[Funland] Nguyên lý hoạt động của điều hòa Inverter như thế nào? Em hỏi ngu phát :d

Trạng thái
Thớt đang đóng

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
834
Động cơ
391,562 Mã lực
Còn cụ nào bên trên nói là ko phải điện xoay chiều mà là dòng 1 chiều biến đổi nghe ra có vẻ không hợp lý lắm. Em vẫn thiên theo hướng điện xoay chiều 3 pha ạ
Cụ nói sai rồi, Chính xác nó là từ dòng 1 chiều biến đổi.
Nguyên lý của Biến Tần là:
Từ nguồn cung cấp xoay chiều - qua chỉnh lưu ra 1 chiều - dùng công nghệ Điều chế Xung ( Pulse Width Modulation )để tạo ra chuỗi xung có tần số thay đổi để ĐK động cơ.
 

nguoichuyenhang

Xe tải
Biển số
OF-57554
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
426
Động cơ
449,610 Mã lực
Nếu chạy không cần quá lạnh vào ngày mát mẻ thì điều hòa inverter tiết kiệm điện hơn so với điều hòa thường
Còn chạy ở điều kiện làm lạnh nhiều vào ngày nóng thì là như nhau
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
770
Động cơ
503,010 Mã lực
Cụ nói sai rồi, Chính xác nó là từ dòng 1 chiều biến đổi.
Nguyên lý của Biến Tần là:
Từ nguồn cung cấp xoay chiều - qua chỉnh lưu ra 1 chiều - dùng công nghệ Điều chế Xung ( Pulse Width Modulation )để tạo ra chuỗi xung có tần số thay đổi để ĐK động cơ.
Uhmmm....
Chuỗi xung thì em cũng nhất trí nhưng xoay chiều hay một chiều biến đổi... Chung quy nó cũng là biến đổi theo chu kỳ. Nếu là điện trở tHuần thì cụ có thể làm được dòng 1 chiều biến đổi, còn đây là cuộn dây... Kiểu gì cũng có dòng điện chạy đi chạy lại
 
Chỉnh sửa cuối:

Tahknct

Xe buýt
Biển số
OF-25532
Ngày cấp bằng
10/12/08
Số km
655
Động cơ
495,700 Mã lực
Cụ chém thế này thì em thua, đã 1 chiều thì làm gì có tần số nữa mà biến tần. Nguyên lý của bất cứ hệ điều khiển nào là biến đổi tham số có mặt trong công thức tính toán.

Em dự là cụ nhầm biến tần với bộ băm xung điều khiển động cơ bước rồi.
E sorry cụ Nodoi roài, sorry cụ luôn, e nhầm sang phần đk động cơ.
Bên e biến tần chủ yếu ổn định nguồn cấp điện và nâng áp (tần số càng cao thì số vòng dây càng nhỏ...).
Mục đích biến tần bên e làm ko liên quan đến động cơ nên chém cùng các cụ ngại quá. Định nghĩa nhiều khi cũng khác nhau, theo e hiểu điện 1 chiều biến thành xoay chiều đơn giản, qua cầu 4 IGBT là xong, ngược lại cũng vậy, vậy là tần số thay đổi roài.
 

16h6154

Xe buýt
Biển số
OF-110797
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
921
Động cơ
398,889 Mã lực
Nói nhanh và ngay thì dư lày: kụ phải kéo xe bò, nếu ko sử dụng biến tần thì kụ cứ kéo nó chạy có đà roài dừng kéo để nóa dừng hẳn rồi lại kéo tiếp như vậy đến khi về đích. Nếu sd biến tần thì kụ chỉ lấy đà lần đầu, khi đạt tốc độ hợp lý thì kụ chỉ cần tác dụng một lực đủ thắng ma sát để xe kụ chạy đều ạ. Giống như kụ cưỡi vợ hai ở đường cho phép 80 km/h, cách 1 là đạp ga đến 80km/h roài để chạy theo quán tính đến khi dừng hẳn roài lại đạp ga tiếp. Cách 2 là đạp ga lên đến 80km/h roài để chân ga vừa đủ để duy trì tốc độ. Vậy cách nào bền máy và đỡ tốn xăng hơn ạ =D>
 

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
770
Động cơ
503,010 Mã lực
Em quên mất cơ bản rồi, các cụ chuyên gia cho em hỏi thêm: nếu tần số là 50Hz thì động cơ (3 pha) sẽ quay với tốc độ bao nhiêu ạ?
 

volts

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-128652
Ngày cấp bằng
28/1/12
Số km
834
Động cơ
391,562 Mã lực
Em quên mất cơ bản rồi, các cụ chuyên gia cho em hỏi thêm: nếu tần số là 50Hz thì động cơ (3 pha) sẽ quay với tốc độ bao nhiêu ạ?
Còn tùy vào số đôi cực từ trong đc ạh, cụ có thể tính theo công thức: n = ( 60*f )/P trong đó: n tốc độ v/phút, f tần số, P số đôi cực.
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
Còn tùy vào số đôi cực từ trong đc ạh, cụ có thể tính theo công thức: n = ( 60*f )/P trong đó: n tốc độ v/phút, f tần số, P số đôi cực.
Đây chính là lý do tại sao động cơ thông thường toàn 1450v/p (đáng ra là 1500v/p nhưng vì là động cơ không đồng bộ nên còn hệ số trượt) và tốc độ càng thấp càng đắt.
 

dvcpro82

Xe đạp
Biển số
OF-156778
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
47
Động cơ
352,440 Mã lực
dùng cái này cũng khó chịu lắm. em để 24 độ thi lanh nhưng để 25 độ thì nó tự động ttắt đi thế nào ý bí kinh
 

xyzhuyxyz

Xe tăng
Biển số
OF-197012
Ngày cấp bằng
3/6/13
Số km
1,073
Động cơ
336,646 Mã lực
Thấy các bác vẫn chưa có hồi kết em đóng góp bài này có vẻ đúng.


Nguyên lý làm việc cơ bản của Biến Tần


N
guyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

H ệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp.

N
goài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.

TIẾT KIỆM ĐIỆN
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống.


Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Hiện nay ở Việt nam đã có rất nhiều xí nghiệp sử dụng máy biến tần này và đã có kết quả rõ rệt.


Với giải pháp tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt.


Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lòng nhiều nhà đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới.


CÁC LOẠI TẢI NÊN SỬ DỤNG BIẾN TẦN ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN
1. Phụ tải có mô mem thay đổi (điều hòa trung tâm, bơm cấp nước, bơm quạt mát,... ).
2. Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì phải lắp thêm biến tần.

Nguồn: https://sites.google.com/site/bientangiare/nguyen-ly-lam-viec-co-ban-cua-bien-tan

 

tchung82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-120828
Ngày cấp bằng
16/11/11
Số km
87
Động cơ
382,860 Mã lực
Vụ này em cũng chưa biết, em hóng
 

Khat_tien

Xe tải
Biển số
OF-114841
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
248
Động cơ
389,550 Mã lực
Về kỹ thuật thì nôm na thế này ạ, các cụ ở trên đã giải thích là điều hoà chạy nhanh hay chậm là do tần số của dòng điện, dẫn tới không phải tắt bật. Còn tại sao dùng inverter là vì khi chuyển từ dòng một chiều sang dòng xoay chiều, cái inverter nó có thể điều chỉnh theo các xung vuông để tạo ra cái tần số theo ý muốn. Trong điều hoà thực ra còn một bước dùng rectifier chuyển thành 1 chiều rồi dùng inverter lại biến thành xoay chiều, chỉ để làm cái việc cho motor chạy nhanh hay chậm thôi ạ.
Các cụ ở trên nói 3pha không hẳn là đúng đâu ạ, 1 pha cũng inverter có vấn đề gì đâu.
Nhà cháu vote cho điều hoà inverter vì dễ chịu hơn hẳn
Chuẩn đấy cụ, nhưng vẫn cần phải chỉnh. Trong truyền động điện rectifier + inverter = biến tần, nó có thể lấy nguồn vào là 1 pha, 3 pha hoặc nguồn 1 chiều (DC) để tạo ra nguồn điện phù hợp để điều chỉnh tốc độ động cơ (thường theo nguyên lý U/f = const) theo mong muốn. Khi điều chỉnh tốc độ động cơ máy nén ta có thể điều chỉnh được hiệu suất làm lạnh của điều hòa, giữ cho nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ đặt trước (mong muốn) mà không phải dừng và khởi động lại. Việc này khiến điều hòa hoạt động êm ái hơn, tiết kiệm điện hơn, tăng tuổi thọ cho máy nén.
 

Khat_tien

Xe tải
Biển số
OF-114841
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
248
Động cơ
389,550 Mã lực
Em chả hiểu về điều hòa lắm nhưng nguyên lý cơ bản nó thế này ạ:

- Inventer là tiếng tây, tiếng ta gọi là biến tần. Đã biến tần thì chắc chắn là động cơ xoay chiều (1 pha, 3 pha được tất).
- Động cơ 1 chiều thì không dùng được biến tần, phải dùng cách khác để thay đổi tốc độ.

Biến tần đơn giản là chuyển từ điều khiển kiểu tắc bụp trong điều hòa đời cổ sang điều khiển liên tục trong điều hòa đời mới. Có thể đỡ tốn điện hơn chút ít nhưng tuổi thọ động cơ máy nén sẽ ít hơn máy đời cổ vì phải hoạt động nhiều hơn.
Cái này nhà cháu không đồng ý! Động cơ máy nén sẽ bền hơn nếu số lần khởi động và dừng ít đi, việc chạy liên tục chỉ trong vài giờ/ ngày không ảnh hưởng gì cả.
Ý kiến nhỏ chia sẻ cùng cụ!
 

nhapnhomsv

Xe tăng
Biển số
OF-65330
Ngày cấp bằng
31/5/10
Số km
1,493
Động cơ
435,717 Mã lực
Em quảng cáo tý ạ
Năm 1981, Toshiba phát minh công nghệ biến tần và ứng dụng thành công vào sản xuất máy điều hòa không khí với mục đích tiết kiệm năng lượng. Công nghệ này được sử dụng phần lớn cho các nhà sản xuất điều hòa không khí trên toàn thế giới. Toshiba dẫn đầu công nghệ biến tần về hiệu quả năng lượng và hiện giờ chưa có nhãn hiệu đối thủ cạnh tranh nào có thể so sánh kịp

Ngày nay, phần lớn máy điều hòa được bán trên thế giới là loại điều hòa được điều khiển công nghệ biến tần. Bộ biến tần Toshiba & Carrier DC Hybrid_công nghệ biến tần một chiều của Toshiba & Carrier được thiết kế nhỏ gọn với thiết bị hiệu suất và hiệu quả cao. Nó cũng tiết kiệm năng lượng nhất trên thị trường, đặc biệt so với hệ thống tốc độ cố định.
Biến tần Toshiba & Carrier Digital Hybrid bao gồm 2 hệ thống máy đổi điện khác nhau mà đảm bảo tiết kiệm năng lượng tối đa và cao hơn mức cũ trong cùng một thời gian. Lúc khởi động biến tần, được hỗ trợ PAM (pulse amplitude modulation) khi đạt được nhu cầu nhiệt độ mong muốn bằng việc tăng điện năng tối đa cho máy nén. Ngay khi đạt nhiệt độ yêu cầu, bộ điều khiển biến tần sử dụng PWM (pulse width modulation) được điều chỉnh để duy trì nhiệt độ phòng đã cài đặt. Bộ máy nén xoay đảm bảo chuyển động đều, hỗ trợ giảm tiếng ồn không mong muốn.
Phụ thuộc hiệu suất yêu cầu mà biến tần sử dụng mô hình hợp lý để đạt được kết quả tiêu thụ năng lượng giảm và tiết kiệm chi phí năng lượng đáng kể. So với hệ thống đa cửa cố định, hệ thống biến tần đa cực của Toshiba đã tiêu thụ ít năng lượng hơn 40-50%. Điều này có được bởi sự kết hợp cặp máy nén quay một chiều (DC Twin Rotary Compressor), biến tần (DC Hybrid Inverter) và dòng chất làm lạnh (R-410A HFC Refrigerant).
Hiện nay, hầu hết các loại máy nén trên thị trường có sự hạn chế về dãy tốc độ quay. Vì vậy, cũng như giá trị lớn lúc bắt đầu khởi động của máy nén, giảm sự rung, tăng độ ổn định và hiệu suất của máy nén cao. Máy điều hòa không khí Toshiba & Carrier với công nghệ và sự kết hợp biến tần (DC Hybrid Inverter) của máy nén quay (DC Twin Rotary compressor) với dãy tốc độ quay lớn mà không có hiện tượng rung.
 

nguoigiangho

Xe buýt
Biển số
OF-113813
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
640
Động cơ
394,190 Mã lực
Ông Carrier này ở Việt Nam thì đâu có nổi váng gì về inverter đâu ạ..
 

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,039
Động cơ
434,440 Mã lực
Cái này nhà cháu không đồng ý! Động cơ máy nén sẽ bền hơn nếu số lần khởi động và dừng ít đi, việc chạy liên tục chỉ trong vài giờ/ ngày không ảnh hưởng gì cả.
Ý kiến nhỏ chia sẻ cùng cụ!
Em nghĩ chả phải, khi bọn em thiết kế máy gì đi nữa thì cái quan trọng nhất là tuổi thọ, nghĩa là số giờ làm việc, chả có cái thông số nào là số lần bật tắt cả cụ ạ. Máy điện thì lại càng không quan tâm đến bật tắt vì nó chả ảnh hưởng gì (có chăng là tốn thêm tý điện để thắng mômen ban đầu). Thực tế mà nói, cái số tiền bỏ thêm để mua cái biến tần và chi phí tiết kiệm được từ tiền điện cũng không chênh lệch lắm, được cái biến tần thì nhiệt độ ổn định hơn, dễ chịu hơn và đấy là cái quan trọng nhất chứ không phải cái chuyện tiết kiệm điện.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top