Người khuyết tật lái xe, xin các cụ trợ giúp!!!

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Xin chào các cụ trên Otofun! Em là người khuyết tật. Em đã Up một bài về việc cấp GPLX của em trên điễn đàn, Bài đó đã bị dỡ Em trích dẫn một phần. "Em không có bằng, nộp hồ sơ học lái họ không nhận, họ bảo em không đủ sức khỏe (Em bị tai nạn mất bàn tay phải, bây giờ em chỉ đi xe AT được thôi -xe em Moning-2009). Em vẫn đi vè vè, nhưng vừa đi vừa giun giun CSGT phát hiện... Họ phạt em bao nhiêu, chắc là nặng đô lắm nhỉ? Bây giờ em đi cứ nhìn thấy mấy anh áo vàng là tim em đập cứ thình thịch, bùm bụp, có khi nó đập loạn xạ... Mong các cụ chỉ giáo!". Em chạy không ẩu và rất cẩn thận, em cũng đã học rất kỹ về kỹ thuật lái xe, luật giao thông để tránh bị tuýt. Nhưng CSGT bây giờ nhiều khi không phạm lỗi cũng tuýt (đặc biệt là các tuyến đường dài). Từ khi lấy xế hộp em cảm giác đi an toàn hơn xe máy rất nhiều. Em chạy được 8 tháng rồi, đi cẩn thận chưa đụng chạm gì, em cảm thấy em đi an toàn hơn một số anh bình thường (em nói một số thôi các cụ nhé). Thế mà không được đi xe hợp pháp thế mới đau em! Em biết có rất nhiều người bị khuyết tật muốn được chạy xe, nhưng hoàn cảnh GPLX giống em. Vậy để giúp đỡ những người khuyết tật có thể được chạy xế hộp , kính xin các cụ trên diễn đàn chỉ giáo giúp, để NKT không bị thiệt thòi hơn nữa (NKT có nhiều mặt rất thiệt thòi rồi). Thank các cụ!!!:77::77::77:
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

zinzin68

Xe tải
Biển số
OF-26971
Ngày cấp bằng
6/1/09
Số km
260
Động cơ
489,048 Mã lực
Nơi ở
Quán cafe
Đúng là NKT phải chịu rất nhiều thiệt thòi.
Nên em khuyên cụ không nên lái 4B ạ, có rất nhiều tình huống xảy ra trên đường mà ngay cả người bình thường cũng ko xử lý kịp.
Cụ nên thuê lái xe riêng, để an toàn hơn cho cụ và cho những người tham gia giao thông khác, ko nên để người khác có nguy cơ phải chịu thiệt thòi giống mình cụ ạ(b)(b)(b)
 

kuphuong

Xe buýt
Biển số
OF-2008
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
718
Động cơ
551,980 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Vũng Tàu
csgt mà bắt đc kụ là giữ xe phạt 2.5tr nhé . .. :ohmy:
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Bác kingpin ơi! Cảm ơn bác. Bọn em là NKT làm gì có điều kiện như bác mà thuê người lái! Xin bác chỉ giáo thêm.
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Cảm ơn cụ Black hat! Nếu kô đi xế hộp, em đi làm bằng xe máy thì nguy cơ đụng chạm cao hơn nhiều với xế hộp. Xế hộp an toàn hơn, em chạy 8 tháng rồi chưa sao, nhưng xe máy em bị liên tục. Em đã có gia đình và 1 nhóc 6 tuổi, chở cả nhà đi chơi bằng xế hộp yên tâm hơn đi xe máy. Một lần nữa em khẳng định, em chạy xe như một người bình thường có phần cận thận và tập trung hơn (cận thận chứ kô phải ì ì, rì rì cản đường xe khác nhé), có mỗi điều là không được hợp pháp thôi. Cảm ơn các cụ đã chỉ giáo!(l)
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,069
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
47
Nếu họ cấp giấy Chứng nhận sức khỏe cho bác là được, còn không thì đành chấp nhận thuê lái xe vậy :):)
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Các cụ ơi! Em mở thớt mong các cụ trợ giúp và chỉ giáo! Các cụ quan tâm đến NKT bọn em với!!! Ý kiến của các cụ sẽ là nguồn động viên rất tốt đối với những người khuyết tật bọn em đấy.:77::77::77:
 

anhtuanpro

Xe đạp
Biển số
OF-57263
Ngày cấp bằng
20/2/10
Số km
28
Động cơ
445,980 Mã lực
Em chỉ biết chia sẻ cùng bác thôi, nhưng luật là luật, chúng ta có thể vận động để thay đổi luật ! Nhưng mong bác hạn chế tối đa đi đường dài-cao tốc, vì có những tình huống cần cả hai tay để xử lý !
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Em chỉ biết chia sẻ cùng bác thôi, nhưng luật là luật, chúng ta có thể vận động để thay đổi luật ! Nhưng mong bác hạn chế tối đa đi đường dài-cao tốc, vì có những tình huống cần cả hai tay để xử lý !
Cảm ơn cụ anhtuanpro! E đi cao tốc nhiều lần rồi, em chạy rất tập trung và phản xạ vẫn tốt (em bị mất bàn tay thôi, em vẫn tỳ được cùi tay phải lên vô lăng làm đối trọng nên phản ứng được các tình huống), cao tốc em chỉ chạy <80km/h thôi, em cảm thấy vẫn bình thường, nhưng để đảm bảo an toàn em kô dám nhấn ga. Xin các cụ chỉ giáo thêm.
 

Minolta

Xe đạp
Biển số
OF-49416
Ngày cấp bằng
25/10/09
Số km
23
Động cơ
457,830 Mã lực
Tuổi
50
Thì bác vẫn cứ chạy bình thường không cần bằng lái, người ta nhìn vào thấy bác chạy có một tay thì nghĩ ngay là bác rất Pro rồi, xxx nào dám hỏi thăm, trừ khi bị phạm luật thôi, đi đường thấy xxx thì thây kệ, cứ làm mặt tự tin như có bằng E vậy :21:, nhưng em nghĩ nếu bác quay đầu xe ở đường hẹp thì có thể hơi chậm vì vừa đánh vô lăng rồi phải dùng tay trái nghiêng qua phải để gài số. :)
 

xe_ngua_75

Xe đạp
Biển số
OF-56169
Ngày cấp bằng
30/1/10
Số km
41
Động cơ
448,310 Mã lực
Thấy trên mạng có cái này - cũ rồi - không biết giờ có gì mới không!
04:33' PM - Thứ năm, 12/06/2008
http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/kinh-te-xa-hoi/Giay_phep_lai_xe_cho_nguoi_khuyet_tat-Vuong_viu_moi_be/

Tại TP Hồ Chí Minh, tuyến buýt đầu tiên dành cho người khuyết tật đã hoạt động. Tại Hà Nội, sau rất nhiều những lần trình bày, diễn thuyết, vẫn chưa có tuyến buýt nào được thiết kế để tiếp cận với người khuyết tật. Trong lúc chờ đợi mỏi mòn, đa số người khuyết tật vẫn tự túc về phương tiện đi lại, chủ yếu là xe ba bánh, xe máy. Cùng với việc cho phép xe của người khuyết tật đăng ký, đăng kiểm, nhà nước cũng yêu cầu họ phải thi lấy giấy phép lái xe (GPLX) để đảm bảo rằng họ hiểu luật giao thông và có đủ khả năng điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, chủ trương cấp GPLX cho người khuyết tật đang triển khai lại gặp nhiều trắc trở.

Khó khăn từ đâu đến?

Trong 5,3 triệu người khuyết tật ở Việt Nam, rất nhiều người vẫn đang tự bươn trải để kiếm sống như biết bao người lành lặn khác. Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định về mặt thể chất nhưng đa số họ vẫn là những người có ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức về bản thân rất lớn. Ngay khi biết được chủ trương của nhà nước về việc cấp GPLX cho người tàn tật, nhiều người trong số họ đã chủ động tham gia vào các buổi lấy ý kiến của ban ngành chức năng xung quanh những quy chế đưa ra làm điều kiện thi lấy GPLX.

Tuy nhiên, mọi thứ vẫn vướng. Vướng thứ nhất là “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật”. Từ trước đến nay, Việt Nam mặc dù có rất đông người khuyết tật nhưng lại chưa ban hành bất cứ văn bản nào liên quan đến vấn đề này. Việc triển khai xây dựng “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật” được Bộ Y tế tiến hành vài tháng nhưng vẫn chưa đi đến đâu.

Mặc dù đã tham khảo ý kiến người khuyết tật và qua mấy đời dự thảo nhưng “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật” vẫn lỗi hẹn khi phải lùi thời gian ban hành từ 1/6 như dự kiến trước đó xuống ngày 30/6. Trả lời thắc mắc của chúng tôi cho vấn đề này, ông Trần Quý Tường, Phó ban soạn thảo cho biết, bản dự thảo đã được trình lên để lấy ý kiến các bộ, ngành. Tuy nhiên, không hiểu văn bản đã “kẹt” ở đâu mà họ vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía các cơ quan liên quan đó.

Việt Nam có 5,3 triệu người khuyết tật. Đa số họ đều có ước muốn được hòa nhập cộng đồng, được đối xử như những người bình thường khác dù điều đó là hết sức khó khăn. Nó không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực bản thân của người khuyết tật mà còn là từ những chính sách khuyến khích của nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng. Chuyện các Bộ được lấy ý kiến xung quanh dự thảo này chậm trễ trong việc phản hồi rõ ràng đã thể hiện sự thiếu quan tâm của những cơ quan nhà nước đến người khuyết tật.

Thế nhưng, sức khỏe chỉ là một vấn đề. Tại Hà Nội, Phòng Quản lý phương tiện đã chuẩn bị xong địa điểm thi lấy GPLX cho người khuyết tật tại Long Biên và Quốc Tử Giám. Phòng thi lý thuyết được bố trí ngay dưới tầng 1 để tạo điều kiện dễ dàng cho người khuyết tật khi tham gia thi. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi là bao giờ người khuyết tật có thể bắt đầu thi lấy GPLX thì câu trả lời nhận được là chưa biết. Bởi vì, việc thi lý thuyết rất dễ dàng nhưng thi thực hành là cả một vấn đề. Người khuyết tật được sử dụng xe của chính họ để tham gia thi là điều kiện đã được thống nhất. Tuy nhiên phần thi thực hành để kiểm tra tay lái của họ lại chưa biết phải xây dựng thế nào, hỏi ý kiến bộ liên quan thì vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Đợi đến bao giờ?

Một trong những điều phải làm để người khuyết tật dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn đó là tạo điều kiện cho những người đủ sức khỏe tham gia giao thông một cách hợp pháp từ việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện đi lại đến cấp giấy phép lái xe cho họ. Ông Trần Quý Tường, Phó ban soạn thảo dự thảo “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy 3 bánh dùng cho người tàn tật” cho biết, khi xây dựng dự thảo lần này, mong muốn lớn nhất của những người tham gia là sau khi ban hành quy định này có thể đi ngay vào cuộc sống và tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng nên các điều kiện đã được hạ xuống mức thấp nhất có thể. Vậy mà bất chấp tiến độ làm việc gấp rút của Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành được hỏi ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo lại thờ ơ.

Những người làm công tác tổ chức thi lấy GPLX cũng cho biết, việc tổ chức thi rất đơn giản và nhanh chóng tuy nhiên khi chưa có quyết định về phần thi thực hành thì họ chưa thể tiến hành được. Do đó, người khuyết tật muốn có GPLX sẽ vẫn phải đợi. Đợi đến bao giờ? Tất nhiên là đợi đến khi các Bộ, ngành thấy nước đến chân...
 

xe_ngua_75

Xe đạp
Biển số
OF-56169
Ngày cấp bằng
30/1/10
Số km
41
Động cơ
448,310 Mã lực
Thấy trên mạng có cái này - cũ rồi - không biết giờ có gì mới không!
04:33' PM - Thứ năm, 12/06/2008
http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/kinh-te-xa-hoi/Giay_phep_lai_xe_cho_nguoi_khuyet_tat-Vuong_viu_moi_be/

Tại TP Hồ Chí Minh, tuyến buýt đầu tiên dành cho người khuyết tật đã hoạt động. Tại Hà Nội, sau rất nhiều những lần trình bày, diễn thuyết, vẫn chưa có tuyến buýt nào được thiết kế để tiếp cận với người khuyết tật. Trong lúc chờ đợi mỏi mòn, đa số người khuyết tật vẫn tự túc về phương tiện đi lại, chủ yếu là xe ba bánh, xe máy. Cùng với việc cho phép xe của người khuyết tật đăng ký, đăng kiểm, nhà nước cũng yêu cầu họ phải thi lấy giấy phép lái xe (GPLX) để đảm bảo rằng họ hiểu luật giao thông và có đủ khả năng điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, chủ trương cấp GPLX cho người khuyết tật đang triển khai lại gặp nhiều trắc trở.

Khó khăn từ đâu đến?

Trong 5,3 triệu người khuyết tật ở Việt Nam, rất nhiều người vẫn đang tự bươn trải để kiếm sống như biết bao người lành lặn khác. Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định về mặt thể chất nhưng đa số họ vẫn là những người có ý thức tôn trọng pháp luật và ý thức về bản thân rất lớn. Ngay khi biết được chủ trương của nhà nước về việc cấp GPLX cho người tàn tật, nhiều người trong số họ đã chủ động tham gia vào các buổi lấy ý kiến của ban ngành chức năng xung quanh những quy chế đưa ra làm điều kiện thi lấy GPLX.

Tuy nhiên, mọi thứ vẫn vướng. Vướng thứ nhất là “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật”. Từ trước đến nay, Việt Nam mặc dù có rất đông người khuyết tật nhưng lại chưa ban hành bất cứ văn bản nào liên quan đến vấn đề này. Việc triển khai xây dựng “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật” được Bộ Y tế tiến hành vài tháng nhưng vẫn chưa đi đến đâu.

Mặc dù đã tham khảo ý kiến người khuyết tật và qua mấy đời dự thảo nhưng “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy ba bánh dành cho người khuyết tật” vẫn lỗi hẹn khi phải lùi thời gian ban hành từ 1/6 như dự kiến trước đó xuống ngày 30/6. Trả lời thắc mắc của chúng tôi cho vấn đề này, ông Trần Quý Tường, Phó ban soạn thảo cho biết, bản dự thảo đã được trình lên để lấy ý kiến các bộ, ngành. Tuy nhiên, không hiểu văn bản đã “kẹt” ở đâu mà họ vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía các cơ quan liên quan đó.

Việt Nam có 5,3 triệu người khuyết tật. Đa số họ đều có ước muốn được hòa nhập cộng đồng, được đối xử như những người bình thường khác dù điều đó là hết sức khó khăn. Nó không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực bản thân của người khuyết tật mà còn là từ những chính sách khuyến khích của nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng. Chuyện các Bộ được lấy ý kiến xung quanh dự thảo này chậm trễ trong việc phản hồi rõ ràng đã thể hiện sự thiếu quan tâm của những cơ quan nhà nước đến người khuyết tật.

Thế nhưng, sức khỏe chỉ là một vấn đề. Tại Hà Nội, Phòng Quản lý phương tiện đã chuẩn bị xong địa điểm thi lấy GPLX cho người khuyết tật tại Long Biên và Quốc Tử Giám. Phòng thi lý thuyết được bố trí ngay dưới tầng 1 để tạo điều kiện dễ dàng cho người khuyết tật khi tham gia thi. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi là bao giờ người khuyết tật có thể bắt đầu thi lấy GPLX thì câu trả lời nhận được là chưa biết. Bởi vì, việc thi lý thuyết rất dễ dàng nhưng thi thực hành là cả một vấn đề. Người khuyết tật được sử dụng xe của chính họ để tham gia thi là điều kiện đã được thống nhất. Tuy nhiên phần thi thực hành để kiểm tra tay lái của họ lại chưa biết phải xây dựng thế nào, hỏi ý kiến bộ liên quan thì vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Đợi đến bao giờ?

Một trong những điều phải làm để người khuyết tật dễ dàng hòa nhập cộng đồng hơn đó là tạo điều kiện cho những người đủ sức khỏe tham gia giao thông một cách hợp pháp từ việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện đi lại đến cấp giấy phép lái xe cho họ. Ông Trần Quý Tường, Phó ban soạn thảo dự thảo “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển mô tô, xe gắn máy 3 bánh dùng cho người tàn tật” cho biết, khi xây dựng dự thảo lần này, mong muốn lớn nhất của những người tham gia là sau khi ban hành quy định này có thể đi ngay vào cuộc sống và tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng nên các điều kiện đã được hạ xuống mức thấp nhất có thể. Vậy mà bất chấp tiến độ làm việc gấp rút của Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành được hỏi ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo lại thờ ơ.

Những người làm công tác tổ chức thi lấy GPLX cũng cho biết, việc tổ chức thi rất đơn giản và nhanh chóng tuy nhiên khi chưa có quyết định về phần thi thực hành thì họ chưa thể tiến hành được. Do đó, người khuyết tật muốn có GPLX sẽ vẫn phải đợi. Đợi đến bao giờ? Tất nhiên là đợi đến khi các Bộ, ngành thấy nước đến chân...
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Cảm ơn các cụ đã quan tâm!!!

Cảm ơn cụ Minolt! Em vào cua và quay đầu chỗ hẹp vẫn được, em đã thực hành rất nhiều, những tình huống đó em cảm thấy bình thường thôi (Cái cùi tay phải em vẫn điều khiển cần số thành thạo, kể cả phanh tay, em không phải đưa tay trái qua để chuyển số- em chỉ chạy được AT thôi). Vô lăng em vê vê cũng thành thạo, nhưng chưa điệu nghệ thôi. Nói chung nhiều tình huống khó em đã gặp đều xử lý được tuy có hơi chậm một chút. Em xin nói thêm: Khi em tập chạy xế hộp em đã bị khuyết tật rồi. Thanhk các cụ nhiều. :77::77::77:
 

HSBC

Xe buýt
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
985
Động cơ
551,541 Mã lực
Vấn đề cụ hỏi thật khó, E nghĩ các Cụ trên này cũng ít có lời giải đáp thoả đáng. Ngày xưa em đi học, giáo viên bắt ngửa 2 bàn tay, năm vào xoè ra xem có bình thường không rồi mới cho vào khai giảng.
Cái cụ cần bây giờ là hành lang pháp lý về lái xe cho người khuyết tật. Mà cái này hiện tại E thấy chưa có. Còn cụ có kiếm được cái bằng bây giờ, giả sử khi cảnh sát kiểm tra xe Cụ, họ lại thu bằng của Cụ thôi khi đó ông ký bằng, ông đào tạo, ông sát hạch cũng chịu liên đới trách nhiệm. Đôi lời chia sẻ với khó khăn của Cụ.:6:
 

vanlongtiensinh

Xe buýt
Biển số
OF-50516
Ngày cấp bằng
9/11/09
Số km
704
Động cơ
462,640 Mã lực
Nơi ở
Rượu một bên, lạc rang một bên...
1 là xin được chia sẻ với cụ vì những mất mát
2 là mong cụ lái xe bằng cả trái tim, luôn luôn tập trung tư tưởng.
3 là cụ nên đi đúng luật để đỡ bị xxx vịn.
4 là chúc cụ lái xe an toàn
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,416
Động cơ
499,071 Mã lực
Chào các cụ!!!

Xin cảm ơn cụ xe ngua 75. Thay mặt tất cả những NKT Việt Nam em xin chân thành cảm ơn cụ xn 75 và toàn thể các cụ đã quan tâm. NKT rất thiệt thòi các cụ ạ. Bản thân em phải cố gắng rất nhiều mà vẫn chưa có được cuộc sống bình thường, đặc biệt việc làm và mưu sinh cuộc sống. Ai rơi vào hoản cảnh bị khuyết tật mới cảm nhận được như thế nào là thiệt thòi. Qua trải nghiệm em biết rằng để đi tìm việc làm nuôi bản thân NKT rất khó, xin bất cứ chỗ nào cũng bị từ chối (mặc dù khả năng và năng lực rất tốt đôi khi sự nỗ lực của nhiều NKT còn có trình độ hơn cả người không KT). Các vấn đề khác cũng vậy mặc dù cố gắng nhiều mà vẫn bị phân biệt. Nhiều khi em cũng nản, rất nản, mất cả ý chí khi mình đã nỗ lực không ngừng mà vẫn không được xã hội chấp nhận. Nhiều lần rơi nước mắt khi bị vào trường hợp bị phân biệt... (Các cụ thông cảm, em không kể khổ đâu nhé! Em chỉ muốn các cụ nhìn nhận tường tận về cuộc sống NKT thôi. )
Vậy làm thế nào để NKT không bị phân biệt và được đối xử một các bình thường??? Việc này dài lắm, em không thể trình bày hết được và cũng không đủ trình độ để diễn giải...
Trong phạm vi diễn đàn này em mong các cụ chỉ giáo về vấn đề chạy xe an toàn, GPLX, làm thế nào xxx bỏ qua khi chẳng may bị tuýt, tình huống cần phải xử lý bằng 2 tay NKT cần phải làm gì?, các công cụ phụ trợ giúp NKT lái xe an toàn hơn... Trước em đi xe máy phải chuyển tay ga sang trái đấy.
Xin cảm ơn và (b) các cụ!!! (Các cụ thấy không??? Em vẫn gõ bàn phím bằng mỗi một bàn tay trái để thỉnh giáo các cụ ngoay ngoáy đấy.):77::77::77:
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

bmw74

Xe buýt
Biển số
OF-23266
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
551
Động cơ
498,460 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
đâu đó trên đường
Cảm ơn cụ Black hat! Nếu kô đi xế hộp, em đi làm bằng xe máy thì nguy cơ đụng chạm cao hơn nhiều với xế hộp. Xế hộp an toàn hơn, em chạy 8 tháng rồi chưa sao, nhưng xe máy em bị liên tục. Em đã có gia đình và 1 nhóc 6 tuổi, chở cả nhà đi chơi bằng xế hộp yên tâm hơn đi xe máy. Một lần nữa em khẳng định, em chạy xe như một người bình thường có phần cận thận và tập trung hơn (cận thận chứ kô phải ì ì, rì rì cản đường xe khác nhé), có mỗi điều là không được hợp pháp thôi. Cảm ơn các cụ đã chỉ giáo!(l)
Bác này đi vững thế rồi thì cần gì phải lo cái bằng làm gì! Bác không đi sai luật chả bao giờ bị hỏi cả. Nước ta chưa có hành lang pháp lý cho việc này thì đành phải chờ thôi.:6::6:
 
Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
9,042
Động cơ
630,856 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Xin cảm ơn cụ xe ngua 75. Thay mặt tất cả những NKT Việt Nam em xin chân thành cảm ơn cụ xn 75 và toàn thể các cụ đã quan tâm. NKT rất thiệt thòi các cụ ạ. ...............
Trong phạm vi diễn đàn này em mong các cụ chỉ giáo về vấn đề chạy xe an toàn, GPLX, làm thế nào xxx bỏ qua khi chẳng may bị tuýt, các công cụ phụ trợ giúp NKT lái xe an toàn hơn...
Em rất thông cảm với cụ như những gì em đã PM cho cụ vì em cũng có bạn như cụ, em muốn viết thêm lên đây để mong rằng những NKT khác có thể có thêm kinh nghiệm và các nhà làm luật chú ý hơn tới NKT.
Việc vê vô-lăng, bác nên mua cái tay quay nhanh, cái này rất rẻ và nhiều mẫu đẹp, nếu bác ở HN em sẽ xin hộ bác 1 cái. Tay quay này lắp vào vị trí 9 giờ trên vô lăng, rất tiện cho cụ và thậm chí là người bình thường.
Về việc GPLX thì trước mắt cụ hãy mơ thôi vì cụ trót đầu thai ở Việt Nam rồi, ở các nước mà em biết thì NKT tùy thương tật mà người ta cho thi, cấp bằng riêng, việc này chắc cụ phải chờ mà chờ không biết đến bao giờ, thậm chí có thể xuống lỗ rồi con cháu mới có thể đốt cho cụ.
Việc cụ chạy xe mà bị xxx vịn thì cụ chỉ nên nói thật để xxx thông cảm mà thôi, cụ đưa cái bằng ra cho dù là bằng thật thì cụ cũng rắc rối to, thậm chí rắc rối lây sang những người khác nữa. Bạn em cũng là NKT, cũng nhiều lần bị xxx vịn nhưng chưa bao giờ bị phạt, mà là xxx Xì Goòng nhá, hắc xì dầu có tiếng lun.
Về lâu dài, bác nên thông qua hội, hội sẽ làm việc với báo chí thì sẽ hiệu quả hơn, trên OF em thấy có bác Kar là bác có thể nhờ vả được.
 
Chỉnh sửa cuối:

AF-1

Xe buýt
Biển số
OF-164
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
523
Động cơ
586,200 Mã lực
Cụ Đầu cứng nói rất có tình có lý :41:(b) . Theo cháu hiểu thì NKT rất vất vả khi tham gia sinh hoạt, sống, làm việc cùng cộng đồng và phần lớn họ luôn ý thức được là phải cố gắng so với người bình thường trong cùng 1 sự việc, vì vậy nhà cháu cũng tin là cụ lái xe hay làm các công việc khác cũng sẽ cẩn thận (trong khả năng kiểm soát của mình) có khi còn hơn người thường như bọn cháu :41::41::41: . Xin được chia sẻ với cụ ! Chúc cụ luôn sống vui và hạnh phúc với gia đình :21:

P/S: à mà làm thế nào mà cụ chuyển được cần số từ vị trí P đến D nếu như tay phải của cụ không có ngón tay để bấm chốt khóa vậy, hay cụ chỉ dùng 2 nấc N và D (2 vị trí này không cần bấm chốt vẫn đẩy đi đẩy lại được - xe nào cũng thiết kế vậy :^). Nếu vậy khi lùi xe cụ vẫn cứ phải bấm chốt khóa mới đẩy được lên vị trí R :^) ??? xe Mo-linh chắc chắn phải bấm chốt này mới kéo được cần số từ P xuống D các cụ nhể :102:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top