[Funland] Nhà cháu sắp mất nhà, xin các cụ tư vấn

tihon22

Xe tăng
Biển số
OF-109721
Ngày cấp bằng
20/8/11
Số km
1,427
Động cơ
404,280 Mã lực
Cụ ơi khoản vay bảo đảm gốc có 800tr, lãi gần 300tr (tổng là 1,1 tỷ) thôi cụ ah. Cái 2,5 tỷ kia nhà cháu cũng ko rõ căn cứ vào cơ sở nào, vì các hợp đồng tín dụng khác đều có TS khác bảo đảm.
Cụ quẳng cái hd lên đây a e châm kiu cho
Chả bù e
E tình nguyện quang cả đất quăng cả trời mà ô nH vẫn bảo thương lượng ạ
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
2. Việc nhận thêm tài sản để bảo lãnh nó nằm trong điều khoản của hợp đồng thế chấp. Ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay bổ sung tài sản thế chấp mới nếu tài sản thế chấp cũ cho món vay cũ không còn đủ điều kiện nữa.

3. Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh được ký giữa ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Hợp đồng tín dụng được ký giữa hai bên ( Bên cho vay ( bên nhận vảo lãnh): là ngân hàng, bên đi vay ( bên được bảo lãnh) là ông chú chủ thớt.
1. Có quyền yêu cầu bổ sung thêm chứ không phải cứ yêu cầu là được bổ sung thêm. Ghi nhận bổ sung thêm phải đầy đủ các văn bản/hợp đồng.

2. Về nguyên tắc, tôi ký vào đâu là tôi đã đọc ở đấy. Khi tôi ký hợp đồng thế chấp tài sản của tôi với các ông các ông bảo mẫu hợp đồng của các ông thế không sửa được, ký chung chung vậy thôi, tôi không biết Bên vay tức là ông chú nhà tôi đã từng ký hợp đồng tín dụng trước với ông. Nếu ông đàng hoàng ông phải có văn bản thông báo tôi, hoặc cho tôi ký giấy tờ văn bản liên quan đến hợp đồng tín dụng trước đây. Tôi đồng ý mang tài sản ra bảo lãnh cho ông chú tôi chứ tôi không nói là muốn làm gì thì làm không cần thông báo tôi, qua mặt tôi. Vậy là các ông là Ngân hàng, là tổ chức lớn mà có hành vi như lừa tôi à?


Cãi thì như trên ạ.

Còn bố mẹ cụ chủ thớt em nghĩ chỉ ký cái hợp đồng thế chấp công chứng, với cái hợp đồng tín dụng 800tr thôi.

Nếu các cụ nhớ được gì thì tốt. Còn không đến ngân hàng hỏi, đâu cái cũ đâu, các ông đưa tôi xem. Nhìn thì biết có ký hay không ngay mà cụ.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,764
Động cơ
270,366 Mã lực
Cụ commnet như này chứng tỏ quá ích kỷ lại còn nói. Vô phúc cho ai lấy phải cụ, nhà mình có việc, khó khăn cần giúp đỡ thì quay mặt làm ngơ vì sợ mất $. Em coi thường.
Chú cụ chủ vay tiền để kinh doanh, không may thua lỗ thôi. Gia đình anh em phải đùm bọc lẫn nhau. Không may thì cùng nhau gỡ. Khi ký HD bảo lãnh chắc nhà cụ chủ không để ý đến các điều khoản và không yêu cầu nêu rõ là chỉ đảm bảo cho duy nhất khoản vay đó đâu nên tìm cách gỡ thôi cụ ạ.
Theo tôi cái khó khăn cần giúp đỡ chỉ khi ốm đau bệnh tật, hoặc khi quá nghèo không có vốn làm ăn.

Còn thể loại mượn nhà đi cắm thì không gọi là khó khăn, mà là loại có sỏi trong đầu rồi.

Nhãn tiền đấy, chuẩn bị ra đê rồi ông chú có quay lại đâu.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
1. Có quyền yêu cầu bổ sung thêm chứ không phải cứ yêu cầu là được bổ sung thêm. Ghi nhận bổ sung thêm phải đầy đủ các văn bản/hợp đồng.

2. Tôi đồng ý mang tài sản ra bảo lãnh cho ông chú tôi chứ tôi không nói là muốn làm gì thì làm không cần thông báo tôi, qua mặt tôi. Vậy là các ông là Ngân hàng, là tổ chức lớn mà có hành vi như lừa tôi à?


Cãi thì như trên ạ.
1. Việc bổ sung thêm tài sản cho món vay cũ đã được ghi nhận trong hợp đồng thế chấp mới, đã được bên bảo lãnh đồng ý chấp thuận và ký.

2. Thế sao lúc đọc hợp đồng thấy có điều khoản " tài sản này thế chấp cho CÂC KHOẢN VAY CŨ VÀ MỚI PHÁT SINH" thì sao không cãi ngay đi, sao không nói là tôi yêu cầu ngân hàng phải thế này thế kia, phải cho tôi biết về khoản vay cũ thì tôi mới đồng ý ký bảo lãnh?

Thực ra ngân hàng nó éo quan tâm vấn đề ông bảo lãnh biết cái gì, biết đến đâu. Nó chỉ quan tâm là làm thế nào cho ĐÚNG và ĐỦ các thủ tục để giải ngân cho khách hàng. Còn chuyện nội bộ trong nhà các bên thì tự thỏa thuận và giải quyết với nhau ( tình trạng vay nợ ra sao, làm ăn như thế nào...).

Cãi như cụ tư vấn gọi là cãi cùn đấy ạ.

Còn nhà cụ chủ, khi đã xác định cho ông chú mượn nhà để vay vốn, thì cũng phải xác định trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là ông chú làm ăn thua lỗ ( lỗ chính đáng, không lừa đảo gì nhau ở đây cả) không có tiền trả nợ, bị ngân hàng thu nhà để siết nợ.Lời ăn lỗ chịu, đấy là chuyện bình thường trong việc làm ăn.

Giờ xảy ra chuyện lại kêu như vạc, lại đổ cho bên này bên kia, vậy là sao?
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,867
Động cơ
633,720 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Trong tứ đại ngu có gánh nợ hộ cụ không biết à? Bây giờ thuê luật sư xem lại hợp đồng đi cụ. Nhưng em nói luôn là khả năng cụ phải trả 2,5 tỉ là cao đấy ạ.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
1. Việc bổ sung thêm tài sản cho món vay cũ đã được ghi nhận trong hợp đồng thế chấp mới, đã được bên bảo lãnh đồng ý chấp thuận và ký.

2. Thế sao lúc đọc hợp đồng thấy có điều khoản " tài sản này thế chấp cho CÂC KHOẢN VAY CŨ VÀ MỚI PHÁT SINH" thì sao không cãi ngay đi, sao không nói là tôi yêu cầu ngân hàng phải thế này thế kia, phải cho tôi biết về khoản vay cũ thì tôi mới đồng ý ký bảo lãnh?

Thực ra ngân hàng nó éo quan tâm vấn đề ông bảo lãnh biết cái gì, biết đến đâu. Nó chỉ quan tâm là làm thế nào cho ĐÚNG và ĐỦ các thủ tục để giải ngân cho khách hàng. Còn chuyện nội bộ trong nhà các bên thì tự thỏa thuận và giải quyết với nhau ( tình trạng vay nợ ra sao, làm ăn như thế nào...).

Cãi như cụ tư vấn gọi là cãi cùn đấy ạ.

Còn nhà cụ chủ, khi đã xác định cho ông chú mượn nhà để vay vốn, thì cũng phải xác định trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là ông chú làm ăn thua lỗ ( lỗ chính đáng, không lừa đảo gì nhau ở đây cả) không có tiền trả nợ, bị ngân hàng thu nhà để siết nợ.Lời ăn lỗ chịu, đấy là chuyện bình thường trong việc làm ăn.

Giờ xảy ra chuyện lại kêu như vạc, lại đổ cho bên này bên kia, vậy là sao?
Cụ thử cãi giống em xem có cùn không? :)

Cụ có biết vì sao ngân hàng nó bắt ký nháy từng trang hợp đồng không? Là vì nó sợ ông vay hay bảo lãnh cãi là chưa đọc từng tờ, hoặc bảo nó thay tờ khác ông chưa đọc. Việc hiểu với nhau là một chuyện, xác nhận đã đọc, đã hiểu là chuyện khác.

Việc yêu cầu bổ sung tài sản và chấp thuận sẽ bổ sung nếu xảy ra tình trạng Tài sản đảm bảo giảm giá chỉ là cam kết. Từ cam kết đến thực hiện cần quá trình được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật.

Còn nói để cụ biết, thử không dẫn chiếu tài sản và Hợp đồng thế chấp vào Hợp đồng tín dụng xem ra Tòa nó thế nào. Xin lỗi cụ, không Thẩm phán nào có nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ kinh tế chuyên sâu. Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán. Trước giờ Ngân hàng thắng vì mặc định Ngân hàng nói Phải hơn thôi. Cụ mà nói Phải ngang hoặc hơn Ngân hàng thì chưa biết đâu.

P/s: Em cũng đồng ý với cụ vay là phải trả. Nhưng trường hợp cụ chủ và các nhà khác nếu cùng hoàn cảnh là Bên bảo lãnh thôi. Có nhiều người rơi vào hoàn cảnh này, và em cũng chỉ tư vấn trường hợp này thôi.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Cụ thử cãi giống em xem có cùn không? :)

Cụ có biết vì sao ngân hàng nó bắt ký nháy từng trang hợp đồng không? Là vì nó sợ ông vay hay bảo lãnh cãi là chưa đọc từng tờ, hoặc bảo nó thay tờ khác ông chưa đọc. Việc hiểu với nhau là một chuyện, xác nhận đã đọc, đã hiểu là chuyện khác.

Việc yêu cầu bổ sung tài sản và chấp thuận sẽ bổ sung nếu xảy ra tình trạng Tài sản đảm bảo giảm giá chỉ là cam kết. Từ cam kết đến thực hiện cần quá trình được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật.

Còn nói để cụ biết, thử không dẫn chiếu tài sản và Hợp đồng thế chấp vào Hợp đồng tín dụng xem ra Tòa nó thế nào. Xin lỗi cụ, không Thẩm phán nào có nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ kinh tế chuyên sâu. Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán. Trước giờ Ngân hàng thắng vì mặc định Ngân hàng nói Phải hơn thôi. Cụ mà nói Phải ngang hoặc hơn Ngân hàng thì chưa biết đâu.

P/s: Em cũng đồng ý với cụ vay là phải trả. Nhưng trường hợp cụ chủ và các nhà khác nếu cùng hoàn cảnh là Bên bảo lãnh thôi. Có nhiều người rơi vào hoàn cảnh này, và em cũng chỉ tư vấn trường hợp này thôi.
1. " Cụ có biết vì sao ngân hàng nó bắt ký nháy từng trang hợp đồng không? Là vì nó sợ ông vay hay bảo lãnh cãi là chưa đọc từng tờ, hoặc bảo nó thay tờ khác ông chưa đọc. Việc hiểu với nhau là một chuyện, xác nhận đã đọc, đã hiểu là chuyện khác." :

Cái này có khác gì rạch mặt ăn vạ không hả cụ? Thế sao khi ký hợp đồng không nói ngay là tôi không hiểu đi? Khi đã ký kết hợp đồng với nhau rồi thì vấn đê là phải tuân thủ theo pháp luật, chứ ngồi đó mà cãi là tôi hiểu hay không hiểu? Như vậy không phải là cãi cùn thì là gì?

Em kiến nghị với các cụ làm bên công chứng là khi các bên vay vốn hoặc bên bảo lãnh ký hợp đồng thế chấp, thay vì ghi câu" tôi đã đọc và đồng ý" ở cuối trang thì nên bắt ghi rõ là " tôi đã đọc, ĐÃ HIỂU, và đồng ý".
Nguyên tắc, người ký hđ các thể lọai phải đủ năng lực hành vi dân sự. Quốc hội nhà em khoá tới sẽ bổ sung quy định xuất trình giấy chứng nhận tâm thần không phân liệt trước khi ký và công chứng.
Vì tại thực tế hiện nay rất nhiều ông ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu về hiến pháp và pháp luật, cứ gặp khó khăn là thi triển món rạch mặt ăn vạ kiểu anh Trí Phèo thời phong kiến mông muội mà đếch cần quan tâm đến mình đúng sai ở chỗ nào
2. Việc yêu cầu bổ sung tài sản và chấp thuận sẽ bổ sung nếu xảy ra tình trạng Tài sản đảm bảo giảm giá chỉ là cam kết. Từ cam kết đến thực hiện cần quá trình được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật.

Điều khoản nghĩa vụ của bên vay trong việc bổ sung tài sản thế chấp đã được thể hiện trong hợp đồng thế chấp ( hoặc hợp đồng tín dụng cũ) và hợp đồng thế chấp mới, được các bên chấp thuận và ký kết. Việc theo dõi giá trị tài sản bảo đảm của bên vay tăng hay giảm được thông qua biên bản kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ của ngân hàng theo đúng như quy định của pháp luật. Khi phát hiện giá trị tài sản giảm đột biến, ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay bổ sung tài sản cho món vay đó. Điều này chắc chắn ngân hàng đã làm trong biên bản định giá lại tài sản trong trường hợp của cụ chủ thớt.

Như vậy có được gọi là " được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật " như cụ nói không? Nếu cụ nói không phải thì xin cụ dẫn chứng luật, quy trình thực hiện, để thể hiện điều cụ nói là đúng.

3."... thử không dẫn chiếu tài sản và Hợp đồng thế chấp vào Hợp đồng tín dụng xem ra Tòa nó thế nào. Xin lỗi cụ, không Thẩm phán nào có nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ kinh tế chuyên sâu. Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán..

Hợp đồng tín dụng chỉ là sự cam kết vay vốn, quyền và nghĩa vụ giữa bên vay và bên cho vay, không liên quan tới bên bảo lãnh. Khi có sự tranh chấp về tài sản bảo lãnh, bên toà họ chỉ căn cứ chủ yếu vào hợp đồng bảo lãnh, thế chấp.

Nói nôm na là một khi ông A đã dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho ông B vay vốn, thì ông B muốn làm gì thì làm với ngân hàng ( ký kết hợp đồng tín dụng) là chuyện của ông B, không liên quan đến ông A. Miễn là vẫn trong phạm vi ông A cho phép thông qua các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh. ( bằng hợp đồng bảo lãnh, chứ không phải hợp đồng tín dụng)

Vấn đề ở đây không phải là " Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán..", mà phải là đúng luật pháp.

 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
1. " Cụ có biết vì sao ngân hàng nó bắt ký nháy từng trang hợp đồng không? Là vì nó sợ ông vay hay bảo lãnh cãi là chưa đọc từng tờ, hoặc bảo nó thay tờ khác ông chưa đọc. Việc hiểu với nhau là một chuyện, xác nhận đã đọc, đã hiểu là chuyện khác." :

Cái này có khác gì rạch mặt ăn vạ không hả cụ? Thế sao khi ký hợp đồng không nói ngay là tôi không hiểu đi? Khi đã ký kết hợp đồng với nhau rồi thì vấn đê là phải tuân thủ theo pháp luật, chứ ngồi đó mà cãi là tôi hiểu hay không hiểu? Như vậy không phải là cãi cùn thì là gì?







2. Việc yêu cầu bổ sung tài sản và chấp thuận sẽ bổ sung nếu xảy ra tình trạng Tài sản đảm bảo giảm giá chỉ là cam kết. Từ cam kết đến thực hiện cần quá trình được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật.

Điều khoản nghĩa vụ của bên vay trong việc bổ sung tài sản thế chấp đã được thể hiện trong hợp đồng thế chấp ( hoặc hợp đồng tín dụng cũ) và hợp đồng thế chấp mới, được các bên chấp thuận và ký kết. Việc theo dõi giá trị tài sản bảo đảm của bên vay tăng hay giảm được thông qua biên bản kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ của ngân hàng theo đúng như quy định của pháp luật. Khi phát hiện giá trị tài sản giảm đột biến, ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay bổ sung tài sản cho món vay đó. Điều này chắc chắn ngân hàng đã làm trong biên bản định giá lại tài sản trong trường hợp của cụ chủ thớt.

Như vậy có được gọi là " được văn bản hoá theo đúng quy định pháp luật " như cụ nói không? Nếu cụ nói không phải thì xin cụ dẫn chứng luật, quy trình thực hiện, để thể hiện điều cụ nói là đúng.

3."... thử không dẫn chiếu tài sản và Hợp đồng thế chấp vào Hợp đồng tín dụng xem ra Tòa nó thế nào. Xin lỗi cụ, không Thẩm phán nào có nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ kinh tế chuyên sâu. Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán..

Hợp đồng tín dụng chỉ là sự cam kết vay vốn, quyền và nghĩa vụ giữa bên vay và bên cho vay, không liên quan tới bên bảo lãnh. Khi có sự tranh chấp về tài sản bảo lãnh, bên toà họ chỉ căn cứ chủ yếu vào hợp đồng bảo lãnh, thế chấp.

Nói nôm na là một khi ông A đã dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho ông B vay vốn, thì ông B muốn làm gì thì làm với ngân hàng ( ký kết hợp đồng tín dụng) là chuyện của ông B, không liên quan đến ông A. Miễn là vẫn trong phạm vi ông A cho phép thông qua các điều khoản trong hợp đồng bảo lãnh. ( bằng hợp đồng bảo lãnh, chứ không phải hợp đồng tín dụng)

Vấn đề ở đây không phải là " Nói phải củ cải còn nghe nữa là Thẩm phán..", mà phải là đúng luật pháp.


Em không tranh luận với cụ, bởi vì có thể cụ chưa đọc kỹ những thông tin em chia sẻ, hoặc cố tình không hiểu. Mà nếu đã thế thì không thể giải thích được.

Cần phân biệt rõ ràng: Cái gì là cam kết sẽ thực hiện, cái gì là giao kết được xác lập bằng văn bản. Cụ cứ nhắc đi nhắc lại việc cam kết bổ sung tài sản, với biên bản kiểm tra sau, biên bản định giá. Trong khi việc bổ sung tài sản chỉ được xác nhận là hoàn thành nếu: (1) Ký hợp đồng thế chấp tài sản mới; (2) Dẫn chiếu bổ sung tài sản mới và hợp đồng thế chấp mới vào hợp đồng tín dụng cũ.

Việc ký hợp đồng công chứng cũng là để đảm bảo có bên thứ ba xác nhận các bên tham gia giao kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi, hoàn toàn tự nguyện, đã đọc và hiểu toàn bộ nội dung hợp đồng.

Chứ còn chứng minh được dù một phần hay toàn bộ là 1 hoặc 1 vài bên tham gia chưa đọc hoặc đọc chưa hiểu, hoặc chưa được giải thích về 1 phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng thì có khác gì lấy cái giấy chứng nhận bị thần kinh nên không hiểu đã làm gì, đã ký gì đâu cụ?

Ngoài ra, cụ nhấn mạnh việc ĐÚNG LUẬT PHÁP, thì cụ phải hiểu là chỉ có đúng quy trình, đúng quy định, đúng thủ tục, đầy đủ các bước mới được ghi nhận là ĐÚNG LUẬT PHÁP cụ nhé.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Cần phân biệt rõ ràng: Cái gì là cam kết sẽ thực hiện, cái gì là giao kết được xác lập bằng văn bản. Cụ cứ nhắc đi nhắc lại việc cam kết bổ sung tài sản, với biên bản kiểm tra sau, biên bản định giá. Trong khi việc bổ sung tài sản chỉ được xác nhận là hoàn thành nếu: (1) Ký hợp đồng thế chấp tài sản mới; (2) Dẫn chiếu bổ sung tài sản mới và hợp đồng thế chấp mới vào hợp đồng tín dụng cũ.
(2) với (1) thì có khác gì nhau hả cụ? Và thực tế cái điều (2) đã được thể hiện trong cái (1).

 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Nhiều nhân viên ngân hàng, kể cả nhân viên các văn phòng công ty, khi tham gia quá trình soạn thảo và quản lý giấy tờ, văn bản, hợp đồng làm việc một cách máy móc, không hiểu bản chất việc mình làm là để làm gì? đảm bảo cho cái gì? nếu làm sai, làm thiếu, làm sót thì sẽ có hậu quả gì? Nên rất vô tư.

Nhiều bạn cứ bắt ký nháy chỉ là vì quy định của ngân hàng thế, không hiểu là để làm gì. Cứ bắt đóng dấu giáp lai vì thủ tục, cũng không hiểu giáp lai để làm gì? Giáp lai có quy định của giáp lai chứ không phải thích đóng thế nào cũng được, đóng sai đóng lại. Nhiều khi một cái lỗi Enter xuống dòng giữa Hợp đồng mẫu do pháp chế soạn sẵn cùng làm hỏng nội dung hợp đồng.

Vì thế, đừng quá tự tin nội dung 1 hợp đồng riêng lẻ chặt chẽ là toàn bộ đã chặt chẽ rồi. Nhiều khi chỉ sai phạm về hình thức cũng có thể làm cho toàn bộ cái hợp đồng vô hiệu, dẫn đến toàn bộ hồ sơ bị ảnh hưởng.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
(2) với (1) thì có khác gì nhau hả cụ? Và thực tế cái điều (2) đã được thể hiện trong cái (1).

Cụ nhầm ở chỗ, Bên đảm bảo cam kết đảm bảo cho mọi nghĩa vụ phát sinh trước, trong, và sau khi ký hợp đồng tín dụng 800 triệu, đảm bảo cho mọi nghĩa vụ thanh toán kể cả trong trường hợp mọi hợp đồng tín dụng vô hiệu; Tuy nhiên, không hề nói là đảm bảo cho những nghĩa vụ Bên bảo lãnh không được biết. Và nguyên tắc, trong hợp đồng tín dụng phải nêu rõ nghĩa vụ nợ của nó được đảm bảo bằng tài sản, những tài sản nào.

Chính cái lỗi có thể sai sót này làm đẻ ra cái Hợp đồng tín dụng khung, hay nhiều ngân hàng gọi là Hợp Đồng Hạn Mức Tín Dụng, để quơ toàn bộ nghĩa vụ nợ vào 1 cái thôi, dẫn chiếu nó thẳng vào Hợp đồng thế chấp, thay vì lủn mủn dẫn chiếu hợp đồng thế chấp vào từng hợp đồng tín dụng nhỏ.

Cái gì cũng có cái lý của nó. Ngụ ý không có nghĩa là chắc chắn nó như thế. Đã ra Toà là chỉ công nhận cái gì có sẵn, rõ ràng, ai cũng hiểu cùng 1 nghĩa và không có ai có thể hiểu theo nghĩa nào khác được nữa.

Vì thế nên tránh nhất trong văn bản hợp đồng là những cái gì đa nghĩa, có thể hiểu nhiều hướng, nhiều cách xử lý sẽ dẫn đến tranh chấp kéo dài sau này.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Cần phân biệt rõ ràng: Cái gì là cam kết sẽ thực hiện, cái gì là giao kết được xác lập bằng văn bản.
Hỏi cụ là hợp đồng bảo lãnh là cam kết sẽ thực hiện hay giao kết được xác lập bằng văn bản?

A vay tiền của ngân hàng, thế chấp nhà, đã ký hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. ( sau đây gọi là cam kết sẽ thực hiện như cụ nói)

A thua lỗ, ngân hàng đến đòi tịch thu nhà.

A không đồng ý, bắt ngân hàng phải ký biên bản có sự đồng ý của A mới được thu nhà. ( sau đây được gọi là giao kết được xác lập bằng văn bản như cụ nói)

A đúng luật???
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Hỏi cụ là hợp đồng bảo lãnh là cam kết sẽ thực hiện hay giao kết được xác lập bằng văn bản?

A vay tiền của ngân hàng, thế chấp nhà, đã ký hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. ( sau đây gọi là cam kết sẽ thực hiện như cụ nói)

A thua lỗ, ngân hàng đến đòi tịch thu nhà.

A không đồng ý, bắt ngân hàng phải ký biên bản có sự đồng ý của A mới được thu nhà. ( sau đây được gọi là giao kết được xác lập bằng văn bản như cụ nói)

A đúng luật???
Cụ đọc lại những gì em đã chia sẻ nhé. :D

Bản thân trong tư duy không mạch lạc thì rất khó thực hiện mạch lạc, đừng nói kiểm tra hồ sơ mạch lạc, và đừng nghĩ đến việc ra đến các cơ quan thẩm quyền có thể trình bày mạch lạc.

Mọi khái niệm phải được hiểu sâu sắc, triệt để và không có sự du di, nhầm lẫn.
 

Mầu Diệu Thảo

Xe cút kít
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
15,012
Động cơ
499,490 Mã lực
Bình thường em không có ý kiến đâu, vì cá nhân em cho rằng vay thì phải trả, nhưng trường hợp này thật sự thông cảm với gia đình cụ chủ và những gia đình khác có thể gặp phải trường hợp này.

1. Cụ chủ đọc lại điều khoản cụ chụp từ Hợp đồng thế chấp ra rất chặt, không những ràng buộc nghĩa vụ của các Hợp đồng tín dụng phát sinh trước, Hợp đồng tín dụng phát sinh sau, còn ràng buộc toàn bộ các nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp Hợp đồng tín dụng bị Toà tuyên vô hiệu... Tuy nhiên, loại hồ sơ tín dụng ký nhiều đợt, bao gồm hợp đồng khung thế có có thể có 1 lỗi:

2. Các hợp đồng tín dụng trong điều khoản về Tài sản đảm bảo đều dẫn chiếu đến số Hợp đồng thế chấp và tài sản liên quan. Đại khái: "Chi tiết về tài sản, nghĩa vụ... được các bên thoả thuận tại Hợp đồng thế chấp số... ngày... ký tại Phòng Công chứng...". Việc này khẳng định nghĩa vụ của Hợp đồng tín dụng được đảm bảo bởi tài sản được thế chấp theo Hợp đồng thế chấp dẫn chiếu.

Nhiều cán bộ ngân hàng sơ xuất, quên ký Phụ lục các Hợp đồng tín dụng phát sinh trước (nên tại các hợp đồng cũ chỉ dẫn chiếu tài sản và các hợp đồng thế chấp đã ký) để kê thêm tài sản và dẫn chiếu số Hợp đồng thế chấp phát sinh mới vào.

Chẻ câu từ thì Hợp đồng thế chấp rất chặt. Tuy nhiên ra Toà thì xem từ Hợp đồng tín dụng xem đi. Nếu Hợp đồng tín dụng cũ, phụ lục và các văn bản không tách rời Hợp đồng tín dụng cũ không có chỗ nào nói rằng nhận thêm căn nhà của cụ chủ làm tài sản đảm bảo, và không dẫn chiếu số Hợp đồng công chứng mới vào, thì đây cũng là điểm bất lợi cho ngân hàng, và có lợi cho gia đình cụ chủ.

3. Trên Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng phát sinh nếu chỉ có Bên vay (chú cụ chủ ký) mà không có Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ ký) thì hoàn toàn có thể lý luận: Tôi đồng ý đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Bên vay, tuy nhiên tôi cần được thông báo về nghĩa vụ ấy. Tôi không ký trên Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ liên quan tức là tôi không biết.

Việc cãi này sẽ hợp lý nếu Ngân hàng chưa có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ, hoặc có Phụ lục Hợp đồng tín dụng cũ nhưng Bên bảo đảm (Bố mẹ cụ chủ) chưa ký trên đó mà chỉ có chú cụ chủ là Bên vay ký với Ngân hàng.

4. Tất cả những điều trên có thể kiểm tra hồ sơ, rồi thoả thuận với ngân hàng. Nếu không có thể mang ra Toà tại các buổi hoà giải để thoả thuận.

Chắc đây là lần đầu tiên và lần cuối cùng em khai thông tin kiểu này. :) Chúc gia đình cụ chủ bình an.
Em kính đề nghị các cụ làm tín dụng ngân hàng trên này đọc kỹ những gì cụ Colorful chia xẻ.
Chẳng may quên một cái phụ lục là em e "lành ít dữ nhiều"
Em tin là đến tầm này các bank đều đã xây dựng đươc̣ một bộ quy trình và hướng dẫn công việc đầy đủ cho các loại nghiệp vụ để tránh tối đa rủi ro (cho bank) phát sinh trong công việc.
Do vậy nhân viên trực tiếp vận hành mà sai thì đương nhiên là đứt.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
1. Cụ nhầm ở chỗ, Bên đảm bảo cam kết đảm bảo cho mọi nghĩa vụ phát sinh trước, trong, và sau khi ký hợp đồng tín dụng 800 triệu, đảm bảo cho mọi nghĩa vụ thanh toán kể cả trong trường hợp mọi hợp đồng tín dụng vô hiệu; Tuy nhiên, không hề nói là đảm bảo cho những nghĩa vụ Bên bảo lãnh không được biết. 2. Và nguyên tắc, trong hợp đồng tín dụng phải nêu rõ nghĩa vụ nợ của nó được đảm bảo bằng tài sản, những tài sản nào.
1. Hai cái dòng đỏ của cụ đang mâu thuẫn với nhau.

Cụ hiểu bản chất của " BẢO LÃNH" hay " UỶ QUYỀN" là gì khồng ạ?

2. Nếu không nêu rõ thì làm sao? Hợp đồng tín dụng vô hiệu à, hay hợp đồng thế chấp liên quan đến tài sản đó vô hiệu?

Cái này cần cụ dẫn chứng theo luật cụ thể.

Chính cái lỗi có thể sai sót này làm đẻ ra cái Hợp đồng tín dụng khung, hay nhiều ngân hàng gọi là Hợp Đồng Hạn Mức Tín Dụng, để quơ toàn bộ nghĩa vụ nợ vào 1 cái thôi, dẫn chiếu nó thẳng vào Hợp đồng thế chấp, thay vì lủn mủn dẫn chiếu hợp đồng thế chấp vào từng hợp đồng tín dụng nhỏ.

Cụ hiểu bản chất của hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng không ạ? Cái ý cụ nói "quơ toàn bộ nghĩa vụ nợ vào 1 cái" đó đã giúp ích rất nhiều về mặt thời gian, thủ tục hồ sơ vay vốn cho bên vay vốn đó cụ.

Cụ nói có vẻ am hiểu luật, nhưng khi yêu cầu dẫn chứng theo luật để chứng minh những điều mình nói là đúng lại không thể hiện được.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
1. Hai cái dòng đỏ của cụ đang mâu thuẫn với nhau.

Cụ hiểu bản chất của " BẢO LÃNH" hay " UỶ QUYỀN" là gì khồng ạ?

2. Nếu không nêu rõ thì làm sao? Hợp đồng tín dụng vô hiệu à, hay hợp đồng thế chấp liên quan đến tài sản đó vô hiệu?

Cái này cần cụ dẫn chứng theo luật cụ thể.




Cụ hiểu bản chất của hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng không ạ? Cái ý cụ nói "quơ toàn bộ nghĩa vụ nợ vào 1 cái" đó đã giúp ích rất nhiều về mặt thời gian, thủ tục hồ sơ vay vốn cho bên vay vốn đó cụ.

Cụ nói có vẻ am hiểu luật, nhưng khi yêu cầu dẫn chứng theo luật để chứng minh những điều mình nói là đúng lại không thể hiện được.
Kính cụ. :)

Chỉ cần từng làm tín dụng ngân hàng và có căn bản thì sẽ thừa hiểu những gì em đã nói.

Không cần làm ngân hàng nhưng chịu tư duy logic và chịu đọc, chịu hiểu cũng sẽ nắm được vấn đề.

Em không nói có vẻ am hiểu luật mà em biết chắc chắn về những gì em nói.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Em kính đề nghị các cụ làm tín dụng ngân hàng trên này đọc kỹ những gì cụ Colorful chia xẻ.
Chẳng may quên một cái phụ lục là em e "lành ít dữ nhiều"
Em tin là đến tầm này các bank đều đã xây dựng đươc̣ một bộ quy trình và hướng dẫn công việc đầy đủ cho các loại nghiệp vụ để tránh tối đa rủi ro (cho bank) phát sinh trong công việc.
Do vậy nhân viên trực tiếp vận hành mà sai thì đương nhiên là đứt.
Các ngân hàng khoảng chục năm nay tách riêng mảng thẩm định tín dụng với quản lý hồ sơ tín dụng. Đa số nhân viên thẩm định không nắm được quá trình soạn thảo hợp đồng cũng như quản lý giải ngân/thu nợ sau này. Trong khi đa số nhân viên quản lý hồ sơ thì làm việc máy móc như thư ký chứ không thực sự hiểu sâu về nghiệp vụ tín dụng. Quá trình dạy nghề càng ngày càng truyền miệng và máy móc chứ không đi vào bản chất để những người tham gia hiểu và biết sợ nếu làm sai.

Nếu người lãnh đạo trực tiếp và/hoặc người quản lý bộ phận mà không sát sao thì việc bỏ sót hồ sơ, hoặc xử lý không đúng quy trình/thủ tục của nhân viên quản lý hồ sơ tín dụng không phải hiếm đâu ạ.
 

Mầu Diệu Thảo

Xe cút kít
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
15,012
Động cơ
499,490 Mã lực
Các ngân hàng khoảng chục năm nay tách riêng mảng thẩm định tín dụng với quản lý hồ sơ tín dụng. Đa số nhân viên thẩm định không nắm được quá trình soạn thảo hợp đồng cũng như quản lý giải ngân/thu nợ sau này. Trong khi đa số nhân viên quản lý hồ sơ thì làm việc máy móc như thư ký chứ không thực sự hiểu sâu về nghiệp vụ tín dụng. Quá trình dạy nghề càng ngày càng truyền miệng và máy móc chứ không đi vào bản chất để những người tham gia hiểu và biết sợ nếu làm sai.

Nếu người lãnh đạo trực tiếp và/hoặc người quản lý bộ phận mà không sát sao thì việc bỏ sót hồ sơ, hoặc xử lý không đúng quy trình/thủ tục của nhân viên quản lý hồ sơ tín dụng không phải hiếm đâu ạ.
Em hiểu và trân trọng những gì mà cụ đã "tự vạch áo" ạ.
Ý em là việc các nhân viên (có thể hiểu ít hay nhiều, nông hay sâu) nên đọc và tuân thủ triệt để các quy định và hướng dẫn công việc ( điều mà đôi khi mải chạy theo doanh số với chỉ tiêu mà mình tặc lưỡi hay lơ là) để tránh rủi ro cho chính bản thân họ ạ.
 

Colorful

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178781
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
2,194
Động cơ
350,730 Mã lực
Em hiểu và trân trọng những gì mà cụ đã "tự vạch áo" ạ.
Ý em là việc các nhân viên (có thể hiểu ít hay nhiều, nông hay sâu) nên đọc và tuân thủ triệt để các quy định và hướng dẫn công việc ( điều mà đôi khi mải chạy theo doanh số với chỉ tiêu mà mình tặc lưỡi hay lơ là) để tránh rủi ro cho chính bản thân họ ạ.
Sao cụ không hiểu là em nhắc nhở. :)

Nếu không phải nhân viên ngân hàng cũng khó để tìm thấy lỗi trong hồ sơ. Còn nếu cụ/mợ nào đọc mà thấy có thể có lỗi ở đâu đó thì vẫn còn thời gian và cách để sửa đấy ạ. Đừng biện minh, nên tìm cách khắc phục thì hơn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top