[Funland] Ngụy khoa học là gì?

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,536 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thấy anh có câu hỏi này bên kia hay hay..
Tôi không rõ các định nghĩa về tâm linh của Tây của Tàu thế nào nhưng với tôi thì khoa học giống như là một bầy ếch ngồi dưới đáy giếng.
Còn tâm linh thì giống như một con ếch ngồi dưới một cái giếng nằm trong cái giếng kia.
Nói ra không phải để chê bai, cũng không phải để tung hô tâm linh.. mà để chấp nhận và tôn trọng nó..
Tôi cũng bắt chước anh gì ở trên... nói chơi thôi.. không cần phải quan tâm.. :)
Con của em, đọc sách, hay hỏi bố từ này, từ kia nghĩa là gì. Em cứ tìm hiểu trang bị sẵn, phòng khi cháu nó đọc tới mấy từ này, nó hỏi.
Tâm linh đối với em là lĩnh vực khó giải thích hơn khoa học. Em cũng trải qua một số tình huống trong cuộc sống, xác suất gần bằng không, mà chỉ có thể giải thích được là vô tình trùng hợp,
Còn em nhảy vào cái chữ tâm linh của cụ chỉ vì cái cụ Cảnh sát kia, quote cụ theo kiểu cụ ấy là tiên đề, nên em nhắc lại cho chắc thôi. Em quote cụ đó vài lần rồi, mà chưa bao giờ thấy phản hồi. Chắc lần tới.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một chủ đề để các cụ chém "Phong Thủy là khoa học hay ngụy khoa học?" :-?

 

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Bàn về khoa học vs ngụy khoa học mà bàn ở OF thì k đúng chỗ rồi.
Khoa học cần các yếu tố sau:
-logic trong lập luận: cái này cần nhưng cũng là cái bẫy, rất nhiều lập luận đầy logic và chặt chẽ nhưng không đúng thực tế, cũng có rất nhiều điều tưởng phi logic nhưng lại là sự thật mà logic ẩn chứa trong đó không dễ nhìn thấy ngay...
-toán học: chưa phát biểu bằng ngôn ngữ toán học thì chưa phải là khoa học chặt chẽ, toán học biểu thị sự liên quan giữa các yếu tố một cách định lượng, không có ngôn ngữ toán học thì cũng khó có thể kiểm chứng và đo lường một giả thuyết/phát biểu khoa học
-đo lường: mức độ chính xác của đo lường có thể biến đổi các giả thuyết khoa học rất lớn.
-thực nghiệm: kết quả thực nghiệm phù hợp hay mâu thuẫn với phát biểu/giả thuyết? ngay cả khi kết quả phù hợp cũng chưa đủ khẳng định giả thuyết mà kết quả thực nghiệm còn cần phải mâu thuẫn với sự phủ định giả thuyết (ví dụ: hàng ngàn năm quan sát thực nghiệm đều cho thấy mặt trời "quay quanh" trái đất, kết quả này phù hợp với giả thuyết "mặt trời quay quanh trái đất" nhưng nó cũng không mâu thuẫn với giả thuyết khác là "trái đất quay quanh mặt trời", do đó chưa đủ để khẳng định là "mặt trời quay quanh trái đất").
-lặp lại thực nghiệm nhiều lần một cách độc lập để kiểm chứng thực nghiệm và giả thuyết: ví dụ thí nghiệm trên 1000 bệnh nhân ung thư, chia làm 2 nhóm, 500 người dùng thuốc A đang được nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư và 500 người khác dùng giả dược làm bằng bột gạo chẳng hạn, nếu kết quả cho thấy sau 1 năm, tỷ lệ tử vong trong nhóm dùng thuốc A thấp hơn so với nhóm dùng bột gạo, nếu lúc đó kết luận là "căn cứ vào kết quả thử nghiệm trên 1000 bệnh nhân cho thấy thuốc A có tác dụng chữa ung thư" sẽ là thiếu cơ sở khoa học (ngay cả nếu không dùng thuốc A mà dùng bột mỳ thì vẫn có 3 khả năng ngẫu nhiên là: nhóm bệnh nhân dùng bột gạo chết ít hơn, nhiều hơn hoặc bằng nhóm dùng bột mỳ).
-khả năng sử dụng giả thuyết/phát biểu khoa học trong dự đoán: một thuyết đầy logic, không có thực nghiệm nào bác bỏ nhưng không dự đoán được chính xác điều gì thì cũng không có tính khoa học, ví dụ thuyết "Trời sinh ra thế" sẽ không có thực nghiệm nào bác bỏ được vì dù kết quả thực nghiệm thế nào cũng có thể gán cho "ý trời" nhưng vì dùng nó không dự đoán được điều gì nên cũng không phải là một quan điểm có tính khoa học.
Đại loại là thế, các cụ bổ sung nhé.
Cụ cố tình chém hay đây là suy nghĩ thực của cụ. Nếu cụ cố tình chém gió thì em nghĩ không nên, còn nếu đây là suy luận thực của cụ thì em sẽ vang cụ sau.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Cụ cố tình chém hay đây là suy nghĩ thực của cụ. Nếu cụ cố tình chém gió thì em nghĩ không nên, còn nếu đây là suy luận thực của cụ thì em sẽ vang cụ sau.
Biết thì cứ thưa thốt, xin mời cụ chém thoải mái.
Vang của cụ quan trọng gì với em đâu?
 
Chỉnh sửa cuối:

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Biết thì cứ thưa thốt, xin mời cụ chém thoải mái.
Vang của cụ quan trọng gì với em đâu?
Cụ lấy ví dụ ngụy biện. Khi cụ nói có 3 khả năng ngẫu nhiên là nhóm bệnh nhân dùng bột gạo chết ita hơn, chết bằng, hoặc nhiều hơn nhóm dùng thuốc. Đúng là có 3 khả năng đó, nhưng tỷ lệ thế nào mới quyết định, ví dụ như khi cụ chơi Vietlot thì có 2 khả năng, là trúng hoặc không trúng, vậy cụ có khẳng định là chơi Vietlot có khả năng trúng ngang với không trúng không?.
Cũng như vậy, khi so sánh một đám khỉ bị bỏ đói với một đám khỉ được cho ăn đầy đủ, cũng có 3 khả năng: nhóm được cho ăn chết nhiều hơn, nhóm được cho ăn chết ít hơn, nhóm được cho ăn chết bằng nhóm nhịn ăn, vậy cụ kết luận thức ăn không đóng vai trò gì trong việc khỉ sống hoặc chết à?
Em vang cụ vì ví dụ cụ đưa thực sự nguy hiểm cho những ai thiếu tư duy phân tích vì đúng như tiêu đề của thớt này, ví dụ cụ đưa nghe có vẻ rất "khoa học" nhưng là ngụy biện.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,366
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Bàn về khoa học vs ngụy khoa học mà bàn ở OF thì k đúng chỗ rồi.
Khoa học cần các yếu tố sau:
-logic trong lập luận: cái này cần nhưng cũng là cái bẫy, rất nhiều lập luận đầy logic và chặt chẽ nhưng không đúng thực tế, cũng có rất nhiều điều tưởng phi logic nhưng lại là sự thật mà logic ẩn chứa trong đó không dễ nhìn thấy ngay...
-toán học: chưa phát biểu bằng ngôn ngữ toán học thì chưa phải là khoa học chặt chẽ, toán học biểu thị sự liên quan giữa các yếu tố một cách định lượng, không có ngôn ngữ toán học thì cũng khó có thể kiểm chứng và đo lường một giả thuyết/phát biểu khoa học
-đo lường: mức độ chính xác của đo lường có thể biến đổi các giả thuyết khoa học rất lớn.
-thực nghiệm: kết quả thực nghiệm phù hợp hay mâu thuẫn với phát biểu/giả thuyết? ngay cả khi kết quả phù hợp cũng chưa đủ khẳng định giả thuyết mà kết quả thực nghiệm còn cần phải mâu thuẫn với sự phủ định giả thuyết (ví dụ: hàng ngàn năm quan sát thực nghiệm đều cho thấy mặt trời "quay quanh" trái đất, kết quả này phù hợp với giả thuyết "mặt trời quay quanh trái đất" nhưng nó cũng không mâu thuẫn với giả thuyết khác là "trái đất quay quanh mặt trời", do đó chưa đủ để khẳng định là "mặt trời quay quanh trái đất").
-lặp lại thực nghiệm nhiều lần một cách độc lập để kiểm chứng thực nghiệm và giả thuyết: ví dụ thí nghiệm trên 1000 bệnh nhân ung thư, chia làm 2 nhóm, 500 người dùng thuốc A đang được nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư và 500 người khác dùng giả dược làm bằng bột gạo chẳng hạn, nếu kết quả cho thấy sau 1 năm, tỷ lệ tử vong trong nhóm dùng thuốc A thấp hơn so với nhóm dùng bột gạo, nếu lúc đó kết luận là "căn cứ vào kết quả thử nghiệm trên 1000 bệnh nhân cho thấy thuốc A có tác dụng chữa ung thư" sẽ là thiếu cơ sở khoa học (ngay cả nếu không dùng thuốc A mà dùng bột mỳ thì vẫn có 3 khả năng ngẫu nhiên là: nhóm bệnh nhân dùng bột gạo chết ít hơn, nhiều hơn hoặc bằng nhóm dùng bột mỳ).
-khả năng sử dụng giả thuyết/phát biểu khoa học trong dự đoán: một thuyết đầy logic, không có thực nghiệm nào bác bỏ nhưng không dự đoán được chính xác điều gì thì cũng không có tính khoa học, ví dụ thuyết "Trời sinh ra thế" sẽ không có thực nghiệm nào bác bỏ được vì dù kết quả thực nghiệm thế nào cũng có thể gán cho "ý trời" nhưng vì dùng nó không dự đoán được điều gì nên cũng không phải là một quan điểm có tính khoa học.
Đại loại là thế, các cụ bổ sung nhé.
Cụ tóm tắt hay quá. Chỉ mấy gạch đầu dòng mà đủ ý, dễ hiểu về khoa học và ngụy khoa học. Có thể dùng như một loại thuốc thử để kiểm tra 1 giả thuyết có phải là giả thuyết khoa học về mặt hình thức không.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,366
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Cụ lấy ví dụ ngụy biện. Khi cụ nói có 3 khả năng ngẫu nhiên là nhóm bệnh nhân dùng bột gạo chết ita hơn, chết bằng, hoặc nhiều hơn nhóm dùng thuốc. Đúng là có 3 khả năng đó, nhưng tỷ lệ thế nào mới quyết định, ví dụ như khi cụ chơi Vietlot thì có 2 khả năng, là trúng hoặc không trúng, vậy cụ có khẳng định là chơi Vietlot có khả năng trúng ngang với không trúng không?.
Cũng như vậy, khi so sánh một đám khỉ bị bỏ đói với một đám khỉ được cho ăn đầy đủ, cũng có 3 khả năng: nhóm được cho ăn chết nhiều hơn, nhóm được cho ăn chết ít hơn, nhóm được cho ăn chết bằng nhóm nhịn ăn, vậy cụ kết luận thức ăn không đóng vai trò gì trong việc khỉ sống hoặc chết à?
Em vang cụ vì ví dụ cụ đưa thực sự nguy hiểm cho những ai thiếu tư duy phân tích vì đúng như tiêu đề của thớt này, ví dụ cụ đưa nghe có vẻ rất "khoa học" nhưng là ngụy biện.
Cụ chưa hiểu ý cụ Escobar rồi. Trong ví dụ về thử nghiệm thuốc. Nếu chỉ chia làm 2 nhóm A và B rồi cho 1 nhóm uống thuốc và 1 nhóm uống bột gạo. Nếu thấy nhóm A uống thuốc có tỷ lệ chết ít hơn thì theo cụ Escobar chưa thể kết luận thuốc có tác dụng. Vì nếu trong thí nghiệm trên, cho nhóm A uống bột mỳ thay vì thuốc và nhóm B vẫn uống bột gạo như cũ thì cũng có xác suất 50% là nhóm A chết ít hơn. Tỷ lệ 50/50 không giống với tỷ lệ chênh lệch giữa trúng và không trúng Viellote của cụ.
Muốn chứng minh thuốc là tốt, người ta phải lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần, lần nào nhóm A cũng cho kết quả tốt hơn, khi đó mới tạm kết luận thuốc có tác dụng.
Ví dụ này để minh họa cho ý:
lặp lại thực nghiệm nhiều lần một cách độc lập để kiểm chứng thực nghiệm và giả thuyết
mà cụ Escobar nêu ra ở trên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,595
Động cơ
343,352 Mã lực
Mấy lão of cứ hở ra là khoe ngày nào cũng làm cái hàng tiếng nhưng thực tế toàn mở ra úp lại thì có gọi là ngụy sex không nhể
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,845
Động cơ
1,263,544 Mã lực
Tuổi
48
Cụ chưa hiểu ý cụ Escobar rồi. Trong ví dụ về thử nghiệm thuốc. Nếu chỉ chia làm 2 nhóm A và B rồi cho 1 nhóm uống thuốc và 1 nhóm uống bột gạo. Nếu thấy nhóm A uống thuốc có tỷ lệ chết ít hơn thì theo cụ Escobar chưa thể kết luận thuốc có tác dụng. Vì nếu trong thí nghiệm trên, cho nhóm A uống bột mỳ thay vì thuốc và nhóm B vẫn uống bột gạo như cũ thì cũng có xác suất 50% là nhóm A chết ít hơn. Tỷ lệ 50/50 không giống với tỷ lệ chênh lệch giữa trúng và không trúng Viellote của cụ.
Muốn chứng minh thuốc là tốt, người ta phải lặp đi lặp lại thí nghiệm nhiều lần, lần nào nhóm A cũng cho kết quả tốt hơn, khi đó mới tạm kết luận thuốc có tác dụng.
Ví dụ này để minh họa cho ý: mà cụ Escobar nêu ra ở trên.
Cụ và cụ Escobar lấy ví dụ này là không phù hợp và quên mất kiến thức toán thống kê căn bản. Không phải cái gì cũng cứ thử nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần là đúng, còn một hai lần là sai.

Ví dụ thử nghiệm lặp đi lặp lại hàng trăm lần, nhưng mỗi lần chỉ có hai mẫu thử đối chứng với nhau và thử nghiệm một lần nhưng với hàng trăm ngàn mẫu chia hai nhóm đối chứng, thì theo các cụ cái nào cho kết quả chính xác hơn?

Để giải quyết câu hỏi này thì cần có toán thống kê với các khái niệm CỠ MẪU, khái niệm Ý NGHĨA THỐNG KÊ để xác định một sự kiện nào đó xảy ra do ngẫu nhiên hay có quy luật.

.

Về bản chất thì nhiều thử nghiệm với một thử nghiệm không có gì khác nhau cả vì chúng ta có thể coi MỘT thử nghiệm (với số mẫu lớn) cũng chính là NHIỀU thử nghiệm (với số mẫu nhỏ) được thực hiện CÙNG THỜI ĐIỂM. Chúng chỉ khác nhau khi cách thức, phương pháp thử nghiệm khác nhau.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Khó quá. Em chưa gặp nhà khoa học nào nên chịu.

Các nhà khoa học tiến sĩ VN em gặp thấy toàn khoe tao công tác sang Nhật sang Úc họ cho ở phòng cao cấp tại thuê phòng rẻ nhất ăn tiền chênh lệch. :D
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,366
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Cụ và cụ Escobar lấy ví dụ này là không phù hợp và quên mất kiến thức toán thống kê căn bản. Không phải cái gì cũng cứ thử nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần là đúng, còn một hai lần là sai.

Ví dụ thử nghiệm lặp đi lặp lại hàng trăm lần, nhưng mỗi lần chỉ có hai mẫu thử đối chứng với nhau và thử nghiệm một lần nhưng với hàng trăm ngàn mẫu chia hai nhóm đối chứng, thì theo các cụ cái nào cho kết quả chính xác hơn?

Để giải quyết câu hỏi này thì cần có toán thống kê với các khái niệm CỠ MẪU, khái niệm Ý NGHĨA THỐNG KÊ để xác định một sự kiện nào đó xảy ra do ngẫu nhiên hay có quy luật.

.

Về bản chất thì nhiều thử nghiệm với một thử nghiệm không có gì khác nhau cả vì chúng ta có thể coi MỘT thử nghiệm (với số mẫu lớn) cũng chính là NHIỀU thử nghiệm (với số mẫu nhỏ) được thực hiện CÙNG THỜI ĐIỂM. Chúng chỉ khác nhau khi cách thức, phương pháp thử nghiệm khác nhau.
Về cơ bản em đồng ý với ý kiến của cụ trên phương diện lý thuyết xác suất thống kê. Tuy nhiên thứ nhất bài viết của em chỉ để phản biện việc cụ Voi đi bộ so sánh thí nghiệm thuốc mới với xác suất trúng Vietlotte hoặc thí nghiệm cho khỉ nhịn đói và không nhịn đói. Ở thí nghiệm khỉ nhịn đói hoặc Viettlote, xác suất bị lệch lớn về phía không trúng (Viettlote) hoặc khỉ nhịn đói bị chết. Còn thử nghiệm thuốc, nhất là ở những bước đầu tiên để chọn lọc ra các hợp chất tiềm năng, phân tử tiềm năng thì tỷ lệ giữa 2 nhóm gần với tỷ lệ 50/50 khá nhiều.
Thứ hai, ý kiến của cụ nếu chỉ xét trên khía cạnh thuần túy lý thuyết xác suất thống kê và các điều kiện thí nghiệm lý tưởng (không có sai sót của con người, thiết bị, không có bias, không có mâu thuẫn về quyền lợi, không có tác động của ngoại cảnh v.v...). Chính vì thế kể cả các phase sau, thậm chí khi đã chuẩn bị sản xuất quy mô lớn người ta cũng phải thực hiện nhiều lần và mỗi lần đều trên những tập mẫu lớn và có thể do những cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện tất cả hoặc một vài khâu để đảm bảo khách quan. Ví dụ cụ có thể xem ở đây: http://duoclylamsang.vn/tin/Tin-tuc---Su-kien/Quy-trinh-tim-kiem-va-phat-trien-thuoc-moi.html


Cụ lấy ví dụ ngụy biện. Khi cụ nói có 3 khả năng ngẫu nhiên là nhóm bệnh nhân dùng bột gạo chết ita hơn, chết bằng, hoặc nhiều hơn nhóm dùng thuốc. Đúng là có 3 khả năng đó, nhưng tỷ lệ thế nào mới quyết định, ví dụ như khi cụ chơi Vietlot thì có 2 khả năng, là trúng hoặc không trúng, vậy cụ có khẳng định là chơi Vietlot có khả năng trúng ngang với không trúng không?.
Cũng như vậy, khi so sánh một đám khỉ bị bỏ đói với một đám khỉ được cho ăn đầy đủ, cũng có 3 khả năng: nhóm được cho ăn chết nhiều hơn, nhóm được cho ăn chết ít hơn, nhóm được cho ăn chết bằng nhóm nhịn ăn, vậy cụ kết luận thức ăn không đóng vai trò gì trong việc khỉ sống hoặc chết à?
Em vang cụ vì ví dụ cụ đưa thực sự nguy hiểm cho những ai thiếu tư duy phân tích vì đúng như tiêu đề của thớt này, ví dụ cụ đưa nghe có vẻ rất "khoa học" nhưng là ngụy biện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,634
Động cơ
510,689 Mã lực
Con của em, đọc sách, hay hỏi bố từ này, từ kia nghĩa là gì. Em cứ tìm hiểu trang bị sẵn, phòng khi cháu nó đọc tới mấy từ này, nó hỏi.
Tâm linh đối với em là lĩnh vực khó giải thích hơn khoa học. Em cũng trải qua một số tình huống trong cuộc sống, xác suất gần bằng không, mà chỉ có thể giải thích được là vô tình trùng hợp,
Còn em nhảy vào cái chữ tâm linh của cụ chỉ vì cái cụ Cảnh sát kia, quote cụ theo kiểu cụ ấy là tiên đề, nên em nhắc lại cho chắc thôi. Em quote cụ đó vài lần rồi, mà chưa bao giờ thấy phản hồi. Chắc lần tới.
Cụ nói em à? Quote gì thế?
Em chém linh tinh luyên thuyên khắp nơi, đôi khi đọc lướt qua mà bỏ sót hoặc bận không trả lời được hết.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nếu ai cũng được học và áp dụng tư duy phản biện thì ngụy khoa học khó tồn tại được. Hoạt động tranh biện tại các trường học của Tây lông là một trong những cách phát triển tư duy phản biện từ bé, bạn nào giỏi thì có tiềm năng làm những công việc chuyên môn như luật sư ;)

Cuộc thi tranh biện cho học sinh THPT: tổng giải thưởng 8 tỉ đồng

Cuộc thi tranh biện cho học sinh THPT: tổng giải thưởng 8 tỉ đồng - Ảnh 1.

Đây là cuộc thi tranh biện dành cho học sinh THPT trong độ tuổi 16-19, trên phạm vi Hà Nội và TP.HCM với cả hai bảng đấu Tiếng Anh và Tiếng Việt.
Cuộc thi lấy chủ đề "Let’s Debate for Innovation" (Cùng tranh biện để sáng tạo) và áp dụng theo Luật tranh biện World School Debating Championship (WSDC).

Vòng sơ loại, các thí sinh đăng ký theo đội 3 - 5 thành viên theo một trong hai bảng đấu là Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Các đội thi gửi một video 5 - 8 phút chia sẻ quan điểm về một chủ đề do ban tổ chức đưa ra, được đánh giá bởi ban chuyên môn và được công bố trên website để khán giả bình chọn. 64 đội xuất sắc của bảng Tiếng Việt và 32 đội của bảng Tiếng Anh trên toàn quốc sẽ bước tiếp vào vòng đấu loại.
Ban tổ chức lưu ý với vòng đấu loại, thí sinh cần có những kỹ năng tổng hợp như nghiên cứu, làm việc nhóm, thuyết trình, trích dẫn tài liệu, tư duy phân tích, phản biện và sáng tạo…

Top 4 đội bảng Tiếng Việt và Top 2 bảng Tiếng Anh của cả hai miền sẽ tham dự vòng chung kết khu vực và toàn quốc diễn ra tại Hà Nội. Dự kiến vòng chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp, đồng thời mở cổng cho các khán giả bên ngoài theo dõi, hứa hẹn sẽ là vòng thi gay cấn nhất vì quy tụ những nhà tranh biện xuất sắc nhất tại cuộc thi.

Các học sinh có thể đăng ký tham gia cuộc thi bằng một trong 2 hình thức: đăng ký trực tuyến tại cổng thông tin vnexpress.net/giao-duc/debate hoặc đăng ký trực tiếp tại học xá của Swinburne Việt Nam trên toàn quốc.

Tổng giá trị giải thưởng cho các đội chiến thắng lên tới 8 tỉ đồng, bao gồm tiền mặt, các suất học bổng giá trị tại Swinburne Việt Nam cùng nhiều phần quà đến từ các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

Tham gia cuộc thi này, thí sinh sẽ được các chuyên gia hàng đầu hướng dẫn, cung cấp kiến thức, kỹ năng tranh biện.
TS Hoàng Việt Hà - giám đốc Swinburne Việt Nam, phó trưởng ban tổ chức cuộc thi - cho biết: "Sự khác biệt của cuộc thi này là lan tỏa các giá trị của tranh biện học thuật.

Các đội thi ngoài khả năng thuyết trình còn cần thể hiện được tư duy phân tích, phản biện, sử dụng lập luận có bằng chứng, có trích dẫn nguồn, khả năng nghiên cứu sâu về vấn đề tranh biện, làm việc nhóm và thể hiện có văn hóa tranh biện quốc tế phù hợp, tôn trọng sự khác biệt.
Đây là những kỹ năng của công dân toàn cầu mà chúng tôi mong muốn được lan tỏa và thực hành".


https://tuoitre.vn/cuoc-thi-tranh-bien-cho-hoc-sinh-thpt-tong-giai-thuong-8-ti-dong-20210331194133817.htm
 

ATTILA

Xe điện
Biển số
OF-85126
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
2,543
Động cơ
433,984 Mã lực
Thớt viết nhiều mà dài nhưng rút cục là méo dám chê ai chửi ai dù họ hay người đó có tốt hay xấu thì bản thân thằn.g đang nói hay chử.i đổng cũng chỉ là thèng hèn, tiểu nhân và điên khùng ảo tưởng.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thớt viết nhiều mà dài nhưng rút cục là méo dám chê ai chửi ai dù họ hay người đó có tốt hay xấu thì bản thân thằn.g đang nói hay chử.i đổng cũng chỉ là thèng hèn, tiểu nhân và điên khùng ảo tưởng.
Cụ thích chửi chứ em thì không, mất thời gian lại bẩn mồm ;)
 

chaybo

Xe điện
Biển số
OF-3787
Ngày cấp bằng
14/3/07
Số km
4,231
Động cơ
584,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 1
Theo cháu hiểu cách dân dã là khi đọc được ở đâu đó câu "Đa số nhân dân đều đồng tình, ủng hộ...." cũng mang ý nghĩa của tác giả mà cụ chủ trích dẫn.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Theo cháu hiểu cách dân dã là khi đọc được ở đâu đó câu "Đa số nhân dân đều đồng tình, ủng hộ...." cũng mang ý nghĩa của tác giả mà cụ chủ trích dẫn.
Hiện tượng đấy là thuộc phạm vi của tư duy phản biện, kiểu "các nhà khoa học nói rằng" là auto tin cái đã
OralB vẫn quảng cáo suốt "bàn chải mà nha sĩ tin dùng" :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top