Nói thật là nguyên nhân sâu xa chính từ việc trị thuỷ dựa vào đê điều ngăn nước chứ ít dựa vào khơi dòng thoát nước bằng các sông đào.
Đấy là sai lầm của thời Nguyễn, sau này không sửa được.
Đắp đê ngăn nước chỗ này thì nước nó phải dồn sang chỗ nọ, mỗi năm lòng sông bị bồi lắng lại cao dần lên, lại phải tôn đê cao lên, đánh vật với nước từ hàng trăm năm nay mà không thắng nổi.
Nếu không có đê, nước sẽ lan rộng nhưng không quá sâu vì dàn trải trên diện tích lớn, đổi lại đất đai được bổ sung phù sa, lũ lụt cũng diệt bớt chuột bọ, cân bằng lại sinh thái. Sẽ có nhiều vùng đầm ngập nước nhưng vẫn có thể sinh sống, khai thác tốt.
Khi đắp đê, đồng bằng bị cắt khỏi nguồn phù sa, những chỗ trũng đáng ra được bồi lắng cao dần thì nay vẫn mãi trũng. Cả đồng bằng bị chết non, cả hệ thống đê hàng ngàn km năm nào cũng lo vỡ, năm nào cũng phải gia cố.
Thay vì hàng ngàn km đê đó, nếu đào nhiều kênh và sông đào thoát nước thì tận dụng được tài nguyên nước mà vẫn có tác dụng chống lũ lụt vào mùa mưa, ngay cả khi lũ lụt thì do được thoát ra diện rộng, mức độ sẽ không nghiêm trọng.
Đồng bằng màu mỡ hơn, nhiều tôm cá hơn, giao thông thủy phát triển, công sức và chi phí cho việc chống lũ, lụt sẽ giảm đi nhiều, đúng theo mô hình "sông chung với lũ".
Đắp đê biến bắc bộ thành đồng bằng còi cọc, dân lúc nào cũng phải gồng mình gia cố đê mà đê vẫn vỡ, khi đê vỡ thì hậu quả nặng nề.
Chính triều đình nhà Nguyễn cũng nhận ra sai lầm khi đắp cả ngàn km đê, nhưng nhận ra thì đã muộn.