đó là thái độ sống, quan niệm, những suy nghĩ, hành vi tiêu cực hoặc tích cực trong hiện tại của chúng ta. Cho nên không tạo nghiệp nhân xấu, tạo nhiều nghiệp nhân thiện trong hiện tại là thái độ sáng suốt để cải thiện đời sống bất như ý và xây dựng đời sống an vui hạnh phúc cho mình. Đó là cách thức cầu an tích cực. Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
Bằng sự thực hành các thiện pháp, bằng sự tu tập giới, định, tuệ, chúng ta có thể vô hiệu hoá các nghiệp nhẹ mà đáng lẽ chúng ta phải nhận lãnh quả báo. Nếu chúng ta sống đời sống không chơn chánh, đời sống bất thiện (trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt, mua gian bán lận, giả dối lọc lừa, làm giàu bằng xương máu kẻ khác…), nếu chúng ta sống buông thả không có trách nhiệm đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội (rượu chè, cờ bạc, sa đọa, truỵ lạc, làm khổ cho mình và người khác…) thì dù có cầu cho nhiều cũng không an, cầu đến đâu cũng không ai cứu độ được.

Ý nghĩa lễ cầu an đầu năm trong đạo Phật

Cũng tương tự, để đương đầu với bệnh tật, để được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và an lạc nội tâm, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an trụ, chánh niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng “an”, lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được bình an.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ngày xưa chùa ở trong hang núi
Sư cụ nằm chung với cỏ cây ~
Lúc sinh thời, Tất đạt đa từ bỏ cung vàng gác tía(xuất gia) đi lang thang tu tập nơi non cao
rừng thẳm thì mới đạt giác ngộ và thành chính quả. Vậy xin cụ cho cháu hỏi là hiện nay nơi nơi thi nhau xây Chùa to, Tượng lớn - chỗ nào cũng sơn son, thếp vàng lung linh rực rỡ như cung vàng điện ngọc như thế thì mục đích là để làm gì ạ??
Hôm rồi về đám cưới cu em, tiện chân định ghé vào chùa làng vãn cảnh. Ở sân chùa nghe đc nhà sư đang nói chuyện với mấy con nhang đệ tử:" Chùa xxx trên Hà nội mới làm lại xong hết mấy chục tỷ mà cứ nhẹ nhàng như không. Chùa ta đây tính toán hết các kiểu cũng chỉ hết có vài tỷ là cùng, vậy mà mãi chẳng quyên góp đc!" - nghe xong câu đó cháu chán không muốn vào vãn cảnh nữa!!
Tôn giáo nào cũng có 2 loại tu sỹ là tu sỹ ẩn cư và tu sỹ không ẩn cư. Tu sỹ không ẩn cư là các Linh mục, sư trụ trì, thầy tế... làm nhiệm vụ hành pháp và truyền đạo.
Tu sỹ ẩn cư thì mình chẳng có cơ hội gặp họ. Nếu cụ để ý các chùa trên núi luôn có khu rừng cấm mọi người vào dành cho các cư sỹ chuyên tâm tu tập. Ở chùa đồng bằng thì có các mật thất cửa đóng then cài.
Tu sĩ không ẩn cư vẫn có mùa chuyên tâm tu tập, không ra ngoài. Trong đạo Phật là mùa An cư kiết hạ kéo dài trong 3 tháng. Cứ trải qua một mùa thì tính là 1 tuổi đạo, thứ hạng tu sỹ được xếp trên tuổi đạo không liên quan tới tuổi đời bao nhiêu.
Tu là một quá trình cực kỳ vất vả, nguy hiểchư không rực rỡ như mọi người nhìn thấy đâu.
Còn vấn đề chùa làng các sư nói thật đấy.
Chùa chỉ có mấy mảnh đất để trồng cấy nuôi nhau. Tiền đèn nhang thờ phụng trông vào việc đi làm lễ xa gần. Thậm chí có lễ 2 sư trụ trì rủ nhau đi cùng để góp công và chia lễ hoặc cụ thủ từ đình làng + sư làm lễ.
Làng có vài chục nóc nhà toàn cụ già và con trẻ nên khi cần xây sửa chỉ kêu gọi quyên góp ở những người đi làm ăn xa và xin hỗ trợ từ các chùa lớn.
Bên Công giáo tình hình cũng tương tự.
 
Chỉnh sửa cuối:

dangduong

Xe container
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
6,554
Động cơ
445,839 Mã lực
Đã đến lúc vạch mặt lũ sư ni chuyên lợi dụng phật giáo để hành nghề mê tín dị đoan kiếm tiền. Lũ ấy đông đảo chiếm hết mặt tiền xã hội!
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,677
Động cơ
796,734 Mã lực
Tôn giáo nào cũng có 2 loại tu sỹ là tu sỹ ẩn cư và tu sỹ không ẩn cư. Tu sỹ không ẩn cư là các Linh mục, sư trụ trì, thầy tế... làm nhiệm vụ hành pháp và truyền đạo.
Tu sỹ ẩn cư thì mình chẳng có cơ hội gặp họ. Nếu cụ để ý các chùa trên núi luôn có khu rừng cấm mọi người vào dành cho các cư sỹ chuyên tâm tu tập. Ở chùa đồng bằng thì có các mật thất cửa đóng then cài.
Tu sĩ không ẩn cư vẫn có mùa chuyên tâm tu tập, không ra ngoài. Trong đạo Phật là mùa An cư kiết hạ kéo dài trong 3 tháng. Cứ trải qua một mùa thì tính là 1 tuổi đạo, thứ hạng tu sỹ được xếp trên tuổi đạo không liên quan tới tuổi đời bao nhiêu.
Tu là một quá trình cực kỳ vất vả, nguy hiểm chư không rực rỡ như mọi người nhìn thấy đâu.
Cháu không thắc mắc có mấy loại tu sỹ. Cháu chỉ muốn hỏi mục đích của việc xây dựng những công trình hoành tráng, Chùa to, tượng lớn như cung vàng gác ngọc như hiên nay đang làm thì mục đích để làm gì? Ý nghĩa của nó trong việc tu tập có hay không?
Chúng sinh bình đẳng - ai cũng có quyền tu tập, hà cớ gì lại có khu rừng cấm chỉ dành cho các tu sỹ ẩn cư? Ai đề ra cái lệnh cấm vậy hả cụ??
 
Chỉnh sửa cuối:

phamvinhhp

Xe hơi
Biển số
OF-483630
Ngày cấp bằng
12/1/17
Số km
162
Động cơ
195,140 Mã lực
Tuổi
40
Những ngày đầu năm mới, nhà nhà, người người đều tìm đến cửa chùa nhờ dâng sao giải hạn. Trong khi các vị cao tăng Phật giáo, các nhà khoa học đều khẳng định trong giáo lý và kinh Phật không hề có thủ tục này, thậm chí còn đi ngược với quan điểm của Phật.

Em xin trích một vài ý đã sưu tầm được những câu Đức Phật từng nói: "Ta không ban phước, không giáng họa cho ai hết, mà chính các ngươi tự lãnh cái quả do mình gây nên"; hoặc: "Mỗi người là một bán đảo tự thân, hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Không ai có đủ quyền năng giải nghiệp cho bất cứ ai. Do vậy, không thể cầu xin thần thánh hay bất cứ ai đó giải nghiệp cứu mình, mà hãy tự thân phải nỗ lực tu tâm, sửa tính". Vậy mà hiện nay, rất nhiều chùa làm dịch vụ dâng sao giải hạn. Thậm chí còn quảng cáo hàng tháng từ trước đó. Cá biệt có chùa còn phân biệt cả tầng lớp dân chúng cao thấp sang hèn để có dịch vụ phù hợp. (cụ mợ đi nhiều, có thấy chùa nào vì con dân trầm luân đau khổ mà làm từ thiện không thu tiền không nhỉ). Như vậy, hóa ra nhà chùa cũng không từ bỏ được tham-sân-si và có vô tình cổ súy cho mê tín dị đoan? (Cho Cháu tạ tội với những chùa và nhà sư chân chính). Thiết nghĩ các cấp giáo hội hay cơ quan quản lý chuyên ngành cần luật hóa vấn đề này. Cu/mợ thấy sao ak?

Theo em là cần phải hiểu về khái niệm mê tín dị đoan và dâng sao giải hạn đã để trả lời câu hỏi của cụ.
Trước tiên, theo Collins Discovery Encyclopedia, 1st edition © HarperCollins Publishers 2005 đi vào chi tiết kỹ càng hơn và định nghĩa mê tín dị đoan là:
1. Những niềm tin vô căn cứ dựa trên sự thiếu hiểu biết hay sự sợ hãi và tiêu biểu như sự sùng bái cực đoan các điềm gỡ, bùa phép, v.v.
2. Những ý niệm, hành động hay nghi lễ phát xuất từ các niềm tin kể trên
3. Bất cứ những niềm tin vô căn cứ nào, nhất là niềm tin về vấn đề huyền bí
Về dâng sao giải hạn, Theo Tín ngưỡng, phong tục và những kiêng kỵ dân gian Việt Nam do Ánh Hồng biên soạn, người Việt xưa tin rằng, vào một tuổi nhất định, người ta thường gặp vận hạn (những chuyện không may). Đây không hoàn toàn là quan niệm mê tín, xét ở khía cạnh khác, những năm tuổi này cũng có tương quan với những chu kỳ biến đổi (có nhiều khả năng bất lợi) về sinh học của đời người. Muốn giảm nhẹ điều này, người ta thường cúng giải sao (dâng sao giải hạn) vào đầu năm hoặc hàng tháng. Lễ dâng sao giải hạn có thể thực hiện tại chùa hay tại nhà.
Vì vậy việc dâng sao giải hạn là hành động mê tín dị đoan theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Đây là quan niệm hoàn toàn mê tín dị đoan, gieo rắc niềm tin không có cơ sở khoa học và nhân quả. Người tin sẽ rơi vào nỗi sợ hại nghiêm trọng, tác động đến tâm lý, thái độ sống và thậm chí là sự sinh hoạt thường nhật của họ”.
“Xui hay hên, tốt hay xấu, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại đều là những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người”, thượng tọa nhấn mạnh.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cháu không thắc mắc có mấy loại tu sỹ. Cháu chỉ muốn hỏi mục đích của việc xây dựng những công trình hoành tráng, Chùa to,
tượng lớn như cung vàng gác ngọc như hiên nay đang làm thì mục đích để làm gì? Ý nghĩa của nó trong việc tu tập có hay không?
Có chứ cụ. Chùa to thì lượng người tu tập nhiều. Nếu có điều kiện thì buổi tối cụ đến là rõ. Cụ phải là người quen mới được vào.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,891
Động cơ
437,619 Mã lực
Nơi ở
HN
Em đọc được đoạn này và thấy khá chí lý, cơ bản nó ứng với cách em sống, ko chùa chiền cầu cúng nhưng lúc nào em cũng nhẹ nhõm thanh thản, bằng cách luôn nhìn vào điều tốt đẹp, nhìn vào mặt tích cực của con người và sự việc xung quanh mình.

Tôn giáo không quan trọng, Phật giáo cũng chẳng quan trọng. Tất cả những điều này đều không quan trọng. Bạn phải suy xét đâu là điều quan trọng đối với mình. Điều quan trọng nhất đối với tất cả mọi người là hạnh phúc. Ai cũng muốn hạnh phúc. Để hạnh phúc thì các bạn nghĩ điều quan trọng nhất là gì? Bởi hạnh phúc xuất phát từ nội tâm chứ không phải từ ngoại cảnh; do đó, luyện tâm rất quan trọng.

Tôi sẽ cho một thí dụ. Một người mẹ có ba đứa con. Ba đứa trẻ muốn ăn cam và xin mẹ chúng những quả cam. Người mẹ cho con mình mỗi đứa một quả chanh. Đứa trẻ thứ nhất hét lên, "Con muốn ăn cam, tại sao mẹ lại đưa chanh cho con?" Đứa trẻ thứ hai cố gắng ăn quả chanh vừa đắng lại vừa chua. Nó cố gắng tận hưởng quả chanh nhưng đã thất bại. Đứa trẻ thứ ba dùng quả chanh của nó để pha nước chanh bằng cách thêm nước và đường. Điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Đôi khi chúng ta mong ước những quả cam nhưng lại không thể nào có được chúng, mà chỉ có được những quả chanh. Việc chọn lựa giữa trách mắng cuộc đời, cố gắng ăn chanh, hay pha nước chanh để thưởng thức là điều nằm trong tầm tay của chúng ta. Đạo Phật chỉ bày cho chúng ta nhiều phương pháp để pha nước chanh từ quả chanh mà ta hiện có.

Đến chùa không là gì cả, đó không phải là đạo Phật. Cầu nguyện trước Phật cũng chẳng phải là đạo Phật. Điều duy nhất đó chính là những lời dạy của đức Phật nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là điểm trọng yếu nhất của đạo Phật. Ý nghĩa thật sự của đạo Phật là chỉ dạy phương pháp luyện tâm, giảm thiểu nóng giận, và vượt qua căng thẳng. Đây là tất cả mục đích của đạo Phật. Nhiều người hiểu sai về đạo Phật. Đến chùa, thắp hương,… đều không phải là đạo Phật. Chúng không mang lại điều gì cả. Nhiều lời dạy trong đạo Phật mang đến nhiều điều cho cuộc sống. Hạnh phúc xuất phát từ nội tâm, đó là lời Phật dạy. Đó là một trong những tư tưởng chính của đạo Phật, và đạo Phật cố gắng chỉ dẫn chúng ta tiếp cận hoàn cảnh khó khăn một cách đúng đắn.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,677
Động cơ
796,734 Mã lực
Có chứ cụ. Chùa to thì lượng người tu tập nhiều. Nếu có điều kiện thì buổi tối cụ đến là rõ. Cụ phải là người quen mới được vào.
Hehe, với cháu thì đâu cũng là chùa ~ những chỗ mà phải quen mới đc vào đó thì với cháu nó chẳng phái chỗ để tu !!!
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,908
Động cơ
605,580 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Hehe, với cháu thì đâu cũng là chùa ~ những chỗ mà phải quen mới đc vào đó thì với cháu nó chẳng phái chỗ để tu !!!
Nói đời thường thế này. Khi cụ họp gia đình thì cụ có mở cửa đón khách ko? Chắc chắn là không muốn rồi.
Nhà có phép tắc thì chùa có nội quy.
Nhà cháu ko phải tín đồ Phật giáo nhưng vài lần lang thang lên các thiền viện vào 7h tối là giờ hành lễ, nhã nhặn xin vào thì được thầy trực nhật dắt đi các ban chứ ko được tự do như ban ngày.
 

Minhlong1012

Xe buýt
Biển số
OF-151664
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
884
Động cơ
362,352 Mã lực
Nơi ở
Thủ phủ Đông Lào
Chùa có bắt buộc đâu nhở :D . Em thì em ủng hộ lễ giải sao tại chùa vì chùa họ biết và làm tập thể kinh tế hơn tự làm ở nhà, nhưng lại kịch liệt phản đối việc tín quá đâm bê hết của cải theo các thầy đi cúng khắp nơi (vụ này thì thầy cúng có nhiều vị hay bày việc tốn kém cho fan hâm mộ chứ sư thì ít ạ).

Mà đúng là dân ta nhiều người cũng câu nệ lễ to bé. Em đi chùa hay đền thì nén hương, tập tiền vàng là đủ, miễn thành tâm. Đầu năm hoặc đi lần đầu thì có thể bỏ hòm công đức một chút gọi là thành tâm chứ không khệ nệ bê mâm như nhiều nhà.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top