- Biển số
- OF-110095
- Ngày cấp bằng
- 23/8/11
- Số km
- 5,865
- Động cơ
- 562,292 Mã lực
Theo khảo cổ ở di tích núi Đọ ((Thanh Hoá) thì đã có người sống ở đấy cách đây 300-400k năm rồi. Sao lại bảo tộc người đến nước ta đầu tiên chỉ vào 30k năm?Em thấy có cụ toán học rất siêu, dùng phương trình toán học để tìm ra vị trí máy bay rơi. Cụ ý cũng nghiên cứu rất nhiều về nguồn gốc người Việt, em đọc thấy khác hẳn các quan điểm trước đây, các cụ cùng thảo luận nhé.
Link facebook của cụ ý đây:
Tổ tiên của chúng ta đến từ đâu?
Dòng di cư người tiền sử từ hơn 20 nghìn năm về trước đã sống ở vùng ven biển Việt Nam nơi cửa sông Cửu Long và sông Hồng. Khi nước biển dâng họ di cư sâu vào đồng bằng Bắc Bộ, họ là tổ tiên trực tiếp của chúng ta.
DNA là phần mã lệnh chứa thông tin để tạo ra cơ thể sống. Trong tế bào thì DNA có trong nhân và ngoài nhân. DNA trong nhân được gọi là các nhiễm sắc thể. Ở người, DNA chia thành 23 cặp đôi, trong mỗi một cặp thì một nhận được từ Cha và một nhận được từ mẹ. Các DNA ở ngoài nhân được gọi là mtDNA. Do mtDNA không ở trong nhân nên chúng chỉ được di truyền từ mẹ sang con. mtDAN thực hiện chuyển đổi năng lượng hóa học từ chất dinh dưỡng trong cơ thể thành một dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng được.
Người ta phân tích sự giống nhau giữa các biến thể mtDAN để tìm ra cây phả hệ theo dòng mẹ. Các nghiên cứu này dẫn đến kết luận về sự tồn tại của một bà mẹ lý thuyết Eve ty thể là tổ mẫu của tất cả mọi người hiện nay trên thế giới. Eve ty thể ở vị trí gốc của phả hệ dòng mẹ là một nhánh của cây phả hệ sống tại châu Phi vào cỡ 100-200 nghìn năm về trước.
Trong mỗi một trong số 23 cặp nhiễm sắc thể thì một nhiễm sắc thể là từ Cha và một là từ Mẹ. Các phần gen của nhiễm sắc thể của Cha có thể tráo cho các gen của nhiễm sắc thể Mẹ và ngược lại để tạo thành một cặp nhiễm sắc thể DNA mới. Tuy nhiên, nếu là cá thể đực thì trong số 23 cặp nhiễm sắc thể có một cặp nhiễm sắc thể mang giới tính. Nó được ký hiệu là XY. Trong cặp này Y là của Cha và X là của Mẹ, và Y không hoàn toàn đối xứng vị trí với X. Vùng này không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY), gọi là các nhóm đơn bội Y-ADN, là các mã di truyền chỉ truyền theo dòng đực. Người ta phân tích sự giống nhau giữa các biến thể Y-ADN để truy tìm được phả hệ theo bố của cá thể đực. Cây phả hệ dẫn đến kết luận về một ông bố Adam lý thuyết nhiễm sắc thể Y, tổ phụ gần nhất của tất cả nam giới hiện nay trên thế giới, sống vào cỡ 100 đến 300 Ka BP tại châu Phi.
So sánh cây phả hệ theo Y (NRY) và theo mtDAN chúng ta thấy sự phân tách dòng di cư từ khoảng 50 nghìn năm về trước ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Một nhánh đi về phía lục địa Úc men theo bờ biển Ấn Độ Dương -- họ là người Nam Đảo; một nhánh di cư về Bắc Lào và tới vùng bờ biển Việt Nam và toàn bộ Đông Dương -- họ là người Nam Á.
Phần đất phía nam Việt Nam mãi tới thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên người Chiêm Thành gốc Nam Đảo mới tới.
Tiếng Việt Nam thuộc ngữ hệ Nam Á, bắt nguồn từ Munda (Môn). Ngày nay chỉ còn có Việt Nam và Campuchia thuộc ngữ hệ này. Cư dân Lào đã bi người Thái đến đồng hóa, và ngày nay họ nói tiếng Thai - Tày
Cây phả hệ Gen tương tích với cây tiến hóa ngôn ngữ và với dòng các di chỉ khảo cổ bắc Lào và phần phía Nam châu Á. Điều này cho thấy dòng người tiền sử di cư theo chân cao nguyên Thanh Tạng đã tới bờ biển Việt Nam từ hơn 30 nghìn năm về trước.
Các di chỉ khảo cổ về nền văn hóa Đông Sơn và Soi Nhụ ở Việt Nam chứng tỏ sự di cư liên tục của dòng người tiền sử này đi về phía biển Việt Nam.
Như vậy khoảng 30 nghìn năm về trước dòng người di cư từ Trung Á theo con đường chân cao nguyên Thanh Tạng (phía bắc Ấn Độ) đã qua Bắc Lào tời được vùng ven biển Việt Nam. Khi xưa mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m, đất liền kéo dài ra tới gần quần đảo Hoàng Sa. Sông Hồng, sông Cửu Long và các hệ thống sông miền Trung mỗi năm đổ ra biển 1000 tỷ mét khối nước ngọt có phù sa. Cửa sông là nơi có sinh khối lớn, nơi có nước ngọt, có muối và có nhiều đồ ăn như tôm cua, hải sản và các loại cây ăn quả thuộc họ sung vả. Chính vì thế người tiền sử sinh sống ở nơi đây với số lượng lớn. 20 nghìn năm về trước, khi mực nước biển dâng cư dân Hạ Long và Cửu Long di cư vào vùng cao hơn. Ở Hạ Long, cư dân di về phía bắc dãy Đông Triều là Bách Việt, di về phía nam dãy Đông Triều vào đồng bằng Bắc Độ là cư dân Sông Hồng. Nước biển tiếp tục dâng vào tới tận Phú Thọ. Khoảng 6 nghìn năm về trước mực nước biển giữ nguyên như hiện nay, biến đồng bằng Bắc Bộ ngày nay thành vịnh biển nông. Trong suốt 6 nghìn năm qua, phù sa các con sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã bồi đắp vịnh nông thành đồng bằng mới, vùi lấp đồng bằng cũ dưới lớp đất sâu vài chục mét. Người tiền sử Hạ Long dạt vào các vùng núi cao là người Mường, phần người di cư ngược trở ra vùng đất mới bồi là người Kinh. Cư dân ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ lúc nào cũng có và đông đúc. Các nhóm nhỏ dân Bách Việt di cư tới bị đồng hóa văn hóa. Họ là những người có cùng Gen với cư dân Sông Hồng và do bị đồng hóa văn hóa mà họ là người Kinh. Khi nói tới dân tộc tức là nói tới một cộng đồng dân cư có chung một cơ hội sống, tức là nói tới số đông, nói tới văn hóa. Như thế tổ tiên trực tiếp của người Kinh là cộng đồng dân cư sinh sống liên tục ở vùng đồng bằng Bắc Bộ từ hơn 20 nghìn năm về trước.
Do ở phía Bắc Lào luôn có một nhóm người thiểu số có cùng hệ gen với cư dân Sông Hồng mà không thể sử dụng công nghệ DNA để khẳng định họ là tổ tiên của dân tộc Kinh ở Việt Nam hiện nay. Những nhóm người thiểu số nói trên hòa nhập với Bách Việt và trở thành một cộng đồng Bách Việt. Theo thời gian có thể vẫn có các nhóm nhỏ người Bách Việt di cư tới vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên họ không phải là tổ tiên của người Kinh -- tức tổ tiên của chúng ta.
Khoảng 3000 năm về trước, Bách Việt bước vào thời kỳ chiếm hữu Nô Lệ, nhưng cư dân Sông Hồng thì không. Sự thay đổi phương thức sản xuất khiến cho xã hội phương Bắc phát triển hơn. Ở đó có chữ viết, có thương mại, và xã hội được xây dựng trên nền tảng luật pháp. Cũng chính vì lý do đó mà hầu hết các triều đại vua chúa trong lịch sử Việt Nam: Lý, Lê, Ngô, Trần,... đều có nguồn gốc là những người di cư ngược từ Phương Bắc về. Người dân luôn xu thế nhận họ cùng với họ vua nên hầu hết họ của người Kinh chỉ quẩn quanh vài họ chính.
Tất cả các dân tộc thiểu số di cư tự nhiên tới vùng núi phía Bắc Việt Nam vào khoảng sau thế kỷ thứ 7, tức cách ngày nay 1300 năm. Khi ấy ở đồng bằng Bắc bộ đã có cư dân Sông Hồng sinh sống.
Như vậy dân tộc chúng ta là một dân tộc thống nhất có văn hóa và lãnh thổ được kế thừa liên tục từ hơn 20 nghìn năm qua.
Tất cả các truyền thuyết về Lạc Long Quân với hồ Động Đình, Hùng Vương, Thục Phán An Dương Vương,... là của Bách Việt, và mới chỉ được đưa vào Đại Việt Sử Ký vào sau thế kỷ 14. Người viết sử đã để chúng trong phần ngoại sử, tức chỉ là các câu chuyện ngoài lề không phải là chính sử. Ngày nay Bách Việt đã bị Hán hóa hoàn toàn và các truyền thuyết ngoại sử đó cũng chỉ còn rơi rớt lại ở Việt Nam. Một phần văn hóa phi vật thể Bách Việt nói trên được vật thể hóa dưới dạng các di tích lịch sử như đền Hùng. Các truyền thuyết ngoại sử vẫn là phần văn hóa phi vật thể có giá trị, tuy nhiên không nên coi đó là bằng chứng về tổ tiên người Việt là bắt nguồn từ Bách Việt ở vùng hồ Động Đình của Trung Quốc. Chúng Ta và Bách Việt chỉ chung nhau chữ Việt, còn lại là các dân tộc khác nhau từ 10 nghìn năm về trước.
Trên thực tế văn hóa Kinh là sự giao thoa của tất cả các bản sắc văn hóa từ tất cả cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
NÚI ĐỌ - DI CHỈ ĐỒ ĐÁ CŨ CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY -
thieuhoa.thanhhoa.gov.vn