[Funland] Nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy” khi đổ đèo.

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Khi xuống dốc số thấp phải đặc biệt chú ý đến tốc độ vòng tua máy. Nếu duy trì vòng tua máy cao ở số thấp, dốc dài khả năng hộp số sẽ bị phá hỏng. Có những dốc trên 10% đi số 1 thả ga tua máy vẫn vọt lên 4-5k

Trường hợp dốc quá gắt, đi số thấp vẫn chưa đủ để ghìm máy:

Khi số vòng tua lên quá cao ở số thấp (số 2 chẳng hạn) nghĩa là tốc độ xe xuống đèo vẫn đang quá cao ---> ta cần đạp thêm phanh để giảm tốc độ xe xuống thấp hơn nữa. Nhiều khi phải đạp mạnh phanh cho xe gần như dừng lại hẳn, rồi nhả ra để xe bắt đầu tự chạy tiếp (không được chêm ga). Các kụ ở Hà nội có thể thử kiểu này khi đi dốc Tam đảo, K9 Ba vì hoặc Bạch Mã ở Huế ợ.


Chúng ta tuyệt đối tránh rà phanh nhé. Tương tự như người, phanh cũng tèo vì già (rà) đới.
 
Chỉnh sửa cuối:

HONDARIDGELINE

Xe hơi
Biển số
OF-35892
Ngày cấp bằng
24/5/09
Số km
129
Động cơ
474,090 Mã lực
Theo ý kiến của em là có khả năng chủ xe dùng phụ tùng thay thế kém chất lượng nên dẫn đến mất phanh .
 

hp30s3704

Xe buýt
Biển số
OF-43047
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
673
Động cơ
470,791 Mã lực
.....Xe mất phanh thì đường bằng cũng là khó tránh khỏi tai nạn chứ đừng nói đường đèo.
....Khi lái xe phát hiện ra xe mất phanh thường là lúc tốc độ xe đã lên mức cao rồi...Lúc này về số là điều gần như ko thể và càng nguy hiển hơn khi ko thành công.
Việc cần nhất là bình tĩnh quan sát xem có dốc cứu hộ ko hoặc những điểm nào có thể quệt xe vào mà giảm được tốc độ.
1 cách nữa để xử lý là làm lật xe trượt trên mặt đường 1 đoạn trước khi va vào tà luy ( trường hợp này có thể giảm được thương vong hơn là đâm trực tiếp vào tà luy)
Còn tại sao mất phanh thì có rất nhiều nguyên nhân ngoài lỗi của tài xế các cụ nhé.
Em thấy lái xe thì yếu tố cẩn thận và nhất là quen đường là rất quan trọng ...Ngày trước em chạy xe bắc nam thì gần như nhớ từng cái ổ gà từng con dốc khúc cua.
Ví dụ như khi vượt đèo Hải Vân thì dốc nào đi số 2 dốc nào xuống số 3, cách ôm cho từng khúc cua rồi đến đoạn nào phải dừng nghỉ tưới lốp kiểm tra phanh.V.V
1 lần nữa em xin nói với các cụ là...Ko một ông lái xe nào có thể nói tài nói giỏi được, đã xác định cầm vô lăng thì tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào... lên phải hết sức cẩn thận thế thôi.
 

tazzan_man

Xe điện
Biển số
OF-74055
Ngày cấp bằng
28/9/10
Số km
2,339
Động cơ
440,889 Mã lực
Nguyên tắc đi số hợp lý để làm phanh thì nhiều người biết rõ. Trong trường hợp này, em nghĩ bác tài cao tuổi, lái xe bằng E rồi nên không thể không biết. Em dự con xe này già quá rồi, thời tiết thì nóng như rang, nên rất có thể hệ thống phanh xe đột nhiên hỏng.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Có điều các bác tài ở phía nam đi đèo núi rất ít,mà nếu có thì độ khó các đèo núi phía nam em thấy nó chỉ được coi là đồi so với đèo miền bắc.Thứ hai vì đường từ miền trung trở vào đèo tuy có nhiều nhưng độ khó thì không thế bằng đông tây bắc được.Nên chủ quan hơn cũng là đuơng nhiên.Nói chủ quan thì cũng không đúng hẳn,tuy có kinh nghiệm đi nhiều nhưng đường đèo đó là con đường mới mở, nên đi một hai lần cũng không thể nhớ hết các khúc cua trừ xe tuyến đi hàng ngày.Kinh nghiệm của tớ khi đi đèo là phải tận dụng hệ thống ESP,đã phanh là phải dứt khoát,mỗi lần không quá từ 5 đến 7 giây để giảm hẳn tốc trước khi vào cua.Đã cua thì không phanh,thậm chí tăng thêm chút ga để xe tròn cua mà vẫn trong vạch liền.Phanh như thế cứ mười đến mười lăm lần rồi dừng nghỉ để kiểm tra.Còn nếu như xe tải hay xe khách mà không có nước mui làm mát thì khi xuống hết đèo phải chạy khỏang mười km nữa mới được dùng nghỉ.Còn như cụ nào phía trên bảo tưới nước để phanh nguội thì đấy là một cách dở hơi để phá phanh.Nếu xe có nước mui thì nó tưới nước từ khi nguội đến khi nó quá nóng thì xe dùng nghỉ mà vẫn tưới nước.Còn xe không có thì chờ nguội phanh rồi mới đi tiếp.Chứ nó đang nóng thì đĩa phanh với má phanh có khác gì đang tôi nóng.Nó đang nóng và giãn nở nhiệt bác tưới ngay nước lạnh là dễ nứt vỡ đía phanh và má phanh.Một cách phá hoại xe một cách thiếu hiểu biết
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Khi xuống dốc số thấp phải đặc biệt chú ý đến tốc độ vòng tua máy. Nếu duy trì vòng tua máy cao ở số thấp, dốc dài khả năng hộp số sẽ bị phá hỏng. Có những dốc trên 10% đi số 1 thả ga tua máy vẫn vọt lên 4-5k
Không vỡ hộp số đâu cụ ạh, vỡ động cơ và tay biên thòi ra ngoài ( Tây lông gọi là make window ). Em vào một công trường thủy điện ở Bắc yên SL thấy mấy chiếc xe tải xếp hàng ( toàn DC điện tử ) nằm chết dí, hỏi ra thì là do tài non nên bị lỗi này.
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Thì ra thế. Nếu vậy thì chắc là bác phải để số 1 thả từ đỉnh đèo xuống rồi. Như thế là thực hành sai nhé. Số và phanh phải hỗ trợ nhau, chứ không bỏ cái nào được. Thường người ta chỉ đi số 3, số 2 kết hợp với phanh, chứ không đi số 1.
Còn chuyện về số 1 khi xe đang chạy nhanh mà mất phanh là không thể, mà phải về dần từ số cao. Về ngay số 1 là vỡ máy đấy
Cụ này đúng là đã từng đổ đồi, cụ thử đang chạy nhanh vào số 1 xem có được không??? Đèo với đồi chắc là giống nhau!!!
 

nani

Xe hơi
Biển số
OF-98477
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
105
Động cơ
399,483 Mã lực
kỹ thuật này phải được dậy khi cấp bằng lái xe mới đúng. Rất ít bác tài bây giờ xử lý được kỹ thuật này trong lúc cấp bách
 

hp30s3704

Xe buýt
Biển số
OF-43047
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
673
Động cơ
470,791 Mã lực
Có điều các bác tài ở phía nam đi đèo núi rất ít,mà nếu có thì độ khó các đèo núi phía nam em thấy nó chỉ được coi là đồi so với đèo miền bắc.Thứ hai vì đường từ miền trung trở vào đèo tuy có nhiều nhưng độ khó thì không thế bằng đông tây bắc được.Nên chủ quan hơn cũng là đuơng nhiên.Nói chủ quan thì cũng không đúng hẳn,tuy có kinh nghiệm đi nhiều nhưng đường đèo đó là con đường mới mở, nên đi một hai lần cũng không thể nhớ hết các khúc cua trừ xe tuyến đi hàng ngày.Kinh nghiệm của tớ khi đi đèo là phải tận dụng hệ thống ESP,đã phanh là phải dứt khoát,mỗi lần không quá từ 5 đến 7 giây để giảm hẳn tốc trước khi vào cua.Đã cua thì không phanh,thậm chí tăng thêm chút ga để xe tròn cua mà vẫn trong vạch liền.Phanh như thế cứ mười đến mười lăm lần rồi dừng nghỉ để kiểm tra.Còn nếu như xe tải hay xe khách mà không có nước mui làm mát thì khi xuống hết đèo phải chạy khỏang mười km nữa mới được dùng nghỉ.Còn như cụ nào phía trên bảo tưới nước để phanh nguội thì đấy là một cách dở hơi để phá phanh.Nếu xe có nước mui thì nó tưới nước từ khi nguội đến khi nó quá nóng thì xe dùng nghỉ mà vẫn tưới nước.Còn xe không có thì chờ nguội phanh rồi mới đi tiếp.Chứ nó đang nóng thì đĩa phanh với má phanh có khác gì đang tôi nóng.Nó đang nóng và giãn nở nhiệt bác tưới ngay nước lạnh là dễ nứt vỡ đía phanh và má phanh.Một cách phá hoại xe một cách thiếu hiểu biết
...đúng rồi chỉ nghỉ ngơi và tưới vào lốp xe thôi ko phun trực tiếp vào tangbua má phanh lúc đang nóng cả....
 

bachtoe

Xe điện
Biển số
OF-78482
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
3,840
Động cơ
953,245 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Thạch Mộc Duyên Kỳ Ngộ
Website
duyenkyngo.vn
Cụ nói thì đúng rồi, nhưng mà cái nguyên nhân báo chí nói thực là em không rõ lắm, biết là theo nguyên tắc của cụ chủ thớt, nhưng chẳng nhẽ người lái xe bằng D họ lại không biết, vả lại em cũng đi đường đèo rồi, về số 1 mà nó vẫn phi ầm ầm, vòng tour động cơ lên đến 3, 4 nghìn
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
- đã phanh là phải dứt khoát, mỗi lần không quá từ 5 đến 7 giây để giảm hẳn tốc trước khi vào cua.
- Phanh như thế cứ mười đến mười lăm lần rồi dừng nghỉ để kiểm tra.
...
Nhà cháu mời kụ Tiger chén rượu OF.
Cái này có ích cho các kụ nào ít đi đèo đấy ạh.
 

trọng_nhân

Xe điện
Biển số
OF-21036
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
3,085
Động cơ
523,118 Mã lực
Nơi ở
đợ
Cụ nói thì đúng rồi, nhưng mà cái nguyên nhân báo chí nói thực là em không rõ lắm, biết là theo nguyên tắc của cụ chủ thớt, nhưng chẳng nhẽ người lái xe bằng D họ lại không biết, vả lại em cũng đi đường đèo rồi, về số 1 mà nó vẫn phi ầm ầm, vòng tour động cơ lên đến 3, 4 nghìn
Vòng tua lên cao quá thì ngắt bô + đệm phanh ạ :D
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
...đúng rồi chỉ nghỉ ngơi và tưới vào lốp xe thôi ko phun trực tiếp vào tangbua má phanh lúc đang nóng cả....
Tưới lốp thì nước không vào phanh và tăng bua sao cụ.Để tưới cho nguội lốp cụ còn phải tưới cả la giăng của nó,mà tưới nhiều kiểu gì cũng lọt không thoát được đâu

Nhà cháu mời kụ Tiger chén rượu OF.
Cái này có ích cho các kụ nào ít đi đèo đấy ạh.
Nói đạp phanh đến 7 giây nhưng em cũng ít khi đạp đến mức đó nếu không phanh gấp.Đến 5 giây là nhiều và em nhả ra rồi. Mà đổ đèo đang chạy từ 60km/h về 20km/h có khi chưa đến 5 giây đạp phanh đâu.Ngoài ra khi đi bảo dưỡng phải ở Đại Nam của Dũng Tay Biên thì em mới biết là phanh phải bảo dưỡng và thay dầu phanh định kỳ nếu không má phanh động nó tỳ luôn và liên tục tỳ và đĩa phanh.Em bảo dưỡng phanh xong thấy xe vọt rất nhẹ nhàng
 

hungnhd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115567
Ngày cấp bằng
5/10/11
Số km
3,877
Động cơ
414,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tưới lốp thì nước không vào phanh và tăng bua sao cụ.Để tưới cho nguội lốp cụ còn phải tưới cả la giăng của nó,mà tưới nhiều kiểu gì cũng lọt không thoát được đâu



Nói đạp phanh đến 7 giây nhưng em cũng ít khi đạp đến mức đó nếu không phanh gấp.Đến 5 giây là nhiều và em nhả ra rồi. Mà đổ đèo đang chạy từ 60km/h về 20km/h có khi chưa đến 5 giây đạp phanh đâu.Ngoài ra khi đi bảo dưỡng phải ở Đại Nam của Dũng Tay Biên thì em mới biết là phanh phải bảo dưỡng và thay dầu phanh định kỳ nếu không má phanh động nó tỳ luôn và liên tục tỳ và đĩa phanh.Em bảo dưỡng phanh xong thấy xe vọt rất nhẹ nhàng
Tks cụ lần nữa. máy nó k cho e mời thêm rượu cụ ạ.
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Em cũng thấy cái xe là loại mới, hiện đại chứ không phải loại cũ nát. Vì vậy cũng khó có khả năng cái phanh tự dưng hỏng. Em cũng đoán là tài xế thiếu kinh nghiệm đi đường đèo, rà phanh nhiều quá dẫn đến cháy phanh.
Cảm ơn bài viết của cụ chủ thớt.
Nhưng cho em hỏi ngu tí (em chưa có 4b nên không rõ): Xe số tự động thì xử lý thế nào các cụ nhỉ?
Xe số tự động bao giờ cũng có thêm chế độ tăng giảm số bằng tay. Hoặc là + / -, hoặc là chọn số max. Ví dụ khi để tay số ở vị trí 2 thì hộp số sẽ chỉ tự động chuyển giữa 2 số 1 và 2, không bao giờ lên số 3.
 

huyquangnguyen1

Xe tải
Biển số
OF-180701
Ngày cấp bằng
17/2/13
Số km
210
Động cơ
337,900 Mã lực
sợ nhất các bác mới lái về N rồi đạp phanh....." lên số nào xuống số ấy" e thấy k chuẩn, vì dốc lên có thế khác dốc xuống......tùy vào dốc mà về số cho phù hợp, giữ khoảng cách an toàn với các xe....
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Sao ông tài không nhắc mọi người ngồi bên phía trái xe di chuyển về phía bên phải để giảm thiểu thương vong khi xe va vào núi nhỉ?
Thứ nhất là không ai kịp làm việc đó một cách trật tự cả, vì sự việc nó chỉ tính bằng giây thôi. Thứ 2 nữa là sẽ gây lệch trọng tâm xe, còn nguy hiểm hơn cụ ạ.
 

mepeo

Xe buýt
Biển số
OF-91744
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
736
Động cơ
409,629 Mã lực
Có cụ hỏi nhưngem chưa thấy ai trả lời: xe máy tay ga có đi được đường đèo dốc thế ko? Hay tốt nhất ko di ợ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top