[Funland] Nguyễn Trãi Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trạng thái
Thớt đang đóng

BinhOT

Xe hơi
Biển số
OF-366259
Ngày cấp bằng
11/5/15
Số km
144
Động cơ
215,364 Mã lực
Ba trang rồi mà vẫn chưa mở bài các cụ nhỉ!
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nghe thì công trình có vẻ công phu, dài hơi. Nhưng có mấy việc rất đơn giản mà cụ Át không phát hiện ra, ví dụ như Nguyễn Hoàng được nàng tiên cá "Trảo trảo phu nhân" giúp. Rồi Nguyễn Hoàng được ưu ái vào trấn thủ nơi an toàn để bảo toàn hạt giống đỏ, mãi 10 năm sau mới gặp "địch" thế mà cụ Nguyễn không phát hiện ra sử Nguyễn phóng đại.... :D
Hình như nó không liên can chủ đề này cụ ạ
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,772
Động cơ
439,380 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Nghe thì công trình có vẻ công phu, dài hơi. Nhưng có mấy việc rất đơn giản mà cụ Át không phát hiện ra, ví dụ như Nguyễn Hoàng được nàng tiên cá "Trảo trảo phu nhân" giúp. Rồi Nguyễn Hoàng được ưu ái vào trấn thủ nơi an toàn để bảo toàn hạt giống đỏ, mãi 10 năm sau mới gặp "địch" thế mà cụ Nguyễn không phát hiện ra sử Nguyễn phóng đại.... :D
Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến !
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nguyễn Phi Khanh (1355 – 1428?) quê thôn Chi Ngại (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nay), trú làng Nhị Khê (thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội nay). Dưới triều Trần, Phi Khanh tên Ứng Long.
Nguyễn Phi Khanh xuất thân từ tầng lớp bình dân và dưới thời Trần ông có rất ít cơ hội để tiến thân trên quan trường do quan điểm gia tộc của nhà Trần rất nặng.
Ông đã làm gia sư dạy học dùng thơ nôm tán tỉnh và khiến cô con gái của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Thị Thái có thai rồi bỏ trốn. Tương tự thế một người bạn của ông là Hán Anh cũng quyến rũ cô Trần Thị Thai em Trần Thị Thái con gái của Trần Nguyên Đán
Trần Nguyên Đán là quý tộc có huyết thống trực hệ của hoàng tộc Trần là cháu của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải con của vua Trần Thái Tông
Nguyên Đán hiện đang làm Tư đồ của triều Trần tương đương tể tướng đứng đầu bá quan văn võ.
Trần Nguyên Đán có tư tưởng tiến bộ nên ông ta cho người tìm Nguyễn Ứng Long và Hán Anh về và gả 2 cô con gái cho để hợp thức hóa cái thai mở ra một cơ hội cho Ứng Long và Hán Anh tiến thân trong sự nghiệp quan trường nhà Trần.
Nguyễn Trãi chính là kết tinh của cái thai đó hay nói khác hơn nhờ có bào thai Nguyễn Trãi mà Ứng Long (Phi Khanh) đã đổi đời từ bình dân mà có cơ hội bước vào giới quý tộc nhà Trần.
Nhưng vua Trần những người cũng xuất thân từ bình dân đánh cá, nhờ hôn nhân mà có cả thiên hạ nên họ cực kỳ bài xích những kẻ bình dân nhờ hôn nhân tiến thân như Ứng Long.
Và Thượng hoàng Trần Dụ Tông đã ra phán quyết xem như định mệnh ngăn cản cơ hội tiến thân của Nguyễn Ứng Long và Hán Anh hai vị con rể nhà Trần Nguyên Đán.
Thượng hoàng kết luận trường hợp Ứng Long và người em cọc chèo Hán Anh như sau:
“Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng, bỏ không dùng”. (Toàn thư II, 183).
3 chữ phế bất dụng như là định mệnh đã khóa chặt con đường tiến thân của 2 chàng rể Ứng Long và Hán Anh bất chấp tài năng của cả hai khi đều đậu tiến sĩ năm Giáp dần 1374.
Số phận cả hai chàng rể lúc này khá bi đát.
 

ừ thì tên

Xe hơi
Biển số
OF-496090
Ngày cấp bằng
9/3/17
Số km
107
Động cơ
197,984 Mã lực
Tuổi
48
"đề phòng min mod khóa" nghĩa là gì cụ ?
Cụ nói ba xàm, ba láp, x.uye n tạc chăng mà phải đề phòng :)
Cụ có vẻ như là trnh sát của min mod ý nhỉ, ai mà ko biết các thớt lịch sử dù hay đến đâu đều bị xóa sạch, ko những của ông lát mà của các cụ khác như cụ doc cụ Ngao
Có vẻ có tật giật mình đó cụ Homo Deus ạ.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Theo Toàn Thư, vào năm Giáp Dần (1374): “[Tổ chức] thi Đình cho các Tiến sĩ. Ban cho Đào Sư Tích đỗ trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ bảng nhãn, Trần Đình Thám đỗ thám hoa, bọn La Tu đỗ hoàng giáp cập đệ và đồng cập đệ. Tất cả đều được ban yến và áo xếp, cho quan chức theo thứ bậc khác nhau. Dẫn ba vị đỗ đầu đi chơi phố 3 ngày. Theo lệ cũ: thái học sinh 7 năm thi một lần, chỉ lấy 30 người thôi. Thi trạng nguyên thì không có lệ định sẵn. Nhưng thuộc quan ở tam quán, thái học sinh, thị thần học sinh, tướng phủ học sinh và người có tước phẩm đều được vào thi cả.” (Toàn thư II, 168)
Xét bổ nhiệm tân khoa, Thượng hoàng kết luận trường hợp Ứng Long và người em cọc chèo Hán Anh như sau:
“Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng, bỏ không dùng”. (Toàn thư II, 183)
Qua bài “Thu trung bệnh”, Lâm bệnh vào mùa thu, Ứng Long diễn tả thất vọng ê chề trước quyết định của Nghệ tông:
Lâm bệnh vào mùa thu
Gió bắt đầu vi vu chuyển hơi mát lạnh,
Trời đất chớm thu gợi tình nơi đất khách.
Người Tiến sĩ mới đỗ năm Long Khánh thứ hai,
Vốn là học trò cũ nơi Tam quán Kiều Tài.
Thân trẻ trung đâu dám phụ lòng Hàn Trung Hiến,
Nhiều bệnh thêm thương Mã Trưởng Khanh.
Mọi chuyện đều trái ý, đêm dài thêm mãi,
Mối buồn chất chứa, trằn trọc đếm mấy canh tàn.
Ông tiết lộ thân phận thuộc lại Tam quán lúc thi đỗ. Như vậy, Ứng Long tham gia hệ thống vương quyền từ trước khi dự thi.
Đây là khoa thi Thái Học sinh lần đầu tiên chuyển danh xưng thành Tiến sĩ, do Thượng Hoàng Nghệ Tông tổ chức tại cung Thiên Trường (nay thuộc Nam Định). Triều đình thực hiện khảo thí đồng bộ với hàng loạt công việc qui mô khác như quyên thóc, thi lại viên, tu sửa thuyền chiến, tuyển đinh, đào kênh ở Thanh Nghệ, chọn võ quan…. Tất cả đều hướng về chiến dịch trừng phạt Chiêm Thành.
Bị từ chối bổ dụng, Ứng Long đã phụ lòng mong mỏi của nhạc phụ dù tai vạ xảy ra ngoài cả ý muốn lẫn khả năng vượt qua của Ông. Lúc này, nhà thơ mới 19 tuổi. Hành động của Thượng hoàng vô tình biến Ứng Long thành một người bi quan, thiếu tự tin: cá tính khiến Ông gặp nhiều trở ngại trên đường đời.
Số phận Hán Anh không khá hơn. Ứng Long tiễn Thái học sinh Hán Anh đi Hồng châu, nghĩa là, vị Tiến sĩ mới chưa có chức vụ gì, phải về quê chờ thời
Tiễn Thái học sinh Nguyễn Hán Anh về Hồng Châu
Đêm qua còn lật đật chuyện trò dưới ánh đèn,
Sáng nay đã lên ngựa vượt gió sớm.
Mắt trông ngóng chỉ canh cánh nhìn lên cửa khuyết phía bắc.
Lòng muốn về thà gửi nơi khe nước miền đông.
Trăng sáng sân hòe, tội nghiệp chim thước còn đậu,
Trời thu cao trên bờ lau, nhớ cánh hồng biệt dạng.
Nếp trắng tinh, chanh thơm ngát, rượu quê vừa tới,
Thương tôi dấu chân cô độc lấm bụi trần.
Câu 3 thể hiện lòng trông ngóng phân bổ nhiệm vụ từ nhà vua. Nguyên Đán có thể đã giữ Ứng Long lại vì đang tìm cơ hội cho chàng. Thân phận Ứng Long dù sao vẫn dễ chịu hơn tình cảnh người em đồng hao. Tuy vậy, Ông khốn khổ chờ đợi mệnh vua đến nỗi thấy về quê vẫn thích hơn. Câu 5 tội nghiệp chính mình, câu 6 nhớ bạn, nhưng Ông thương thân nhiều hơn thương tri kỷ. Không biết nếp, chanh, rượu có làm dịu lòng Hán Anh? Riêng Ứng Long ca ngợi thú quê mùa nhưng thừa nhận vẫn mong danh vọng.
Cuộc chiến gia nhập quan trường tạo cảm giác như xông trận, Ứng Long tự so mình với chim hồng bay trên quan ải khi nằm chờ việc tại nhà vợ như sau:
Ngày thu gợi cảm hứng
Gối khách nơi đình hòe, lại làm thân chim hồng biên ải,
Tóc mai nhà thơ như sương, muốn rối như cỏ bồng,
Ngoài cửa khép, mưa suốt ngày kéo dài vạn dặm,
Gió thu đưa lá rụng bay qua trước mắt.
Thây kệ người với tình đời mỏng như quạt lụa,
Nỗi buồn không tên xui ta luôn cạn chén.
Nằm bên cửa sổ phía tây, vừa trọn giấc ngủ đầy,
Lại ngâm nga thơ mới dạy chú tiểu đồng.
Bài thơ có gần đủ các yếu tố buồn như “vạn lý”, “lạc diệp”, “thu”, “khách”… trong bài “Đăng cao 登高” của Đỗ Phủ. Khác một điều là Ứng Long luôn cạn chén còn cụ Đỗ không dám đụng đến rượu do bệnh tật.
Ba chữ “phế bất dụng” gãy gọn dẫn người đời sau lầm lạc. Nghệ tông bác bỏ chức vụ xứng đáng cho Ứng Long, nhưng Nguyên Đán vẫn đưa vị Tiến sĩ trẻ vào Trung Thư sảnh, cơ quan đầu não do quan Tư Đồ điều khiển. Theo định chế Hoa Hạ, từ đời Tùy, Nội Sử (tức Trung Thư) chịu trách nhiệm trù hoạch chính sách, soạn thảo văn thư cho hoàng đế;
 

ngoctu2109

Xe tăng
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
1,918
Động cơ
301,919 Mã lực
E đặt gạch vào hóng hớt.

Hi vọng thớt không bay sớm.
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Mùa xuân năm 1377, quân Đại Việt tan rã trước kinh đô Đồ Bàn, Duệ tông tử trận; mùa thu cùng năm, Chế Bồng Nga thiêu rụi Thăng Long. Quân Chiêm chỉ lưu lại một ngày.
Ứng Long lui về Nhị Khê tránh giặc. Ông phải lưu trú quán khách khi quay lại kinh đô thay vì ở nhà vợ. Điểm này cho thấy người Chiêm không chỉ hủy diệt cung thành mà còn đốt phá dinh phủ các quan. Hậu quả hẳn rất ghê gớm vì đã gần sáu tháng từ khi giặc bỏ đi, kinh đô vẫn chưa hoạt động bình thường.
Cuộc đổi thay gây nhiều thất vọng cho Ứng Long, thể hiện trong bài thơ dưới đây:
Nơi nhà khách

Nâng khẽ be rượu hình chim ngỗng rót uống một mình,
Vừa muốn chấm dứt cảnh ràng buộc đã nổi tấm lòng vượn hạc.
Mùa xuân tươi mãi trong gian nhà tranh bên khóm hoa,
Cửa sài mở ngoài cội liễu nên khách dễ tìm.
Gió từ bụi chuối hiu hiu nửa bên giường ru giấc ngủ trưa,
Mưa hoa mơ đầy rèm giúp vần thơ thêm cao khiết.
Nơi chiếc ghế nhàn bên song cửa, thị phi không đến được!
Ngủ dậy, thắp hương, ôm lại chiếc đàn xưa…..

Tác phẩm bộc lộ hai điểm, một rõ ràng, một cần tìm hiểu thêm. Thứ nhất, người Chiêm tàn phá dữ dội, đến nỗi nhà khách dành cho quan viên phải dựng lại tạm thời bằng tranh lá. Thứ hai, Ứng Long bị tiếng thị phi nào đó nên rất buồn phiền, muốn tách khỏi hệ thống để tự do nhàn dật. Sẽ hiểu phần nào việc xảy ra với chàng Nguyễn khi đọc nhắn nhủ dưới đây của Trần Nguyên Đán:
Gửi tặng Kiểm chính Nguyễn Ứng Long người Nhị Khê

Gió bấc mưa phùn mang đến lạnh lẽo buồn rầu,
Quán khách quạnh hiu, người nhiều nghĩ ngợi.
Dưới hàng giậu, phẩm chất sâu kín hết tiết vẫn còn,
Bên dòng suối, nét đẹp tinh khôi thử khoe vẻ mới.
Giặc Hồ chưa đến ải Hoa Môn quy thuận,
Lão Bùi đã nghĩ tới việc quay về Lục Dã.
Câu cá dưới trăng, cày ruộng trong mây sao mà sớm vậy!
Tử Vi lang xứng với nghìn hộc lúa, vạn căn nhà.

Cụ Trần đến tận nhà khách an ủi Ứng Long nhẹ nhàng, tế nhị. Cụ biết rõ bệnh trầm cảm vào mùa lạnh của con rể. Câu 3 nói về hoa cúc, câu 4 dành cho hoa mai, hàm ý hoa mai cần thử thách phong sương mới đạt phẩm chất bền vững như hoa cúc. Bốn câu sau cho biết tình cảnh chàng Nguyễn: không được bố trí chức vụ tốt nên giận dỗi đòi về, bỏ mặc quốc gia đại sự. Bài họa vận dưới đây bởi Ứng Long củng cố thêm giải thích trên:
Vâng họa thơ Tướng công Băng Hồ gửi tặng Đỗ Trung Cao

Nơi đô thành, mấy bận phải đối diện tình đời ấm lạnh,
Uổng công trải qua năm tháng dài dằng dặc.
Tư chất vốn nhàn, sao đủ nhanh nhẹn chiều chuộng thế gian?
Lòng mềm yếu, không điểm trang bởi ngại lòng đố kỵ.
Tùng lạnh cúc muộn: vườn Uyên Minh,
Cây đơn xóm trọi: nhà Tử Mỹ.
Vị tể tướng hiền nếu thương kẻ sĩ dưới cửa,
Xin cứ để chúng tôi yên phận “quan lang bạc đầu”.

Kèn cựa địa vị trên đống tro tàn của kinh đô có điều gì bất nhẫn. Cụ Trần khéo nhắc con rể cần kiên trì chứng tỏ cho mọi người biết năng lực của mình, và chàng Nguyễn giải thích trong câu 3, 4. Uyên Minh từ chối cúi luồn, trở lui với cúc. Đỗ Phủ nghèo đói, bị triều đình xử tệ. Chàng Nguyễn thấy mình trong cả hai nhân vật.

Câu 7, 8 cho biết quan Tư Đồ đã đề bạt Ứng Long, và người nào đó nữa có thể là Hán Anh, nhưng thất bại.
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,313
Động cơ
452,443 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E lót dép và chửan bị máy tính sẵn sàng rồi
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Bài “Sơn thôn cảm hứng”, Cảm hứng khi ở sơn thôn, dưới đây cho thấy quãng 30 tuổi, tuổi mềm của văn học tức khoảng năm 1385 là khoảng thời gian cha vợ nghỉ quan, Ông rời kinh thành.
Cảm hứng khi ở sơn thôn.

Đã ba mươi năm bị hư danh trói vào cuộc đời câu thúc,
Quay về cảnh sông núi, dứt hết thị phi.
Đội khăn đi dưới tuyết tàn qua làng quê xinh tươi mộc mạc,
Đón gió xuân hong tóc nơi mỏm đá lớn đầu ghềnh.
Trong mộng, việc đã qua ngỡ như chuyện trộm “hươu đậy lá chuối”,
Cảnh đời, tựa phù vân phó mặc đổi thay.
Ai bảo sinh kế nơi làng quê bên sông là đạm bạc?
Chung quanh nhà, dâu gai vừa chuyển màu lục thẫm.

“Sơn thôn” có vẻ ở Chí Linh hơn là Nhị Khê vì có núi. Ông cố gắng ca ngợi phong cảnh và lối sống nhà nông nhưng chuyện buồn sự nghiệp dường như đeo đẳng. Cảm hứng đến từ nuối tiếc, quên lãng, buông trôi…. hơn là từ môi trường sống đậm chất thiên nhiên. Tiếng thị phi nơi danh lợi hằn dấu tổn thương khó lành. Bản chất tĩnh của Ứng Long khiến Ông rất chậm chạp trong việc thích nghi cách sống khác, dù đó là cách sống Ông thường đề cao. Làm quan nhỏ thì nghèo, về quê thì bị đè nặng dưới cái bóng đạm bạc. Hay nhắc đến thiếu thốn và cố sức hài lòng với nó chứng tỏ Ứng Long sống trong ám ảnh giàu sang. Cái nhàn của Chu Văn An xuất phát từ tâm nguyện, cụ từ tạ mọi ân sủng của triều đình một cách quyết liệt cực đoan. Cái nhàn của Ứng Long mang màu sắc thời thượng, nó giống như vật trang sức thanh tao giúp các nhà nho bớt căng thẳng trên đường lập công danh.
Tương tự “Sơn thôn cảm hứng”, Cảm hứng khi ở sơn thôn và “Gia viên lạc”, Thú vườn quê; “Thôn gia thú”, Thú quê nhà, bị trì kéo bởi ám ảnh công danh. Khẳng định việc xưa đã quên, biết theo ngoại vật là lầm, ngán ngẩm đường đời mờ mịt đều thể hiện đắng cay khó nuốt. Niềm vui từ cảnh nhàn ngờ ngợ hư ảo; xót xa lỡ mộng quan trường mới là thực.

Bị bệnh tật hành hạ, Ứng Long mượn rượu để quên danh. Cảnh ngộ thật lạ lùng khi thân ở khê động, tâm vẫn nổi chìm.
Ở quê

Vài gian nhà đọc sách ẩn trong vùng lau lách,
Giấc mộng cỏ cây ao vườn nhập vào hồn thơ.
Phủ mái, sương nặng đều trên ngàn viên ngói,
Ánh nắng xuyên qua cửa, mặt trời lên đã nửa sào.
Khi đau ốm, cứu chữa còn có thuốc tiên,
Danh hão ngoài thân gửi hết vào rượu đục.
Muôn việc chẳng mưu cầu, tự mình thích nghi,
Gió xuân hớn hở đầy thềm!
 

Atlas30

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-776971
Ngày cấp bằng
11/5/21
Số km
268
Động cơ
39,005 Mã lực
Tuổi
38
Nhưng việc gì xảy ra khiến tác giả thấy đời biến đổi nhanh như khói mây? Nhiều khả năng chính là việc Phế Đế do mưu khử Hồ Quý Ly mà bị Nghệ tông truất ngôi rồi giết hại. Không chỉ thế, nhiều quan tướng muốn cứu vua đều bị khép tội tử hình. Rối loạn và xôn xao quan trường vọng vào thơ rõ rệt. Đó là năm 1388.

Trần Ngạc, con trưởng Thượng hoàng Nghệ tông, tham gia việc này nên khó tránh khỏi kinh động trước phản ứng quá bạo liệt của cha mình. Vị thế Thái Úy không bao giờ bình ổn như trước. Uy thế áp đảo của Quý Ly khiến tân Đại vương Ngạc trốn chạy khỏi kinh thành năm 1391 để rồi chịu cái chết mờ ám sau đó.

Linh Đức bị bức tử khiến em là Nguyên Diệu dẫn quân bản bộ chạy sang Chế Bồng Nga tìm dịp báo thù. Bồng Nga tử trận, kéo theo cái chết của nhiều tôn thất làm phản: Trần Nguyên Diệu, Trần Nguyên Đĩnh, Trần Tôn….. (1390).

Oái ăm thay, nhờ họ Trần mất dần chính quyền mà Ứng Long được làm quan trở lại với chức vụ cao hơn. Ông lưu dấu vết hoạt động tại triều trong khoảng thời gian giữa thập niên 1390.
1396 Nguyễn Ứng Long đi sứ báo tin Thượng Hoàng Nghệ Tông mất và xin cầu phong cho vua Trần Phế Đế.
Nguyễn Ứng Long với chức Thiếu trung Đại phu, xuất hiện tại triều đình Nam Kinh ngày 19/3/1396 dâng sản vật địa phương. Mục đích chuyến đi dường như để báo tin Nghệ tông qua đời vì sau đó 4 ngày, Minh Thực lục chép việc vua Minh từ chối phúng điếu do Nghệ tông từng giết vua hợp pháp là Nhật Lễ. Nhà Minh cấm An Nam triều cống từ ngày 1/6/1393 với lý do Phế đế Trần Hiện bị sát hại vô cớ. Đế Hiện mất từ 1388, có thể vua Minh chỉ quyết định cấm triều cống sau khi thẩm tra đầy đủ thông tin về sự kiện. Từ thời điểm đó, dĩ nhiên sứ thần Đại Việt không còn được đưa đón đúng nghi thức, dù chỉ nghi thức ngoại giao Thiên triều – Chư hầu. Vua Minh duy trì việc bang giao ở mức tối thiểu. Phái bộ Đại Việt có lần phải lẻn qua ngõ Quảng Đông đến Kim Lăng vì Quảng Tây được lệnh từ chối tiếp sứ thần.
Chuyến đi sứ thất bại và con đường tiến thân cũng chấm dứt, nhạc phụ người đỡ đầu cho ông trên quan trường đã về hưu và mất trước đó. Nguyễn Ứng Long làm chức nhàn quan cho đến khi nhà Trần sụp đổ.
 

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,091
Động cơ
255,120 Mã lực
Tuổi
35
Chủ đề thớt luôn hot vs đa số anh em yêu sử khách quan ( k phải sử nhồi sọ 1 chiều). Cơ mà đọc 1 tí của cụ chủ e đã thấy không ổn, để khách quan nên đưa ra tóm gọn nhưng đủ chi tiết sự kiện lịch sử đã, rồi cuối bài , cuối đoạn mới đánh giá, nhận định của ng viết. Đây sự kiện ls đc "trộn tại chỗ" vs nhận định, lồng vào luôn, khiến ng đọc bị định hướng, yêu ghét ngay sau khi đọc ( theo ý ng viết). giảm sâu tính khách quan rồi.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,717
Động cơ
475,567 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Chủ đề thớt luôn hot vs đa số anh em yêu sử khách quan ( k phải sử nhồi sọ 1 chiều). Cơ mà đọc 1 tí của cụ chủ e đã thấy không ổn, để khách quan nên đưa ra tóm gọn nhưng đủ chi tiết sự kiện lịch sử đã, rồi cuối bài , cuối đoạn mới đánh giá, nhận định của ng viết. Đây sự kiện ls đc "trộn tại chỗ" vs nhận định, lồng vào luôn, khiến ng đọc bị định hướng, yêu ghét ngay sau khi đọc ( theo ý ng viết). giảm sâu tính khách quan rồi.
Em cũng nghĩ như cụ.
Đưa thông tin lịch sử trước. CÒn nhận xét đánh giá cá nhân thì ghi đoạn cuối ( nói rõ đó là quan điểm cá nhân ) như thế sẽ khách quan hơn.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,108
Động cơ
557,583 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Chủ đề thớt luôn hot vs đa số anh em yêu sử khách quan ( k phải sử nhồi sọ 1 chiều). Cơ mà đọc 1 tí của cụ chủ e đã thấy không ổn, để khách quan nên đưa ra tóm gọn nhưng đủ chi tiết sự kiện lịch sử đã, rồi cuối bài , cuối đoạn mới đánh giá, nhận định của ng viết. Đây sự kiện ls đc "trộn tại chỗ" vs nhận định, lồng vào luôn, khiến ng đọc bị định hướng, yêu ghét ngay sau khi đọc ( theo ý ng viết). giảm sâu tính khách quan rồi.

Em cũng đồng ý.

Nên chăng là đưa ra các sự kiện và nếu có bình luận thì là của đương thời. Còn nhận định cá nhân nên để dồn lại sau khoảng 5-8 chap tóm tắt một lần. Trước là để anh em nắm bắt dữ kiện nhiều nhiều một tí, sau là phần tóm tắt để riêng cãi nhau cũng dễ không bị lan man không bị lạc đề, có chửi cũng chửi đúng trọng tâm không lại thành chửi nhau.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top