Đúng như cụ nói là nhiều người mặc nhiên đất ruộng là tài sản của họ, nhưng về bản chất đây chỉ là đất thuê của nhà nước, và họ phải nộp thuế hàng năm. Nó khác với đất ở lâu dài. Việc sở hữu đất ruộng nó ăn sâu vào tiềm thức của nông dân mấy chục năm rồi, thế nên giờ mà " đòi lại" thì rất khó, nhưng không phải là không có biện pháp khắc phục:
1. Nghiêm cấm chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất khác mục đích, nếu có chuyển đổi phải là dự án đô thị theo quy hoạch của chính quyền.
2. Đối với những người không muốn sở hữu ruộng nữa, thì nhà nước có chính sách thu hồi sao cho hợp lý.
3. Đối với những người không muốn bị thu hồi thì cấm bỏ hoang ruộng đất, nếu bỏ hoang quá thời hạn thì bị thu hồi.
4. Thành lập các hợp tác xã, các hiệp hội, bắt buộc nông dân phải tham gia làm hội viên. Những hội này sẽ định hướng nông dân trồng gì, sử dụng con giống, phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào cho hợp lý...Và quan trọng là lo đầu ra sản phẩm cho nông dân. Trong các hợp tác xã này, ai không muốn làm nông thì có thể cho người khác thuê lại với thời hạn lâu dài, hoặc bán đứt lại luôn cho người khác. Tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa, phá bỏ bờ ruộng ngăn các thửa.. Hội viên tham gia góp cổ phần theo diện tích thửa ruộng của mình.
5. Phân vùng, quy hoạch trồng trọt theo từng làng, từng xã. Nông nghiệp cũng phải có quy hoạch chứ không phải mặc kệ ai muốn trồng gì thì trồng.
Thực ra nông dân thời nay bị mắc kẹt ở chính thửa ruộng của chính mình. Không làm thì thành đất hoang, mà làm thì không có hiệu quả về kinh tế. Bỏ thì thương vương thì tội. Nông nghiệp bây giờ khác so với ngày trước. Nông sản nông dân làm ra không thể cạnh tranh nổi với các công ty làm nông nghiệp chuyên nghiệp khác. Công ty họ canh tác trên hàng ngàn hecta, trồng trọt theo khoa học nên chi phí thấp, năng suất cao. Nông dân nhỏ lẻ mỗi nhà vài 3 sào ruộng làm sao lại được với họ? Xu hướng về tương lai lâu dài là phải thế.
Chính vì tư duy " ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng có ruộng cày" nên giờ nhà nước vẫn loay hoay mãi với nền nông nghiệp lạc hậu lỗi thời.
Cái gọi là chính sách hiện tại hơi khó khăn do:
Hạn chế chuyển nhượng đất trồng lúa là 1.
Đất trồng lúa đã phân cho các hộ gia đình thì họ mặc nhiên đó là tài sản của họ, liên quan đến lợi ích thì họ làm mọi cách để có thể giữ lại (mặc dù cũng chả biết làm gì với nó) nên rất khó để thu hồi là 2.
Có lẽ đã đến lúc Nhà nước nên mở rộng việc chuyển nhượng đất trồng lúa nhưng không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức kinh tế để họ phát triển. Đi song song với đó là điều kiện ràng buộc thu hồi . ( luật đất đai cấm các tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì phải )