[Funland] Người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhưng báo cáo đã bị thất lạc

Ngay sau khi viết báo cáo xong, Manor và Simons lại nhận được lệnh phải bay về Washington ngay lập tức. Simons chỉ thị cho Sydnor tập hợp mọi người lại. Ông ta muốn cho tất cả các binh sĩ biết rõ về cảm nghĩ của ông những cảm nghĩ chân thành nhất.

Ông ta nói với mọi người: “Tôi biết các anh thất vọng. Chúng ta đã vào trúng chỗ. Tuy nhiên các anh không nên lo buồn gì cả, không có gì là xấu hổ cả. Các anh đã làm xong nhiệm vụ, và đã làm nhiệm vụ ấy một cách hoàn hảo, không có vị chỉ huy nào có thể đòi hỏi hơn nữa. Tất cả chúng ta chẳng có việc gì phải thẹn thùng xấu hổ cả. Công tác vừa qua, theo đúng như điều các anh đã làm thì đấy là một sự thành công. Các anh không thể làm tốt hơn thế được”.

Manor và Simons lên một chiếc máy bay chở thư tín loại nhỏ, bay về Sài Gòn, và ở đấy lại chuyển sang máy bay khác để về Mỹ. Đây là chuyến bay xuyên qua Thái Bình Dương lần thứ tư của hai người trong vòng 3 tuần lễ.

Đô đốc McCain đón họ tại Hawaii và đưa họ lên một trong những chiếc máy bay chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đó là loại máy bay KV-135 được cải biến lại, gọi là “Looking Glass”. Simons vẫn còn nhớ rõ chiếc máy bay đó: “Lạy Chúa, thật không thể tưởng tượng được. Có đầy đủ các loại thiết bị điện tử và đài truyền tin. Thật là từ đầu đến đuôi không có thiếu thứ gì cả. Trông giống như một rừng thiết bị điện tử”.

Đô đốc McCain hướng dẫn hai người ra phía sau thân máy bay và chỉ cho họ một phòng nhỏ dùng làm nơi nghỉ ngơi và Simons nhảy ngay lên giường ngủ một giấc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cả hai người đến căn cứ không quân Andrews vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ hai 23 tháng 11. Blackburn đón họ tại sân bay, nói cho cả hai biết là sẽ ăn điểm tâm với Bộ trưởng Laird và đô đốc Moorer, sau đó dẫn họ về phòng sĩ quan tạm trú để rửa mặt và ngủ thêm nếu cần.

Simons nói cho Blackburn về việc mình đã đổ bộ nhầm doanh trại. Ông ta nói: “Thật là buồn cười, tôi nghĩ là chúng ta đã làm cho đối phương một phen hoảng hồn. Ngoài việc đó ra thì mọi việc khác đều trôi chảy êm xuôi, cuộc hành quân thật là nhẹ nhàng, êm ái đúng theo kế hoạch”. Blackburn nói thêm vào theo ông ta nghĩ có lẽ các vị tham mưu trưởng hỗn hợp còn hoảng hồn hơn là bọn Bắc Việt Nam.

Simons có vẻ bực tức khi nghe câu nói đó. Ông ta phản ứng: “Thiếu tướng muốn nói điều gì với tôi vậy? Không lý gì chúng ta đã bị đánh bầm mắt à? Tôi không cáu giận với ai cả. Tôi nghĩ là mọi việc xảy ra thật tuyệt diệu. Chúng ta không cứu được tù binh nhưng, lạy Chúa tôi, khi nghĩ dù không cứu được ai cả thì công tác này cũng đáng được thi hành”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Manor và Simons chỉ ngủ được vài giờ trước khi được hộ tống đến văn phòng của Laird, tại phòng 3E 880 ở Lầu Năm Góc. Moorer đã ở đấy và chào đón hai người rất nồng nhiệt. Laird xin lỗi đã phải gọi họ về gấp rút như vậy vì chương trình có một vài thay đổi. Ông ta giải thích kỹ việc này trong bữa điểm tâm.

Laird hướng dẫn hai người sang phòng ăn riêng, ở đấy người phát ngôn của Lầu Năm Góc là Daniel Henkin đã có mặt. Cả năm người ngồi vào bàn rộng đặt ngay giữa phòng. Đây là một phòng rộng đủ chứa 120 người dành vào việc tổ chức các buổi tiệc liên hoan.

Đúng ra thì phòng này thường được dùng cho các buổi tiệc trao giải thưởng hoặc tiệc mừng một nhân vật nào đó được Tổng thống bổ nhiệm vào Lầu Năm Góc. Nhìn qua cửa sổ, bên kia là dòng sông Potomac, người ta thấy rõ đài kỷ niệm Thomas Jefferson, tượng đài Washington và toà Nhà Trắng.

Trong khi Laird giải thích những việc gì đã xảy ra thì các chiêu đãi viên người Philippines mặc đồng phục màu xanh đang rót mời nước cam tươi và cà phê. Laird cho biết, Nhà Trắng đã điện thoại cho ông ta ngay sau khi biết được tin trại tù Sơn Tây trống rỗng và các toán lính tập kích đã trở về an toàn.

Laird được lệnh mời hai vị chỉ huy cuộc tập kích về ngay Washington để Tổng thống đích thân trao huân chương cho họ. Ngoài hai vị chỉ huy, Tổng thống cũng muốn tặng thưởng huân chương cho hai binh sĩ khác nữa. Nhà Trắng nhấn mạnh là một trong hai binh sĩ này phải là người da đen.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Manor và Simons được yêu cầu cho biết tên hai binh sĩ ấy đúng theo các điều khoản đã được văn phòng Tổng thống ấn định (văn phòng này ở số 1600 đại lộ Pennsylvania) nhưng hai vị sĩ quan chỉ huy này có vẻ không hào hứng cho lắm khi nghe tin này.

Cả hai đều nghĩ rằng tất cả những ai đã đổ bộ xuống trại tù Sơn Tây đều phải được đối xử bình đẳng. Laird và Moorer thông cảm ý nghĩ này nhưng đã giải thích là không thể làm gì hơn được. Mayer đã được lệnh soạn thảo gấp các bản tuyên dương công trạng.

Manor và Simons cứ việc chọn lựa hai binh sĩ trước rồi sẽ xem xét lại các bản tuyên dương sau. Nhu cầu tranh thủ dư luận quần chúng của Nhà Trắng đã thắng được những quan niệm về lẽ công bằng của Manor và Simons.

Lễ trao gắn huân chương sẽ được tổ chức công khai. Laird nói thêm: Như vậy, có nghĩa là Lầu Năm Góc sẽ phải tiết lộ thêm nhiều chi tiết về cuộc tập kích Sơn Tây mà trước đây đã phải che giấu.

Kể từ lúc Nhà Trắng ban hành chỉ thị này thì chương trình tuyên bố công khai có một chiều hướng mới: Dù ở trong trường hợp nào cũng không được tiết lộ là công tác này đã thất bại.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Laird và Henkin đều nghĩ rằng việc này không phải là chuyện dễ dàng. Trong một cuộc lễ công khai với sự có mặt của nhiều người như vậy thì không biết cuộc tập kích có thể được giữ bí mật trong một thời gian dài hay không? Hoặc họ có cách nào che đậy được những phần quan trọng?

Từ đây cho đến lúc Nhà Trắng trao gắn huân chương không biết là Lầu Năm Góc có nên tuyên bố những điều gì? Nên tuyên bố những chi tiết nào tối đa nhất? Nên tuyên bố những phần nào gọi là tối thiểu nhất? Mặc dù Laird không nói rõ ra những ý của ông ta muốn hỏi mọi người xem thử làm cách nào để nói cho báo chí biết là Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho 56 người đổ bộ ngay xuống vùng Bắc Việt Nam để rốt cuộc chỉ tìm thấy được một trại tù trống rỗng?

Simons nhớ lại đấy là một buổi họp lạ lùng. Mọi người đang ngồi ở vị trí thuộc Trung tâm quyền lực quân sự tối cao của Hoa Kỳ mà lại phải lo âu quá đáng về một vài lời tuyên bố với báo chí. Vừa phải suy nghĩ vừa phải lật qua lật lại những miếng trứng rán và thịt mặn trong bữa điểm tâm.

Cuối cùng, Laird hỏi Simons xem ông ta thấy cần làm như thế nào? Đến lúc này thì Simons cũng có ý định muốn đề nghị với Laird một vài điều phải làm, cho dù ông ta có được hỏi ý kiến hay không.

Ông ta nói với Laird nên tổ chức buổi họp báo “ngay bây giờ”. Theo quan niệm của Simons thì mọi người nên chuẩn bị sẵn sàng đón đỡ những cú đấm về câu chuyện tập kích này theo kiểu viết riêng biệt của báo chí hoặc theo đúng như lời tuyên bố của Lầu Năm Góc.

Ông ta nói thêm: “Đây là một công tác hoàn toàn hợp lý, đúng theo luật định. Tù binh là người Mỹ. Vậy thì người Mỹ, theo truyền thống phải cố gắng làm một việc gì để cứu người Mỹ. Vậy thì chúng ta còn phải sợ gì nữa?”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Simons không nhớ rõ là những người khác trong buổi họp có đồng ý với ông ta hay không, nhưng Bộ trưởng Laird đã đồng ý, như vậy là đủ rồi. Ông ta nói: “Tôi không cần biết những người khác có đồng ý với tôi hay không, việc đó chẳng cần”.

Ông ta cũng không nhớ rõ là Laird đã đồng tình như thế nào, tuy nhiên cuộc họp báo được tổ chức năm phút ngay sau đó.

Cuộc tập kích Sơn Tây đã được soạn thảo và thi hành với sự bí mật tuyệt đối. Bây giờ lại đến màn cuối cùng phải tiết lộ ra một cách công khai trước dư luận quần chúng. Cả năm người có mặt tại buổi họp với Laird đang cố gắng chú tâm tìm cách nào để trình bày cuộc tập kích này cho thích hợp nhất.

Không có cuộc thảo luận nào về chuyện thành hay bại, chuyện sai hay đúng. Sau này khi được hỏi ông ta có nói cho Laird biết là mình đã đổ bộ nhầm doanh trại hay không thì Simons trả lời: “Không, không”. Đấy không phải là vấn đề được đem ra thảo luận trong buổi họp, vì đấy là chi tiết chiến thuật.

Tuy nhiên Manor và Simons đều có cảm tưởng là Laird và Moorer đã biết về sự sai lầm. Manor đã trình bày rõ việc này trong báo cáo sơ bộ sau công tác gửi về Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc ngay trước khi ông ta và Simons rời căn cứ Udorn.

Có điều là họ không biết chuyện bức công điện đã bị thất lạc. Washington chỉ nhận được một tuần lễ sau ngày tập kích chấm dứt và chính nhà báo Jack Anderson đã tóm được một phần bức công điện ấy trước khi đến tay Laird.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khi cuộc thảo luận về buổi họp báo Sơn Tây tiến đến phần kết luận phải trình bày các chi tiết như thế nào, thì không có đủ thời gian để tổ chức họp báo theo thời điểm thông lệ hàng ngày.

Vì lẽ đó Henkin đã chỉ thị hoãn lại vào buổi chiều chứ không phải vào 11 giờ buổi sáng. Không ai nói rõ cho đám nhà báo gồm 55 ký giả và nhà bình luận phát thanh truyền hình biết rõ tại sao phải hoãn lại như vậy.

Đến lúc 3 giờ rưỡi chiều, Laird bước vào phòng họp báo Lầu Năm Góc, có cả Moorer, Manor và Simons đi cùng. Khi ông ta bước lên bục thuyết trình và sửa lại máy ghi âm thì các ngọn đèn rọi sáng chiếu thẳng vào bốn người để quay phim.

Tất cả các nhà báo có mặt đang nóng lòng chờ đợi một việc gì xảy ra, ai cũng biết là sẽ có một câu chuyện gì nghiêm trọng sắp được tiết lộ. Laird lấy giọng và nói với báo chí, ông ta muốn cho họ biết chi tiết về một chiến dịch đã xảy ra trong cuối tuần qua tại vĩ tuyến 17 ở Bắc Việt Nam.

Các cuốn sổ tay được mở ra, bút chì ghi lia lịa. Báo chí đều biết rõ là từ hơn hai năm qua Bắc Việt Nam đã không bị thả bom.

Nhưng câu chuyện này rõ ràng là một chuyện quan trọng hơn nhiều vì lẽ trong ánh đèn rọi trước mặt họ, ngoài một vị tướng không quân còn có thêm một quân nhân ngực gắn đầy huy chương trông không có dáng dấp gì là một sĩ quan tham mưu cả.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Laird tuyên bố là Bắc Việt Nam đã cứng rắn từ chối việc trao đổi tù binh và đã không tuân theo hiệp ước Geneve. Ông ta nói là trong vài tháng qua ông đã soạn thảo một kế hoạch hỗn hợp để giải cứu càng nhiều tù binh càng tốt.

Đến đây thì bút chì và bút máy bay lướt qua các sổ tay của nhà báo. Laird nói tiếp đây là một toán hành động đặc biệt phối hợp giữa lục quân và không quân đã được tập hợp để thực hiện công tác giải cứu này. Các cuộc thực tập đã được làm rất tỉ mỉ, căng thẳng, đôi khi suốt ngày đêm.

Một yếu tố quan trọng nhất đã làm cho ông ta quyết định phải cho xuất phát công tác tìm kiếm và giải cứu này là vì trong tháng qua nhiều tin tức mới nhận được cho biết “có vài tù binh của chúng ta” đang chết dần trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Đèn bấm máy ảnh nổ lốp bốp.

Laird tuyên bố một cuộc tập kích đã được thực hiện tại một trại tù cách hướng Tây Hà Nội khoảng 20 dặm, lúc hai giờ sáng giờ Hà Nội, vào cuối tuần qua.

Các chuyên viên truyền hình đều kiểm soát lại máy ghi âm để biết chắc là đã thu âm đầy đủ không sót một lời nào, còn các chuyên viên chụp ảnh và quay phim chen lấn nhau để đến được gần bục thuyết trình.

Laird nói rằng hai vị sĩ quan xuất sắc đứng cạnh ông ta là Manor và Simons đã chỉ huy cuộc tập kích này. Thiếu tướng không quân Manor làm Tổng chỉ huy còn đại tá Simons chỉ huy toán xung kích và giải cứu tù binh.

Laird nói rõ thêm Simons và lính của ông ta đã đổ bộ xâm nhập, và lục soát toàn bộ doanh trại. Laird thuyết trình khoảng hơn 3 phút trước khi ông ta thú nhận: “Lấy làm tiếc là toán giải cứu tù binh đã tìm thấy trại tù bị bỏ trống. Không còn tù binh nào bị giam giữ ở đấy nữa”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tất cả nhà báo có mặt đều thì thầm với nhau với vẻ kinh ngạc. Laird tiếp tục trình bày thêm một vài chi tiết tổng quát nữa về cuộc tập kích trước khi chuyển sang phần giải đáp thắc mắc trong cuộc họp báo.

Báo chí đã sẵn sàng, mọi người đều muốn biết thêm về các tin tức liên quan đến việc thực hiện tập kích nhất là lý do tại sao lại cho đi tập kích một doanh trại trống họ muốn biết nhiều hơn những điều mà Lầu Năm Góc đã tuyên bố.

“Đây có phải là lần đầu tiên lực lượng Mỹ được sử dụng ngay trên đất Bắc Việt Nam không?”. Laird trả lời: “Chúng ta thường xuyên cho thực hiện những công tác tìm kiếm và giải cứu tại Bắc Việt Nam”. “Có bao nhiêu người tham dự cuộc tập kích này?” Simons trả lời: “Tôi không thể nói rõ được”. Simons được yêu cầu kể lại đầu đuôi câu chuyện, những việc gì đã xảy ra, Simons nói: “Không, tôi không thể nói được”.

“Công tác này có mang một tên giả nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Có phải Đại tá xuất phát từ một tàu sân bay không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá đã sử dụng trực thăng loại gì?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá hy vọng giải cứu được bao nhiêu người?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Ngoài vị trí trại tù đó đại tá có ý định tập kích một vị trí mục tiêu nào khác nữa không?”. Manor trả lời: “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”.

Ông ta có ý định muốn tiết lộ việc một số người đã đổ bộ nhầm mục tiêu. “Quý vị có bắt được tù binh nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Quý vị có sử dụng vũ khí không?”. “Có. Chúng tôi có bắn súng”. “Quý vị có bắn chết ai không?”. Simons trả lời: “Có, tôi nghĩ là có”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Một câu hỏi đã làm cho Simons ngập ngừng, lúng túng: “Đại tá có đổ bộ đúng trại tù không?”. Câu hỏi này cũng gần giống như ý muốn hỏi: “Đại tá có nhảy xuống ngay đúng vào trại tù không?”. Simons do dự, rồi trả lời: “Có”.

Laird đã cố gắng trả lời 10 trong số 35 câu hỏi của báo chí. Vị Bộ trưởng Quốc phòng với lời nói dịu dàng đã làm nổi bật sự mâu thuẫn với cách thức trả lời ngắn gọn, nhát gừng của Simons, đôi khi không tìm ra được đúng chữ để xoay quanh vấn đề.

Vì lý do an ninh, Manor và Simons chỉ có thể trả lời “Tôi không thể trả lời được” hoặc “tôi không thể nói rõ cho các ông biết điều đó”. Cả hai người đã trả lời như vậy đối với khoảng 40% số câu hỏi được đặt ra.

Laird đã giúp cho Manor và Simons thoát ra nhiều câu hỏi hóc búa của báo chí, nhưng chính một vài câu trả lời của Laird sau này đã gây ra nhiều chuyện rắc rối về sự xác thực. Ông ta đã nói với báo chí là không có cuộc oanh tạc nào xảy ra trong thời gian tập kích. Nhưng bốn ngày sau thì chính Tổng thống Nixon lại nói với quan khách tại Nhà Trắng là một cuộc oanh kích bằng không lực đã được thực hiện tại một cơ sở quân sự gần Sơn Tây để chặn đứng lực lượng Bắc Việt Nam trước khi các trực thăng đổ bộ.

Phát ngôn viên Daniel Henkin đã cố gắng giải thích sự sơ xuất này vào ngày hôm sau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Laird cũng bị báo chí phỏng vấn là cuộc tập kích này có phải là công tác tìm kiếm và giải thoát đầu tiên được thực hiện trong khi không có chiếc máy bay nào bị bắn rơi phải không? Laird không muốn trình bày tất cả tài liệu liên quan để nói cho báo chí biết là từ trước đến nay đã có hơn 60 cuộc tập kích giải cứu tù binh tại miền Nam Việt Nam và tại Campuchia với kết quả chỉ giải thoát được một tù binh Mỹ duy nhất, tù binh này đã chết sau đó hai tuần lễ. Ông ta chỉ nói với báo chí đại khái là: “Đây là công tác tìm kiếm và giải cứu đầu tiên được thực hiện tại miền Bắc Việt Nam với mục đích giải thoát tù binh Mỹ trong cuộc chiến này”.

Đến 4 giờ 12 phút, Laird cắt ngang mọi câu hỏi và tuyên bố: “Xin cảm ơn quý vị”. Tất cả nhà báo chạy ùa ra khỏi phòng họp để viết vội các bài đăng tải trên báo chí. Tin tức tràn ngập hệ thống thông tin trong suốt hàng mấy tuần lễ.

Nhưng thật ra, họ đã biết rõ việc gì về cuộc tập kích ấy hay chưa? Họ chỉ được trình bày những nét đại cương của một tấn bi hài kịch, không có đầy đủ chi tiết. Họ chỉ biết sơ qua về một cuộc tập kích được thực hiện ngay trong lòng đất Bắc Việt Nam để giải cứu tù binh Mỹ mà thôi.

Có thể cuộc tập kích đã thành công vì không có quân nhân Mỹ nào bị thương vong cả. Nhưng trại tù Sơn Tây đã bị bỏ trống từ lâu rồi. Đối với báo chí việc trục trặc này đã quá rõ ràng.

Đây là một sự thất bại về tình báo. Nhưng khi được hỏi đối với sự thất bại về tình báo này nên quy trách nhiệm về ai thì Simons trả lời: “Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó vì lẽ tôi không hiểu được ý quý vị muốn nói thất bại tình báo nghĩa là gì”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lầu Năm Góc đã trình bày sự kiện theo ý họ muốn nhưng đối với các nhà báo có mặt trong buổi họp thì mọi người đều biết rõ là họ đã không được trình bày hoàn toàn đúng sự thật.

Ngay tối hôm đó, sự kiện về cuộc họp báo này đã tràn ngập phần tin tức. Trên trang nhất của hầu hết báo chí xuất bản ngày hôm sau đều phản ánh kết luận mà nhà báo đã có thể rút ra được trong buổi họp báo, đó là: “Cuộc tập kích Sơn Tây là một thất bại”. Tổng thống Nixon một lần nữa lại bị chỉ trích vì đã cho thi hành một chính sách phiêu lưu mới.

Phái đoàn Bắc Việt Nam đã bãi bỏ cuộc họp sắp tới tại hòa đàm Paris để phản kháng. Tại Quốc hội, phản ứng không thuận lợi chút nào. Thượng nghị sĩ William Fulbright, chủ tịch uỷ ban ngoại giao Thượng viện đã coi cuộc tập kích là “một cuộc leo thang chiến tranh quan trọng… Một hành động khiêu khích đại bại với mục đích xâm lăng…”.

Uỷ ban của Fulbright đã đồng ý với đa số tuyệt đối về một cuộc triệu tập nghe trình bày những sự rắc rối chính trị có thể xảy ra do cuộc tập kích gây nên.

Cuộc “vật lộn” mà Simons đã tiên đoán trước đó đang sắp được xảy ra một cách gay gắt và dữ dội.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
24 giờ sau khi Laird tuyên bố tấn thảm kịch với báo chí tại Lầu Năm Góc thì cả hai viện Quốc hội xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt về chuyện tập kích. Nghị sĩ Henry Jackson nói: “Công tác giải cứu này được hoàn toàn bảo đảm”. Nghị sĩ Edward Kennedy nói: “Về phần các quân nhân tham dự tập kích thì tôi ngưỡng mộ mọi sự dũng cảm của họ. Tuy nhiên tôi chỉ muốn chê trách bộ phận tham mưu đã cho phép họ đi”.

Nghị sĩ Birch Bayh tuyên bố với báo chí là ông ta lo ngại những cuộc tập kích như vậy sẽ đem lại kết quả tù binh Mỹ sẽ bị xử tử hết. Ông ta gọi cuộc tập kích này là một cuốn phim cao bồi kiểu John Wayne. Nghị sĩ Robert Dole đưa ra bản kiến nghị tuyên dương công trạng những người đã dám liều mạng để thực hiện công tác đã bị thất bại này. Ông ta nói cuộc tập kích nay đã thành công trong việc “nêu lên ý nghĩa về sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với tù binh. Nhiều người trong số tù binh này đang bị chết dần mòn trong các trại giam từ hơn 5 năm qua”.

Nghị sĩ Kennedy phản ứng ngay lại: “Và cho đến bây giờ họ vẫn còn bị giam ở đấy”.

Tại Quốc hội, sự xúc động của các vị đại biểu vừa tỏ ra gay gắt nhưng cũng vừa bị chi phối. Dân biểu Charles Vanik nói: “Thật là không thể tưởng tượng nổi tại sao cơ quan tình báo quân sự lại đem thí mạng những quân nhân dũng cảm vào việc tập kích một trại tù đã bị bỏ trống hàng bao nhiêu tuần lễ qua. Hành động này càng làm nguy hại thêm cho cuộc sống của các tù binh đang bị giam tại Bắc Việt Nam”.

Vị dân biểu Robert Leggett nói: “Cuộc tập kích này có lẽ đã do quân đội Sài Gòn thiết lập kế hoạch hoặc có lẽ đã do một tên viết kịch bản phim chiến tranh loại “C” nào đó thảo ra”. Ông ta còn phản ứng tiếp: “Đấy là một sự thất bại ngoại hạng, và điều đã giúp cho nó không bị thất bại nặng nề hơn nữa là nhờ không còn tù binh nào ở trong trại nữa. Nếu còn tù binh ở đấy thì chắc chắn là toàn thể toán tập kích đã bị lực lượng Bắc Việt Nam bắn chết hết”.

Ngoài ra ông ta còn tiên đoán rằng: “hành động này đã làm giảm gốc rễ niềm hy vọng của chúng ta đối với việc thương lượng về vấn đề đối xử với tù binh tử tế hơn”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vào xế chiều ngày hôm ấy Bộ trưởng Quốc phòng Laird ra trình bày trước Uỷ ban ngoại giao của Thượng viện, trong một bầu không khí vô cùng gay gắt.

Việc trình bày này được thực hiện công khai, do Quốc hội triệu tập dưới chiêu bài yêu cầu Bộ Quốc phòng chứng minh việc xin thêm viện trợ 255 triệu đô-la cho Campuchia. Nhưng trong suốt buổi họp tại nghị trường không thấy có một câu nói nào được nêu ra về viện trợ ngân quỹ cho Campuchia.

Vào buổi trưa trước cuộc họp Laird đã thông báo cho uỷ ban là ông ta có thể đến Quốc hội vào xế chiều. Bốn giờ năm phút chiều, Laird bắt đầu trình bày nội dung, đây là thời gian mà tất cả văn phòng Quốc hội thường đóng cửa cho mọi người ra về sớm để tránh tắc xe trên đường phố Washington vào giờ tan tầm.

Mặc dù buổi họp đã được triệu tập vào phút chót nhưng cũng đã có 10 trong số 15 nghị sĩ thuộc uỷ ban đến họp. Chủ tịch uỷ ban là thượng nghị sĩ Fullbright đã đồng ý để cho Bộ trưởng Quốc phòng nói liên tục trong 15 phút.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Laird chỉ nói mất khoảng 1/3 thời gian đó mà thôi. Ông ta trình bày thêm một vài điểm mới ngoài những sự kiện đã cho báo chí biết về cuộc tập kích Sơn Tây. Tuy nhiên ông ta cũng không trình bày thêm được gì nhiều, vì lẽ ông ta chưa nhận được bản báo cáo sơ lược sau cuộc tập kích do Manor gửi về bằng công điện từ Thái Lan.

Sau này ông ta có nói là “hàng mấy ngày sau tôi mới nhận được báo cáo ấy. Cho nên lúc bấy giờ tôi đứng trước uỷ ban với hai bàn tay trắng”. Nhưng sau 22 tháng làm Bộ trưởng Quốc phòng, Laird nghĩ rằng ông ta sẽ không bao giờ biết được đầy đủ câu chuyện qua báo cáo. Ông ta giải thích: “Tôi đã học được một điều, đấy là đừng nên mong đợi sự thật nơi báo cáo thứ nhất, cũng đừng mong đợi ở báo cáo thứ hai, và luôn cả báo cáo thứ 3 cũng đừng nên chấp nhận ngay, có thể với bản báo cáo thứ tư chúng ta mới hy vọng có được tin tức đầy đủ và chính xác”.

Ông ta đã trình bày với uỷ ban rằng qua nhiều nguồn tin không chính thức đã có thêm nhiều tù binh Mỹ, ngoài số 6 người được báo cáo vào đầu tháng này, đã bị chết trong các trại giam ở Bắc Việt Nam. Ông ta có nói thêm là đại tá Simons tốt nghiệp khoa báo chí đại học tại Missouri. Laird cũng là một nghị sĩ trước đây cho nên ông ta rất khôn khéo trong việc giải tỏa các lời chỉ trích của những nhà lập pháp.

Một trong những nghị sĩ to tiếng nhất của uỷ ban ngoại giao Thượng viện là Stuart Symington, đại diện cho tiểu bang Missouri.

Laird chấm dứt lời trình bày trước uỷ ban về vấn đề Sơn Tây như sau: “Từ khi tôi làm Bộ trưởng Quốc phòng đến nay chưa bao giờ tôi phải đương đầu với một quyết định đầy thách thức như vậy”.

Và ông ta nói thêm: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nếu có tù binh tại Sơn Tây lúc bấy giờ thì ngày hôm nay họ đã trở thành những người tự do”. Phần cuối cùng ông ta bày tỏ sự kính trọng và mang ơn những quân nhân lục quân và không quân đã thi hành nhiệm vụ một cách anh hùng.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong suốt 3 giờ tiếp theo, Fullbright và những nghị sĩ khác trong ủy ban đã chất vấn Laird một cách dữ dội. Tham mưu trưởng hỗn hợp John W. Vogt (chứ không phải Moorer) ngồi bên cạnh Laird, nhưng chính Laird trả lời mọi câu hỏi. Ông ta biết buổi trình bày này sẽ là một mặt trận không mang về thắng lợi cho nên đã quyết định tự nhận lấy hết mọi sự “nóng bỏng” vì lẽ đó Vogt không cần phải nói một lời gì.

Phần chính của vấn đề mà Fullbright chú tâm đến trong buổi trình bày này là không cần bàn đến chuyện đây là một cuộc tiến công dũng cảm hoặc gan dạ, nhưng vấn đề đặt ra là đấy có phải là một cuộc tiến công khôn ngoan không?

Ông ta nhấn mạnh thêm: “Lẽ tất nhiên không còn ai thắc mắc điều gì về sự dũng cảm và anh hùng của những người đã thực hiện cuộc tiến công ấy. Họ đã thi hành nhiệm vụ hoàn hảo”. Nhưng khi ông ta nói tiếp theo “còn kẻ nào đã cho lệnh thi hành thì lại không làm hoàn hảo nhiệm vụ chút nào cả”. Cả hội trường cười to. Fullbright thẳng thừng nói tiếp: “Có điều gì đó không ổn về tình báo”.

Laird trả lời: “Thưa ông chủ tịch đấy không phải là một thất bại”.

Fullbright tiếp: “Như vậy thì trong trường hợp này có điều gì không ổn về kế hoạch”.

Laird nhấn mạnh: “Tất cả những người thi hành công tác này đều đã biết trước việc có thể sẽ không có tù binh nào trong trại tù ấy”.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,372
Động cơ
640,504 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Hay quá bác Lầm ơi, tối chủ nhật rảnh chút, em sẽ đọc cho hết ạ. :P
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khi Laird nói đến những người thi hành công tác ý là muốn đề cập đến các tù binh, nhưng thật ra Manor và Simons chẳng hề biết được điều đó. Sau này, khi được hỏi là ông ta có được biết trước khi xuất phát tập kích thì tất cả tù binh đã bị di chuyển đi nơi khác hay không, Simons trả lời quyết liệt: “Tuyệt nhiên không”.

Được hỏi ông ta có biết trước là tù binh đã bị di chuyển nhưng doanh trại có dấu hiệu sinh hoạt trở lại hay không? Thì Simons cũng trả lời: “Tôi không nhớ là có ai nói với tôi việc đó”.

Được hỏi: “Trước khi rời Udorn có ai nói cho ông biết là trại tù có thể bị bỏ trống hay không?” thì Simons trả lời dứt khoát: “Chẳng có ma nào nói với tôi điều đó cả”. Tuy nhiên ông ta có nói thêm: “Tôi tự nghĩ đến việc đó. Tôi cho là có thể như thế”.

Nhưng sau này Simons lại nói: Lần đầu tiên ông ta nghe nói đến việc tù binh bị di chuyển đi nơi khác vào tháng bảy là lúc ông ta nói chuyện với các tù binh đã được thả về nước năm 1973, những tù binh mà Simons đã cố gắng giải cứu trước đây.

Laird tiếp tục cố gắng chống trả những lời tấn công của Fullbright về sự thất bại tình báo. Ông ta nói: “Tôi mong được trình bày với ông chủ tịch là chúng ta đã tiến bộ ghê gớm về phương tiện tình báo”. Cả hội trường lại cùng cười ầm lên.

Lời nói tiếp theo của Laird bị ngắt quãng nhưng sau đó ông ta lại nói một điểm mà chính điểm này đã được báo chí nhắc nhở đến nhiều lần khi đề cập đến toàn bộ công tác tập kích. Điểm đó là: chúng ta chưa có thể phát minh được một máy chụp ảnh chụp xuyên qua nóc nhà.

Ông ta nói tiếp nếu không kể điều đó thì các nguồn tin tình báo dành cho công tác này rất có hiệu lực. Laird cố gắng trình bày cho uỷ ban thấy rõ những điều gì đã được biết trước về mục tiêu trại tù cũng như về lực lượng phòng không Bắc Việt Nam, nhưng những lời trình bày của ông thường bị Fullbright cắt ngang với câu hỏi: “Tôi không tin được điều ấy vì thực tế là không có tù binh nào ở đấy. Vậy thì tình báo hữu hiệu ở chỗ nào?”
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau đó uỷ ban bắt đầu xoay quanh điểm thắc mắc mà mọi người đều quan tâm: công tác này được lệnh thi hành khi nào? Và tại sao lại được lệnh cho thi hành khi biết không có tù binh ở Sơn Tây? Laird cố tránh né câu hỏi đó.

Ông ta chứng minh là đã đề nghị lên Tổng thống Nixon cho xuất phát (trong những câu tiếp theo ông ta đổi tại là thi hành công tác) vào sáng ngày thứ sáu.

Ông ta không đi sâu vào chi tiết, cũng không tiết lộ việc gửi công điện hỏa tốc cho Manor vào 5 giờ 20 chiều ngày thứ tư để ra lệnh thi hành công tác. Ông ta có đề cập đến một điểm là đã hội ý với Tổng thống một lần nữa trước khi cho lệnh xuất phát vào thứ sáu.

Laird bị chất vấn dữ dội khi ông ta tuyên bố đã có thêm nhiều tù binh nữa bị chết ngoài số 6 người đã được báo cáo trong tháng này. Một nghị sĩ muốn biết Laird đã nhận được những báo cáo ấy vào lúc nào. Laird cố tình tránh né không muốn để cho mình bị quật ngã nên trả lời: “Đúng ra thì những báo cáo ấy đã nhận được vào đầu tháng này. Cho đến nay chúng tôi có nhận thêm nhiều báo cáo khác nữa nhất là trong tuần lễ vừa qua, những báo cáo này do đường dây của chúng tôi từ Hà Nội gửi về”.

Được hỏi là lời đề nghị của ông ta cho thi hành cuộc tập kích đã xảy ra sau hay là trước khi nhận được những báo cáo về số tù binh chết này. Laird trả lời rất rõ ràng: “Sau khi nhận được những báo cáo này”.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Không có người nào hỏi tại sao ông ta lại biết được tin vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 trong khi Cora Weiss chuyển giao danh sách tù binh Mỹ chết cho Bộ Ngoại giao vào ngày thứ ba 23 tháng 11.

Lời trình bày của Laird đã làm cho giới tình báo gần như hoảng sợ vì lẽ hệ thống gamma là một trong những nguồn thu lượm tin tức tình báo đáng giá về tù binh Mỹ, nhưng chính hệ thống này là bất hợp pháp.

Hơn nữa các nhà hoạt động hoà bình cỡ Cora Weiss không phải là những người duy nhất bị theo dõi. Đây là một hệ thống có tầm hoạt động đại quy mô, và một trong những mục tiêu được theo dõi là chính thượng nghị sĩ Fullbright. Suýt nữa Laird đã làm nguy hại đến một trong những bí mật quốc gia được bảo vệ kỹ lưỡng nhất trước một buổi trình bày công khai.

Nhưng trong khi đó thì không có một nghị sĩ nào trong uỷ ban hoặc một nhân viên văn phòng Quốc hội nào tóm được ý nghĩa trong câu tuyên bố của Laird. Và trong nhiều tuần lễ sau chỉ có một nhà báo tại Washington theo đuổi điều tra về việc này.

Laird còn gặp rắc rối với nhiều câu hỏi khác vào buổi chiều hôm ấy. Một lần nữa, để bảo vệ cho hiệu lực của ngành tình báo tại Lầu Năm Góc, ông ta đã nói với uỷ ban: “Mọi việc đã xảy ra đúng như điều các toán xung kích đã cho biết trước… Từng mẩu tin tình báo được sử dụng đều chứng tỏ chính xác”.

Lẽ dĩ nhiên ông ta chưa được biết việc mà các chuyên viên tình báo đã gọi một cơ sở gần mục tiêu là “trường trung học”, nhưng thật ra trên thực tế đấy là một cơ sở quân sự chứa đầy lực lượng thù địch.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top