trhank cụ nhiều
The lời dạy của Đức Phật. Tỏi là thuộc ngũ vị tân (Thường là Hành , Hẹ, Tỏi, Ớt, và 1 vị nữa em chưa biết), ăn vào sẽ kích thích khiến tâm người ta không tịnh được khi thiền.Không được ăn tỏi trước khi vào lễ
Cái này ở một số nơi sẽ không dược mang vào, thậm chí còn không được mang quá 3 nén hương vào nữa cơ ạ.Có bỏ được cái món vàng mã đi ko hả cụ chủ ???? Thánh, Thần... cần tiền mã để làm gì ??? Em thấy đỡ đc cái này là đỡ lắm đấy
Dương sao âm vậy, nếu lòng thành thì giống như là người tốt nhưng không có tài, nghĩa là tốt bụng nhưng không biết cách làm thì cũng không thành công được. Nên em nghĩ lòng thành cũng cần biết cách làm cho đúng, phù hợp thì các đức Phật, đức Thánh mới chứng được cho mình.Em đi đền, chùa thường ít sắm lễ lắm ạ, em nghĩ lòng thành là chính
Cảm ơn cụ, chia sẻ 1 chút để mọi người hiểu thêm về cách hành lễ, nếu có gì chưa đủ, chưa chính xác mong các bác góp ý để mọi người có thêm kiến thức về vấn đề nàyDương sao âm vậy, nếu lòng thành thì giống như là người tốt nhưng không có tài, nghĩa là tốt bụng nhưng không biết cách làm thì cũng không thành công được. Nên em nghĩ lòng thành cũng cần biết cách làm cho đúng, phù hợp thì các đức Phật, đức Thánh mới chứng được cho mình.
Em vote cho cụ chủ và em sẽ copy ra để học ợ
Lễ Chùa thì không nên dùng vàng mã.Có bỏ được cái món vàng mã đi ko hả cụ chủ ???? Thánh, Thần... cần tiền mã để làm gì ??? Em thấy đỡ đc cái này là đỡ lắm đấy
Kụ Green tìm hiểu kỹ thậtÝ kiến của cụ Bimmer rất hay:
khi dự định đi đền chùa nào thì nên tìm hiểu nơi đó thờ những ai, sự tích phong thánh hiển thánh (thánh phả) như thế nào. Theo em cũng là một dịp hiểu thêm về văn hóa của dân tộc mà không nhất thiết phải quá nặng về vấn đề tâm linh. Ví dụ như là người sống ở Hà nội thì nên đi hành lễ Thăng long tứ trấn. Có đền Bạch Mã thờ thần Long đỗ là thành hoàng thổ địa của Thăng Long. Các bác vướng vào BĐS nhất thiết là phải đi lễ thần, . Thần Long Đỗ hóa thân thành con ngựa bạch dẫn Lý Thái Tổ xây tường thành Thăng Long nên gọi là đền Bạch Mã. Đền Voi phục thờ Linh Lang Đại Vương có công dẫn quân voi đánh giặc Lạ nên hay gọi là đền Voi phục. Đền Kim liên thờ Cao Sơn Đại Vương, vốn là Lạc tướng Vũ Lâm, một trong 50 người con lên rừng với bà Âu cơ. Trấn Vũ quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là vị thần xuất xứ từ phương Bắc đã diệt cáo 9 đuôi ở Hồ Tây, diệt gà tinh giúp xây Cổ Loa.
Dạm, cảm ơn mợ đã góp ý!Còn thiếu một ít về trang phục nữa cụ chủ ạ.
Cụ bổ sung vào ko lại gặp mấy mợ thừa da thiếu vải !
Vote cho cụ, em cũng nghĩ thế!Các cụ vẫn nói rằng :
Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
- Trong gia đình mà lộn xộn hiếu nghĩa, bất đạo tình mẫu tử, tình cha con, bất nghĩa phu thê ......thì vào chùa khấn vái cũng bằng không là cái thứ nhất.
- Làm ăn kinh doanh, mua bán, sinh hoạt cuôc sống đời thường ......mà lừa đảo, chụp giựt, bất đạo, gấu mèo, cướp giật, giết người, tâm địa ác độc, hành xử bất chính, hại người....thì vào chùa cũng bằng không là cái thứ hai.
- Tâm tịnh, hướng thiện, làm điều nhân nghĩa, phúc để đời sau đi chùa mới tốt ạ.
Ngày xưa đi chùa các Phật tử thường có lệ gửi nhà chùa ít tiền gọi là " giọt dầu" giúp nhà chùa ít đèn nhang. Ngày nay biến tướng nên dân tình không hiểu và có hiểu thì cũng làm theo đám đông nên mất ý nghĩa của việc này.
Giờ đến chùa ngoài những người tâm sáng hành lễ đúng, còn không ít gấu mèo, ngừoi cuồng tín, người không hiểu phải trái ở đời ( chứ Trí của đạo Phật) ......hành lễ vô nghĩa.
Em thì em cũng nghĩ vậy .. nhưng nhiều lúc cũng áy náy vì k đầy đủ thủ tục..Em đi đền, chùa thường ít sắm lễ lắm ạ, em nghĩ lòng thành là chính