[Funland] Nguy rồi Thuận ơi!

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,671
Động cơ
567,385 Mã lực
Bác lại "tay nhanh hơn não" rồi! "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe" bác ạ!

Bác chịu khó lui ngược (scroll) lên trên hai còm (cũng ở tầng này), coi bài em "giả nhời" bác Mẹc hộ em tý nhé!

Cám ơn sự hiểu biết, tìm tòi cũng như tinh thần yêu chân lý của bác!
Cụ tự nhận mình là người có vốn tiếng Việt rất tốt, thậm chí sành cả tử ngữ Hán Việt
Em rón rén giơ tay có tý ý kiến, văn viết dùng từ "cám ơn" là rất ẩu, sự biết ơn không liên quan gì tới cám bã, càng không liên quan tới lợn, gà. Dùng từ "cảm ơn" mới chuẩn xác cả về từ và nghĩa
Văn nói tạm chấp nhận từ "cám ơn", dù rằng nó cũng vô nghĩa và rất vô duyên
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,859
Động cơ
316,386 Mã lực
Hoá ra cụ là nhà ngôn ngữ học, em thấy hưng hứng thêm 1 tý rầu
Em thấy thành ngữ "ăn cháo đái bát" mà hiểu theo nghĩa vong ân bội nghĩa là chưa thuyết phục, ăn cháo xong, kể cả bát cháo do người khác đem cho thì cũng chả hiểu đái vào bát để làm gì? Có đái vào bát cũng không thể hiện sự vong ân nào cả
Suy luận hành động này theo nghĩa phá hôi, người tính khí ngang ngược, muốn đái vào bát để người khác ko ăn được có lẽ ổn hơn, kiểu như "mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng" chăng?
.....................................................................................................................................................
Bác coi link e mời bác đọc hộ em.


Cụ là nhà ngôn ngữ học mà em thấy lỗi chính tả nhiều quá, nhất là các lỗi kỹ thuật nhập ký tự, chắc do cụ dùng thiết bị di động chứ đổ lỗi cho thằng đánh máy thì khổ thân cho anh ấy
Em là người cũng hóm, cũng hứng thú chơi chữ, mà tuyệt nhiên chưa hiểu cái chất "mai mỉa, tung hứng" của cách dùng từ "lớp III" thay cho "lớp 3" là ra làm sao?

1/ Em đã từng làm công việc về ngôn ngữ chưa chưa từng vỗ ngực tự phong "nhà ngôn ngữ học" như bác đang nhét chữ vào mồm nhé!
2/ Muốn hiểu thì chịu khó học thêm, đọc thêm khắc hiểu chứ ngồi đó mà nói thì muôn đời cũng không thể hiểu hay cảm nhận được.


Cụ tự nhận mình là người có vốn tiếng Việt rất tốt, thậm chí sành cả tử ngữ Hán Việt
Em rón rén giơ tay có tý ý kiến, văn viết dùng từ "cám ơn" là rất ẩu, sự biết ơn không liên quan gì tới cám bã, càng không liên quan tới lợn, gà. Dùng từ "cảm ơn" mới chuẩn xác cả về từ và nghĩa
Văn nói tạm chấp nhận từ "cám ơn", dù rằng nó cũng vô nghĩa và rất vô duyên
Đúng!

Bác nhìn ra cái e muốn nói đấy! em viết "cám ơn" chứ em ít khi viết "CẢM ƠN" trên diễn đàn này và thì lại càng họa hoằn "CẢM ÂN"!
Với người đã nhìn ra cái em muốn thì chắc chẳng cần phải cắt nghĩa thêm chứ?
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,671
Động cơ
567,385 Mã lực
Bác coi link e mời bác đọc hộ em.





1/ Em đã từng làm công việc về ngôn ngữ chưa chưa từng vỗ ngực tự phong "nhà ngôn ngữ học" như bác đang nhét chữ vào mồm nhé!
2/ Muốn hiểu thì chịu khó học thêm, đọc thêm khắc hiểu chứ ngồi đó mà nói thì muôn đời cũng không thể hiểu hay cảm nhận được.




Đúng!

Bác nhìn ra cái e muốn nói đấy! em viết "cám ơn" chứ em ít khi viết "CẢM ƠN" trên diễn đàn này và thì lại càng họa hoằn "CẢM ÂN"!
Với người đã nhìn ra cái em muốn thì chắc chẳng cần phải cắt nghĩa thêm chứ?
Em và cụ trả lại sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời trả lại không gian riêng cho thớt này nhé
Vấn đề chữ nghĩa ta nên bàn ở thớt khác cho đỡ loãng
 
Biển số
OF-473671
Ngày cấp bằng
28/11/16
Số km
905
Động cơ
205,311 Mã lực
Với cách tranh luận nhiệt huyết đến loạn ngôn như của cụ thì chắc cụ làm giáo viên
Nhưng em cũng xin được phép nói thẳng và thật rằng cụ làm giáo viên thì cũng là 1 dạng sản phẩm lỗi sẽ đào tạo ra các phiên bản lỗi tiếp theo...
Chắc chỉ ngành nông nghiệp sẽ phát triển vì có nguồn phân bón dồi dào!!!
Không những nhà em theo ngành giáo, bạn bè em cũng hàng chục người là giáo viên, trước những sự kiện thế này họ lại rất kiệm nhời, nhà giáo trước hết phải có lòng tự trọng thì mới nên theo nghề cao quý này.
Em đang phê phán hành xử sai của cô giáo, không có nghĩa chửi ngành giáo dục. Cụ nên xem lại khái niệm "chửi" mà cụ đang dùng
Em đồng ý với cụ. Ngày trước em bị cô giáo vụt cho tím tay vì tội viết chữ xấu, bị nhốt lên phòng giám hiệu vì tội nghịch dại(lấy lá thị xát lên ghế cô)...trong lớp có 50 bạn ngồi chen chúc, đến ngày Tết đến thăm và chúc Tết cô cả lũ đi tay ko, báo hại nhà cô bị bọn em dọn sạch bánh từ mứt đến bánh chưng, thế mà cô vẫn cười tươi, dù rằng khi đó cô giáo vẫn phải tránh thủ đi ba của và quét thóc rơi ngoài đồng. Vào thời ấy cô dạy bọn em với đúng tư cách của người THẦY.
Còn bây giờ, thượng bất chính hạ tất loạn, hơn nữa xã hội đã có thấy, chuyện cô bắt học sinh quỳ cả tiết học là mang tính nhục hình người khác, việc này có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.(nếu cô chỉ phạt học sinh quỳ ở khoảng 5 phút mang tính chất răn đe kỷ luật mà đã đc cả lớp đồng ý với hình phạt ấy, thì em hoàn toàn đồng ý). Với thời buổi bây giờ khi đồng tiền chà đạp lên mọi luân thường đạo lý, khi cái kẻ đã từng làm trong ngành luật mà hành sử như côn đồ thì em cũng ko ưng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,859
Động cơ
316,386 Mã lực
................................................................................................................
4. Câu trả lời cho việc tại sao rất nhiều trường hợp học sinh cá biệt, nghịch ngợm lại hay là những người nhớ đến các thầy cô nhất là gì?

...............................................................................................................................................................................
Với góc độ cá nhân, tôi thật sự trân trọng công sức và thời gian bạn đã bỏ ra để lập thành một chuỗi nhưng câu hỏi bao quát được cái gọi là "truyền thống tôn sư trong đạo" cũng như các vấn đề liên quan tới giáo dục. Tuy bạn gợi ý là "những lý giải ngắn gọn" nhưng tôi nghĩ để trả lời nó sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như luận điểm và minh họa. VÀ, sau đó là hàng loạt phản biện cũng như tung hứng cho mỗi comment.

Với suy nghĩ chia sẻ và trân quý "chuỗi câu hỏi" của bạn, tôi xin phép chia sẻ câu chuyện sau để phần nào trả lời cho câu hỏi số 4 của bạn. Đây là một câu chuyện tôi tâm đắc nhất về "nghề đưa đò". Không chỉ bạn, mà tôi cũng mong tât cả những ai đã từng cắp sách đến trường đọc qua.

http://vuthanhhoa.net/xin-co-tha-loi-cho-chung-em-iuri-bondarep.xml




VTH – Một truyện ngắn thuộc lòng từ thời thơ ấu, nhưng mỗi lần đọc lại, mình vẫn rưng rưng lệ. Sẽ thật đúng nếu giới thiệu vào ngày 20/11:

Xin cô tha lỗi cho chúng em

Iuri Bondarep

Paven Ghoocghievich Xaphonop là một công trình sư nổi tiếng, công tác tại một nhà máy lớn. Năm tháng trôi đi, ông đã quá quen với sự nổi tiếng của mình, và hình như thậm chí thấy mệt mỏi vì nó chút ít, cũng giống những người sớm đạt được vinh quang.


Năm nay, quá mệt mỏi vì một công việc phức tạp vừa làm mùa đông, ông đi nghỉ tại nhà an dưỡng ở bờ nam Crưm. Và đây, đoàn tàu tốc hành tuyến phía Nam đưa Xaphonop trở về Matxcova đang đi qua vùng thảo nguyên quen thuộc, nơi Paven Ghoocghievich sinh ra, lớn lên mà đã lâu ông xa cách.

Đột nhiên, ông rất muốn ghé thăm thị trấn quê hương, đi dạo trong phố, đọc các tấm áp phích quảng cáo và tên đường phố cũ thử xem thị trấn đang sinh hoạt ra sao, thế nào cũng phải gặp lại những người quen ngày còn đi học, từ những năm tháng xa xôi, tưởng chừng như thời gian ấy chưa bao giờ có cả.

Và nguyện vọng ấy đã thắng. Ông đã làm các bạn đường vô cùng ngạc nhiên vì quyết định bất chợt xuống tàu của mình.

Suốt một ngày trời ông đã tha thẩn dạo chơi trong thành phố quê hương. Ông đã không nhận ra nó được nữa. Và thành phố cũng không nhận ra ông. Thị trấn thảo nguyên cổ xưa thực sự đã được xây dựng mới, dân cư đông đúc hơn trước rất nhiều.

Ông chậm rãi đi lại đến bốn lần dọc theo đường phố nơi mình đã sinh ra, và nơi trước đây có ngôi nhà một tầng thấp lè tè. Giờ đây, phố của ngôi nhà xưa đã là một đại lộ. Và đại lộ ấy chắc không nhớ và không hề biết đến tuổi thơ của Paven Ghoocghievich.

Xaphonop ngồi xuống chiếc ghế dài, nhìn quanh đại lộ rất lâu, lòng xao xuyến. Quá khứ, tuổi thơ nay đâu còn dấu vết, không còn gì còn lại nữa… Và điều ấy vừa đáng tiếc vừa khó hiểu. Ở thành phố này, giờ đây không còn ai biết đến ông.

Ông lại đi dạo trong thành phố và thật bất ngờ, giữa các lùm cây, ông nhận ra ngôi trường mình học ngày xưa. Ngôi trường vẫn đứng đó như thuở trước…Nó không hề thay đổi.

Mấy phút liền ông không rời mắt ngắm nhìn ngôi trường. Rồi ông bước vào sân trường vắng ngắt. Ông ngồi xuống dưới cây phượng, nơi thuở xưa học sinh vẫn nô đùa trong giờ nghỉ. Ông vuốt ve thân cây và cười vang. Phải, giờ đây ông có cảm tưởng như mình được gặp lại người bạn cũ hiền lành biết rất kĩ về Paven Ghoocghievich và Paven Ghoocghievich cũng biết rất rõ về nó… .

Bỗng ông nhìn thấy ngôi nhà nhỏ ở bên phải cạnh trường. Lập tức ông nhớ lại: Maria Petoropna. Đây là nhà Maria Petoropna, cô giáo dạy toán của ông – sao ông không nhớ đến cô ngay từ đầu nhỉ? Ngày trước, ông là học trò cưng của cô, chính cô đã nhìn thấy triển vọng toán học xuất sắc của ông trong tương lai… Đã bao nhiêu năm rồi thầy trò chưa gặp nhau? Liệu cô còn ở nhà này không? Maria Petoropna! Có biết bao nhiêu điều gắn bó với tên tuổi của cô.

Xaphanop xúc động bước tới thềm cửa. Ông gõ cửa:
– Ai đấy? Một người đàn bà mảnh dẻ xuất hiện trong khung cửa và ông nhận ngay ra cô.
– Cô Maria Petoropna… Ông khẽ nói – Cô không nhận ra em à?

Cô nhìn ông từ đầu đến chân trong vài giây.
– Pasa Xaphanop phải không? Pasa đấy à? – Cô nói hơi hốt hoảng – Vào đây, vào đây đi em.
– Vâng ạ, vâng ạ, em vào đây. Xaphanop ấp úng, không hiểu vì lẽ gì mình là người lớn, một nhân vật có tiếng tăm mà lại đỏ mặt như một cậu học sinh ngày còn đi học.
– Ừ, thế là em đã về đây, Pasa ạ. Em thứ lỗi, cô cứ gọi em như thế. Không còn nhận ra em được nữa. em đi công tác qua, có việc à?
– Em tạt qua thôi, cô Maria Petoropna à. Ông đáp nhưng không hiểu vì sao không nói mình vừa từ miền Nam lên. Ông nghĩ nói như vậy thì quá hời hợt và bất tiện.
-Em sẽ uống trà với cô bây giờ. Em chờ một tí, xong ngay thôi.

Ông không muốn uống trà. Ông chỉ muốn nói và hỏi, nhưng cô Maria Petoropna vẫn bưng trà vào và vui vẻ nói:
– Nào, bây giờ em kể chuyện mình cho cô nghe đi, em sống thế nào? Nhưng mà thôi, qua báo chí, cô biết khá nhiều về em. Cô đã đọc những bài báo và các cuốn sách của em. Em đã lấy vợ chưa? Cô hỏi vội ông.
– Thưa cô, đã ạ.- Xaphanop đáp
– Em hạnh phúc chứ?
– Thưa cô, có lẽ thế. Em được một cháu trai.
– Ừ, thế thì tốt rồi. Còn công tác thì sao? Em đang làm việc gì?
– Em đang thiết kế một mẫu mới, cô Maria Petoropna ạ.
– Thế tình hình thế nào, có đạt kết quả không?
– HIện còn chưa rõ, cô ạ. Cô Maria Petoropna ơi, ta hãy nói chuyện về quá khứ, về trường…

Cô Maria Petoropna gật đầu, trầm tư nói:
– Cô nhớ rất rõ lớp các em. Đó là lớp trước chiến tranh. Toàn nhưng em hiếu động, nghịch ngợm, có năng lực…
– Cô có nhớ cô đã cho em hai điểm về đại số không, cô Maria Petoropna?
– Có chứ, vì em không chịu làm bài tập về nhà, trông chờ may rủi. Mà môn Toán thì em học nhẹ nhàng, nhưng em lại lười học.
Cô Maria Petoropna rót nước trà vào chén, cầm thìa lên, suy nghĩ và hỏi:
– Em có nhớ Misa Sechtoro không?
– Có chứ ạ, em vẫn thường ganh tỵ với nó mà lại. Cả lớp em mê mệt vì những bài luận của Sechtoro về đề tài văn học. Còn em thì chẳng đâu vào đâu cả.
– Misa làm phóng viên – Cô Maria Petoropna chậm rãi nói. Nó nay đây mai đó trong nước và cả nước ngoài. Cô thường đọc bài của Misa và cô cũng hay nhớ lại.
– Misa có hay đến thăm cô không, cô?
– Không.
– Vâng – Xaphanop nói – Mỗi người một ngả. Em nghe nói Vitca bây giờ làm giám đốc một nhà máy lớn ở Uran. Thật không ngờ. Em có gặp Vitca ở Matxcova. Bệ vệ lắm, trông không còn nhận ra được nữa. Vitca có ghé qua đây không cô?
– Gì cơ? Cô Maria Petoropna hỏi và đưa mắt nhìn xuống khẽ lắc đầu.- Em uống nước chè đi, Pasa.
– Thưa cô, thế còn có ai đến thăm cô, cô còn gặp bạn nào trong lớp em nữa ạ? Paven hỏi? – Cô có gặp Grisa Xamoilop không? Nó làm diễn viên. Em nhớ hồi ấy cô nói với nó rằng nó có tài đấy ạ.
– Cô chỉ trông thấy Grisa trên màn ảnh thôi, Pasa ạ.
– Chẳng nhẽ, Grisa cũng không đến?
– Không, không đến…
– Thế còn Sechtoro ạ?
– Gì cơ? Không, uống nước đi em, kẻo nguội mất.
– Thưa cô, thế có ai viết thư cho cô chưa? Biết được cũng hay. Chắc cô nhớ Volodia Boicop, Nina Vinocuroca, Boria Gomuria. Cô có biết gì về mấy người này không?
-Không, Pasa ạ – Cô giáo già chậm rãi nói. Có Colia Xiboroxep hay đến nhà cô. Colia làm việc ở nhà máy ngay tại đây. Cuộc sống của Colia không được may mắn lắm.

Hai người lặng im. Xaphanop thấy rất khó chịu. Ông đẩy chén trà về phía mình, vụng về thò tay lấy đường. Chợt thấy cô Maria Petoropna nhìn lên tủ sách. Ông cũng nhìn lên và nhìn thấy ngay ở hàng đầu có gáy một cuốn sách quen thuộc mới nhất của ông về chế tạo máy bay.
– Thưa cô Maria Petoropna – Ông khẽ nói.
– Gì thế, Pasa?
– Cô có cuốn sách của em ạ, thưa cô Maria Petoropna? – Ông khẽ hỏi và lập tức im bặt.
– Ừ, cô đã đọc rồi.
Lúc bấy giờ, ông đứng dậy, cầm lấy cuốn sách của mình – “Cấu trúc các loại máy bay”, giở qua vài trang và cảm thấy mình đang đỏ mặt một cách khó chịu. Ông lúng túng nói:
– Thưa cô, cô cho phép em đề tặng chứ ạ?

Từ trong quyển sách bỗng rơi ra một mảnh giấy con và ông vội nhặt lấy, nhìn rõ đấy là bức chân dung của ông được cắt ra từ một tờ báo. Hiểu ra tất cả, ông ngước nhìn cô Maria Petoropna. Cô đang lấy thìa khuấy đường trong cốc nước. cô nói nhanh:
– Một cuốn sách không đến nỗi tồi… Cô đã đọc một cách thích thú. Còn bức ảnh này là cô cắt từ báo Sự thật ra đấy, Pasa ạ. Khi trông thấy ảnh của em trên báo cô có đánh điện tới chúc mừng em.

Ông cũng vội vã như để giấu một điều gì khó chịu, giấu ngay mảnh giấy vào trong sách và trong lòng vô cùng xấu hổ, căm giận bản thân. Giờ đây, ông nhớ ra rất rõ rằng mình quả là có nhận được bức điện đó cách đây hai năm trong số rất nhiều bức điện khác nhưng đã không trả lời, mặc dầu đã trả lời những bức điện khác.

Khi ông ra về, cô giáo tiễn ông.
– Pasa này, em thử nói trong công trình của em có một chút gì là phần của cô truyền lại hay không?
– Thưa cô Maria Petoropna, sao cô lại nói vậy? Paven Ghocghevich lúng túng nói – nếu không có cô thì …
Cô giáo nhìn thẳng vào mắt ông nói:
– Em tưởng cô không mừng sao? Một vị khách cỡ nào đã đến thăm cô chứ? Em tưởng mai cô sẽ không kể cho học sinh của mình nghe về chuyện này hay sao? Thôi, em đi đi, Pasa. Cô chúc em nhiều thành công to lớn …

Họ tạm biệt nhau. Ông bước vội trên đường nhỏ trong vườn trường. Rồi ông ngoái cổ nhìn lại. Cô giáo Maria Petoropna vẫn đứng đó bên thềm.

Suốt dọc đường cho đến tận Matxcova, Paven Ghoghevich đứng ngồi không yên, một cảm giác xấu hổ ghê gớm như thiêu đốt lòng ông. Ông nghĩ tới Vitca Xreghiriop, tới Sechtoro, tới Xamoilop. Ông nghĩ về tất cả những bạn học cũ ngày xưa và ông muốn gửi cho họ những bức thư căm phẫn nặng nề, nhưng ông không biết địa chỉ của họ. Rồi ông viết cho cô Maria Petoropna bức thư xin lỗi rất dài, nhưng ông kinh hãi nhận ra mình quên không biết cả địa chỉ số nhà của cô.

Đến một ga lớn, Xaphanop, nét mặt đăm đăm xúc động, xuống tàu. Ông đến nhà bưu điện và sau một phút phân vân, ông gửi một bức điện cho cô Maria Petoropna theo địa chỉ của trường. Bức điện chỉ vẻn vẹn có mỗi một câu: “Xin cô tha lỗi cho chúng em”.

Iuri BondarepNgười dịch: Nguyễn Hào
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,859
Động cơ
316,386 Mã lực
Em và cụ trả lại sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời trả lại không gian riêng cho thớt này nhé
Vấn đề chữ nghĩa ta nên bàn ở thớt khác cho đỡ loãng

Tiếng Việt ngàn năm qua vẫn trong sáng có mất sự trong sáng đâu mà phải "giả (trả) lại" ??? Có chăng là lác đác năm ba kẻ học chưa được bao nả mà manh dạn đăng đàn vỉết tung toé để lòi ra cái "tinh tuý" của kỹ năng viết cái gọi "tiếng mẹ đẻ" của chính họ.

Em thì "văn dốt vũ dát" biết gì mà dám lạm bàn với bác như nhã ý của bác ở trên? Trong thớt này nhũng "còm" của em với bác chẳng qua chỉ là "giả nhời" bác thôi và trong khi "giả nhời" thì có đôi chút ví von minh họa, dẫn giải để người đọc hiểu đúng ý em chứ loại người như em thì biết gì mà bàn với chả bạc.

Vẫn biết "Gần chùa gọi Bụt bằng anh" (.. gọi Sơ (Soeur) bằng mụ, gọi Cha bằng thằng") nên khi bác bộc bạch là đã sống và "dằm thắm" trong môi trường sư phạm từ bé - nếu chịu khó để ý khi đọc thì thấy, đa phần các ý kiến về giáo dục, về thầy cô giáo, bác đều toát lên vẻ khinh bạc thậm chí hằn học. Thế mà với em bác lại có nhã ý "nâng" lên ngang hàng rồi mời bàn bạc về "chữ nghĩa" - quả là vinh hạnh cho em lắm thay !!! Thật không còn vinh dự nào bằng!

Các cụ dạy "tránh voi chẳng xấu mặt nào" và "đửng dây với hủi"! Với suy nghĩ phải cố gắng thành thực và tôn kính, cũng như phương châm "tùy cảm nhi ứng", thú thật, em chẳng nghĩ bác là "voi" mà càng không muốn ví bác với "hủi" nhưng sau khi thu xếp đọc toàn bộ các com của bác trong thớt này cũng như đọc ngẫu nhiên một số bài trong suốt 78 trang "phong thần" của bác thì quả là em chẳng muốn "tiếp xúc" với bác dưới mọi hinh thức và tinh huống. Coi như còm này em viết để tiễn vong bác nhá!

Kinh bái!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top