nguyên lý hoạt động của xec măng dầu và khí

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần kim loại ở bệ đỡ chốt piston dày hơn ở những phần khác, cho nên khi nở ra nó sẽ lớn hơn. Vì vậy, đường kính theo phương của chốt piston sẽ nhỏ hơn phương vuông góc để bù trừ độ chênh lệch khi giãn nở
Theo em như thế chưa thỏa đáng. Phần kim loại nhiều hơn, nhưng hệ số nở nhiệt như nhau, và cùng 1 sự thay đổi nhiệt độ (delta T) thì nó cũng nở như nhau theo mọi phương mà thôi !
 

trandiecan1

Xe máy
Biển số
OF-66430
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
88
Động cơ
434,980 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
Theo em như thế chưa thỏa đáng. Phần kim loại nhiều hơn, nhưng hệ số nở nhiệt như nhau, và cùng 1 sự thay đổi nhiệt độ (delta T) thì nó cũng nở như nhau theo mọi phương mà thôi !
Bác xem lại về hệ số giãn nở nhiệt đi nhé. Sự thay đổi về kích thước của 1 vật theo nhiệt độ ngoài phụ thuộc vào hệ số nhiệt, sự thay đổi nhiệt độ, nó còn phụ thuộc lớn vào kích thước ban đầu của chính vật đó nữa đấy. Dễ nhất là bác xem ở wikipedia về hệ số giãn nở nhiệt.
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
Theo em việc phải làm xéc mang bổ xung làm kín cho pittong có những lý do:
1- bù dãn nỏ nhiệt do tính chất khác nhau của vât liệu chế tạo
2- giảm ma sát do giảm diện tiếp xúc
3- bù sai số chế tạo
4- kinh tế khi thay thế (thay xec mang rẻ hơn thay pit tong)
5- tăng khả năng làm việc (nên dầu -khi riêng biệt)
.... :))
 

dayliken

Đi bộ
Biển số
OF-78548
Ngày cấp bằng
22/11/10
Số km
1
Động cơ
418,310 Mã lực
Giải thích một vấn đề chuyên sâu về mặt kỹ thuật cho 1 người gần như chả biết gì về kỹ thuật quả là khó. Cực khó. Cố vậy.:102:

Khe hở sec măng đặt ở vị trí nào của piston cũng được, chả liên quan gì đến hình dạng của đỉnh piston. các khe hở của 2 sec măng liên tiếp nhau phải đặt lệch nhau để tăng cường khả năng làm kín, thuật ngữ chuyên môn gọi là làm kín kiểu khuất khúc.

Đỉnh piston không làm phẳng mà lại làm lồi lõm nhằm tạo xoáy cho không khí trong xy lanh khi piston di chuyển giúp tăng cường khả năng hòa trộn giữa nhiên liệu và không khí -> Quá trình cháy diễn ra ngon lành cành đào hơn.

mà khi bác chả biết 1 tí tẹo nào về kỹ thuật thì bác hỏi làm gì nhỉ? Đơn thuần là vì tò mò?
Chả biết gì thì bọn mới mạn phép hỏi các BÁC cao thủ chứ ! hjC . Em vỡ ra được nhiều nhiều lắm các Bác àh.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác xem lại về hệ số giãn nở nhiệt đi nhé. Sự thay đổi về kích thước của 1 vật theo nhiệt độ ngoài phụ thuộc vào hệ số nhiệt, sự thay đổi nhiệt độ, nó còn phụ thuộc lớn vào kích thước ban đầu của chính vật đó nữa đấy. Dễ nhất là bác xem ở wikipedia về hệ số giãn nở nhiệt.
Em đã đọc lại phần này, đúng là do dãn nở nhiệt, nhưng ko phải là nhiệt ko đều mà do: phần có ắc thì lực ép vào thành xilanh khi nở nhiệt sẽ mạnh hơn, khó biến dạng như phần bên kia (ko có ắc) nên họ làm ô van thụt vào bên có ắc pitton. Còn nếu để ngoài xi lanh cho dãn nở tự do, ban đầu là hình nào, nó sẽ ra hình đó.
 

trandiecan1

Xe máy
Biển số
OF-66430
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
88
Động cơ
434,980 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
Em đã đọc lại phần này, đúng là do dãn nở nhiệt, nhưng ko phải là nhiệt ko đều mà do: phần có ắc thì lực ép vào thành xilanh khi nở nhiệt sẽ mạnh hơn, khó biến dạng như phần bên kia (ko có ắc) nên họ làm ô van thụt vào bên có ắc pitton. Còn nếu để ngoài xi lanh cho dãn nở tự do, ban đầu là hình nào, nó sẽ ra hình đó.
Tại sao bên có ắc lại bị ép mạnh hơn hở bác ?
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao bên có ắc lại bị ép mạnh hơn hở bác ?
Nói cho rõ hơn là bên có ắc, khi nở ra, lực đẩy vào thành xilanh sẽ mạnh hơn bên kia, vì bên kia mỏng thành hơn, dễ biến dạng hơn bên có ắc. Nó giống như nếu bác cầm 1 thanh sắt đẩy vào 1 vật theo chiều dọc, lực đẩy sẽ mạnh hơn nếu cầm ngang thanh sắt mà đẩy.
 

trandiecan1

Xe máy
Biển số
OF-66430
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
88
Động cơ
434,980 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
Nói cho rõ hơn là bên có ắc, khi nở ra, lực đẩy vào thành xilanh sẽ mạnh hơn bên kia, vì bên kia mỏng thành hơn, dễ biến dạng hơn bên có ắc. Nó giống như nếu bác cầm 1 thanh sắt đẩy vào 1 vật theo chiều dọc, lực đẩy sẽ mạnh hơn nếu cầm ngang thanh sắt mà đẩy.
Nếu nói như vậy thì bên mỏng thành hơn sẽ dễ bị biến dạng hơn, ý bác có phải vậy không ? Nếu vậy người ta làm hình ôvan thụt vào bên không có ắc chứ bác (tức là phần đường kính bên không có ắc sẽ nhỏ hơn đúng không ?)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu nói như vậy thì bên mỏng thành hơn sẽ dễ bị biến dạng hơn, ý bác có phải vậy không ? Nếu vậy người ta làm hình ôvan thụt vào bên không có ắc chứ bác (tức là phần đường kính bên không có ắc sẽ nhỏ hơn đúng không ?)
Không phải thế. Khi nhiệt độ tăng, cả cái pitton nở ra, bên mòng thành hơn (ko có ăc) dẽ bị biến dạng nên sẽ biến dạng theo xilanh. Còn bên có trục ắc khó biến dạng hơn nên nó phải làm thụt vào và khi nở ra sát tới thành xilanh là vừa.
 

trandiecan1

Xe máy
Biển số
OF-66430
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
88
Động cơ
434,980 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
Không phải thế. Khi nhiệt độ tăng, cả cái pitton nở ra, bên mòng thành hơn (ko có ăc) dẽ bị biến dạng nên sẽ biến dạng theo xilanh. Còn bên có trục ắc khó biến dạng hơn nên nó phải làm thụt vào và khi nở ra sát tới thành xilanh là vừa.
Xin lỗi. Em vẫn không hiểu ý bác nói !
Tại sao cái khó biến dạng hơn thì lại làm thụt vào (ý là bù trừ phần nhiều hơn), trong khi cái dễ biến dạng thì lại bù trừ ít hơn ?
Trong khi đó, bác xem lại giải thích của em, xem có hợp lý không này : phần mỏng hơn biến dạng ít hơn, phần dày hơn sẽ biến dạng nhiều hơn. Do đó, người ta bù trừ ở phần dày hơn, để cho khi biến dạng nhiều thì nó sẽ nở ra vừa đủ. Còn phần mỏng, người ta làm bù trừ ít hơn, để khi biến dạng ít thì nó cũng sẽ vừa đủ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin lỗi. Em vẫn không hiểu ý bác nói !
Tại sao cái khó biến dạng hơn thì lại làm thụt vào (ý là bù trừ phần nhiều hơn), trong khi cái dễ biến dạng thì lại bù trừ ít hơn ?
Trong khi đó, bác xem lại giải thích của em, xem có hợp lý không này : phần mỏng hơn biến dạng ít hơn, phần dày hơn sẽ biến dạng nhiều hơn. Do đó, người ta bù trừ ở phần dày hơn, để cho khi biến dạng nhiều thì nó sẽ nở ra vừa đủ. Còn phần mỏng, người ta làm bù trừ ít hơn, để khi biến dạng ít thì nó cũng sẽ vừa đủ.
Sắp giao thừa rồi, em cũng ko thể giải thích thêm. Bác chịu khó tìm hiểu, nếu ko để thư thư mình tìm và copy cái đoạn SGK giải thích nhé, nó cũng ko phức tạp lắm đâu. Thông cảm và chúc mừng năm mới.
 

impailer8905

Xe đạp
Biển số
OF-76875
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
40
Động cơ
420,570 Mã lực
thực ra thì nó có bao giờ khít được đâu. Vì để ý pittong nó làm cái rãnh xéc măng mà muốn lắp vào được thì trên xéc măng nó phải xẻ rãnh để banh ra đặt vào rãnh rồi về trạng thái ban đầu thì nó "gắn" vào pittong (em không nghĩ ra từ gì nói cho chính xác :D). Thường thì có 2-3 xéc măng khí, các rãnh bố trí so le nhau tranh lọt khí, mà xéc măng nó ko tròn lắm, nên khi dịch chuyển, nó cũng xoay. Thậm chí, dọc trục cũng có khe hở, nên có tình trạng "bơm" dầu lên buồng cháy. Bác tham khảo thêm http://www.oto-hui.com/a580/xec-mang.html
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
^:)^Em mạn phép xin 1 thớt các Bác chém dùm Em.
theo lý thuyết thì xéc măng khí làm nhiệm vị bao kín tránh lọt khí cháy xuống cacte,Xéc măng dầu thì nhiệm vụ ngăn dầu bôi trơn từ tắc te sục nên buồng cháy.Nhưng em lại chửa hình dung đc khi động cơ nổ các Xéc măng dầu và khí bung ra,khép lại và làm việc như thế nào#:-s.nói cho chuẩn chính là cái nguyên lý
cháu đọc thấy các cụ nhà ta đã trả lời hoàn hảo cho cụ rồi đấy , không nhưng thế còn mở rộng nghiên cứu ra nữa, giờ thì chắc cụ đã hiểu, cháu chie mạn phép các cụ gom lại theo ý cháu dư lày.
xéc măng là một thiết bị có tác dụng tăng độ khít cho piton và xylanh(để tăng hiêu suất động cơ) do sự dãn nở khi thay đổi nhiệt độ và giảm tôids đa ma sát, và tăng độ an toàn cũng như tuổi thọ cho động cơ nên ngời ta không và không thể chế tạo piton khít hoàn toàn với xilanh. như vậy có thể hiểu thêm rằng xéc có nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ có nhiệm vụ giảm lượng khí lọt ra khỏi buồng đốt để tăng công cho động cơ nó còn có tác dụng phụ như gạt dầu lamhf sạch xylanh hay thậm chí là van an toàn cho quá trình nén
 
Biển số
OF-355633
Ngày cấp bằng
27/2/15
Số km
130
Động cơ
263,800 Mã lực
Nơi ở
só 126 ngõ 168 Kim Giang Hoàng Mai Hà Nội
Cám ơn các cụ,các cụ cho cháu hỏi 3 Xec Măng khít vào thành xi lanh,cái Xec Măng dầu nó ngăn dầu kiểu j?hay chỉ khít vào thành xi lanh.nếu mà như thế sao k làm pittong khit tuyệt đối với xilanh,cần j Xec Măng.cháu xin đc các cụ chỉ bảo giúp cháu.#-o
Vì nếu làm Pitston kín liền với thành xilanh thì ma sát cực lớn. Khi ma sát cực lớn thì cụ biết chuyện gì xảy ra rồi đấy ạ: Pitston k thể di chuyển được; di chuyển dc thì sẽ bị hở, chưa kể bị bó khi giãn nỡ do nhiệt, các phương án thay thế Xéc măng sẽ ít chi phí hơn là thay Pitston...
 

vien phuong

Xe buýt
Biển số
OF-335938
Ngày cấp bằng
23/9/14
Số km
596
Động cơ
283,778 Mã lực
Các cụ giải thích giùm em vì sao động cơ 2 thì thường nó chỉ có 2 séc măng (không như 4 thì thường có 3 séc măng)?
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,991
Động cơ
935,811 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Các cụ giải thích giùm em vì sao động cơ 2 thì thường nó chỉ có 2 séc măng (không như 4 thì thường có 3 séc măng)?
Động cơ xe máy 2 thì chỉ có 2 séc măng vì nó không cần séc măng dầu. Dầu bôi trơn được pha thẳng vào xăng, dân ta vẫn gọi là xăng pha nhớt.:))

Còn động cơ 2 thì cỡ lớn thì vẫn có đến 4 séc măng.:D

Thằng bên phải là em đấy ạ, cách đây hơn chục niên.

 

lukas1986

Xe đạp
Biển số
OF-376485
Ngày cấp bằng
5/8/15
Số km
26
Động cơ
246,760 Mã lực
Về cái vụ pit tong tròn hay không:
- Em chẳng dám đánh giá bác nào đúng sai gì cả. Em chỉ được phép đưa ra ý kiến của mình nhu thế này : pit tong lúc nguội nó sẽ không tròn, đó là do nhà SX cố tình làm như thế. Cụ thể là theo phương vuông góc với đường ắc pit tong, đường kính sẽ lớn hơn phương trùng với ắc. Bổ sung thêm thông tin nữa là pit tông không phải hình trụ, mà là hình côn với đầu trên nhỏ (nơi tiếp xúc với khí cháy), đầu dưới lớn. Mục đích của cả 2 điều trên đều là do sự giãn nở không đều của pit tông khi làm việc. Cuối cùng thì khi đang làm việc, pit tông được giãn nở thì nó sẽ trở lại hình dạng mặt tròn, hình trụ như chúng ta vẫn hình dung.
Tóm lại, khi nguội, mặt pit tông hình oval, thân pit tông hình côn. Khi đã nóng lên, pit tông sẽ trở lại hình dạng bình thường (mặt tròn, thân hình trụ)
Cụ nói quá chuẩn, đúng tài liệu em đang đọc nên phải đăng nhập để like 1 cái.:D
 

Đỗ Kim Biên

Đi bộ
Biển số
OF-621321
Ngày cấp bằng
6/3/19
Số km
1
Động cơ
115,610 Mã lực
Tuổi
30
Các bạn cho mình hỏi là tại sao xéc măng khi ở phía trên xéc măng dầu phía dưới và hậu quả của việc lắp sai vị trí sẽ như thế nào mong ng giúp mình tl vs ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top