[Funland] Nhà cháu sắp mất nhà, xin các cụ tư vấn

first

Xe tăng
Biển số
OF-21686
Ngày cấp bằng
27/9/08
Số km
1,219
Động cơ
507,539 Mã lực
Cái HDTD ông bà già em đang cầm, mà giờ các cụ ngủ rồi, nhưng số tiền vay tối đa trong hợp đồng là 800tr cụ ah. Em đã hỏi thì em ngại gì ko show ra đầu ah. Cái chính là ngân hàng ko căn cứ vào HDTD mà căn cứ vào HDTC yêu cầu nhà em nộp 2,5 tỷ để rút sổ chứ ko phải 1,1 tỷ (gốc lãi) cụ ah.
Em mới em đến trang 5 nhưng phải đi rồi nên ko rõ còm có lạc đề không.
Cái HDTD max 800tr cụ nói tới thì mới chỉ là 1 HĐ thôi.
Trong HDTC thì cụ đã đồng ý dùng tài sản thế chấp bảo đảm cho nhiều HDTD trước và sau cái HDTD 800tr này, với tất cả các chi nhánh của ngân hàng A.

Tức là cụ cần trả 800tr + lãi theo HDTD 800tr (tức là 1,1 tỷ) VÀ nợ của các HDTD khác nữa - tổng hiện tại ngân hàng tính là 2,5 tỷ ạ. Nếu ông chú giờ mà vay thêm được 1 tỷ nữa của chi nhánh XYZ nào đó của ngân hàng A thì cụ sẽ "tự nhiên" phải bảo đảm thêm cho 1 tỷ đó nữa cơ.
Dù sao cụ cũng chỉ là bên bảo đảm có giới hạn nên trách nhiệm của nhà cụ chỉ đến hết giá trị ngôi nhà thôi. Ngân hàng tịch biên ngôi nhà của cụ xong mà ông chú chưa hết nợ thì chỉ ông chú đó chịu chứ gia đình cụ vô can.
 

first

Xe tăng
Biển số
OF-21686
Ngày cấp bằng
27/9/08
Số km
1,219
Động cơ
507,539 Mã lực
Điều3 vs 4 đập nhau
Em đọc vài lần vẫn chưa cắt nghĩa được
Cái chỗ hoặc một số tiền khác theo quyết định của ..... chỗ này mà Ngân hàng hay ông chú thì cụ thua trắng bụng
Em không thấy nó đập nhau đâu ạ.

Đây là Hợp đồng thế chấp.
Điều 3 nói rằng tài sản này dùng để bảo đảm cho tất cả các hợp đồng tín dụng trước và sau này.
Điều 4 nói rằng ngân hàng đồng ý cho vay 800tr hoặc 1 số tiền khác cho hợp đồng tín dụng lần này.

Em chưa thấy hợp đồng tín dụng lần này - cụ chủ nói là nó quy định tối đa 800tr. Nhưng dở ở đây là cụ chủ lại đồng ý bảo đảm cho tất cả các hợp đồng tín dụng khác nữa cơ ạ. Một trong số đó đã được tòa án ra phán quyết, nhưng tài sản bảo đảm khác chưa đủ nên giờ ngân hàng đòi dùng tiếp tài sản bảo đảm này để thu hồi nợ. Họ có lý mà. Một hợp đồng có thể bảo đảm bằng nhiều tài sản và ngân hàng có thể quyền với bất cứ cái tài sản bảo đảm nào.
 

Hadat_333

Xe hơi
Biển số
OF-145370
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
122
Động cơ
364,233 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cái quan trọng như này nhé: Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ mà 800 triệu thì là ông chú cụ ký, cụ ko có chữ ký nào trong đó cả. Và đó là lần giải ngân đầu tiên, lần giải ngân mà cụ nhìn thấy nên cụ cứ nghĩ chỉ vay có 800 triệu thôi. Còn cái quan trọng là cái Hợp đồng thế chấp và cái Biên bản định giá có chữ ký sống của cụ thì Ngân hàng đã ghi rõ Giá trị đảm bảo mà cái mảnh đất đấy có thể để cho vay được là 2 tỷ rưỡi. Và sau đó, những lần giải ngân thứ 2, thứ 3 chỉ cần chú của cụ chủ ký thôi, còn cụ chủ chả biết được giải ngân hay vay thêm bao nhiêu. Ngân hàng ko sai đâu cụ ạ
 
Biển số
OF-132119
Ngày cấp bằng
24/2/12
Số km
823
Động cơ
378,320 Mã lực
Biển số
OF-379140
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
250
Động cơ
246,300 Mã lực

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,240
Động cơ
413,777 Mã lực
Chắc cái này cụ đang nói về 2.4. Em đọc kỹ thì 2.4, mà 2.4 chả liên quan gì đến nội dung của thế chấp (của bên thế chấp) cả mà là liên quan CHẤP THUẬN CỦA NH:
+ NH A chấp nhận việc thế chấp tài sản

+ đồng ý cấp tín dụng 800 củ HOẶC các khoản tín dụng khác (đại loại kiểu, nhân ngày ký hợp đồng thế chấp này NH chúng tôi cấp cho ông chú khoản tín dụng là 800 củ HOẶC các khoản tín dụng khác nếu chúng tôi thấy happy)
Làm gì có chữ "HOẶC các khoản tín dụng khác" đâu cụ? Trong HĐ chỉ ghi: "hoặc một số tiền khác theo quyết định..." thôi chứ? Nhà người ta đang rối, cụ chả giúp j đc thì thôi, lại còn "thêm chữ" vào HĐ để "dọa" người ta nữa?

không phải cụ ah, như em phân tích ở trên. 2.4 là nói về chấp thuận của NH cho vay sau khi có các thỏa thuận về bảo đảm ts tại điều 2.3 (mà 2.3 nó không limit trong hđ 800 triệu mà bao gồm cả các hợp đồng tín dụng "trước, trong và sau"
HĐ tín dụng "trước và sau" là HĐ nào ah? Bảo lãnh cho HĐ nào thì phải ghi rõ HĐ đấy chứ? của ai vay ai cũng ko rõ nữa là?
 

first

Xe tăng
Biển số
OF-21686
Ngày cấp bằng
27/9/08
Số km
1,219
Động cơ
507,539 Mã lực
HĐ tín dụng "trước và sau" là HĐ nào ah? Bảo lãnh cho HĐ nào thì phải ghi rõ HĐ đấy chứ? của ai vay ai cũng ko rõ nữa là?
Có vẻ như rõ mà cụ.
Bên đi vay là "Bên Được Bảo Đảm"
Bên cho vay là Ngân hàng A và bẫt kỳ chi nhánh, đơn vị phụ thuộc nào của A
HĐ được bảm đảm là tất cả các HD Cấp Tín Dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kếy hợp đồng thế chấp nay.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,240
Động cơ
413,777 Mã lực
Có vẻ như rõ mà cụ.
Bên đi vay là "Bên Được Bảo Đảm"
Bên cho vay là Ngân hàng A và bẫt kỳ chi nhánh, đơn vị phụ thuộc nào của A
HĐ được bảm đảm là tất cả các HD Cấp Tín Dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kếy hợp đồng thế chấp nay.
TSĐB cho HĐTD nào thì phải ghi rõ HĐ đấy, làm j có có thể ghi chung chung như thế đc? HĐ tín dụng bao giờ chả ký trước HDTC TSĐB của bên thứ 3. Làm sao mà gộp HĐTD ở tận đẩu tận đâu vào đc?

Rõ ràng là NH lập lờ đánh lận con đen.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,366
Động cơ
464,432 Mã lực
Nhà cháu ko biết cách up hình lên diễn đàn này, cụ nào vào trang này xem điều khoản HDTC giúp cháu với. Nhà cháu là hai a em ruột, ko có vay ké gì ở đây cả, chú cháu làm ăn thất bát thì cả gia đình xác định là bán tài sản trả nợ thôi ah.
https://uphinhnhanh.com/image/61L
Nhà cháu thấy điều khoản đảm bảo cho các khoản tín dụng khác cần phải có phụ lục bổ sung kèm theo; mí lại toàn bộ các khoản vay khác, mỗi khoản đều có thế chấp khác; nên cơ bản vẫn có cơ sở để làm việc với ngân hàng. Nhà mợ xin lại toàn bộ tài liệu cho nó đầy đủ, kể cả từ ông chú và ngân hàng, nhờ người am hiểu, tốt nhất là luật sư có kinh nghiệm xử lý mấy món này làm việc với ngân hàng.
Các cụ ngân hàng xem lại giúp chứ các cụ tư vấn và dùng điều khoản thịt gà thế này thì dân đỡ sao nổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

hdaitech

Xe buýt
Biển số
OF-385765
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
648
Động cơ
246,538 Mã lực
Tuổi
42
Em ủn giúp. Ko có chuyên môn luật đọc kỹ cũng ù đầu, chả hiểu đc. Cũng may, trước em cho ông anh quen mượn sổ đỏ để vay nhưng ko xảy ra vđ gì.
 

inova2611

Xe container
Biển số
OF-28319
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
5,160
Động cơ
530,334 Mã lực
Nói chung muốn vợ con đỡ khổ thì không bao giờ cho ai vay, hoặc bảo lãnh hộ ạ. Có thì cho không thì thôi cụ ạ. Em chứng kiến nhiều pha như thế này ở các đơn vị là nhà thầu rồi ạ. Cuối cùng cô gì chú bác ra đuờng hết ạ.
 

thecuongxd3

Xe tải
Biển số
OF-11419
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
445
Động cơ
533,665 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em được cái chả cho ai vay tiền bao giờ.
Cụ commnet như này chứng tỏ quá ích kỷ lại còn nói. Vô phúc cho ai lấy phải cụ, nhà mình có việc, khó khăn cần giúp đỡ thì quay mặt làm ngơ vì sợ mất $. Em coi thường.
Chú cụ chủ vay tiền để kinh doanh, không may thua lỗ thôi. Gia đình anh em phải đùm bọc lẫn nhau. Không may thì cùng nhau gỡ. Khi ký HD bảo lãnh chắc nhà cụ chủ không để ý đến các điều khoản và không yêu cầu nêu rõ là chỉ đảm bảo cho duy nhất khoản vay đó đâu nên tìm cách gỡ thôi cụ ạ.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
4,658
Động cơ
576,349 Mã lực
Em nhớ không nhầm thì ở cmt nào đó cụ chủ cũng có nói là nhờ có ông chú mà gia đình mới có được như thế này. Anh em trong gia đình giúp nhau là thường, ông chú làm ăn vào thời khó khăn, lãi ngân hàng giai đoạn 2010-2012 các cụ thừa biết. Nay ông chú chẳng may sa cơ, nhà cụ chủ có nguy cơ bị ngân hàng phát mãi, lên đây nhiều cụ cmt chán quá
Em hỏi thật, tiền các cụ khi chết có mang theo được không hay cũng chỉ hai tay nắm ***, trong khi đó thì có cụ còn định bảo chủ thớt kiện lại cho ông chú đi tù mà cũng chỉ vì cái chỗ chui ra chui vào
Chả ai nắm tay từ sáng tới tối được, nhà cụ chủ là cũng chỉ vì muốn yên chuyện nên muốn bán nhà đi trả nợ và dôi ra ít để mua chỗ khác
Ngân hàng thì nó đang cầm sổ lên làm trò chứ còn không cứ kệ cmn đi,
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Bình thường em không có ý kiến đâu, vì cá nhân em cho rằng vay thì phải trả, nhưng trường hợp này thật sự thông cảm với gia đình cụ chủ và những gia đình khác có thể gặp phải trường hợp này.

1. Cụ chủ đọc lại điều khoản cụ chụp từ Hợp đồng thế chấp ra rất chặt, không những ràng buộc nghĩa vụ của các Hợp đồng tín dụng phát sinh trước, Hợp đồng tín dụng phát sinh sau, còn ràng buộc toàn bộ các nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp Hợp đồng tín dụng bị Toà tuyên vô hiệu... Tuy nhiên, loại hồ sơ tín dụng ký nhiều đợt, bao gồm hợp đồng khung thế có có thể có 1 lỗi:

2. Các hợp đồng tín dụng trong điều khoản về Tài sản đảm bảo đều dẫn chiếu đến số Hợp đồng thế chấp và tài sản liên quan. Đại khái: "Chi tiết về tài sản, nghĩa vụ... được các bên thoả thuận tại Hợp đồng thế chấp số... ngày... ký tại Phòng Công chứng...". Việc này khẳng định nghĩa vụ của Hợp đồng tín dụng được đảm bảo bởi tài sản được thế chấp theo Hợp đồng thế chấp dẫn chiếu.

Nhiều cán bộ ngân hàng sơ xuất, quên ký Phụ lục các Hợp đồng tín dụng phát sinh trước (nên tại các hợp đồng cũ chỉ dẫn chiếu tài sản và các hợp đồng thế chấp đã ký) để kê thêm tài sản và dẫn chiếu số Hợp đồng thế chấp phát sinh mới vào.

Chẻ câu từ thì Hợp đồng thế chấp rất chặt. Tuy nhiên ra Toà thì xem từ Hợp đồng tín dụng xem đi. Nếu Hợp đồng tín dụng cũ, phụ lục và các văn bản không tách rời Hợp đồng tín dụng cũ không có chỗ nào nói rằng nhận thêm căn nhà của cụ chủ làm tài sản đảm bảo, và không dẫn chiếu số Hợp đồng công chứng mới vào, thì đây cũng là điểm bất lợi cho ngân hàng, và có lợi cho gia đình cụ chủ.

3. Trên Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng phát sinh nếu chỉ có Bên vay (chú cụ chủ ký) mà không có Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ ký) thì hoàn toàn có thể lý luận: Tôi đồng ý đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Bên vay, tuy nhiên tôi cần được thông báo về nghĩa vụ ấy. Tôi không ký trên Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan tức là tôi không biết.

Việc cãi này sẽ hợp lý nếu Ngân hàng chưa có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ, hoặc có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ nhưng Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ) chưa ký trên đó mà chỉ có chú cụ chủ là Bên vay ký với Ngân hàng.

4. Tất cả những điều trên có thể kiểm tra hồ sơ, rồi thoả thuận với ngân hàng. Nếu không có thể mang ra Toà tại các buổi hoà giải để thoả thuận.

Chắc đây là lần đầu tiên và lần cuối cùng em khai thông tin kiểu này. :) Chúc gia đình cụ chủ bình an.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Cụ nói bậy quá, không biết gì thì ngồi nghe các cụ khác am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng tư vấn.
Loại này áp dụng với Hợp đồng tín dụng khung, tức là nội dung nói đại khái: Tổng số dư nợ cấp tín dụng không vượt quá ... đồng, chi tiết theo các hợp đồng tín dụng đi kèm và không tách rời hợp đồng khung này. Tuỳ câu từ, nhưng hợp đồng tín dụng khung có thể có hoặc có thể không khống chế số dư nợ tối đa.

Với Hợp đồng tín dụng khung thì Hợp đồng thế chấp công chứng sẽ dẫn chiếu số Hợp đồng tín dụng khung. Đại khái: Tài sản thế chấp theo hợp đồng này đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ phát sinh theo Hợp đồng tín dụng khung số... ngày... Như vậy, khi ký các Hợp đồng tín dụng con đính kèm với hợp đồng khung và dẫn chiếu số hợp đồng thế chấp công chứng, mặc nhiên coi là nghĩa vụ của hợp đồng con cũng được đảm bảo bởi tài sản đã ký công chứng thế chấp.

Có 1 nguyên tắc giữa Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp, đó là dẫn chiếu lẫn nhau. Hồ sơ ngân hàng là liên quan, ràng buộc chặt chẽ chứ không chỉ chặt chẽ rời rạc từng hợp đồng. Nên kiểm tra hồ sơ phải tổng thể.
 

Bông Xương Rồng.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-430204
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
5,162
Động cơ
244,740 Mã lực

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
2. Nếu Hợp đồng tín dụng cũ, phụ lục và các văn bản không tách rời Hợp đồng tín dụng cũ không có chỗ nào nói rằng nhận thêm căn nhà của cụ chủ làm tài sản đảm bảo, và không dẫn chiếu số Hợp đồng công chứng mới vào, thì đây cũng là điểm bất lợi cho ngân hàng, và có lợi cho gia đình cụ chủ.

3. Trên Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng phát sinh nếu chỉ có Bên vay (chú cụ chủ ký) mà không có Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ ký) thì hoàn toàn có thể lý luận: Tôi đồng ý đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Bên vay, tuy nhiên tôi cần được thông báo về nghĩa vụ ấy. Tôi không ký trên Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan tức là tôi không biết.

Việc cãi này sẽ hợp lý nếu Ngân hàng chưa có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ, hoặc có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ nhưng Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ) chưa ký trên đó mà chỉ có chú cụ chủ là Bên vay ký với Ngân hàng.
2. Việc nhận thêm tài sản để bảo lãnh nó nằm trong điều khoản của hợp đồng thế chấp. Ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay bổ sung tài sản thế chấp mới nếu tài sản thế chấp cũ cho món vay cũ không còn đủ điều kiện nữa.

3. Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh được ký giữa ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Hợp đồng tín dụng được ký giữa hai bên ( Bên cho vay ( bên nhận vảo lãnh): là ngân hàng, bên đi vay ( bên được bảo lãnh) là ông chú chủ thớt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top