- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 3,979
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
Chào các cụ,
Tôi là người nghèo khổ, thu nhập dưới 1000 đô /năm, nhưng tôi có ước mơ xế hộp, nhưng ước mơ đó qau xa vời. Để sở hữu cùng chiếc xe tôi phải trả gấp ba lần (300%) so với người nước ngoài!Quá bức xúc tôi đã gửi bài sau đây đến Vietnamnet. Mời các cụ thưởng lãm
Thị trường ô tô hiện nay rất xáo trộn mà nguyên nhân là do sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là do các quy định về các loại thuế, lệ phí của Nhà nước, thay đổi liên tục và không theo một nguyên tắc nào. Điều này gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng xe ô tô Việt Nam, những người thuộc loại có thu nhập thấp trên thế giới.
Để được sở hữu và sử dụng một chiếc xe ô tô, người tiêu dùng phải trả các loại thuế và lệ phí sau đây:
Ba loại thuế trên, về loại thuế, mức thuế đều được quy định trong các Luật thuế tương ứng và phải được quốc hội thông qua, nên các loại thuế này có sự biến động ít hơn.
Tôi muốn nhấn mạnh vào lệ phí trước bạ, loại lệ phí do chính phủ, cụ thể là, bộ tài chính quy định.
Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, mục đích của lệ phí trước bạ là để trả chi phí cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý tài sản. Như vậy, về mặt nguyên tắc loại phí này không thay đổi trong một thời gian dài (vì chi phí quản lý hầu như không thay đổi), và đối với các loại tài sản khác nhau lệnh phí trước bạ cũng không chênh lệch nhiều. Nhưng trên thực tế lệ phí trước bạ đối với xe ô tô quá cao, ví dụ hiện nay với ô tô là 12%, trong khi đối với nhà đất là 1%. Lệ phí trước bạ xe ô tô cũng thay đổi liên tục, lúc thì 12%, sau lại giảm xuống 5%, sau đó lại tăng 12% và bây giờ lại đề nghị tăng lên 15%. Điều này làm cho thị trường ô tô hỗn loạn, tạo điều kiện cho những nhóm lợi ích, những người biết trước nhưng thông tin này, móc túi người tiêu dùng.
Các cơ quan quản ô tô lý (bộ tài chính) giải việc tăng lệ phí trước bạ để hạn chế người sử dụng ô tô. Như vậy họ biến lệ phí này thành thuế tiêu thụ đặc biệt trá hình, vì về mặt bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện chức năng này và nhiều người tiêu dùng vẫn gọi là “thuế trước bạ” vì họ lầm tưởng đây là một loại thuế. Nhưng theo quy định của pháp luật, cơ quan duy nhất có thẩm quyền đưa ra quy định về việc hạn chế tiêu dùng là quốc hội thông qua việc điều chỉnh luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Rõ ràng bộ tài chính đã vượt thẩm quyền, tức là thực hiện thẩm quyền của quốc hội.
Tôi là người nghèo khổ, thu nhập dưới 1000 đô /năm, nhưng tôi có ước mơ xế hộp, nhưng ước mơ đó qau xa vời. Để sở hữu cùng chiếc xe tôi phải trả gấp ba lần (300%) so với người nước ngoài!Quá bức xúc tôi đã gửi bài sau đây đến Vietnamnet. Mời các cụ thưởng lãm
Thị trường ô tô hiện nay rất xáo trộn mà nguyên nhân là do sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là do các quy định về các loại thuế, lệ phí của Nhà nước, thay đổi liên tục và không theo một nguyên tắc nào. Điều này gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng xe ô tô Việt Nam, những người thuộc loại có thu nhập thấp trên thế giới.
Để được sở hữu và sử dụng một chiếc xe ô tô, người tiêu dùng phải trả các loại thuế và lệ phí sau đây:
- Thuế nhập khẩu ô tô (hoặc linh kiện ô tô nếu là xe lắp ráp trong nước):… thuế này nhằm bảo vệ nền sản xuất ô tô trong nước;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15 -60%, đây là loại thuế nhằm hạn chế sử dụng, do cơ sở hạ tâng giao thông còn yếu kém, và nhà nước không khuyển khích sử dụng;
- Thuế đánh vào sử dụng hạ tầng giao thông, thuế này thu qua giá nhiên liệu, để bù đắp chi phí duy trì hạ tầng giao thông;
- Lệ phí trước bạ, là loại phí của nhà nước buộc chủ sở hữu ô tô nộp khi đăng ký, loại phí này dùng để trả chi phí cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý tài sản là xe ô tô.
Ba loại thuế trên, về loại thuế, mức thuế đều được quy định trong các Luật thuế tương ứng và phải được quốc hội thông qua, nên các loại thuế này có sự biến động ít hơn.
Tôi muốn nhấn mạnh vào lệ phí trước bạ, loại lệ phí do chính phủ, cụ thể là, bộ tài chính quy định.
Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, mục đích của lệ phí trước bạ là để trả chi phí cho các cơ quan nhà nước trong việc quản lý tài sản. Như vậy, về mặt nguyên tắc loại phí này không thay đổi trong một thời gian dài (vì chi phí quản lý hầu như không thay đổi), và đối với các loại tài sản khác nhau lệnh phí trước bạ cũng không chênh lệch nhiều. Nhưng trên thực tế lệ phí trước bạ đối với xe ô tô quá cao, ví dụ hiện nay với ô tô là 12%, trong khi đối với nhà đất là 1%. Lệ phí trước bạ xe ô tô cũng thay đổi liên tục, lúc thì 12%, sau lại giảm xuống 5%, sau đó lại tăng 12% và bây giờ lại đề nghị tăng lên 15%. Điều này làm cho thị trường ô tô hỗn loạn, tạo điều kiện cho những nhóm lợi ích, những người biết trước nhưng thông tin này, móc túi người tiêu dùng.
Các cơ quan quản ô tô lý (bộ tài chính) giải việc tăng lệ phí trước bạ để hạn chế người sử dụng ô tô. Như vậy họ biến lệ phí này thành thuế tiêu thụ đặc biệt trá hình, vì về mặt bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện chức năng này và nhiều người tiêu dùng vẫn gọi là “thuế trước bạ” vì họ lầm tưởng đây là một loại thuế. Nhưng theo quy định của pháp luật, cơ quan duy nhất có thẩm quyền đưa ra quy định về việc hạn chế tiêu dùng là quốc hội thông qua việc điều chỉnh luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Rõ ràng bộ tài chính đã vượt thẩm quyền, tức là thực hiện thẩm quyền của quốc hội.