Thương thì rất thương, nhưng không phải ai cũng có điều kiện thuê người chăm cụ già. Nên nhiều người họ chăm bố mẹ. Nhiều cụ bệnh già, bệnh nặng như sức khoẻ tâm thần không ổn định. Vất vả và áp lực vô cùng. Bạn em bố nó bị tâm thần cũng nặng, suốt ngày kêu người nhà muốn giết ông để chiếm nhà. Nó tự chăm sóc cả bố mẹ già, đều bệnh nặng, bố thì còn phải đóng bỉm cả ngày, vài ngày ông lại lên cơn bôi cứt khắp giường. Bạn em có 2 bà chị đã lập gia đình. Về chỉ góp vui chứ không góp sức. Nó là người trực tiếp chăm. Áp lực kinh tế nữa. Nó bảo em là thỉnh thoảng bực mình quát tháo bố mẹ, rồi lại thấy ân hận. Em khuyên nó: không ân hận với những vụn vặt bức xúc. Coi chuyện cáu kỉnh đó là bình thường. Không có lẽ phải tự gây áp lực, bắt mình phải nhẹ nhàng 100%. Chính vì hay tự trách bản thân, nên cuộc sống càng khó thở. Cứ phiên phiến thôi, công bằng với bản thân, thì tự mọi chuyện nó thoải mái hẳn ra.
Mọi người nhìn vấn đề nên đứng từ 2 phía, ai cũng có nỗi niềm riêng, muôn hình vạn trạng. Như em, từ bé đến lớn, không bố thì mẹ, lúc nào cũng thay nhau bị bệnh nặng, lúc nào vào BV cũng thuộc dạng đặc biệt. Đến nỗi nghe thấy bệnh viện là em nhức đầu, nghe thấy tiếng mẹ gọi là đau hết cả tim vì sợ có biến. Chuyện bệnh tật của bố mẹ em có thể viết thành tiểu thuyết, nó kinh khủng khiếp. Nhưng nhiều quá cũng phải chai lì, học cách sống chung với áp lực, phải thả lỏng, để cho mọi thứ nhẹ đi một tí.
Phật dạy sống ở đời ĐỪNG LÀM KHỔ MÌNH!
Mọi người nhìn vấn đề nên đứng từ 2 phía, ai cũng có nỗi niềm riêng, muôn hình vạn trạng. Như em, từ bé đến lớn, không bố thì mẹ, lúc nào cũng thay nhau bị bệnh nặng, lúc nào vào BV cũng thuộc dạng đặc biệt. Đến nỗi nghe thấy bệnh viện là em nhức đầu, nghe thấy tiếng mẹ gọi là đau hết cả tim vì sợ có biến. Chuyện bệnh tật của bố mẹ em có thể viết thành tiểu thuyết, nó kinh khủng khiếp. Nhưng nhiều quá cũng phải chai lì, học cách sống chung với áp lực, phải thả lỏng, để cho mọi thứ nhẹ đi một tí.
Phật dạy sống ở đời ĐỪNG LÀM KHỔ MÌNH!