[Funland] Nguồn gốc của nền văn minh nhân loại

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,518
Động cơ
68,480 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em mới tra thì có đến 3 bản dịch ở VN nên cũng hơi choáng. Em sẽ tìm bản tiếng Anh rồi từ đó lọc bản tiếng Việt phù hợp.
Tiếng Anh thì sẽ khá khó cho bác lĩnh hội đúng ý nghĩa vì thực sự đòi hỏi tiếng Anh học thuật. Nếu bác chưa hoặc không rành các thuật ngữ Phật giáo, đặc biệt Phật giáo Kim cang thừa thì đó là 1 điểm trở ngại nữa.

Bằng kinh nghiệm của mình, Thỏ khuyên bác nên đọc bằng tiếng Việt trước (dù bản thân Thỏ lại tiếp cận bản tiếng Anh trước). Bản của Nguyên Phong khá gần gũi và thoát ý hơn bản sau này.

Chúc bác có thêm nhiều kiến thức mới về các trạng thái Thân Trung Ấm và góc nhìn mới về Sống- Chết, sự Giải thoát cũng như Sự thật tối thượng.
 

techz1

Xe buýt
Biển số
OF-758411
Ngày cấp bằng
25/1/21
Số km
911
Động cơ
64,121 Mã lực
Tuổi
29
Website
www.nhadat81.com
Các giả thuyết khoa học bí ẩn đánh vào trí tưởng tượng hay được dễ dàng tiếp nhận vì nó đánh đúng vào tâm lý con người luôn tò mò hứng thú với những gì mới lạ, ko thông thường. Thứ hai là tâm lý đứng trước nhiều vấn đề đến KH còn chưa có lời giải đáp thấu đáo thì dễ vô thức muốn có 1 cách giải thích nào đó. Đó cũng là lí do vì sao nhiều người ko theo tôn giáo nào nhưng lại nghe rất lọt tai cách giải thích thế giới vật chất và tinh thần của tôn giáo. Đây cũng là cách Pháp Luân Công thu hút tín đồ qua việc đưa ra rất nhiều câu chuyện kì bí, lồng ghép thật giả, với mục tiêu đả phá KH, kéo mọi người dần sang hướng tôn giáo, nhằm phát triển tín đồ trên toàn TG.

Về sách, nếu đọc cho thoả trí tò mò và tưởng tượng về nền văn minh sinh ra từ đâu thì các cụ có thể đọc các cuốn của BS nhãn khoa Ernst Muldashev của Nga. Có 5 cuốn: Trong vòng tay Sambala, Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Chúng ta thoát thai từ đâu, Hoàng Kim Bản Harachi, Ma trận sự sống trên trái đất.

Nếu muốn sâu hơn, cung cấp góc nhìn khai mở hơn về KH thì các cụ đọc các cuốn của Michio Kaku. Ko biết đã có bản dịch tiếng Việt chưa. Em mới đọc được 3 cuốn: Physics of the Impossible, The Future of the Mind, Physics of the Future. Nhưng còn nhiều lắm: The God Equation: The Quest for a Theory of Everything, The Future of Humanity, Hyperspace: A Scientific Odyssey, Parallel Worlds: A Journey Through Creation, Higher Dimensions, and the Future of the Cosmos,......
Cụ đọc rồi tóm tắt kể cho bọn em nghe đê, nhiều vậy đọc ung sủ
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,334
Động cơ
331,589 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Em có đọc qua tóm tắt về Tử thư trên... wiki, định đọc full thì thấy tên Nguyên Phong nên em hơi chờn. Ông Nguyên Phong này em đánh giá không có sự nghiêm túc nghề nghiệp, nhập nhằng giữa tác giả và dịch giả. Đơn cử, cuốn Hành trình về phương Đông ghi tên người khác, Nguyên Phong đề ở dưới như là một dịch giả, nhưng hóa ra quyển này là do ông ta phóng tác. Còn nhiều quyển nữa về sau mới biết là ông ta viết, nhưng không phải do trải nghiệm tâm linh cá nhân mà do "ghi lại" của người khác với độ chính xác đến đâu thì có trời biết. Đâm ra em chờn không biết quyển TTTT, đành rằng có một văn bản như thế thật, nhưng liệu ông NP có thêm mắm thêm muối theo ý ông ấy không. Nhất là bản gốc cũng không phải là gốc thật mà là bản ghi lại bằng tiếng Anh thôi.

View attachment 8773560
Các cụ có nói về trường hợp dịch giả Nguyên Phong theo em cái đó không quá quan trọng bởi hầu hết các tác phẩm đang lưu hành mà chúng ta được đọc ít nhiều đều bị sai lệch hoặc khuyết thiếu do lỗi chuyển ngữ ..... một lý do khác là người đọc cũng nên có thói quen phân loại xếp lớp , một số nên cho vào hàng Kinh Điển , số khác thì thuộc vào tài liệu tham khảo, . Sai sót lớn nhất độc giả kịp phát hiện ra có lẽ là chữ " Khổ " trong Tứ Diệu Đế mà đúng ra phải là " Bất Toại Nguyện " , cụ XPQ đã lưu ý một dạo trên Of .
cuốn Tử Thư Tây Tạng đang lưu hành trên mạng e nghĩ là một bản phối rút gọn từ 2 nguồn Phật Giáo Tây Tạng và các học giả Phương Tây , cho chúng ta thấy một địa hạt khác cũng không kém phần thú vị trong mảng Tâm Linh.
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,518
Động cơ
68,480 Mã lực
...
cuốn Tử Thư Tây Tạng đang lưu hành trên mạng e nghĩ là một bản phối rút gọn từ 2 nguồn Phật Giáo Tây Tạng và các học giả Phương Tây , cho chúng ta thấy một địa hạt khác cũng không kém phần thú vị trong mảng Tâm Linh.
Cuốn Bardo Thodol được chuyển ngữ nguyên văn từ Tạng ngữ sang Anh ngữ dưới sự hiệu đính của ít nhất 2 Lama thời bấy giờ, những người đã dịu dât giáo sư Events Wentz từ những bước chập chững nghiên cứu Phật giáo Tạng truyền. Thỏ không tiện nói thêm vì có 1 số "ngưỡng" Thỏ không được phép vượt qua.

Bản Việt ngữ do Nguyên Phong chuyển ngữ cũng giữ được nguyên tinh thần học thuật của nguyên tác.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Nobel vật lý 2024 là về học máy mô phỏng thần kinh con người.

Hopfield, a professor at Princeton University, created an associative memory that can store and reconstruct images and other types of patterns in data, the academy said.

Hinton, who works as a professor at University of Toronto, invented a method that can autonomously find properties in data and carry out tasks such as identifying specific elements in pictures, it added.



 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Các cụ có nói về trường hợp dịch giả Nguyên Phong theo em cái đó không quá quan trọng bởi hầu hết các tác phẩm đang lưu hành mà chúng ta được đọc ít nhiều đều bị sai lệch hoặc khuyết thiếu do lỗi chuyển ngữ ..... một lý do khác là người đọc cũng nên có thói quen phân loại xếp lớp , một số nên cho vào hàng Kinh Điển , số khác thì thuộc vào tài liệu tham khảo, . Sai sót lớn nhất độc giả kịp phát hiện ra có lẽ là chữ " Khổ " trong Tứ Diệu Đế mà đúng ra phải là " Bất Toại Nguyện " , cụ XPQ đã lưu ý một dạo trên Of .
cuốn Tử Thư Tây Tạng đang lưu hành trên mạng e nghĩ là một bản phối rút gọn từ 2 nguồn Phật Giáo Tây Tạng và các học giả Phương Tây , cho chúng ta thấy một địa hạt khác cũng không kém phần thú vị trong mảng Tâm Linh.
Kể cả "lạc" (toại nguyện tạm thời) cũng là Khổ Dukkha. Vì cuộc vui nào cũng tàn "lạc" sẽ mất đi. Chìm đắm trong "lạc" tạm thời là vô minh cũng là Dukkha. Tự cái bản tính vô thường đó là Dukkha theo quan niệm em hiểu Phật học đại ý như vậy. Mục đích tối thượng của Phật học là niết bàn thoát khỏi vô minh / vô thường / Dukkha.

Còn trên con đường đi tới tối thượng đó có thể từng bước tuèng bước đạt được những trạng thái bớt "Bất toại nguyện" như cụ nói?
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,168
Động cơ
563,501 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
công thức phổ quát cho mọi cõi giới (các vũ trụ), Đức Phật đã nói khá rõ và ngắn gọn, cũng dễ hiểu:"có cái này mới có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt", cái này gọi là lý duyên khởi và pháp duyên sinh, sau này cụ Marx nói văn vẻ lại là "mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau và luôn trong sự vận động phát triển không ngừng nghỉ".
Nếu thấu triệt cái lý trên, sẽ ít hỏi những câu "cái này từ đâu ra, trước nó là gì, sau khi nó diệt vong tàn lụi sẽ là cái gì, ngoài biên tế của cái này là cái gì..."
Em cho là cụ Thích Ca và cụ Moác không nói cùng một ý, chẳng qua về sau con cháu cứ vơ vào thôi.
Ý ở câu của cụ Thích Ca hiểu nôm na theo lối dân gian tục ngữ là " Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà thời mới sinh ông", trong đó các cặp cha-con và ông-cháu là nhờ khế hợp các cái nhân duyên xã hội mà thành danh. Bản chất cái danh ấy là "không", bản chất các cái nhân duyên xã hội cũng là "không" theo lý Trung luận. Các cái đó cùng lúc xuất hiện thì theo nhân duyên cùng nhau mà sinh diệt, mà trùng trùng duyên khởi thì tự những cái danh kia chỉ còn là cái vỏ tương tục mà thôi.
Biện chứng pháp của cụ Moác thì định danh đối tượng rõ ràng đặc biệt là đề cao vai trò vật chất hĩu thể, quan hệ đấu tranh chủ khách xác định , yếu tố nhân duyên chỉ đóng vai trò thứ yếu tham khảo không mang sứ mệnh quyết định. Phích phình phịch như thế thì sự vận động cũng chỉ đóng vai trò bối cảnh khách quan mà thôi.
Môn lý luận Moác Lê em hơi dốt nên em cãi ngang thế này phát.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Em cho là cụ Thích Ca và cụ Moác không nói cùng một ý, chẳng qua về sau con cháu cứ vơ vào thôi.
Ý ở câu của cụ Thích Ca hiểu nôm na theo lối dân gian tục ngữ là " Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà thời mới sinh ông", trong đó các cặp cha-con và ông-cháu là nhờ khế hợp các cái nhân duyên xã hội mà thành danh. Bản chất cái danh ấy là "không", bản chất các cái nhân duyên xã hội cũng là "không" theo lý Trung luận. Các cái đó cùng lúc xuất hiện thì theo nhân duyên cùng nhau mà sinh diệt, mà trùng trùng duyên khởi thì tự những cái danh kia chỉ còn là cái vỏ tương tục mà thôi.
Biện chứng pháp của cụ Moác thì định danh đối tượng rõ ràng đặc biệt là đề cao vai trò vật chất hĩu thể, quan hệ đấu tranh chủ khách xác định , yếu tố nhân duyên chỉ đóng vai trò thứ yếu tham khảo không mang sứ mệnh quyết định. Phích phình phịch như thế thì sự vận động cũng chỉ đóng vai trò bối cảnh khách quan mà thôi.
Môn lý luận Moác Lê em hơi dốt nên em cãi ngang thế này phát.
Đó là cụ nói đến phần "khác nhau" giữa cụ Thích Ca và các cụ râu rậm. Một bên khẳng định là có (hiện hữu realism, duy vật materialism), một bên nói (không - không ở đây là hiểu theo nghĩa vô thường và nó do duyên chứ không phải tự tính "linh hồn"; chứ không phải là "chân không" không quan sát thấy trạng thái đó dù nếu theo quan niệm của cụ chỉ là danh, "vỏ tương tục").

Cái có thể giống nhau là sự tương quan (duyên, thống nhất - đấu tranh) giữa các danh / "vỏ tương tục" đó và vận động (vô thường - chuyển hoá)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Vodka
Reactions: XPQ

manhcsic

Xe điện
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
2,219
Động cơ
1,276,697 Mã lực
Em cho là cụ Thích Ca và cụ Moác không nói cùng một ý, chẳng qua về sau con cháu cứ vơ vào thôi.
Ý ở câu của cụ Thích Ca hiểu nôm na theo lối dân gian tục ngữ là " Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà thời mới sinh ông", trong đó các cặp cha-con và ông-cháu là nhờ khế hợp các cái nhân duyên xã hội mà thành danh. Bản chất cái danh ấy là "không", bản chất các cái nhân duyên xã hội cũng là "không" theo lý Trung luận. Các cái đó cùng lúc xuất hiện thì theo nhân duyên cùng nhau mà sinh diệt, mà trùng trùng duyên khởi thì tự những cái danh kia chỉ còn là cái vỏ tương tục mà thôi.
Biện chứng pháp của cụ Moác thì định danh đối tượng rõ ràng đặc biệt là đề cao vai trò vật chất hĩu thể, quan hệ đấu tranh chủ khách xác định , yếu tố nhân duyên chỉ đóng vai trò thứ yếu tham khảo không mang sứ mệnh quyết định. Phích phình phịch như thế thì sự vận động cũng chỉ đóng vai trò bối cảnh khách quan mà thôi.
Môn lý luận Moác Lê em hơi dốt nên em cãi ngang thế này phát.
Đó là cụ nói đến phần "khác nhau" giữa cụ Thích Ca và các cụ râu rậm. Một bên khẳng định là có (hiện hữu realism, duy vật materialism), một bên nói (không - không ở đây là hiểu theo nghĩa vô thường và nó do duyên chứ không phải tự tính; chứ không phải là "chân không" không có trạng thái đó dù nếu theo quan niệm của cụ chỉ là "vỏ tương tục").

Cái có thể giống nhau là sự tương quan (duyên, thống nhất - đấu tranh) giữa các danh / "vỏ tương tục" đó và vận động (vô thường - chuyển hoá)
Theo Thích Ca: Trí tuệ đến từ cái đẹp
Theo Mác: Trí tuệ đến từ logic và biện chứng.
Hai quan điểm khác nhau, theo mình người yêu cái đẹp sẽ có trí tuệ và văn minh cao hơn.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Theo Thích Ca: Trí tuệ đến từ cái đẹp
Theo Mác: Trí tuệ đến từ logic và biện chứng.
Hai quan điểm khác nhau, theo mình người yêu cái đẹp sẽ có trí tuệ và văn minh cao hơn.
Em nghi là cụ tự chế lời Phật Thích ca :) thưởng ngoạn cái đẹp ai cũng muốn, nhưng biết đâu cuộc vui nào cũng tàn như em phân tích ở còm #266
 

manhcsic

Xe điện
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
2,219
Động cơ
1,276,697 Mã lực
Em nghi là cụ tự chế lời Phật Thích ca :) thưởng ngoạn cái đẹp ai cũng muốn, nhưng biết đâu cuộc vui nào cũng tàn như em phân tích ở còm #266
Cái đẹp là KHÔNG. Khi bạn nhìn vào bất cứ điều gì đều thấy vẻ đẹp trong đó lúc đó bạn là Phật.
 
Chỉnh sửa cuối:

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,372
Động cơ
659,639 Mã lực
Em thấy nguồn gốc sự sống khó giải thích nhất là làm sao từ các chất đơn thuần ban đầu lại tự tạo được tế bào đầu tiên - một cỗ máy vô cùng phức tạp mà con người dù có phát triển đến trình độ KHKT rất cao cũng ko chắc có tạo ra nổi hay không.
Nếu con người tái tạo được thì họ cũng phải mất cả tỷ năm như tự nhiên thôi.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,168
Động cơ
563,501 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Theo Thích Ca: Trí tuệ đến từ cái đẹp
Theo Mác: Trí tuệ đến từ logic và biện chứng.
Hai quan điểm khác nhau, theo mình người yêu cái đẹp sẽ có trí tuệ và văn minh cao hơn.
Trí tuệ chính là cái đẹp thì đúng với lẽ vô thường hơn. Và ở điểm này thì cụ Thích và cụ Moác đồng quan điểm. Lô dích biện chứng hay lô dích hình thức đều đẹp cả, đó là vẻ đẹp của trí tuệ.
 

Thỏ móm

Xe điện
Biển số
OF-542866
Ngày cấp bằng
24/11/17
Số km
3,518
Động cơ
68,480 Mã lực

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,334
Động cơ
331,589 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Cuốn Bardo Thodol được chuyển ngữ nguyên văn từ Tạng ngữ sang Anh ngữ dưới sự hiệu đính của ít nhất 2 Lama thời bấy giờ, những người đã dịu dât giáo sư Events Wentz từ những bước chập chững nghiên cứu Phật giáo Tạng truyền. Thỏ không tiện nói thêm vì có 1 số "ngưỡng" Thỏ không được phép vượt qua.

Bản Việt ngữ do Nguyên Phong chuyển ngữ cũng giữ được nguyên tinh thần học thuật của nguyên tác.
Chỗ cụ nói có một số ngưỡng ..... e hiểu đại loại giống như thuốc phiện , nhiều là không tốt phỏng cụ , dễ gây nghiện cho người nghe
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,130 Mã lực
Nếu mình hiểu được cái đẹp mình sẽ hiểu toàn bộ văn minh nhân loại.
Tại sao chữ đẹp dễ hiểu nhầm? đẹp như thế nào rất khó nói mỗi người một khẩu vị taste, chủ yếu là cảm nhận, trường phái - hợp với cả vô thức của người đó.

Em theo trường phái Leonard de Vinci "Simplicity is the ultimate sophistication" đơn giản là sự tinh tế tối thượng. Thậm chí đôi khi cực đoan tối thiểu minimalism. Cũng kiểu style apple đơn giản mà đẹp

Đối chiếu lại trong Phật học thì lấy hoa sen làm biểu tượng, có phải cái đẹp tinh khiết đó của hoa sen mà cụ muốn nói Đẹp = Không? Hay có cái đẹp gì mà cụ troll em? :) hay em yêu thích vẻ đẹp đơn giản và tinh khiết là sắp thành Phật rồi chăng? cụ làm em rối não vì phương trình đẹp = không
 

manhcsic

Xe điện
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
2,219
Động cơ
1,276,697 Mã lực
Thỏ hóng vì nếu bác khác thì ... nhưng bác thì Thỏ hóng:D
Chém vui thôi bác, mình muốn trẻ con học cái đẹp trước khi học cái đúng/sai. Bởi khi có cái đẹp trong "mình" lúc đó nhìn đúng sai sẽ hoàn toàn khác.
 

manhcsic

Xe điện
Biển số
OF-67865
Ngày cấp bằng
7/7/10
Số km
2,219
Động cơ
1,276,697 Mã lực
Tại sao chữ đẹp dễ hiểu nhầm? đẹp như thế nào rất khó nói mỗi người một khẩu vị taste, chủ yếu là cảm nhận, trường phái - hợp với cả vô thức của người đó.

Em theo trường phái Leonard de Vinci "Simplicity is the ultimate sophistication" đơn giản là sự tinh tế tối thượng. Thậm chí đôi khi cực đoan tối thiểu minimalism. Cũng kiểu style apple đơn giản mà đẹp

Đối chiếu lại trong Phật học thì lấy hoa sen làm biểu tượng, có phải cái đẹp tinh khiết đó của hoa sen mà cụ muốn nói Đẹp = Không? Hay có cái đẹp gì mà cụ troll em? :) hay em yêu thích vẻ đẹp đơn giản và tinh khiết là sắp thành Phật rồi chăng? cụ làm em rối não vì phương trình đẹp = không
Nhà Phật cái đẹp thể hiện ở điểm không phán xét, tức nó là nó, đẹp là đẹp mà không có bất kỳ lý do gì.
P.s Bác hiểu nhầm vì bác dùng tư duy logic, khi bác dùng ngôn ngữ của đạo ví dụ thừa nhận quan điểm sắc không, không sắc thì thấy chữ đẹp chỉ có tính tương đối. Nói Phật tại tâm (Cái đẹp ở tâm) thì nhìn mọi sự vật khác với tất cả kiến thức bác viết ở trên.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top