[Funland] Người thầy của năm!

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,811
Động cơ
697,032 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bác muốn fun (vui) nhưng cùng nên fun cho "tử tế". :P

+ asking for : Yêu cầu chứ không phải đề nghị! [-X
+ former teacher tuy không sai nhưng có mùi dịch bồi (word by word)! Trong tiêu đề quảng cáo cần "ấn tượng", nên Ex-teacher là hợp cách theo "nhu cầu" của bác! :))
Hay cho câu có mùi dịch bồi
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,569
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Ngáo láo nháo chứ thầy đ. ếch gì thằng này.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Câu với chả cú, loại bỏ tiếng anh ở đâu? Chỗ nào? Đối tượng áo dụng là ai? Trong trường hợp nào. Thế cũng đứng lên bục dạy học sinh. Bị bớ cũng ko sai.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,362
Động cơ
396,565 Mã lực
Cạnh tranh del lành mạnh.
Thầy kém về marketing quá.
Phải in quả tiếng Anh chứ.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,803
Động cơ
500,187 Mã lực
Treo băng rôn đề nghị loại bỏ tiếng Việt, 1 cựu giáo viên bị công an mời lên làm việc

(NLĐO) – Treo băng rôn với nội dung "Đề nghị loại bỏ tiếng Việt, thay bằng tiếng Anh để đất nước phát triển", một người từng là thầy giáo ở Gia Lai bị công an mời lên làm việc.

Sáng 29-5, Công an TP Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết đã mời ông Bùi Quang Bình (SN 1988, trú tại phường Yên Thế, TP Pleiku) đến làm việc để làm rõ hành vi treo băng rôn ở nơi công cộng với nội dung mang tính chất kích động.

Trước đó, Công an TP Pleiku phát hiện có 2 băng rôn kích cỡ 2,4m x 0,9m và 2,4m x 1m treo sát nhau với nội dung "Đề nghị: Loại bỏ tiếng Việt, thay bằng tiếng Anh để đất nước phát triển" treo gần Trường THCS Phạm Hồng Thái (đường Phạm Văn Đồng, TP Pleiku).

Treo băng rôn đề nghị loại bỏ tiếng Việt, 1 cựu giáo viên bị công an mời lên làm việc - Ảnh 1.

Băng rôn phản cảm của ông Bình

Qua nắm thông tin, cơ quan công an xác định người treo các băng rôn trên là ông Bình nên mời lên làm việc. Tại cơ quan công an, ông Bình khai nhận là đã thuê in 2 băng rôn nội dung trên tại 1 tiệm photocopy và dán vào bảng quảng cáo với mục đích để mọi người chú ý, quan tâm hơn tới tiếng Anh.

Được biết, ông Bình từng là giáo viên dạy tiếng Anh của một trường học ở TP Pleiku nhưng hiện đã nghỉ việc.

Hoàng Thanh


Trời sinh ra để nói tiếng Việt!
Trời sinh ra để nói tiếng Việt​
Trời cho ta tiếng Việt để dùng!
=D>
***​
Cớ sao ta chẳng vun trồng​
Hầu cho tiếng Việt thắm nồng vang xa? :-?
Hỏi xem Anh, Pháp hay Hoa,​
La-Tinh, Ý, Tây Ban Nha chửa là .... [-X
Ngay Đức lẫn Bồ-Đào-Nha,​
có bằng tiếng Việt, đậm đà thân thương? :x
Phải giữ tiếng Việt là cương,​
là xương, là cốt, là hồn của ta!​
***​
Cuộc đời trôi nổi phong ba​
Con người có lúc đi xa, ở gần​
Lao thân vào chốn phong trần,​
Được, thua, thành, bại vài lần là "đi"! :((
Phòng khi lỡ bước, phân ly:​
"Dẫu lìa ngó ý, mãi vương tơ lòng!" ^:)^
Cử nhân sư phạm này đổ lỗi cho cô đánh máy gõ thiếu chữ KHÔNB, nay xin đính chính là:
ĐÈ NGHỊ KHÔNG LOẠI BỎ TIẾNG VIỆT THAY BẰNG TIẾNG ANH ĐỂ ĐẤT NƯỚC PHÁI TRIỂN
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,123
Động cơ
316,288 Mã lực
Học Tiếng Trung em thấy người VN thật là may mắn khi tiếp nhân cả Hán Tự và Tiếng Việt bây giờ.

Nếu bảo may mắn khi người Việt Nam học tiếng Trung, thì cái may mắn nếu có này, nào chỉ có người Việt Nam mà cả người Hàn lẫn người Nhật đều đều "được (bị) hưởng"! :))

Đấy là ta chưa nói, với người Nhật thì có lẽ còn may mắn hơn vì họ được học và nói cả tiếng, lẫn chữ Trung và tiếng Nhật lẫn tiếng La tinh!
Chữ Nhật khi học nói và viết tiếng Nhật, thì có 3 loại (kiểu) Hiragana, Katakana và Kanji. và thêm viết kiểu Romaji nữa!


Nhưng Tiếng Việt hay như thế sao không có nhà văn nào viết cho hay nhỉ ?

Còn báo viết hay, thì trước nhất phải có tiêu chuẩn hay tiêu chí đánh giá hay là thế nào cũng như là thế nào là viết hay!?

Vì từ xưa đã có câu:

"Cùng trong một tiếng tơ đồng,
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm!"

Cái hay, hay điều dở, phải có mục tiêu chí đánh giá, bình chọn cụ thể, còn nếu không có tiêu chí thì không khéo cãi nhau loạn xạ cả lên, thậm chí giết nhau, vẫn chưa xác định thế nào là hay hay dở!!!


Giả như khi bảo một tác phẩm (văn hay thơ) viết hay, mà ai cũng công nhận, thì truyện Kiều là một ví dụ cụ thể nhất! Cái hay của Kiều ntn thì chắc không phải bàn. Thậm chí đã có từng có người nói "Truyện Kiều còn nước ta còn!" (Phạm Quỳnh) .

Còn như nếu bảo hay theo tiêu chuẩn của người có học, thì ai mà chả biết Tự Đức là một ông vua hay chữ, rất giỏi làm thơ, viết Phú!
Tự Đức giỏi là thế, mà ông còn phải viết nhận xét là:

"Văn như Siêu, Quát vô tiền hán,
Thơ đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường!"
文 如 超 适 無 前 暵​
詩 到 從 綏 失 盛 唐​
(Dich nghĩa:​
Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thời Tiền Hán phải thua​
Thơ như Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương thời Thịnh Đường còn kém)​

Thời Thịnh Đường văn chương Trung Quốc thịnh đạt và rực rỡ, tiêu biểu là thơ Tiên, thơ Thánh của Lý Bạch, Đỗ Phủ. Trăm hoa đua nở, thể thức thơ Đường đã đi vào quy chuẩn mẫu mực. Thời kỳ này là hoàng kim thời đại, trải qua trên 110 năm, từ năm 713 đến 823 sau Tây lịch. Thời Thịnh Đường, các văn nhân và thi hào gây ra phong trào phục hồi văn học thành thực và mạnh mẽ của triều nhà Hán.
Cao Bá Quát (1809 - 1854) được người đời tôn gọi là “Thánh Quát” vì là thần đồng, thiên tài về văn chương thi phú đương thời. Bạn chí thân của ông là Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) với tuổi tác chênh lệch nhau khác nào tuổi đời cách biệt giữa Nguyễn Du (1766 - 1820) với bạn tri âm Phạm Quý Thích (1760 - 1825) vậy.

Thời Tiền Hán dài trên hai trăm năm, kể từ năm 206 trước Tây Lịch đến năm thứ 8 sau Công nguyên. Vào thời kỳ này văn học phát triển thịnh đạt và rực rỡ. Tiêu biểu nhất về văn sử là Tư Mã Thiên, ông đã để lại cho hậu thế một công trình biên soạn lớn lao được chép theo lối kỷ truyện, chớ không theo lối biên niên.

Thơ văn họ Cao đã dậy sóng từ những trước năm 1831 được thế gian phong là thần đồng. Tuy đỗ đạt nhưng Cao Bá Quát chưa chịu ra làm quan. Rồi cảnh ngộ gieo neo, vợ chết sớm để lại 2 con. Năm 1841, triều đình lục dụng người tài ẩn dật, ông bị tiến cử về Kinh đô Huế nhậm chức Hành Tẩu bộ Lễ. Vào thời điểm ấy, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đã làm quan tại Viện Hàn lâm và Viện Tập Hiền. Văn tài của đôi bạn lại dậy sóng ở đất thần kinh: “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán”.

Lúc Cao Bá Quát giữ chức Chủ sự bộ Lễ, sau điện Cần Chánh mới đắp một hòn non bộ để dựng trong bể cạn, vua Tự Đức sai Nguyễn Văn Siêu đề câu đối. Ông Siêu ngẫm nghĩ mấy hôm chưa ý tứ để đề cho hay, nhân gặp ông Quát đến chơi, ông Siêu lấy tình thân mới thành thực ngỏ ý với bạn quý. Ông Quát liền viết ngay lên giấy, rồi đọc cho bạn nghe:

Sơn nhược hữu thần hô Hán tuế,
Hải như sinh thánh thiếp Chu ba

Dịch là:

Núi có thần linh thì hớn hở chúc mừng vua Hán
Biển như sinh thánh thì im lặng sóng gió nhà Chu.

Các quan trong triều, ngoài quận, đều lăn phục là tuyệt hay: Thơ Thánh!


TQ ngôn ngữ khó như vậy mà họ viết rất hay luôn

Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ khó học, khó nhớ mà trong thực tế, Việt Nam đã có rất nhiều người được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên vì tài học và kiến thức sâu rộng khi đi sứ! ^:)^

Những tên tuổi như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trực, Nguyễn Đăng Đạo, Phùng Khắc Khoan, Triệu Thái, Tống Trân, .... mãi mãi sẽ là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên, những người làm rạng rỡ tên tuổi và sự học của người Việt Nam không chỉ trong nước mà trước một nước lớn sừng sỏ là Trung Quốc trải dài trong suốt nhiều giai đoạn lịch sử! =D>

Đó là những bằng chứng rõ ràng, cụ thể và hùng hồn nhất cho sự thông tuệ, cho tài học cũng như lòng hiếu học của người Việt Nam! =D>

Thử hỏi cái nước Trung quốc mà bác nói vá ca ngợi, xưa nay, có mấy người được phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên ??? :-?



Ở đây em không bàn tới những tên tuổi mà các bác hẳn đã thường biết hay nghe, em chỉ nêu tiểu sử của một Lưỡng Quốc Trạng Nguyên đã lừng lẫy trong ngoài và là niềm tự hào không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức và ứng xử: Tống Trân

Tục truyền, vào thời tiền Lý ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có nhà họ Tống tên là Thiện Công dòng dõi thi thư, nghèo túng nhưng rất khoan hòa nhân đức, sinh được một cậu con trai khôi ngô, đặt tên là Tống Trân.

Tống Trân lên 5 tuổi đi học, học một biết mười, thiên văn địa lý đều tinh thông. Năm 7 tuổi, Tống Trân vào kinh ứng thi, cả ba kì thi đều được hạng ưu, đỗ thủ khoa. Ba năm sau đỗ Trạng nguyên vua khen là “Quốc sĩ tướng tài trong nước chỉ có một mình Tống Trân không ai sánh được”. Sau khi vinh quy, Tống Trân kết duyên với Cúc Hoa, người xã Phù Anh cùng huyện. Cưới được 3 tháng, vua sai Tống Trân đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài, sai bắt giam Tống Trân vào chùa Linh Long, trong chùa chỉ có tượng phật và nước lã. “Có nước uống, ắt phải có cái ăn, nghĩ vậy, Tống Trân bèn bẻ thử tay tượng thì quả nhiên tượng được đắp bằng chè lam. Bốn tháng sau, vua Tàu cho mở cửa chùa thì thấy Tống Trân vẫn sống đàng hoàng, nhưng tượng Phật không còn. Vua phục tài, phong Tống Trân là “Phụ quốc, thượng tể đẩu Nam Tống đại vương”. Qua nhiều lần thử tài văn chương, võ nghệ, vua Tàu càng khâm phục phong là “Lưỡng quốc trạng nguyên”.

Mười năm đi sứ, khi Tống Trân trở về thì Cúc Hoa đã bị ép lấy chồng khác. Tống Trân giả dạng tìm đến dò la ý tứ, biết vợ vẫn chung thủy với mình, Tống Trân đón nàng về, vợ chồng đoàn tụ. Nhà vua biết chuyện cảm động phong cho Cúc Hoa là Quận phu nhân. Còn Tống Trân sau làm Phụ chính đại nhẫn”. Làm quan đến ngoài 60 tuổi, Tống Trân dâng biểu xin về, mở trường dạy học tại quê nhà, được 5 năm thì mất. Vua thương tiếc phong sắc “Thượng đẳng phúc thần”, sau lại gia phong “Thượng đẳng tối linh phụ quốc thượng tể đẩu Nam song toán Tống đại vương”, và truyền cho dân làng lập đền thờ. Ở làng An Cầu hiện còn đền thờ Tống Trân. Người đời sau đã viết truyện Tống Trân- Cúc Hoa, một tác phẩm thơ Nôm dân gian nổi tiếng, ca ngợi tài đức, tình yêu và lòng chung thủy của Tống Trân- Cúc Hoa. Có người còn làm câu đối về Tống Trân, dịch nghĩa như sau:

"Tám tuổi đỗ Trạng Nam, đã nổi tài sanh vàng đất Việt
Mười năm sang sứ Bắc, lại đem vận sự dõi đời sau'

Hiện nay, tại Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên) còn tấm bia ghi tên Tống Trân, bia này được lập vào cuối triều Nguyễn.


Nên bàn về tài học thì người Việt chẳng thua mà chỉ có hơn người nước khác thôi bác ạ! :P
 
Chỉnh sửa cuối:

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Thầy giáo hơi tiêu cực khi đặt vấn đề.
Muốn đất nước pt thì cần làm nh điều và có điều thầy nói.
Đương nhiên ko thể là thay thế vì đó là tiếng mẹ đẻ nhưng là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến song song.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top