Nên đi học Đại học, vừa học vừa làm lấy chi phí trang trải cuộc sống, còn vì Nghèo quá mà không đi học được thì khổ tới tận đời sau.
Đi học Đại học ngoài cái việc là tấm bằng ra, thực sự tư duy của người đi học Đại học khác với tư duy của những người không học Đại học ( các ví dụ về các tỉ phú không học Đại học mà thành tỉ phú thì chỉ là một tỉ lệ siêu thấp so với mật độ dân số, và những ví dụ về những người tỉ phú này cũng có thêm tính chất "an ủi" những bác không học Đại học thôi)
Có mấy vấn đề ở đây, xin phép được phản biện cụ, vì em không rành các ngành khác, nên chỉ bàn ngành y:
- nếu bạn làm bác sĩ: không thể vừa học vừa làm. Thời gian học gần như cả ngày. Đi làm chỉ thêm thắt chút đỉnh. Bạn nào đó kiếm tiền đủ sống, 1 là may mắn, 2 là không đủ độ trong sạch...
- vì ở VN, quá quan trọng bằng cấp nên người ta đổ tâm huyết đi thi đại học. Nên những người có trí lực tốt, đương nhiên có bằng ĐH. Bạn làm việc với sinh viên ĐH mới thấy, nhiều trong số họ không nên học đại học. Các nước khác, khi người ta chưa chắc chắn về trí lực, khả năng, người ta không học ĐH. Hoặc người ta muốn thực hiện một ý tưởng, thì người ta triển khai nó đã, rồi học các kiến thức cần thiết sau. Tuy nhiên, nghề Y, hầu như không thể đi theo đường này. Vì ở các nước, để học Y đã mất nhiều thời gian so với các ngành khác, để hành nghề Y lại còn lâu nữa, nhất là để làm bác sĩ. Thường phải cỡ trên chục năm. Để làm điều dưỡng, kĩ thuật viên... dễ hơn, và ít thời gian hơn. Trước cụ gì hỏi về bằng hành nghề y học cổ truyền, nếu làm dạng kĩ thuật viên thì được. Nhưng ở ta, không phân biệt được cái này trong học và cấp bằng nên em cực kì quan ngại về đầu ra của những người học dạng đó.