Mời các cụ thẩm 2 cái sơ đồ điện an toàn của 2 hãng khác nhau.
Cụ nào dân chuyên giải thích hộ em đã có áp chống giật tổng rồi, thì có cần lắp thêm áp chống giật phụ cho từng thiết bị như sơ đồ của Simon dưới đây không ạ. Em hỏi ông thầu điện nước nhà em, thì ông ấy bảo, cả 2 áp chống giật/RCCB ( áp tổng và áp phụ ) đều sẽ nhảy nếu bị rò điện ( ví dụ như phần ổ cắm bị rò điện ). Ngoài ra ông ấy bảo, trừ MCB tổng và RCCB tổng, còn lại lấy MCB loại 1 pha ( át tép ) rồi ông ấy đi dây L cho các thiết bị thôi ( mà em thấy ở sơ đồ dưới đây, đều là loại 2P hết, ngoại trừ bóng đèn, lò vi sóng ).Em chưa tin lắm nên mạnh dạn nhờ các cụ giỏi về điện tư vấn ạ.
Về cơ bản cả 2 sơ đồ đều áp dụng được, tuy nhiên phần thiết kế chống sét lan truyền chưa chuẩn.
- At cho bộ chống sét dòng chịu phải lớn hơn dòng At tổng. Trong trường hợp có sét lan truyền, dòng sét truyền qua At tổng => At chống sét => bộ cắt sét. Lắp đặt như trên thì At của bộ cắt sét sẽ cắt trước At tổng, lúc đó tính năng cắt sét bị mất tác dụng.
Mục đích của At cắt sét kia chỉ để phục vụ việc thay thế bộ cắt sét khi nó hết tác dung (do thời gian, do cắt nhiều lần......). Vì vậy dòng của At cắt sét cần > dòng At tổng.
Hiện nay có những bộ cắt sét có thể thay thế hạt cắt sét nhanh, chỉ cần nhấc hạt cũ ra, thay hạt mới vào => không cần At cắt sét nữa, nối thẳng vào At tổng.
- Việc lắp bộ chống giật tổng là không nên, thực tế khí hậu ở ta nóng ẩm, nhất là mùa nồm. Vì vậy quá trình sử dụng sẽ rất mệt mỏi, vì RCCB tổng sẽ cắt liên tục và rất khó biết rò ở đâu. Chỉ cần lắp RCCB nhánh là được.
Bọn em làm HT điện cho công nghiệp cũng không khuyến khích sử dụng RCCB tổng bao giờ, chỉ lắp cho các nhánh sử dụng.
P/S: lưu ý vụ tiếp địa cho bộ cắt sét nên làm cẩn thận, nếu làm lởm khởm dễ tác dụng ngược lắm đấy