[Funland] Nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy” khi đổ đèo.

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,438
Động cơ
339,530 Mã lực
Các cơ quan ATGT đều nhắc đến vụ tai nạn đổ đèo ở Khánh Hòa. Từ truyền hình đến báo chí tất tật đều có vẻ đều[/I] cho nguyên nhân tai nạn do hỏng phanh và tài xế đã xử lý đúng tình huống khi xe xuống đèo. Khi phanh đã hỏng, tài xế có thể đã đúng khi dũng cảm chọn cách ép vào sườn núi để tránh cho xe lao xuống vực gây thảm họa lớn hơn.

Nhưng nguyên nhân gây ra hỏng phanh, các phương tiện truyền thông có lẽ đều chưa đưa ra hoặc nếu có nhưng chỉ là ý kiến độc giả và được đặt ở chỗ rất khó thấy.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/06/tai-xe-dam-xe-vao-vach-nui-de-tranh-lao-xuong-vuc-1/
“Nguyên tắc khi xuống đèo phải dùng động cơ giữ tốc độ xe là chính chứ không chỉ dùng thắng. Nhất là đoạn Đà Lạt - Nha Trang gần như có một chiều xuống đèo, nếu ông tài xế này dùng thắng nhiều thì hệ thống guốc thắng không thể chịu nổi do nhiệt sinh ra lớn, cháy bố thắng khét ngẹt là đương nhiên. Mình chạy xe con dùng thắng đĩa thông gió cũng chẳng dám rà thắng nhiều đừng nói là xe khách trên 30 chỗ ngồi.

Mình khẳng định lỗi chính là ở người lái xe đã không dùng hoặc chuẩn bị sẵn động cơ để hãm xe khi xuống dốc. Nếu dùng thắng nhiều, đúng ra phải dừng từng chặng nghỉ ngơi & tưới xịt nước vào các la-zăng bánh xe để giảm nhiệt như các bác tài đường xa hay dùng…”


Rất nhiều những vụ tai nạn thương tâm khi đổ đèo chắc cũng nhiều vụ do nguyên nhân lái xe không tuân thủ nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy”.

Vậy để tránh các tai nạn tương tự khác sau này, truyền thông cần làm nổi bật các phân tích rõ nguyên nhân sâu xa để mọi người dân có thể hiểu và phòng tránh. Nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy” là kiến thức cơ bản của lãi xe (dù không phải lái xe nào cũng biết hoặc nghiêm khắc tuân thủ) cũng rất cần được phổ biến rộng rãi, tuyên truyền thật tốt với từng người dân. Sao người ta không viết dòng chữ “Lên số nào xuống số ấy” nhắc nhở lái xe ngay tại vị trí các con đèo thay vì các dòng chữ chung chung dài ngoằng như “lái xe chú ý, đoạn đường đèo dốc quanh co liên tục…”…? Những người quản lý rất cần nhắc nhở tài xế tuân theo nguyên tắc này.
 
Chỉnh sửa cuối:

thaonguyen0609

Xe tải
Biển số
OF-161697
Ngày cấp bằng
21/10/12
Số km
270
Động cơ
350,320 Mã lực
Nơi ở
Em ở Nẽng!
Haizzzz! Trúng ngay ngay ngôi trường mà bạn của Em đang làm giáo viên ở đấy các Cụ ạ! Khi nào mới bớt những thảm cảnh như thế này. RIP!
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,140
Động cơ
2,089,143 Mã lực
E thấy rất nhiều tai nạn, kể cả vụ cháy cây xăng toàn thấy khen và thưởng chả thấy nói nguyên nhân, cách xử lý tình huống như thế nào.
E cũng đồng quan điểm về nguyên nhân do rà phanh dẫn đến hỏng phanh và việc xử lý đã biết hỏng phanh 200 m trước khi đâm sao không về số để giảm tốc. E biết đội trẻ trâu đua xe bỏ phanh nó dùng giảm số để giảm tốc.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Xuống đèo tránh dùng phanh liên tục, chứ không phải không được dùng phanh ợ.
- Để không phải đạp phanh liên tục, ta phải về số thấp, dùng lực ghì của máy mà hãm xe.

Vậy thời điểm nào phải về số thấp, thời điểm nào phải phanh?

Thời điểm phải về số:

1- khi ta đang đi một số nào đó, chân phải không ấn ga mà nhìn đồng hồ thấy vận tốc vẫn tăng đều ---> số đang đi không phù hợp ---> khẩn trương đạp phanh cho xe chạy chậm lại để về số thấp hơn.
2- khi ta đã về tới một số mà thỉnh thoảng phải chêm tí ga mới duy trì vận tốc đều (ví dụ 40kmh) ---> số đang đi là chuẩn, phù hợp với độ dốc của đoạn đèo.
3- Vì độ dốc trên đèo không đồng nhất ---> không thể đi 1 số cho toàn bộ đoạn đèo ---> phải liên tục kiểm tra vận tốc xe, đạp phanh về số như theo mục 1- và 2- nêu trên.

Thời điểm phải phanh:
4- chỉ dùng phanh để hãm xe trước khi về số thấp. Không nên đi số cao và liên tục dùng phanh để giảm tốc độ xe.
5- nếu kụ nào chót dùng phanh nhiều khi đang xuống dốc ---> tới đoạn đường dốc thẳng, thoáng tầm nhìn ta nên dừng xe lại cho phanh nguội bớt, người được nghỉ ngơi, mắt được ngắm cảnh và chụp choạch.
 

mig25

Xe buýt
Biển số
OF-57289
Ngày cấp bằng
21/2/10
Số km
640
Động cơ
450,320 Mã lực
Các cụ nói đúng, đã cầm lái thì ai cũng biết rõ nguyên tắc này nhưng em thấy các bác tài xế xe khách là những người thuòng xuyên bỏ qua mọi nguyên tắc an toàn cho dù họ đang nắm giữ sinh mạng của mấy chục người trên xe. Hàng ngày đi đường thì các cụ thấy xe khách chạy ẩu ra sao, phóng nhanh, lạng lách tranh cướp khách, vượt ẩu, vượt phải...là chuyện thường xuyên. Ngày trước cơ quan em tổ chức đi chơi Tam Đảo, lúc đổ đèo bác tài còn cắt côn cho xe chạy tự do, em ngồi sau mà mặt mày xanh xám vã mồ hôi. Hầu hết những tai nạn trên đường đều bắt nguồn từ sự chủ quan, bất cẩn của tài xế, số ít còn lại mới là do nguyên nhân bất khả kháng. Tngt mỗi năm cướp đi hàng nghìn sinh mạng, nhiều hơn cả trong chiến tranh, vậy mà cũng chẳng thấy có sự chuyển biến gì vì số vụ tai nạn năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước
 

tuan281085

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-122267
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
18,383
Động cơ
649,544 Mã lực
Nơi ở
Zalo, Viber, SMS, Call: 0909141129
Website
www.otofun.net
E thấy rất nhiều tai nạn, kể cả vụ cháy cây xăng toàn thấy khen và thưởng chả thấy nói nguyên nhân, cách xử lý tình huống như thế nào.
E cũng đồng quan điểm về nguyên nhân do rà phanh dẫn đến hỏng phanh và việc xử lý đã biết hỏng phanh 200 m trước khi đâm sao không về số để giảm tốc. E biết đội trẻ trâu đua xe bỏ phanh nó dùng giảm số để giảm tốc.
Sao ông tài không nhắc mọi người ngồi bên phía trái xe di chuyển về phía bên phải để giảm thiểu thương vong khi xe va vào núi nhỉ?
 

Hungtantien

Xe buýt
Biển số
OF-180957
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
541
Động cơ
341,530 Mã lực
Cảm ơn bài viết của cụ chủ thớt.
Nhưng cho em hỏi ngu tí (em chưa có 4b nên không rõ): Xe số tự động thì xử lý thế nào các cụ nhỉ?
 

bhva

Xe buýt
Biển số
OF-173251
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
625
Động cơ
346,320 Mã lực
Em hỏi ngu 1 cái. Có ngu thật thì các cụ đừng mắng em. Oto lên số nào xuống số đấy không vấn đề gì.

Nhưng xe máy tay ga mà khi đổ đèo thì sao ạ? Chỉ có dùng phanh thôi đúng không ạ? Hay dùng được cách khác ạ?

Có một đợt em đi phượt Tam Đảo, đi bằng xe số, leo lên số 1 xì khói đã đành. Lúc xuống, em đi số 2, xe em đi cứ ì ra ấy. Nhưng em cũng không dám thả trôi rà phanh. Trên đường đổ đèo, thì toàn chúng nó xe ga, xe số vượt em thôi, em cấm có vượt đc đứa nào. :(
 

bhva

Xe buýt
Biển số
OF-173251
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
625
Động cơ
346,320 Mã lực
Cảm ơn bài viết của cụ chủ thớt.
Nhưng cho em hỏi ngu tí (em chưa có 4b nên không rõ): Xe số tự động thì xử lý thế nào các cụ nhỉ?
Em cũng thắc mắc y cụ này ạ. :(
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,758
Động cơ
268,464 Mã lực
... Ngày trước cơ quan em tổ chức đi chơi Tam Đảo, lúc đổ đèo bác tài còn cắt côn cho xe chạy tự do, em ngồi sau mà mặt mày xanh xám vã mồ hôi. ...

Thực ra thì những tài xế kinh nghiệm đi đường đèo họ sẽ đổ dốc bằng côn và số, chỗ nào dốc thoải thì cắt côn để lấy tốc độ. Vì vậy để đánh giá đúng thì phải nhìn vào vị trí số mà họ đang chạy, anh nào lái xe mà để N đổ đèo thì mới khiếp.
 

Hungtantien

Xe buýt
Biển số
OF-180957
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
541
Động cơ
341,530 Mã lực
xe số tự động thì cụ để nấc neo dốc ....
Cảm ơn cụ, nhưng cụ có thê nói cụ thể hơn được không?
Nhỡ hôm nào mượn ông bạn chiếc xe số tự động còn biết mà đi chứ không họ bảo là ngố...
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,115
Động cơ
1,492,284 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lúc xe đổ đèo bị mất phanh,khi đó vận tốc hoàn toàn theo quán tính,nhanh dần đều. Tài xế khi đó dùng phanh,thấy mất tác dụng vội đạp côn để về số thấp hơn nữa,nhưng lúc này việc về số sẽ gặp khó khăn ( số cứng đơ,vì côn k ngắt) lúc này tài xế phải đạp ga cho vòng tua máy cao,mới ngắt côn được,khi đó về số mới dễ dàng. Sự việc này diễn ra cũng chỉ một hai giây,buộc LX k được cuống mà quên cách xử lý.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Các cơ quan ATGT đều nhắc đến vụ tai nạn đổ đèo ở Khánh Hòa. Từ truyền hình đến báo chí tất tật đều cho nguyên nhân tai nạn do hỏng phanh và tài xế đã xử lý tốt tình huống khi xe xuống đèo. Khi phanh đã hỏng, tài xế có thể đã đúng khi dũng cảm chọn cách ép vào sườn núi để tránh cho xe lao xuống vực gây thảm họa lớn hơn.

Nhưng nguyên nhân gây ra hỏng phanh, các phương tiện truyền thông có lẽ đều chưa đưa ra hoặc nếu có nhưng chỉ là ý kiến độc giả và được đặt ở chỗ rất khó thấy.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/06/tai-xe-dam-xe-vao-vach-nui-de-tranh-lao-xuong-vuc-1/
“Nguyên tắc khi xuống đèo phải dùng động cơ giữ tốc độ xe là chính chứ không chỉ dùng thắng. Nhất là đoạn Đà Lạt - Nha Trang gần như có một chiều xuống đèo, nếu ông tài xế này dùng thắng nhiều thì hệ thống guốc thắng không thể chịu nổi do nhiệt sinh ra lớn, cháy bố thắng khét ngẹt là đương nhiên. Mình chạy xe con dùng thắng đĩa thông gió cũng chẳng dám rà thắng nhiều đừng nói là xe khách trên 30 chỗ ngồi.

Mình khẳng định lỗi chính là ở người lái xe đã không dùng hoặc chuẩn bị sẵn động cơ để hãm xe khi xuống dốc. Nếu dùng thắng nhiều, đúng ra phải dừng từng chặng nghỉ ngơi & tưới xịt nước vào các la-zăng bánh xe để giảm nhiệt như các bác tài đường xa hay dùng…”


Rất nhiều những vụ tai nạn thương tâm khi đổ đèo chắc cũng nhiều vụ do nguyên nhân lái xe không tuân thủ nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy”.

Vậy để tránh các tai nạn tương tự khác sau này, truyền thông cần làm nổi bật các phân tích rõ nguyên nhân sâu xa để mọi người dân có thể hiểu và phòng tránh. Nguyên tắc “Lên số nào xuống số ấy” là kiến thức cơ bản của lãi xe (dù không phải lái xe nào cũng biết hoặc nghiêm khắc tuân thủ) cũng rất cần được phổ biến rộng rãi, tuyên truyền thật tốt với từng người dân. Sao người ta không viết dòng chữ “Lên số nào xuống số ấy” nhắc nhở lái xe ngay tại vị trí các con đèo thay vì các dòng chữ chung chung dài ngoằng như “lái xe chú ý, đoạn đường đèo dốc quanh co liên tục…”…? Những người quản lý rất cần nhắc nhở tài xế tuân theo nguyên tắc này.
Chính xác
Theo tôi, dọc đường xuống đèo, vài km lại cắm một biển cảnh báo, ví dụ "Đoạn đường dốc nguy hiểm, lái xe phải đi ở số 2" chẳng hạn
Ngành GT tiếc tiền cắm biển làm cho bao nhiêu người chết oan
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Cảm ơn bài viết của cụ chủ thớt.
Nhưng cho em hỏi ngu tí (em chưa có 4b nên không rõ): Xe số tự động thì xử lý thế nào các cụ nhỉ?
Xe tự động cũng có số xuống dốc mà. Tùy xe, có thể đi số 2, số L (low)...
 

trọng_nhân

Xe điện
Biển số
OF-21036
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
3,085
Động cơ
523,118 Mã lực
Nơi ở
đợ
Thực ra thì những tài xế kinh nghiệm đi đường đèo họ sẽ đổ dốc bằng côn và số, chỗ nào dốc thoải thì cắt côn để lấy tốc độ. Vì vậy để đánh giá đúng thì phải nhìn vào vị trí số mà họ đang chạy, anh nào lái xe mà để N đổ đèo thì mới khiếp.
Xuống dốc họ lấy tốc độ để đi đâu hả cụ ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Thực ra thì những tài xế kinh nghiệm đi đường đèo họ sẽ đổ dốc bằng côn và số, chỗ nào dốc thoải thì cắt côn để lấy tốc độ. Vì vậy để đánh giá đúng thì phải nhìn vào vị trí số mà họ đang chạy, anh nào lái xe mà để N đổ đèo thì mới khiếp.
Thế cũng là ẩu bác ạ. Cắt côn xuống dốc cũng rất nguy hiểm, lúc xe lao nhanh không vào được số thấp nữa đâu
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,758
Động cơ
268,464 Mã lực
Xuống dốc họ lấy tốc độ để đi đâu hả cụ ?

Những đèo như đèo Hòn Giao kia thì dài đến 30km chỉ có xuống dốc, có chỗ đường dốc nhiều 10%, có chỗ dốc ít, chứ không phải thẳng tắp liên tục. Thông thường đi đường kiểu này tài xế hay chạy số 3 kết hợp với côn.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Các cơ quan ATGT đều nhắc đến vụ tai nạn đổ đèo ở Khánh Hòa. Từ truyền hình đến báo chí tất tật đều cho nguyên nhân tai nạn do hỏng phanhtài xế đã xử lý tốt tình huống khi xe xuống đèo. Khi phanh đã hỏng, tài xế có thể đã đúng khi dũng cảm chọn cách ép vào sườn núi để tránh cho xe lao xuống vực gây thảm họa lớn hơn...

-Phần 1: người tài xế có chút kiến thức lái xe, tất nhiên trong đó có tình huống đổ đèo thì thừa biết tai nạn khi hỏng phanh ( Mà trước đó xe không hỏng phanh) khi xe đổ đèo là do lỗi của tài xế đã không dùng kỹ thuật giảm tốc bằng máy ( Tức là chuyển về số thấp, không đạp ga cho tua máy chậm kéo tốc độ xe giảm lại)!
Nay từ cơ quan ATGT đến báo chí nói như trên thì thật là khôi hài, 2 tình huống: Tài xế đã xử lý tốt tình huống khi xe đổ đèo không bao giờ đi đôi với xe hỏng phanh khi đang đổ đèo được!!! Nói thế khác nào đứa trẻ mới sinh lại ăn được lẩu mắm, vừa thối, vừa cay bỏ mợ!!!

-Đến phần 2:Khi phanh đã hỏng, tài xế có thể đã đúng khi dũng cảm chọn cách ép vào sườn núi để tránh cho xe lao xuống vực gây thảm họa lớn hơn thì tài xế mới sử lý tình huống đúng nè!!!

Có 1 tai nạn rõ mười mươi như thế mà còn méo mó huống hồ là cái gì lớn khác!:-q^:)^
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top