[Funland] Ngoại cảm tìm mộ, trò lừa bị phơi bày.

letung

Xe tải
Biển số
OF-86743
Ngày cấp bằng
26/2/11
Số km
432
Động cơ
412,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội- Hà Nội

Nhiều người ở hoàn cảnh giống gia đình kụ đấy ạ.
Nhưng cái trung tâm đó nó cứ tồn tại vì 1 số người lớn tin vào nó.
Em thấy nếu nhà ngoại cảm đã tìm được thì nên giám định ADN cho chắc ăn, vì nhiều nhà sau khi tìm được có nói chuyện lại là không dám thử ADN vì sợ không đúng !? Em thấy cái chương trình tìm hài cốt MIA của Mẽo nó cứ ADN mà tính tiền, bao ông VN định lừa nó mà có nổi đâu!
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Các cụ có xem chương trình: Trở về từ ký ức không ạ (phát sóng 14h15 chủ nhật giữa tháng trên V1 - Thu Uyên dẫn).
Nhà e thì ko có ng thân là liệt sĩ nhưng e chẳng bỏ sót hôm nào. Chương trình này ra đời có một nguyên nhân là từ nạn ngoại cảm rởm đấy ạ. E thấy chương trình có nhiều cái rất đúng: chẳng hạn như ko có gì chính xác hơn là ký ức của đồng đội. Để tìm được mộ liệt sĩ thì ngoài giấy báo tử này nọ thì cái quan trọng nhất là ký ức của đồng đội, những người đã trực tiếp chứng kiến cái chết hoặc trực tiếp chôn cất liệt sĩ.
Chương trình này ko ngại bêu tên những nhà ngoại cảm rởm đâu ạ, hôm rồi nêu đích danh trung tâm tiềm năng số 1 Đông Tác rồi đấy. Chị Thu Uyên bảo dần dần sẽ công khai hết các trung tâm rởm ra. Ai đời liệt sĩ hy sinh ở Nam Bộ mà lên Đông Tác áp vong thì chỉ sang Lào - cách Lao Bảo mấy chục km.

Chương trình chủ nhật rồi có kết chuyện về 1 gđ ở HN đi tìm mộ bố. Cũng qua cả chục nhà ngoại cảm mà chả ăn thua, toàn chỉ linh tinh. Đến khi tìm được đồng đội cũ của liệt sĩ thì ra ngay nơi chôn cất. 2 đồng đội cũ đã cùng gia đình vào đúng địa điểm đấy (lô cao su nào đó) và đã tìm được mộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Em thấy người ta bảo vong nhập vào người nhà mà. Như thế thì liệu có đúng không nhỉ? em thấy mấy trường hợp rồi.
Tự kỷ ám thị thôi, một dạng như thôi miên. Có câu chiều như chiều vong, hỏi câu nào khó quá là vong thăng đó :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Streamline

Xe điện
Biển số
OF-40440
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
3,112
Động cơ
489,406 Mã lực
Nơi ở
Eo ơi Hà Nội phố

phinm

Xe tăng
Biển số
OF-767
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
1,443
Động cơ
589,545 Mã lực
Nơi ở
Quanh hồ Tây
Theo em thì chả có nhà ngoại cảm nào hết chứ ko có rởm và thật. Không bao giờ em tin vào những cái j không có cơ sở khoa học và không được chứng minh chặt chẽ, đơn giản như việc tìm thấy mộ thì a đê nờ 1 phát là biết thôi nhưng có cụ nào có thông tin ơ cái nước mình đã có người làm việc này chưa
 

tranphong79

Xe điện
Biển số
OF-91261
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
3,507
Động cơ
430,655 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng có nhiều nhà ngoại cảm thật sự tìm được mộ rồi, không nên đánh đồng nhà ngoại cảm thật sự với bọn lừa đảo
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cũng có nhiều nhà ngoại cảm thật sự tìm được mộ rồi, không nên đánh đồng nhà ngoại cảm thật sự với bọn lừa đảo
Có nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa đấy. Tự tay đi tìm, cất bốc hàng nghìn hài cốt liệt sĩ mà không hề đòi hỏi 1 cái gì. Cô ấy còn hy sinh cả hạnh phúc gia đình để chuyên tâm vào việc đi tìm hài cốt. Thực ra thì cũng chẳng có ng chồng nào chịu được cảnh vợ mình suốt ngày lang thang trong rừng miền Nam, ko chăm lo việc nhà (cô này ng Thái Bình mà)
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
703
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Có nhà ngoại cảm Vũ Thị Minh Nghĩa đấy. Tự tay đi tìm, cất bốc hàng nghìn hài cốt liệt sĩ mà không hề đòi hỏi 1 cái gì. Cô ấy còn hy sinh cả hạnh phúc gia đình để chuyên tâm vào việc đi tìm hài cốt. Thực ra thì cũng chẳng có ng chồng nào chịu được cảnh vợ mình suốt ngày lang thang trong rừng miền Nam, ko chăm lo việc nhà (cô này ng Thái Bình mà)
Có phải là đã có một phóng sự về chị cựu TNXP này không ạ? Hình như gọi là chị NĂM KHÙNG.em đã từng xem ps này rồi,thật ra cũng rất trân trọng cái tâm của chị nhưng giá mà các cơ quan có trách nhiệm cho thử ADN sau mỗi lần tìm được như bọn mẽo vẫn làm thì mọi việc sẽ rõ ràng hơn và cũng sẽ loại trừ được những người lợi dụng một cách vô thức(có thể người ta mắc một chứng hoang tưởng nào đó,người ta nghĩ rằng có thể làm được những việc phi thường cái này ngoài đời sống gặp nhiều mà.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Có phải là đã có một phóng sự về chị cựu TNXP này không ạ? Hình như gọi là chị NĂM KHÙNG.em đã từng xem ps này rồi,thật ra cũng rất trân trọng cái tâm của chị nhưng giá mà các cơ quan có trách nhiệm cho thử ADN sau mỗi lần tìm được như bọn mẽo vẫn làm thì mọi việc sẽ rõ ràng hơn và cũng sẽ loại trừ được những người lợi dụng một cách vô thức(có thể người ta mắc một chứng hoang tưởng nào đó,người ta nghĩ rằng có thể làm được những việc phi thường cái này ngoài đời sống gặp nhiều mà.
Chính xác là chị Năm Khùng đấy.
Cái bôi đậm ở trên: chả đời nào các ông ấy chi tiền cho thử ADN đâu ạ.
Có rất nhiều hài cốt vô danh, chị Năm khùng đều đưa về nhà hương khói. Còn nếu hài cốt có tên tuổi quê quán thì chị báo ng ta đến nhận. Thật là một người có tâm
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Chị Năm Nghĩa và hành trình 13 năm tìm hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ


Da đen sạm. Tóc pha sương. Khuôn mặt gầy guộc, khắc khổ in hằn bao nắng mưa, cực nhọc của gần trọn một đời ăn rừng, ngủ núi. Đôi mắt u hoài luôn ầng ậng nước và oà vỡ đắng chát mỗi khi nhắc đến liệt sĩ, nhắc đến những hầm mộ tập thể, nhắc đến những địa danh một thời khói lửa... Chị là người của đời sống dương thế đang hiện hữu nhưng cũng là của một cõi nhập nhòa ẩn hiện tâm linh giao cảm mà mắt thường không nhìn thấy được. Chị là một báu vật mà hồn thiêng của trời đất, của sông núi, của liệt tổ liệt tông trao tặng cho cõi nhân gian còn nhiều lắm nỗi thương đau thời hậu chiến, nỗi đau của hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ còn thất lạc đâu đó nơi rừng sâu, núi thẳm, nỗi đau của hàng ngàn người mẹ, người vợ, người con đau đáu, khắc khoải, để rồi bằng mọi cách đi tìm hài cốt của chồng, con mình...
Kỳ 1: Bước ngoặt cuộc đời

Tên đầy đủ của chị là Vũ Thị Minh Nghĩa, quê ở xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nhưng người đời, vì cảm kích trước tấm tình tha thiết của chị dành cho các liệt sĩ mà trìu mến gọi chị bằng cái tên rặt “mùi” Nam Bộ: chị Năm Nghĩa. Cũng có người tếu táo, gọi chị một cách suồng sã: bà Năm khùng. “Thì gia đình đang êm ấm, bả đùng đùng bỏ nhà bỏ cửa, bỏ chồng bỏ con, vượt thác trèo non vào tít tận rừng sâu, nhịn đói nhịn khát để đi tìm hài cốt liệt sĩ. Biết bao hiểm nguy rình rập: thú dữ, bệnh tật, bom đạn còn sót lại phát nổ bất cứ lúc nào và cả miệng lưỡi thị phi của người đời. Kệ! Bả cứ đi. Mà có ai nhờ bả đâu. Tự bả đi tìm chớ. Đến lúc tìm thấy hài cốt rồi lại tự bỏ tiền túi, bắt xe giao tận tay đến từng nhà. Người ta cảm kích biếu chút tiền gọi là thì bả nhất quyết không lấy. Bả bảo: lấy tiền ấy là nợ xương nợ máu các liệt sĩ. Các bác bảo thế có khùng, có điên không?”. Nghe mọi người tố vậy, chị Năm chỉ cười trừ, phô hàm răng trắng, đều tăm tắp. Nhưng cũng ngay sau đó, chị lại giơ bàn tay chai sần, đen sạm vì lam lũ, vì đào bới, cuốc xới đất quá nhiều lên lau hai dòng nước mắt. Chị nghèn nghẹn bảo: “Thấm tháp gì em. Chị có đi tìm suốt cả cuộc đời cũng chẳng thấm gì so với những hy sinh, mất mát của các anh hùng liệt sĩ”.​
Chị Năm Nghĩa là vậy. Thoắt cười, thoắt khóc. Vui đấy rồi lại buồn ngay đấy. Hồi còn sống, mẹ chị bảo: “Con gái mà cứ ai hoài xúc động thế thì đời đa đoan lắm”. Chị giật mình. Cổ nhân đã thốt lên tự ngàn đời một cách đầy chua xót: “Trai Đinh, Nhâm, Quý, Giáp thì tài. Gái Đinh, Nhâm, Quý, Giáp phải hai lần đò”. Hình như cái tuổi Quý Mùi (sinh năm 1953) của chị nó phải thế. Song với riêng chị, cái sự cách trở đò giang, phong ba bão tố không chỉ vỗ oàm oạp vào chuyến đò tình ái mà nó còn vận vào cả chuyến đò đời của chị, chuyến đò chở đầy đau thương và nước mắt.​
Mồ côi cha từ nhỏ, 7 tuổi đầu, cô bé Vũ Thị Minh Nghĩa đã bị cái đói, cái nghèo ghì sát đất. Cái cảm giác đói đến vàng mắt, run người ngày ấy vẫn ám ảnh chị cho đến tận bây giờ. Lên 9 tuổi, người choắt như con cá mắm, bé Nghĩa đã phải oằn lưng gánh vác công việc đồng áng, đỡ đôi vai gầy guộc của mẹ oằn lên nuôi 6 miệng ăn. Năm 1970, mới 17 tuổi, chiến trường miền Nam nổ ra ác liệt, Nghĩa cùng bao chàng trai cô gái quê lúa Thái Bình khoác ba lô lên đường nhập ngũ. Bụi trường chinh nhòa trong khói lửa, Nghĩa làm y tá cho Đoàn 251, quân khu 3 rồi vào Nam chiến đấu ở chiến trường Đức Huệ, Long An, ven sông Vàm Cỏ Đông. Đến năm 1978, chị chuyển ngành về công tác tại Trường Đại học Y Thái Bình. Năm 1980, chị bước lên xe hoa. Chồng chị cũng từng là bộ đội lái xe Trường Sơn, sau chuyển ngành về Công ty Vận tải hàng hóa Thái Bình.​
Chuyện xảy ra vào một đêm cuối đông năm 1995, trời rét cóng. Mới chập tối mà sương mù đã giăng mờ mịt cánh đồng trước nhà. Ngâm xong mấy vại đậu chuẩn bị cho mẻ đậu phụ sáng sớm mai mà những ngón tay chị buốt cóng như ai tiện từng đốt. Bỗng dưng chị thấy nhức đầu, chóng mặt. Mắt nhìn hoa cà hoa cải. Càng ngày, cơn đau đầu càng dữ dội như có một bàn tay lực điền choàng sợi dây thép lên não rồi nghiến răng xiết chặt. Bỏ cả bữa cơm tối, chị leo lên chiếc giường che trùm chăn rên hừ hừ. Ngoài trời, gió mùa đông bắc rít qua khe cửa liếp từng chặp.​
Sáng sớm hôm sau, không thấy mẹ dậy làm đậu như mọi ngày, thằng Cương con chị đứng ngoài cửa buồng cất tiếng gọi: “Mẹ ơi! Sáng bửng rồi. Mẹ không dậy à?”. Không một tiếng động. Chỉ thấy tiếng gà nheo nhóc gáy khi gần, khi xa. Lần này, Cương gọi to hơn, giọng nghe chiều bừng bực. Vẫn chỉ có tiếng gà nheo nhóc gáy. Cương hậm hực chạy thẳng vào giường mẹ lay gọi. Nó bỗng đứng sựng người rồi kêu thất thanh: “Bố ơi! Mẹ con bị làm sao thế này?”. Cả nhà tá hỏa đưa chị lên bệnh viện tỉnh cấp cứu. Bác sĩ ca trực đo nhịp tim, vạch mắt chị xem đồng tử rồi thở dài, lắc đầu bảo: “Cô ấy chết rồi”.​
Những nghi thức tâm linh cần thiết được gia đình, họ hàng, làng xóm thực hiện mau chóng. Có điều, ngày ấy, quan tài người ta không đóng sẵn, bày bán nhan nhản như bây giờ nên gia đình đi lùng mua gỗ suốt cả buổi chiều khắp xã, khắp huyện mà vẫn không mua được. Nhìn cảnh người đàn bà chết trẻ nằm hơn một ngày giời trên giường trong tiếng kêu khóc thảm thiết của đám con thơ dại thật buốt lòng. Người mẹ già ngồi ngay đầu giường, cạnh bát hương quả trứng khói hương nghi ngút, vừa khóc lóc, vừa kể lể ai oán: “Sao số con tôi khổ thế con ơi. Lúc sống đã tận khổ. Chết cũng chẳng có lấy mảnh gỗ mà chôn”. Bỗng dưng, tiếng khóc ngưng bặt. Mẹ già ngã ngửa người, miệng há hốc, mắt thất thần, ú ớ. Lũ trẻ thì dạt vào nhau, mặt bệch bạc như mất máu, người run bần bật. Một cảnh tượng hãi hùng chưa từng thấy đang đập vào mắt mọi người. Trong làn khói hương vấn vít, mờ ảo, chiếc giấy phủ mặt tử thi bỗng dưng lay động, lay động như có bàn tay vô hình ve vuốt rồi từ từ nhấc khỏi mặt chị Năm, rơi xuống đất. Hai bàn tay chị đang đặt ngay ngắn trước bụng bỗng cọ quậy, cọ quậy rồi rơi bịch xuống chiếu. Thân chị bỗng rùng rùng như sắp giở mình. Bà mẹ già khóc thét lên: “Ối giời ôi! Có ai để mèo nhảy qua xác con tôi để con tôi trở thành ma xó thế này?”. Nói đoạn, bà lồm cồm ngồi dậy, chạy ra bàn thờ gia tiên, lạy như tế sao. Nhưng tiếng kêu ú ớ của chị khiến cả nhà trấn tĩnh lại. Kiểm tra, mới biết chị đã sống lại.​
Sau cuộc hoàn sinh kỳ lạ ấy, chị như con cua bấy, sức tàn lực kiệt, nằm bệt trên giường suốt ngày. Mỗi bữa chỉ húp được vài thìa cháo loãng. Đúng ba tháng mười ngày chị mới nhóc nhách ngồi dậy, lần thành giường tập đi. Cho đến một buổi chiều, một nhà sư già bộ hành ghé qua nhà chị xin hớp nước. Nhìn tướng mạo chị một lúc lâu, nhà sư bảo: “Con căn cao số nặng, nên năng lên chùa khấn Phật. Con đã đi chùa Hương bao giờ chưa?”. Chị Năm trả lời: “Con chưa. Bữa trước, trong cơn bạo bệnh, con thấy hồn con phiêu diêu trên một cây cầu chòng chành bắc qua sông. Con cứ bay, bay mãi mà không hết cây cầu. Chợt con nghe thấy tiếng trẻ con khóc gọi mẹ. Quay đầu lại, thấy những đứa con thơ của con đang đứng bên bờ sông gào khóc. Chưa hết bàng hoàng lại thấy tiếng trống giong cờ mở. Nhìn sang bờ bên kia, thấy một đám đông đang giơ tay vẫy gọi. Nhìn kỹ, hóa ra là ông bà nội con, bố con và rất đông cô dì, chú, bác... Con sướng quá, định nhoài người bay nhanh sang bờ bên đó. Bỗng một cụ già râu tóc trắng như mây từ đâu xuất hiện, đến bên con, nắm tay con bay vút lên không trung. Con bay, bay mãi. Bay qua điệp trùng đồi núi, bay qua những cánh rừng nguyên sinh xanh thẳm, bay đến một ngôi chùa cổ trên đỉnh núi bồng bềnh mây. Sau khi dắt con vào chùa thắp hương lễ Phật, cụ già đẹp như một tiên ông hồn hậu bảo: “Con chưa chết được đâu. Về đi. Mẹ con, các con của con đang chờ. Về mà nhận sứ mệnh cao cả, thiêng liêng”. Nói đoạn, tiên ông dắt tay con bay trên những đám mây ngũ sắc. Bay mãi, bay mãi. Đến một căn nhà gianh, vách đất, tiên ông bảo: “Nhà con đó. Về đi”. Con chưa kịp nói lời cảm ơn thì tiên ông đã biến mất. Giật mình khi nghe thấy tiếng kêu hốt hoảng của mẹ già và đám con thơ. Mở mắt ra, con mới biết là mình đang nằm ở nhà, trên đầu là bát cơm, quả trứng nghi ngút khói hương. Hai ngón tay cái bị trói chặt”. Nghe xong chuyện, nhà sư già bảo: “Vậy con có muốn đi chùa Hương không? Nếu đi, hai ngày nữa ta sẽ quay lại đây đón con”.​
Đúng hẹn, hai ngày sau, chị khăn gói quả mướp, cơm nắm cơm đùm theo chân nhà sư lên chùa Hương. Điều kỳ lạ là vừa đến chân núi phảng phất hương trầm và văng vẳng tiếng kinh, mắt chị sáng lên. Chị phăm phăm leo dốc. Chị bước như bay trên 10 đầu ngón chân. Ai nhìn thấy cũng há hốc mồm kinh ngạc như chị chưa hề trải qua trận ốm thập tử nhất sinh, như chuyện chị đang lần giường tập đi cách đó vài hôm chỉ là một giấc chiêm bao. Có điều, sau chuyến viếng thăm chùa Hương như là “duyên tiền định” ấy, trong chị có những chuyển biến vô cùng vi diệu để rồi một ngày, chị hoảng hốt nhận ra rằng: mình không còn là người bình thường nữa.​
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kỳ 2: Rừng ơi ta đã về đây
Chị Năm mừng quá, lội ào xuống suối. Lội một chặp đến bở hơi tai thì nghe tiếng nói vọng từ trong ba lô khoác trên lưng: Để tôi dẫn đồng chí theo cửa hang này”. Chị lom khom chui vào trong hang. Chừng 3m thì nhìn thấy hàng chục bọc nylon dồn đống lên nhau. Nhặt lên, đếm cả thảy 16 bộ xương người. Chị òa khóc. Kiếp người sao mong manh, nhỏ nhoi thế! Ngày từ biệt mẹ lên đường nhập ngũ, thân thể các anh cường tráng, bừng bừng sức sống. Giờ, sau bao nhiêu năm vùi sâu trong lòng suối lạnh, chỉ còn một dúm xương tàn.
Sau chuyến viếng thăm chùa Hương như là “duyên tiền định” ấy, chị Năm Nghĩa thấy người khỏe hẳn ra. Sắc diện hồng hào trở lại, bữa bơi mấy bát cơm ngon lành. Chị lại bắt tay vào công việc thường ngày: sáng sớm làm đậu phụ, đi chợ bán, chiều làm đồng áng, chăn lợn, nuôi gà... Cho đến một đêm trời trở gió, rét cắt da cắt thịt. Lúc đó chừng canh ba, trời bưng bửng sáng. Chị bỗng tỉnh giấc bởi những tiếng động ngoài sân. Chị nín thở, nằm im nghe. Tiếng cười, tiếng nói. Đông lắm. Chị hất tung chăn, lồm cồm ngồi dậy, mở cửa, hé mắt nhìn. Chị ngã ngửa người. Trong ánh trăng suông lờ mờ sương khói, một đoàn chiến sĩ trẻ mặc quân phục Tô Châu đứng ngồi lố nhố, nói cười rổn rảng, ba lô con cóc xếp đầy sân. Hoảng sợ, chị đóng rầm cánh cửa rồi đứng chết lặng. Mình đang tỉnh hay đang mơ đây? Chị giơ tay véo má. Thấy buốt nhói. Nghe rõ tiếng tim mình đập thình thịch. Mấy phút sau, định thần lại, chị đánh liều, mở cửa bước hẳn ra hiên nhà. Ngoài vườn cây xào xạc lá, một nhóm chiến sĩ khác đang mắc võng. Có anh lính trẻ vừa nằm đong đưa võng, vừa hát. Chị nghe rõ giọng miền Trung. Chị giụi mắt lần một. Lần hai. Lần ba... Vẫn những hình ảnh ấy nhưng càng rõ nét hơn. Chị rùng mình, bừng tỉnh, lao vào giường úp mặt xuống gối khóc òa. Bao nhiêu kỷ niệm thời con gái trong khói lửa chiến tranh chợt ùa về. Tiếng bom đạn gầm rú. Những binh trạm thương binh tạm bợ nằm ềm ệp dưới tán rừng. Tiếng kêu rên thảm thiết. Máu. Nước mắt. Rồi những người lính sốt rét ác tính chết dọc đường không kịp chôn. Có người lính chết rồi, đồng đội chuyển ra tuyến sau, bị dính đạn pháo địch một lần nữa, xương thịt nát tan tành... Tất cả lần lượt hiện về như những thước phim quay chậm, nhức buốt.​
Sau đêm “tái ngộ” đầy không khí liêu trai kỳ lạ ấy, ngày nào chị Năm Nghĩa cũng nhìn thấy hình ảnh đồng đội về. Có điều, càng về sau, những hình ảnh ùa về càng đau đớn, buốt lòng hơn. Có đồng chí bị mất đầu, cổ đầy máu, đứng trước mặt chị, tay huơ huơ: “Cứu tôi với đồng chí ơi!”. Có đồng chí hai tay nâng bụng, ruột gan lòi ra, giọng van lơn: “Trở lại chiến trường đi đồng chí ơi! Bao nhiêu năm nay anh em chúng tôi nằm cô độc trong rừng hoang, không một nén hương tàn, rét mướt, cô lạnh lắm. Xin mau mau đưa chúng tôi ra khỏi rừng. Chúng tôi cầu xin chị đấy”. Chị chẳng biết nói gì, chỉ bưng mặt khóc nấc. Cả nhà tưởng chị bị điên, lại càng thương. Ai đó mưu tính đưa chị đi bệnh viện tâm thần chạy chữa. Không! Chị không điên. Chỉ vẫn tỉnh táo đây mà. Nhưng chị không thể nói ra những điều hàng ngày chị đang nhìn thấy, nghe thấy. Chị cứ âm thầm chịu đựng. Đêm đêm, chị hướng mặt về trời Nam mà khóc.​
Cho đến một đêm, như bao đêm rồi thao thức, chị chợt ngộ ra một điều vô cùng nhân ái: mình cùng lao vào khói lửa bom đạn như các anh các chị đây nhưng mình còn may mắn hơn nhiều. Còn lành lặn trở về, lấy chồng, sinh con, dẫu đời còn nhọc nhằn, đói rách. Trong khi có biết bao nhiêu người lính trẻ, chưa một lần được yêu, vĩnh viễn gửi lại xác thân nơi rừng hoang, núi thẳm. Có phải linh hồn các anh chị linh thiêng, về đây mời gọi chị đi tìm để đưa họ về với gia đình, về với cố hương? Và rồi, từ sâu thẳm tâm hồn chị, cứ dội lên, cứ thôi thúc một nỗi niềm: phải trở về chiến trường xưa để tìm đồng đội.​
Thế là, vào đúng ngày giỗ bố, chị thành tâm làm mâm cơm đạm bạc tưởng nhớ người đã khuất. Đêm xuống, chị chong đèn ngồi viết một lá thư tạ tội với mẹ già, với chồng con. Vài dòng ngắn ngủi mà viết mãi không xong. Vừa viết, chị vừa khóc. Nước mắt chị ướt nhòe lá thư. Chị đi mà không biết đến bao giờ mới có ngày trở lại. Chị dặn: “Nếu con không về thì ngày này cũng là ngày giỗ của con”. Chị bước ra ngoài đêm tối. Đứng lặng một hồi lâu, nhìn mái nhà gianh lần cuối rồi quày quả bước đi. Nước mắt như mưa. Lòng nghẹn đắng. Chiếc ba lô bạc màu, bụi phủ, trong nhét vội mấy bộ quân tư trang thời chiến cứ rung lên từng chặp, từng chặp trên đôi vai gầy guộc. Chị bước lên xe. Quay đầu nhìn lại, quê nghèo đã chìm khuất trong màn đêm tối mịt mùng.​
Hai ngày sau. Vừa đặt chân xuống bến xe Miền Đông (TP.HCM), chị Năm Nghĩa đã phăm phăm ra chợ. Chị mua 10kg gạo, 5kg mỳ tôm (loại 5.000đ/kg, ít người ăn), tăng, võng, xẻng quân dụng, túi thuốc cá nhân... Hành trang chuẩn bị xong, sáng sớm hôm sau, chị bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm hài cốt đồng đội. Rừng chiến khu Đ - cánh rừng năm xưa chị và đồng đội đã từng sống và chiến đấu - giờ ngằn ngặt xanh, cây leo chằng chịt, lạnh lẽo không một dấu chân người. Thâm u, huyền bí. Mênh mông, ngờm ngợp. Biết tìm ở đâu? Trí nhớ, dù tốt đến đâu cũng bị thời giam xóa mờ. Huống hồ đã mấy mươi năm có lẻ, cảnh vật thay đổi quá nhiều. Chị hiểu, mình đang đứng trước một việc làm vô cùng khó khăn và một thoáng vô vọng ùa đến. Mình có khả năng nhìn thấy, nghe thấy người âm nói thật không? Các liệt sĩ có chỉ dẫn cho mình tìm? Đang hoang mang tự hỏi, chị bỗng giật bắn người khi nghe thấy tiếng kêu cứu: Đồng chí ơi cứu tôi với. Tôi ôm hết nổi rồi. Chị nhìn quanh. Rừng không một bóng người. Chỉ có tiếng lá rơi kêu xào xạc. Hay là mình nghe nhầm? “Tôi đứng đây cơ mà. Bên tay phải đồng chí ấy. Tôi mỏi tay quá. Ôm cây mấy mươi năm rồi”. Chị căng mắt nhìn. Trên một thân cây sung rừng, có một bọc nylon quấn quanh. Chị rón rén bước tới, nín thở gỡ hai đầu nylon. Chị khóc òa. Một bộ xương người vàng ruộm. Phần xương trên, xương dưới dồn về hai phía. Chị nhẹ nhàng nhặt từng khúc, xếp ngay ngắn vào trong ba lô. Lại nghe tiếng người nói: “Tôi hy sinh năm 1968 cùng với 16 đồng chí nữa. Chúng tôi được đồng đội chôn vào một chỗ. Cách đây hơn chục năm, có một trận mưa rừng rất lớn. Nước lũ cuốn chúng tôi đi. May tôi ôm được gốc cây này. Còn lại 16 đồng chí nữa bị lôi tuốt xuống tít con suối kia. Đồng chí cứ lần theo con suối đó sẽ thấy’’. Chị Năm mừng quá, lội ào xuống suối. Lội một chặp đến bở hơi tai thì nghe tiếng nói vọng từ trong ba lô khoác trên lưng: “Để tôi dẫn đồng chí theo cửa hang này”. Chị lom khom chui vào trong hang. Chừng 3m thì nhìn thấy hàng chục bọc nylon dồn đống lên nhau. Nhặt lên, đếm cả thảy 16 bộ xương người. Chị lại òa khóc. Kiếp người sao mong manh, nhỏ nhoi thế. Ngày từ biệt mẹ lên đường nhập ngũ, thân thể các anh cường tráng, bừng bừng sức sống. Giờ, sau bao nhiêu năm vùi sâu trong lòng suối lạnh, chỉ còn một dúm xương tàn.​
Thời gian đầu ở rừng, ngày nhiều chị lấy được 16 bộ hài cốt, ngày ít cũng tìm được một bộ. Chưa có lần nào cuốc đất, đào sâu mà chịu về tay trắng. Bởi, y như có người dưới lòng đất dội lên mách bảo chị, nhát cuốc đầu tiên bổ xuống, nhát cuốc thứ 2, thứ 3, thứ n..., hài cốt liệt sĩ hiện ra. Ngày lại ngày, hài cốt cứ nhiều dần lên. Có đêm, mưa rừng tầm tã. Mưa như trút nước. Chị vén tăng chui vào ngồi ấp ủ hài cốt các anh. Nghe tiếng suối réo ào ào ngoài kia, chị thảng thốt: mưa cứ kéo mãi thế này thì lũ sẽ cuốn trôi hài cốt mất thôi. Chị sẽ có tội với các anh, sẽ ôm mối hận suốt đời. “Sao mình không tìm một cái hang hay một vòm đá?”. Một ý nghĩ như tia chớp chợt lóe lên trong đầu. Chị chợt nhớ đến vòm đá ở trên cao cách chỗ chị đang ngồi không xa. Chị vội chui ra khỏi tăng, mặc mưa sa gió táp rát mặt, gói hài cốt đeo trên vai, gói quàng sau lưng, gói ôm khư khư trước bụng.. Chị bì bõm lội trong màn mưa đêm dày đặc, trong tiếng sét ì ùm va chớp rạch dọc ngang. Chị vừa chạy, vừa khóc, nước mắt chan lẫn nước mưa. Gần sáng, đưa hết số hài cốt vào hang đá cũng là lúc lũ dâng lên cuồn cuộn, kéo đổ phăng cả những gốc cây rừng.​
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kỳ 3: Binh pháp... ở rừng
Mười mấy năm ăn rừng, ngủ núi, vượt thác trèo non đi tìm kiếm hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ, bàn chân chị Năm Nghĩa (Vũ Thị Minh Nghĩa) đã đi khắp các cánh rừng thiêng nước độc ở Việt Nam.
Từ những cánh rừng đại ngàn thuộc miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Trị An đến Chiến khu Đ, khu Tam giác sắt... Từ những dãy núi vòi vọi cao, hiểm trở như Núi Bể, núi Minh Đạo, Mây Tàu, Tóc Tiên, núi Dinh... đến những khu rừng nguyên sinh không một dấu chân người như rừng Tánh Linh, Mã Đà, Pù Răng Lập... Điều kỳ lạ là suốt ngần ấy năm trời, chị chưa một lần bị sốt rét, ốm đau hay cảm mạo, cũng chưa một lần bị rắn rết cắn hay thú dữ tấn công... Băn khoăn hỏi: “Chị có bí quyết gì không?”, chị tếu táo đùa: “Có chứ. Nhiều lắm. Sau này về già, có thời gian, chị sẽ viết một cuốn... binh pháp đi rừng, ở rừng để lưu cho hậu thế”. Nụ cười chưa kịp tắt, đôi mắt chị đã ầng ậng nước. Chị nghèn nghẹn: “Các liệt sĩ phù hộ cho chị đấy. Các chú, các anh xua đuổi rắn độc, thú dữ cho chị, dạy chị cách đi đứng, cách ăn ngủ ở rừng. Em bảo chị một thân một mình ở rừng, ốm đau thì chỉ có nước chết”. Những câu chuyện đường rừng của chị vô cùng ly kỳ, huyền hoặc mà kể ra đây, ít người có thể hình dung nổi.​
Trăn quấn hai đầu võng, voi giày và thân cây bằng lăng khô
Hành trang đi rừng của chị bao giờ cũng gồm: tăng, võng, hai lá cờ (một lá cờ tổ quốc, một lá cờ giải phóng, chị thường cắm trên nóc lán trại, các liệt sĩ về, nhìn thấy, rất vui), vải đỏ (để gói hài cốt), thuốc men, cuốc xẻng (Sau này, năm 1998, chị tìm được hài cốt cho bố đồng chí Tuấn, cán bộ Sở Công an tỉnh Tây Ninh, tít tận biên giới Campuchia, được đồng chí tặng cái cuốc Mỹ, sản xuất từ năm 1952, cán bóng lộn lên, trông rất đơn giản nhưng vô cùng tiện dụng. Vừa làm xẻng, vừa làm thuổng, vừa làm cuốc. Một đầu ghè đá, một đầu làm cuốc. Mở ra là thuổng, gấp lại là xẻng, để trong ba lô, rất gọn. Chị nâng niu chiếc cuốc này như báu vật, phong cho nó là “thần cuốc”). Về lương thực, dù chuyến đi ngắn ngày dăm bữa nửa tháng hay dài ngày vài tháng trời, chị cũng chỉ gùi được 10kg gạo và 5kg mỳ tôm, thứ mỳ tôm rẻ tiền nhất (5.000đ/kg). Vì thế, chuyện ăn uống ở rừng bao giờ chị cũng phải tính toán chi ly, tằn tiện đến mức tối đa. Mỳ bao giờ cũng phải ăn trước để tránh mốc. Tiêu chuẩn mỗi ngày một gói. Trưa nửa gói, chiều nửa gói. Hết mỳ mới dùng đến gạo. Có điều, chị không dám nấu cơm bao giờ vì như thế rất tốn. Chị chỉ nấu cháo. Mỗi bữa chị đong miệng chén (cái chén uống trà mà hàng ngày mẹ chị vẫn dùng ở nhà). Sở dĩ chị phải tằn tiện như thế là vì sợ ở đó có nhiều liệt sĩ, ở lâu, không chia như thế, lấy gì mà ăn. Lo xa, ngày ngày chị vẫn ăn chen vào trái cây rừng: khi quả sung, quả gùi, khi quả mây, quả bình bát... Chuyến ngược rừng nào mà vớ được cây sung thì chị mừng rơn, lập tức hạ trại. Quả sung rừng (quả vả) to như nắm tay người lớn. Bữa ăn một quả, uống một bát nước thì no căng.​
Trong suốt những năm tháng ăn rừng, ngủ núi, có những câu chuyện hãi hùng mà cho đến tận bây giờ, mỗi khi kể lại, chị Năm Nghĩa vẫn thấy lạnh sống lưng và thấy lòng rưng rưng vì sự bao dung huyền bí của đất mẹ đại ngàn và phép nhiệm màu mà các liệt sĩ đã độ trì cho chị. Đó là chuyến thượng sơn đầu tiên chị đến với Tánh Linh (Bình Thuận), cánh rừng rậm rạp, hoang vu, lạnh lẽo bậc nhất ở Việt Nam. Đường đi vô cùng gập ghềnh, hiểm trở. Tán rừng ken dày, tầng tầng lớp lớp. Lá mục ngập bàn chân. Vắt rừng nhiều đến độ như một nong tằm khổng lồ, vừa ngửi thấy hơi người là bật nhảy rào rào. Mệt đến đứt hơi mà chị không dám ngồi nghỉ. Vì là chuyến đầu tiên thâm nhập vào cánh rừng thiêng nước độc mênh mông, ngờm ngợp này nên chị vừa đi, vừa phạt cò (đánh dấu đường). Các liệt sĩ dặn chị: “Người dân tộc thiểu số ở đây họ phạt tròn. Đồng chí phải phạt nhọn kẻo nhầm là mất đường về”.​
Tánh Linh nổi tiếng là chốn rừng thiêng nước độc, nhiều thú dữ, rắn rết. Các liệt sĩ cũng dặn dò kỹ cách phòng rắn. Nếu bị rắn độc cắn thì xử lý thế nào, hái cây gì để đắp... Chị nhớ như in trong đầu. Nhưng suốt mấy tháng lang thang trong rừng rậm vạch từng lùm cây, bụi cỏ (và hơn chục năm trời ở nhiều cánh rừng khác nữa), chị tịnh không gặp một con rắn nào. Chị bảo, có lẽ các liệt sĩ đã đi trước mở đường xua đuổi rắn cho chị.​
Chị không nhớ là mình đã lội qua bao con suối, dốc đèo. Mỗi lần lội qua suối là quần áo ướt sũng. Chưa kịp khô, lại lội, lại ướt. Đi bộ đến bợt bạt chân thì hiện lên một con dốc dựng đứng. Chưa kịp phạt cò đánh dấu đường đã nghe phía đỉnh dốc tiếng réo gọi: “Lên đây đồng chí ơi. Trên này nhiều gió mát lắm. Anh em chúng tôi đã đứng đợi đồng chí lâu quá rồi”. Ngửa cổ nhìn, thấy thấp thoáng bóng mấy chiếc áo xanh bộ đội. Bàn tay nào đang vẫy gọi thiết tha.​
Đêm đầu tiên ở rừng, chị đốt lửa ngồi hát suốt đêm. Toàn những bài hát sục sôi, vui tươi thời chống Mỹ. Gà, thỏ từ đâu kéo về từng đàn, xúm xít dưới chân chị. Chị bốc gạo cho chúng ăn cứ y như đàn gà nhà ngày trước chị vẫn chăm mỗi chiều khi đi làm đồng về. Rồi chị thiếp đi lúc nào không biết. Sáng ra, tỉnh dậy, mở mắt nhìn, chị kinh hoàng: hai con trăn hoa to như bắp chân người lớn quấn hai đầu võng. Bốn con mắt đen như bốn hạt đậu đang chằm chằm nhìn chị. Chị ngã bật khỏi võng, toan ù té chạy thì bỗng sững người như Từ Hải chết đứng: cách võng chị nằm chừng ba mét, những vết chân hổ to như vết chân con bê, sâu chừng 5cm. Cỏ rừng bị giẫm đạp nát một vùng. Chị ngã khuỵu xuống, chắp tay lạy: “Con lạy Bồ Tát đừng hù dọa con. Con hãi lắm”.​
Buổi sáng hôm ấy, chị lại một lần nữa bạt vía kinh hồn trước sự hù dọa của chốn rừng thiêng. Đang mướt mả mồ hôi chặt bụi mây rừng và đám cỏ gianh cao lút đầu người để đào hầm hài cốt tập thể, chị bỗng nghe thấy tiếng lá cây kêu “rào, rào”. Căng mắt nhìn về phía phát ra tiếng động, chị phát hiện thấy xa xa có hai cái tai voi màu xám gan gà đang phe phẩy, phe phẩy. Con voi rừng đang mải miết bẻ ngọn, bẻ lá cây ăn. Rất may cho chị là chị lại đứng ở cuối hướng gió nên voi chưa ngửi thấy hơi người. Kinh nghiệm đi rừng nhắc nhở chị rằng: gặp voi dữ, tiến lên hay thụt lùi đều nguy hiểm như nhau. Tốt nhất là đứng im và leo lên một cái cây gần đó. Nhanh như cắt, chị leo lên trên một tán cây thấp trong khu rừng khộp, nín thở. Ông bồ tượng đi qua, vẫn đủng đỉnh bẻ lá lùa vào miệng. Sợ quá, mồ hôi túa ra ướt đầm áo, chị tụt xuống. Miệng lầm rầm cảm ơn Trời Phật vì ông tượng mà nhìn thấy, ông chỉ cho một vòi là thịt nát, xương tan.​
Họa vô đơn chí, vừa nghĩ đến đấy thì chị lại tiếp tục bị khựng lại bởi một ông tượng màu xám bạc đi ngược chiều. Ông này không ve vẩy tai, nhai cây lá, ông rống liên hồi với những âm thanh nghe nhức tai, rợn óc. Bởi ông đã ngửi thấy hơi người. Ngay lập tức, ông lao về phía chị. Chị Năm Nghĩa nhìn quanh, không có bờ bụi, cũng chẳng có thân cây nào mà trèo. Bỏ chạy ư? Đừng hòng thoát thân. Mắt chị bỗng găm vào một thân cây gỗ mục, dọc thân có một lỗ to tướng. Chị lao đến, rúc vào, thấy vướng. Thì ra lưng chị vẫn đeo chiếc ba lô. Chị cuống cuồng trút ba lô khỏi vai, vứt ra xa rồi rúc vào hốc cây bằng lăng định mệnh ấy. Con voi khổng lồ dữ tợn đã nhìn thấy tất cả. Nó vươn vòi ôm khúc gỗ nâng lên trời rồi nện xuống. Gỗ bằng lăng không vỡ. Nó bèn thò vòi vào cái lỗ mà chị Năm Nghĩa nằm co quắp như con sâu. Nó sờ, nó hít. Chị Năm Nghĩa nằm im thin thít, nín thở. Có thể ông tượng nghĩ cái sinh linh nhỏ bé tội tình ấy đã chết nên sờ hít chán, nó lại quay ra ăn lá rừng. Ăn một lúc, ông lại thò vòi vào gốc cây bằng lăng, sờ thử lên ngực chị. Chị Năm Nghĩa lại nín thở. Mãi rồi, chắc ông tượng nghĩ là chị đã chết nên lấy vòi gom lá khô, bẻ cây chuối rừng đắp lên khúc bằng lăng rồi bỏ đi. Ông tượng đi lâu lắm rồi chị Năm mới dám bò ra khỏi khúc gỗ. Chị lại cúi rạp xuống đất còn vương vãi phân voi mà lạy, mà xin: “Con lạy bác voi, cô voi, chú voi. Đừng lại gần con, con sợ lắm”.​
Bát cháo hoa màu nhiệm, gánh 60 hài cốt ra khỏi rừng...
Rừng Tánh Linh có quá nhiều hài cốt liệt sĩ. Có những hài cốt vẫn còn mắc trên võng, treo trên thân cây. Đó là những người ngã xuống do sốt rét hay bị thương. Bao nhiêu năm, dây rừng ôm trùm kín. Lấy dao cắt hết dây, võng, xương cốt vẫn còn nguyên. Lại có nhiều hài cốt chôn tạm bợ dưới đất nông. Bao nhiêu năm mưa rừng xói lở. Nhiều chỗ nylon nổi hết lên. Chị Năm Nghĩa chỉ việc vén lá rừng là nhặt xương. Lại có những hố chôn tập thể lên đến mấy trăm người. Ngồi nhặt cả tháng mà vẫn chưa hết (xin kể ở phần sau). Ngày, chị cố gắng thu nhặt thật nhiều xương. Tối, chị nhóm lửa, múc nước suối, hái lá rừng, nấu nồi nước thơm rồi nhẹ nhàng lau rửa từng lóng xương, từng chiếc răng, hộp sọ, xếp ngay ngắn vào từng vuông vải đỏ, bó lại. Chị vừa làm vừa khóc. Chị khóc cho sự hy sinh quá lớn của các anh. Chị biết, các anh hầu hết còn trẻ. Có người vừa cưới vợ hôm trước, hôm sau đã lên đường ra trận, rồi vĩnh viễn không về, chưa kịp có với nhau một mụn con. Có người còn chưa một lần biết yêu, được yêu. Bao nhiêu năm vùi xác thân lạnh lẽo nơi đây, không một ai viếng thăm, không một nén hương tàn. Chắc các anh cô độc lắm... Chị cũng khóc cho thân phận mình. Mẹ già còn đó, nương tựa vào ai. Con còn trẻ dại, tương lai mịt mù. Từ ngày chị đi, mẹ con chưa một lần hội ngộ. Mái nhà gianh chắc cũng tiêu điều, hoang lạnh lắm. Liệu chúng có oán chị không? Hận chị không? Mà đường đi của chị còn thăm thẳm, đâu biết ngày về?​
Chị ở rừng chừng 3 tháng thì mỳ hết, gạo hết mà hài cốt vẫn còn quá nhiều. Chị vừa khóc vừa bảo: “Các anh ơi! Các anh ở lại, em về tải gạo rồi em lại vào”. Nhưng các liệt sĩ cứ níu lại, sợ chị về rồi không bao giờ quay trở lại nữa. Thế là chị đi đào củ mài. Xuống suối bắt con cua, con ốc. Nhưng mãi rồi cũng hết. Buổi trưa, đói hoa mắt, chị bảo: “Các anh ơi! Lần này thì hết thật rồi. Làm thế nào bây giờ?”. Các liệt sĩ bảo: “Vậy thì mình ăn cháo hoa đi”. Chị thắc mắc: “Gạo không còn một hạt thì nấu cháo làm sao?”. Các liệt sĩ cười: “Lấy nước suối, nấu lên uống. Cháo hoa đấy”. Chị làm đúng như thế. Nấu sôi nước suối, rót ra bát ăn cơm. “Thôi. Hôm nay anh em mình ăn cháo hoa thật rồi. Các bác ăn trước đi, rồi em ăn. Cháo nóng đấy nhé. Các anh nhớ húp vòng quanh”. Buổi trưa rừng hoang yên tĩnh. Chị nghe rõ tiếng người húp sì sụp. Đến lượt chị bê bát nước lên thì màu nhiệm vô cùng. Chị ngửi thấy đúng thơm mùi gạo chứ không phải nước sôi. Nhờ những bát cháo hoa kỳ diệu ấy mà chị ở rừng thêm được 15 ngày nữa. Vì hài cốt nhiều, lại ở nhiều cánh rừng khác nhau nên chị phải chia làm nhiều trạm chứa hài cốt. Sau cùng, sẽ tập kết ở một trạm trung tâm. Việc vận chuyển hài cốt khó khăn vô cùng. Thứ nhất là do đường rừng núi hiểm trở. Thứ nhì, người dân tộc thiểu số cấm không cho mang hài cốt qua bản. “Mày không được đưa ma qua bản tao. Ma nó ở lại quấy rầy”. Chị phải mày mò đi tìm đường ngang lối tắt. Ba lô sau lưng là 12 bộ hài cốt. Làm cái bọc vải đèo toòng teng trước cổ 8 bộ. Còn đâu bó hai bọc to, mỗi bọc 20 bộ rồi chặt khúc cây rừng, chị gánh. Thế là, 60 bộ hài cốt cứ kẽo kẹt theo mỗi bước chân nhún nhảy trên thân hình gầy guộc của chị vượt qua bao đèo dốc. Gặp con suối lớn, nước ngập tới ngực, tới cổ, chị phải nâng từng bọc lên đầu để lội qua, tuyệt không để các anh bị ướt. Có lần, một thân một mình ở trong rừng sâu lâu quá, đến lúc ra ngoài bìa rừng, nhìn thấy người, chị cứ ngơ ngơ ngác ngác như người... rừng. Cũng lắm khi chị đứng dụi mắt đến đỏ ngầu để tự ý thức xem mình là người trần hay là người từ cõi... âm.​
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kỳ 4: Linh cảm
Hơn 5.000 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy là hơn 5.000 câu chuyện dài đầy xúc động và ly kỳ khó giấy bút nào ghi chép cho hết. Với chị Năm Nghĩa (Vũ Thị Minh Nghĩa), điều đó lại càng không cần thiết. Chị bảo: “Chị đi tìm hài cốt liệt sĩ đâu phải để lên báo kể công. Những việc chị làm đâu có thấm tháp gì so với những hy sinh to lớn của các liệt sĩ. Song có một điều chắc chắn: nếu không có sự linh ứng kỳ lạ của các linh hồn liệt sĩ thì chị, dẫu có đi tìm cả đời cũng chưa chắc tìm nổi vài bộ hài cốt giữa mênh mông đồi núi ngờm ngợp cỏ cây, nói chi đến hơn 5.000 bộ”. Đó có phải là sự linh cảm vi diệu mà trời đất, liệt tổ liệt tông đã tin cậy trao cho chị?
Tìm hài cốt con gái kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát sau 35 năm thất lạc
Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và bà Bùi Thị Nga (nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM) có người con gái thứ hai tên là Huỳnh Lan Khanh. Vì cả hai vợ chồng đều tham gia hoạt động cách mạng nên ngay từ khi mới lọt lòng, bé Lan Khanh đã được gửi cho bà ngoại và hai dì ruột chăm sóc. 18 tuổi, đang theo học lớp đệ nhị Trường Gia Long (Trường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM bây giờ), Huỳnh Lan Khanh xin ngoại ra chiến khu thăm ba má. Là người say mê lý tưởng cách mạng, thiếu nữ xinh đẹp như ánh trăng rằm ấy ngay lập tức bị cuốn theo phong trào cách mạng nơi chiến khu. Chị tình nguyện xin ba má được ở lại làm văn thư cho Trung ương mặt trận, sau chuyển qua Đoàn văn công Giải phóng.​
Đầu năm 1968, không khí chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân tại Tây Ninh, căn cứ của Trung ương Cục và Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hừng hực như lửa. Huỳnh Lan Khanh vô cùng phấn khích. Ngày 4/1/1968, mặc dù chưa đến phiên, chị đã xung phong đi tải gạo thay đồng đội. Đến suối Chò, Sa Mát, Tây Ninh, đoàn công tác không may sa vào ổ phục kích của địch. Ba người cùng đoàn nhanh chân chạy thoát. Anh Lại Văn Giỏi và Nguyễn Chiến Thắng bị địch gí súng vào đầu bắn chết ngay tại chỗ. Chị Lan Khanh bị thương vào đùi, máu chảy ướt sũng ống quần. Tốp lính Mỹ ào đến, lôi chị lên máy bay trực thăng. Nhìn thấy chị đẹp ngời ngời, thú tính nổi lên, bọn lính Mỹ định hãm hiếp chị. Người con gái giải phóng quân đã chống trả quyết liệt để giữ trọn khí tiết. Khi máy bay vừa cất cánh lên khỏi rừng cây, chị đã lao vọt ra ngoài cánh cửa máy bay. Vài ngày sau, giặc rút, đồng đội mới tìm thấy chị. Cái chết bi thương của chị đã được tái hiện qua những dòng hồi ký đẫm lệ của mẹ Bùi Thị Nga: “Ba ngày sau, đơn vị mới phát hiện xác của con bị treo lơ lửng trên ngọn cây, cách nơi phục kích khoảng 500m. Một vết cắt ở đùi đã được băng lại. Một bên vai bị cháy xém và con không còn một mảnh vải che thân... Ở chỗ con bị phục kích, đồng đội đã tìm thấy một mảnh áo của con bị xé rách, một đôi dép râu và cặp kính cận con vẫn đeo hàng ngày. Các đồng đội của con bảo: con đã bị tra tấn nhục hình và đã nhảy từ trên trực thăng xuống. Thà chết chứ không chịu khai báo”.​
Gạt nước mắt, đồng đội đào hố chôn chị cạnh hai anh Lại Văn Giỏi và Nguyễn Chiến Thắng với lời nhắn nhủ: “Các anh và chị hãy tạm nằm yên nghỉ giữa rừng xanh Tây Ninh. Tới ngày hòa bình, chúng tôi sẽ trở lại đón”. 10 năm sau, khi khu Sa Mát, Tịnh Biên và cả dải biên giới Tây Nam lặng yên tiếng súng, thực hiện đúng lời hứa, đồng đội quay trở lại thì bàng hoàng như không tin vào mắt mình. Cảnh vật đã thay đổi. Thời gian đã xóa nhòa tất cả.​
Mẹ Bùi Thị Nga đau đớn kể lại: “Sau hòa bình, má đã 9 lần vượt núi rừng đi tìm mộ con nhưng khói lửa chiến tranh và thời gian khắc nghiệt đã xóa mờ mọi dấu vết. Lan Khanh của má chỉ còn lờ mờ trong ký ức của đồng đội về một nữ chiến sĩ kiên cường. Đôi lúc má lẩn thẩn tự hỏi: không biết ngày còn sống, có khi nào con trách ba má vì đi làm cách mạng nên sớm xa con không? Con hai tháng tuổi má đã phải gửi con cho ngoại mà lòng đau như cắt... Năm 1964, trong nhà giam của giặc, má sững sờ nhìn cô thiếu nữ nhỏ tuổi non tơ vào thăm má trong tù. Lan Khanh của má đó sao? Đứa con bé bỏng năm nào nay đã là cô nữ sinh duyên dáng. Điều má vui mừng là con đã trưởng thành và đã đi theo bước chân ba má. Ra tù, má muốn con ra miền Bắc đi học nhưng con khăng khăng bảo anh con đang vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam chiến đấu thì con lẽ nào... Thế rồi cả ba, má và con cùng ở chiến khu nhưng mỗi người lại ở một nơi. Má lo con là nữ sinh gầy yếu, lại bị cận thị nặng, dòm xuống giếng còn bị chóng mặt, hẳn sẽ trở thành gánh nặng cho đơn vị. Thế mà chỉ hai năm sau thôi, qua bạn bè, má biết Lan Khanh của má đã biết đánh máy, xách nước, làm chị nuôi, bửa củi, gặt lúa, trồng khoai và lại rất nguyên tắc. Má nhớ hôm má qua thăm, dù đang làm chị nuôi, nhưng con tuyệt đối không lấy thức ăn của tập thể cho má mà đi hái rau luộc cho má ăn. Ăn ngọn rau con hái mà lòng má tràn trề hạnh phúc. Nhưng má nào có biết, đó là hạnh phúc cuối cùng”.​
Để khỏa lấp nỗi đau, tháng nào má cũng đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố, nơi có bia mộ trống của Lan Khanh để thắp hương cầu nguyện cho con gái yêu thanh thản nơi chín suối mãi mãi tuổi hai mươi. Và rồi, trước khi mất, lời trăng trối cuối cùng của má Bùi Thị Nga vẫn là lời cầu xin đến buốt lòng với hai người em gái và các con: “Phải tìm được bằng được hài cốt Lan Khanh”.​
Thấu hiểu tận cùng nỗi đau của má, các anh chị Huỳnh Tuấn Hùng, Huỳnh Xuân Thảo, Tuấn, Quốc, Dũng... con má đã bao lần ngược lên Sa Mát, Tây Ninh. Tình cờ, một ngày, họ gặp chị Năm Nghĩa đang lụi cụi đào tìm hài cốt liệt sĩ trong rừng. Họ xúc động kể lại toàn bộ câu chuyện và ngại ngùng nhờ chị tìm giúp. Chị gật đầu tắp lự.​
Vào một ngày cuối tháng 2/2002, chị dẫn đoàn lên Sa Mát. Cùng đi với gia đình Lan Khanh còn có 4 đồng đội xưa của liệt sĩ và anh Ba Minh, một người bạn học rất thân của Lan Khanh. Chị Năm Nghĩa đi trước. Tới một vạt cỏ xanh mướt, chị bỗng khựng lại, người khẽ chao đảo, mặt đỏ lựng như người say nắng rồi chợt cất lên tiếng hát cao vút, trong vắt: “Hò khoan chị em chúng mình, đưa các anh qua dòng sông lạnh lẽo...”. Sau một phút bàng hoàng, mọi người trong đoàn thốt lên: “Lan Khanh”. Khi xưa, Lan Khanh rất hay hát bài hát này. Người thân òa khóc. Hát xong, chị Năm Nghĩa ngã sấp, hai tay chống xuống đất như người bị ngất. Một lát sau, chị đứng dậy, giơ tay chỉ: “Đây là tư thế Lan Khanh nằm dưới mộ. Đào đi. Nhẹ tay thôi. Hai bên còn có hai đồng chí nữa”. Mấy đồng chí từng chôn cất Lan Khanh vui sướng xác nhận, giọng líu ríu: “Đúng. Đúng”. Chừng một tiếng sau, ba bộ hài cốt nằm song song được cất bốc. Khay hoa quả, mấy nén nhang thơm được thắp lên, chuẩn bị đưa các liệt sĩ trở về với gia đình, quê hương.​
Chiếc đầu lâu cắm bút, dao găm và bà mẹ già mỏi mắt chờ con
Trong không khí hừng hực chiến thắng của ngày 30/4/1975 lịch sử, quân ta tiến vào Đại sứ quán Mỹ. Tất cả sững người khi nhìn thấy một chiếc đầu lâu trên bàn làm việc của một tên sĩ quan cao cấp được cưa cắt tròn trịa, đã lên nước đen bóng, hai hốc mắt biến thành ống đựng bút và cắm một con dao găm cán bằng bạc. Anh em đoán ngay: chủ căn phòng là một tên khát máu. Hộp sọ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Anh em bèn dùng lá cờ tổ quốc gói chiếc hộp sọ rồi đặt trong một chiếc bình gốm, đem chôn phần mộ trong khuôn viên đại sứ quán, gần cổng ra vào. Sau này, khi ta chuẩn bị giao lại tòa nhà cho sứ quán Mỹ, phần mộ ấy được di dời về nghĩa trang thành phố, bia mộ khắc dòng chữ: “Liệt sĩ vô danh”. Biết được câu chuyện thương tâm này, đồng chí Vy, công tác ở Bộ Công an đã tìm đến chị Năm Nghĩa để nhờ tìm tên họ và gia đình. Sau khi thắp hương mời gọi vong hồn liệt sĩ, chị Năm bảo: “Gặp được ảnh nhưng đầu quay tròn, không nói gì. Vong còn đi tìm thân. Chị vui lòng đợi một thời gian nữa”.​
Chưa đầy hai tháng sau, chị Năm Nghĩa xác định được thông tin đầy đủ: đó là liệt sĩ Đoàn Văn Nhẹ. Tết Mậu Thân năm 1968, tiểu đội anh bí mật tấn công trụ sở Đài phát thanh ngụy. Kế hoạch bị lộ. Đồng đội hy sinh hết. Còn mình anh kiên cường chống trả quyết liệt. Đạn hết. Giặc bắt sống anh, lôi lên bậc thềm, kê đầu chặt. Thân anh, chúng băm nát rồi quẳng vào nồi nấu, làm thức ăn cho chó béc-giê. Còn đầu, chúng ngâm vào thùng hóa chất. Vài tuần sau, chúng đem ra đẽo gọt hết gân thớ rồi bôi dầu véc-ni cho đen bóng lên. Tên sĩ quan cao cấp dùng chiếc sọ đó làm vật trang trí trên bàn làm việc.​
Cha anh là liệt sĩ chống Pháp. Chỉ còn mỗi mẹ già cô độc trong mái tranh nghèo ở Củ Chi. Anh thương lắm và vô cùng ân hận. Vì đêm trước hôm anh lên đường nhập ngũ, mẹ đã níu tay anh mà khóc: “Mẹ chỉ có mỗi mình con. Con có mệnh hệ gì, mẹ biết nương tựa vào ai. Ở lại đi con”. Nhưng anh vẫn kiên quyết ra đi. Anh bảo: giá như ngày ấy, kịp lấy vợ, đẻ cho mẹ một đứa cháu nội thì đời mẹ đỡ cô quạnh lúc tuổi già.​
Anh đã chỉ dẫn đường tỉ mỉ đến nhà mẹ. Còn dặn thêm: đi sớm đi kẻo trời mưa. Trước cửa nhà anh có một cái ao. Giàn mướp trước sân đang trổ hoa vàng rực. Khi đến, mẹ anh đang nằm võng. Mặt quay về hướng tây. Bà đang cầm trên tay một cuốn kinh Phật...​
Đoàn đi tìm mẹ liệt sĩ Nhẹ hôm đó, cùng với chị Năm Nghĩa còn có các đồng chí bên Nghiệp vụ 1 - Bộ Công an. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt đúng y như lời chỉ dẫn của liệt sĩ Nhẹ. Má Nhẹ đã ngoài 80, lưng còng gập, mắt đục nhờ như cùi nhãn khô. Chị Năm vừa ngồi bóp chân tay cho má vừa kể lại cho má ngày con ra đi thế nào, má con bịn rịn, quyến luyến ra sao. “Nhẹ cưng của má răng cửa bị gãy phải bịt vàng hóa ra cười lại rất tươi”. “Trời đất! Thằng Hai! Nay mới về với má thật sao, cưng?”. Má khóc nấc lên rồi ngã vào vòng tay gầy guộc của chị Năm Nghĩa.​
11 hài cốt trong hang núi Bể
Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu ngày ấy có một bộ phận đóng trong hang sâu trên núi Bể. Kẻ thù phát hiện, đã nhiều lần tấn công lên hang, kêu gọi ta đầu hàng nhưng đều thất bại. Một buổi sáng sớm năm 1965, chúng dùng máy bay thả bom hơi ngạt rồi bịt lấp cửa hang. 11 đồng chí chết dần chết mòn trong hang núi.​
Sau ngày giải phóng, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và thân nhân các liệt sĩ đã nhiều lần tổ chức lên núi Bể tìm nhưng không biết cái hang chôn người ấy nằm ở đâu. Một đêm, vong linh liệt sĩ Nguyễn Thanh Hà, anh ruột một cán bộ tỉnh, về “báo mộng” cho chị Năm Nghĩa. Mấy ngày sau, chị vội vàng dẫn đoàn tìm kiếm lên núi Bể. Nhờ sự chỉ dẫn của vong linh liệt sĩ Bình, đoàn đã tìm được cửa hang. Song phải nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng công binh mới phá được những tảng đá sừng sững xám ngắt mở lối vào hang. Khi làn khói của khối bộc phá vừa tan, bước vào trong hang núi, cả đoàn òa khóc. Những bộ hài cốt nằm chồng chất lên nhau bên những chiếc thắt lưng và mũ tai bèo mục nát. Những hòm đạn, những khẩu súng dựng bên những chiếc bi đông hoen rỉ. Chị Năm Nghĩa vừa khóc, vừa điểm danh từng người: Cả “bé”, Tuyết, “bé” Bảy tay đeo đồng hồ. Chị Sáu Hòa đeo bông tai... Vẫn còn thiếu một đồng chí. Chị Năm Nghĩa bảo: “Thanh Hà đang giục nhanh xuống núi kẻo trời tối không kịp đón một liệt sĩ nữa”.​
Đoàn tìm kiếm vội vã xuống núi. Vừa đến chân núi, ngay cạnh con suối hồi sáng đi qua, chị Năm Nghĩa bỗng dừng lại vì nghe thấy tiếng Thanh Hà: “Đây! Mộ tôi đây”. Hai bàn chân chị bỗng nóng giãy, bỏng rát như người bị hơ lửa. Đó là tín hiệu chị thường nhận được khi có hài cốt bên dưới (những hôm đi rừng tìm kiếm hài cốt, bao giờ chị cũng phải đi bít tất dày và giày Bata là vì vậy). Đoàn nhanh chóng lôi cuốc xẻng ra đào. Hơn một giờ đồng hồ trôi qua, hố đào sâu được ngang thắt lưng. “Bây giờ tới phiên em”. Anh Khánh trong đoàn đưa tay đỡ chị Năm xuống hố. Từng vốc, từng vốc đất chị Năm gợt lên tay săm soi kỹ. “Đây rồi”. Chị reo lên. Hàng chục con mắt nhìn xoáy vào bàn tay chị. Vốc đất trắng ngà lẫn màu nâu - dấu vết thịt xương người chết bị phân hủy. Nửa giờ sau, sọ, răng người lộ ra. Chị Năm khẽ khàng nhặt từng mảnh cho vào túi nylon. Mỗi lần nhặt thêm một mẩu xương, một chiếc răng, khuôn mặt chị đỏ bừng, rạng rỡ. “Bả vậy đó. Vào việc là quên hết mọi sự xung quanh” - Anh Khánh khe khẽ nói. Chị Năm thì nghèn nghẹn bảo: “Thế đấy, các anh ạ. Các đồng chí “dưới đó” sống rất tình nghĩa. Liệt sĩ Thanh Hà lo trước, xong xuôi cho mọi người rồi mới đến lượt mình”. Nói đoạn, chị lại bưng mặt khóc mặc cho đôi bàn tay còn lấm lem bụi đất.​
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kỳ 6: Những giọt nước mắt đắng cay
Cho đến tận bây giờ, khi nhìn lại chặng đường dằng dặc mười mấy năm lầm lụi lần mò trong những cánh rừng hoang dại để tìm kiếm hài cốt đồng đội, nhiều khi, chị Năm Nghĩa (Vũ Thị Minh Nghĩa) vẫn tự hỏi: không biết điều gì đã giúp chị vượt qua muôn trùng khó khăn, cực khổ để đào bới, tìm thấy rồi lần lượt đưa được hơn 5.000 hài cốt trở về với gia đình, với cố hương.
Sự mách bảo của chính các linh hồn liệt sĩ? Sự chở che của đất mẹ đại ngàn? Sự thôi thúc của lương tri? Chị không biết nữa. Song có một điều chắc chắn: chị sẽ không thể làm nên những kỳ tích ấy nếu không có những bàn tay ấm nóng, những tấm lòng thiết tha của người đời. Trong những câu chuyện xúc động khi hồi tưởng lại chặng đường đã qua đó, có hai người mà chị Năm vẫn thường nhắc đi nhắc lại với một niềm tri ân vô bờ bến: đó là dì Bảy Dung, người đã cho chị mượn ngôi nhà ở đường Phạm Ngũ Lão, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để làm nơi tập kết hài cốt liệt sĩ và anh Huỳnh Tuấn Dũng, chủ một doanh nghiệp ở Bình Dương, đã nhiều năm tài trợ cho chị tiền mua vải bó hài cốt, tiểu sành, cờ tổ quốc, cho chị tiền đi xe ôm. Sau này, cũng chính anh mua lại một khoảnh đất và công đức toàn bộ tiền để chị xây dựng một nghĩa trang liệt sĩ với cái tên đầy nhân ái: Nghĩa trang tình thương.
Thực ra, thời gian đầu, ngôi nhà nhỏ bé ở đường Phạm Ngũ Lão, dì Bảy Dung cho chị Năm Nghĩa thuê với giá 200.000 đồng/tháng. Một thời gian sau, hết sạch tiền, chị Năm Nghĩa tìm đến nhà dì Bảy: “Con đi tìm hài cốt liệt sĩ dì ơi! Nếu con trả tiền nhà cho dì thì không còn tiền mua vải tẩm liệm cho các liệt sĩ”. Mới nghe vậy, dì Bảy khóc òa, ôm lấy đôi vai gầy gò của chị Năm mà trách: “Sao con không nói sớm với dì. Khổ thân con”. Dì càng khóc nhiều hơn khi tận mắt chứng kiến hơn 300 bộ hài cốt chất chồng đầy căn nhà mà dì đã để không từ lâu. Hài cốt treo san sát trên trần nhà, xếp chật nền nhà, chỉ còn chừa một lối đi ra chiếc võng dù buộc hai đầu cột, nơi ngủ nghỉ của chị Năm. Căn nhà ẩm mốc tối mò. Giữa trưa hè nắng nỏ mà khí âm lạnh lẽo lan tỏa khắp căn nhà khiến dì Bảy nổi da gà. Sở dĩ quanh năm suốt tháng chị Năm không dám mở cửa sổ vì sợ hàng xóm phát hiện trong nhà có hài cốt sẽ khiếp sợ, sau này dì Bảy sẽ khó bán nhà. Từ đấy, dì Bảy không thu tiền nhà của chị Năm nữa. Thỉnh thoảng, dì lại mang cho chị khi yến gạo, chục quả trứng, khi mấy trăm nghìn để chị bồi dưỡng.
Một lần, vô tình, gặp anh Huỳnh Tuấn Dũng, chủ doanh nghiệp ở Bình Dương, chị Năm kể nỗi niềm. Anh Dũng thương quá, bảo: “Để các bác liệt sĩ nằm chật chội thế này không được. Thôi, chị làm trực tiếp, cho em làm gián tiếp”. Thế là hàng tháng, anh giúp chị tiền mua vải bó hài cốt liệt sĩ, mua tiểu, mua cờ. Anh mua cả một khu đất rộng ở truông Bồng Bông rồi xây dựng thành nghĩa trang để chị Năm đưa hài cốt liệt sĩ ra đấy. Từ đó, ở Bình Dương, có một nghĩa trang liệt sĩ mang tên “Nghĩa trang tình thương”.
Hôm đến viếng thăm nghĩa trang này, nhìn những hàng mộ thẳng tắp gần 400 ngôi cùng một kiểu dáng nằm lặng lẽ, chúng tôi không khỏi quặn lòng. Đây mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Chí Quốc, thuộc tiểu đoàn đặc công 303, liệt sĩ mà bên trên hài cốt vẫn còn tấm mộ bia do đồng đội tự khắc bằng tay để làm dấu. Kia là hàng mộ của 8 chiến sĩ trẻ là trinh sát thiết giáp của đơn vị E11326 F9R mà chị Năm đã tìm thấy trong một hầm mộ ở chiến khu Đ. Và nhiều lắm những nấm mộ vô danh.
Tay run run thắp từng nén nhang lên từng nấm mộ, chị Năm bảo, giọng nghèn nghẹn: “Thương lắm! Đau lòng lắm em à! Đây là những hài cốt không thể đưa vào nghĩa trang liệt sĩ tỉnh bởi những vướng mắc về thủ tục. Khi tình nguyện lên đường nhập ngũ, gác lại sau lưng những ước mơ hoài bão để cầm súng chiến đấu rồi hy sinh cho Tổ quốc, các anh, các chị có đòi hỏi gì cho riêng mình đâu. Thế mà ở nơi này nơi kia, người ta nỡ hẹp hòi đặt ra những giấy tờ này nọ làm đau lòng người chín suối. Cái lý do mà họ đưa ra là: “chưa thể xác định được đây có phải là hài cốt liệt sĩ hay không để đưa vào nghĩa trang liệt sĩ tỉnh”, liệu có thuyết phục không khi mà bên từng hài cốt, vẫn còn đó những khẩu AK, những vành nón tai bèo, những đôi dép râu vẫn còn dính chặt xương bàn chân của các liệt sĩ. Có lần, chị đào hầm mộ của 12 liệt sĩ thời chống Pháp ở phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một. 12 người bị địch bắt, địch lôi ra giữa chợ xử tử giữa thanh thiên bạch nhật. Cả 12 người bị bắn vỡ sọ trong khi chân vẫn bị trói, tay bị cùm. Dân ở đây gọi là mộ 12 ông. Buổi sáng tổ chức đào, có 3 gia đình cầm bằng Tổ quốc ghi công đến, vừa khóc vừa cầu xin chị: “Cô ơi! Cô làm ơn làm phúc tìm giúp cha chúng tôi”. Khi khai quật, trên sọ đồng chí nào cũng có 4 cái đinh to như ngón tay út. Dây chằng trói chân còn nguyên. Những cúc áo từ thời chống Pháp còn vương vãi. Trước sự chứng kiến của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng đông đảo người dân, chị lựa ra từng lóng xương, hộp sọ của từng người, bó lại. Xong, cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội bảo: “Thôi! Chúng tôi chỉ nhận 3 người này có bằng tổ quốc ghi công là liệt sĩ còn 9 người kia không phải là liệt sĩ, chúng tôi bàn giao cho bà Năm”. Chị khóc ầm lên. Trời ơi! 12 người bị bắn cùng một lúc mà còn phân biệt người này là liệt sĩ, người kia không. Đau lòng quá. Hồ sơ bàn giao ấy, hiện chị vẫn còn giữ.
Một lần khác, chị lấy về 79 bộ hài cốt, làm lễ truy điệu, có quay video đàng hoàng. Một số đơn vị, gia đình đến nhận thì hài cốt được đưa về nghĩa trang của huyện, của tỉnh. Còn lại 30 đồng chí phải vào nằm tại nghĩa trang của chị. Thế có buốt lòng không?
Còn điều gì nữa có thể minh chứng một cách chính xác hơn những di vật thiêng liêng ấy? Đó là chưa kể vẫn còn đó những nhân chứng sống để những người có trách nhiệm có thể điều tra. Hài cốt của Anh hùng liệt sĩ Đoàn Thị Liên, đồng đội của Phó giám đốc công an tỉnh Bình Dương Năm Thơi được chị tìm thấy ở cầu Lê, Bình Long, là một minh chứng. Thế mà đau đớn thay, những hài cốt này vẫn còn nằm đây, trong nghĩa trang tình thương của chị”.
Sau này, phóng viên Hoài Linh có viết bài Có một nghĩa trang liệt sĩ tư nhân ở Bình Dương đăng trên báo Pháp Luật, phản ánh về nghĩa trang tình thương của chị và những bất cập trong vấn đề thủ tục đón nhận hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh. Chị bảo: “Cháu mà đăng là lại khổ cô”. Y như rằng, tỉnh làm văn bản trục xuất chị ra khỏi địa phương. Tiếp đó, phóng viên Lâm Tuyền ở báo Lao Động viết bài: Một anh hùng hai mộ, nói về Anh hùng liệt sĩ Ngô Chí Quốc. Chuyện là: chị Năm tìm thấy hài cốt liệt sĩ Ngô Chí Quốc trong rừng. Chị đã báo cáo với bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Ai cũng công nhận là hài cốt đồng chí Quốc nhưng không hiểu vì lý do gì mà không ai dám đưa hài cốt đồng chí Quốc vào nghĩa trang liệt sĩ. Sau, điều tra, mới biết ai đó đã đưa nhầm hài cốt người khác vào nghĩa trang trước đó rồi. Báo đăng hôm trước, hôm sau người ta đã lén đào trộm hài cốt bác Quốc trong nghĩa trang tình thương của chị, lén mang cả cái bia đổ bằng xi măng rất nặng mà chị đã oằn lưng gánh từ bìa rừng về. Tấm bia mà đồng đội đã dùng tay ghi: Hy sinh ngày 1 tháng 3 năm 1953.
Tàn độc hơn, vào một đêm giông gió, ai đó đã dỡ hết những tấm bia trên mộ các liệt sĩ, đập hết. Những chỗ lõm dùng để gắn bia, họ cũng lấy xi măng đắp bằng đi để chị vĩnh viễn không thể ghi tên các liệt sĩ. Sáng hôm ấy, chị vào viếng thăm mộ, thấy mấy trăm bia mộ bị đập vỡ tan tành, ngổn ngang như bãi chiến trường, chị ngã khuỵu xuống, khóc nức lên. Chị khóc ròng rã suốt 3 ngày 3 đêm. Cho đến gần ngày Tết, chị lên quét vôi, dọn dẹp, nhìn những nấm mồ không bia, không tên tuổi, chị lại khóc. Thắp nén nhang cầu nguyện trước hương hồn các anh, chị cầu mong các anh tha thứ cho những thiếu sót của những người hôm nay. Cầm súng chiến đấu, các anh đâu có đòi hỏi gì cho riêng mình. Để rồi khi chết, dẫu thịt xương có nằm ở đâu đó thì vẫn là trong lòng đất mẹ Việt Nam.

Kỳ 7: Ngôi nhà kì lạ của chị Năm
Biết bao sóng gió đã ập đến với chị Năm Nghĩa (Vũ Thị Minh Nghĩa) sau khi một số tờ báo trung ương và địa phương phản ánh về những bất cập trong công tác đón nhận hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang liệt sĩ của huyện, tỉnh Bình Dương và nỗi niềm của chị trước những nấm mồ vô danh mọc lên ngày càng nhiều trong nghĩa trang tình thương ở Truông Bồng Bông
Chị bị trục xuất khỏi địa bàn. Nhiều lúc, tủi phận, chị ngồi bưng mặt khóc. Có lần, quá bi quan khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, chị định ăn lá ngón tự vẫn. Nhưng nhìn đống hài cốt chồng chất trong hang đá lạnh, nghe những lời van xin đến tội tình: “Xin đừng làm thế. Đồng chí mà chết thì ai đưa chúng tôi ra khỏi những cánh rừng này. Chúng tôi vĩnh viễn phải gửi thân xác ở nơi đây, vĩnh viễn không bao giờ được trở về”, chị lại dằn lòng ném nắm lá độc ấy xuống suối, vuốt nước mắt, đi tìm trái cây rừng để ăn, để tiếp tục sống, tiếp tục tìm hài cốt liệt sĩ.

Ngôi nhà và những kỷ vật
Cho đến một ngày, niềm hy vọng mỏng manh cứ tắt lịm dần trong cái giá buốt của mùa đông nơi mây mù núi xám thì một tin vui bất ngờ ào đến với chị: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vời chị về, cấp cho chị một khoảnh đất ở ấp Bắc 2, xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa. Rồi bốn công ty xây dựng Đông Nam, Đại Việt, Thái Dương và Anh Nam chung tay xây dựng cho chị một căn nhà cấp 4 trên khoảnh đất đó. Thật khó diễn tả cho hết niềm vui sướng của chị khi nhận được căn nhà. Lần đầu tiên, sau 8 năm ăn rừng ở rú, ăn nhờ ở trọ, chị và các liệt sĩ mới thực sự có một chốn đi về, có một nơi để thờ tự. Gần suốt một tháng trời, đêm nào chị cũng như kẻ mộng du, tay xách đèn dầu đi lần sờ, nhìn ngắm từng vuông cửa, từng nét hoa văn trên tường. Căn nhà đơn sơ mà sao chị thấy ngờm ngợp niềm sung sướng như đang ở trong tòa lâu đài nguy ngã, lộng lẫy. Rồi chị lại bưng mặt khóc.

Căn nhà có hai phòng. Phòng nhỏ phía trong chị để ở. Phòng lớn bên ngoài chị làm nơi thờ tự, lưu giữ kỷ vật và hài cốt liệt sĩ trong khi chờ người thân đến đón nhận. Tôi đã nhiều lần đến thăm căn nhà ấy và lần nào cũng bàng hoàng, gai người khi nhìn thấy 9 cái đinh thuyền, to như ngón tay, cái dài cái ngắn nằm lạnh lùng gớm ghiếc trong tủ kính. 9 cái đinh ấy, chị Năm Nghĩa đã nhặt được trong bộ hài cốt của liệt sĩ Trần Ngọc Thành, thuộc đơn vị hậu cần 82 - Bộ Tư lệnh miền Nam. Anh Thành bị địch bắt, bị tra tấn vô cùng tàn độc bằng cách lần lượt đóng 9 cái đinh thuyền vào ngực anh. Dã man hơn, khi anh đang còn quằn quại vì đau đớn, chúng cắt đầu anh ném cho đàn chó béc-giê cắn xé rồi vùi cái xác không đầu xuống hố.

Lần nào lòng tôi cũng rưng rưng khi đứng trước hàng ngàn di vật liệt sĩ mà chị Năm Nghĩa đã kỳ công nhặt nhạnh từ rất nhiều cánh rừng hoang dại. Đây hàng chục cái bi-đông đựng nước cũ tróc sơn, cái méo mó, cái bị đạn xuyên thủng. Kia đống dây dù địch từng xiết chặt 16 người lính giải phóng rồi chôn chung một nấm mồ. Cái ngoáy trầu này, địch dùng đóng vào đầu anh Hai Tâm ở đoàn 445 - Bà Rịa. Cái lược nhỏ nhắn gọt giũa từ mảnh cánh máy bay lẫn trong hài cốt của anh lính trẻ Mai Thế Anh quê ở Ba Đình, Hà Nội, có phải là món quà anh định dành tặng cho người bạn gái mà chưa kịp gửi ra Bắc? Rồi những quyển nhật ký chiến trường đã ố vàng nặng trĩu nỗi nhớ cha, thương mẹ. Những tấm bằng dũng sĩ diệt Mỹ. Những đôi dép cao su mòn vẹt. Những súng AK, những viên đạn hoen rỉ, xẻng quân dụng, bát men Trung Quốc dùng để ăn cơm. Rồi ống kính máy ảnh của một phóng viên chiến trường nào đó... Ngờm ngợp những hiện vật như có hồn, như những minh chứng ghi lại những năm tháng đau thương mà hào hùng của dân tộc. Tất cả đều được chị Năm Nghĩa moi lên sau bao nhiêu năm chôn vùi âm thầm trong lòng đất lạnh cùng hài cốt liệt sĩ.

Kỳ lạ đến ám ảnh

Tôi cũng đã nhiều lần ở lại qua đêm tại căn nhà của chị. Lần nào tôi cũng bị ám ảnh bởi những điều kỳ lạ xảy ra tại ngôi nhà ấy. Có lẽ, không một ngôi nhà nào ở Bà Rịa (và cả ở Việt Nam) lại có nhiều chim sẻ về hợp đàn nhiều như nhà chị Năm Nghĩa. Ngày nào cũng thế, cứ đúng 5h sáng, cả khu vườn nhà chị ríu ran tiếng chim. Thoạt đầu, chỉ là những thanh âm ríu rít cất lên trong từng lùm cây, góc vườn. Sau, cả khu vườn rộn rã, náo nức, tưng bừng tiếng chim như một dàn hợp xướng khổng lồ với hàng ngàn hàng vạn con chim sẻ. Thanh âm rộn rã đến độ muốn nói chuyện với nhau, chúng tôi phải ghé sát tai nhau mà gào gọi. Dàn hợp xướng ấy cất lên đến đúng 7h thì ngừng bặt. Từng đàn cất cánh bay tỏa bốn phương, để rồi cả khu vườn nhà chị bật lên màu trắng toát bởi phân chim tưới trắng từ gốc cây đến ngọn. Đúng 6h chiều, từng đàn chim sẻ lại rào rào từ khắp bốn phương bay về vườn nhà chị tụ họp rồi lại đồng thanh cất lên những tiếng ríu ran át tiếng người. Những lúc ấy, khuôn mặt chị Năm trông rạng rỡ hẳn lên. Chị cười bảo: “Các bác liệt sĩ về động viên chị đấy”. Điều kỳ lạ là cả ấp Bắc, xã Hòa Long, nhà nào cũng rợp cây ăn trái. Sao đàn chim sẻ khổng lồ ấy chỉ tụ họp ở mỗi nhà chị? Chợt thấy sởn da gà và thảng thốt nhận ra rằng: lời tếu táo trên của chị Năm đâu chỉ là câu nói đùa.

Điều kỳ lạ nữa ám ảnh mãi tôi cho đến tận bây giờ. Nhiều đêm ở nhà chị, chưa đêm nào thấy chị Năm Nghĩa được ngủ trọn giấc. Cứ chừng 1-2 giờ sáng, nghe tiếng kẹt cửa phòng chị, mở mắt nhìn, lại thấy chị ra quỳ ở gian thờ các liệt sĩ rồi rì rầm trò chuyện. Ngại ngùng hỏi chị, chị bảo: “Các bác liệt sĩ mời gọi chị đấy”. Khi thì tâm sự, chuyện trò, lúc thì chỉ dẫn cho chị những cánh rừng, ngọn núi có hài cốt liệt sĩ. Thậm chí, ngay cả khi ngủ, chị bao giờ cũng chỉ nằm dạt một góc giường. Vì đêm nào các chị em nữ thanh niên xung phong cũng về ngủ cùng chị.

Nhưng có lẽ, điều ám ảnh lớn nhất trong tôi là bài hát mà suốt quãng thời gian tôi ở nhà chị, ngày nào tôi cũng thấy chị bật mở từ sáng đến tối. Duy nhất một bài ấy:
“Đêm khuya âm u
Ai khóc than trong sương mù?
Gió rít qua lũy tre như nghiến răng vương mối thù
Hồn ai kia đau xót chơi vơi?
Hồn quân Nam căm uất chưa nguôi.
Uất khí ngất đất,
Bao lớp mây che kín trời
Sóng thét qua bãi lau như nhắc người xưa anh dũng
Đã hy sinh giữ gìn nước non
Lòng Bà Trưng vững bền sắt son
Làn gió đưa sóng trào, nước pha máu hồng rừng gươm đao
Cờ Bà Trưng lướt gió
Nước sông Hát cuốn mau.
Rền rĩ như có người, thoáng nghe gió gọi từ xa xôi
Có tiếng loa rộn rã núi đồi
Nào ai yêu nước nhà, yêu giống nòi thề một lòng
Vùng lên trong mưa gió trong gươm súng
Đoàn quân anh dũng tiến lên gìn giữ lấy non sông
Tường đồng là nhân dân
Là ngàn người chung sức như một đứng lên,
Ta cùng tiến!
Quyết giết hết quân thù,
Đón ánh sáng chiếu rạng nước nhà thắm tươi
Đến muôn đời
Nhân dân đau thương
Ghi nhớ ơn của bao người
Chiến đấu dâng tấm thân cho nước nhà, cho giống nòi
Nhìn gương xưa liệt sĩ nêu cao
Lòng sôi lên cương quyết noi theo
Nước mắt rớt xuống,
Bao xót thương bên nấm mồ
Khói bốc nghi ngút bay quyện lá cờ
Chưa nguôi máu những con yêu thác vì nước non
Ngàn muôn năm Tổ quốc ghi ơn”.

Bài hát “Hồn tử sĩ” với giai điệu trầm buồn, với lời ca nức nở vốn để tưởng nhớ và chiêu hồn các anh hùng liệt sĩ thời chống Pháp, nay vẫn cất lên xót xa, thương cảm từng ngày trong căn nhà nhỏ của chị khiến ai đó mới đến, có cảm giác chợn rợn như đang ở nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. Lại thắc mắc hỏi chị, chị bảo, mắt ầng ậng nước: “Em thấy đấy, nhà chị lúc nào chẳng có vài chục bộ hài cốt liệt sĩ. Vì sau mỗi chuyến đi rừng, toàn bộ hài cốt tìm được, chị đều tập kết về đây rồi mới viết thư thông báo cho các gia đình thân nhân liệt sĩ đến nhận. Có năm, đến 25 Tết, bàn giao hết hài cốt, nhìn căn nhà trống trơn, chị buồn quá, bưng mặt ngồi khóc. Thế là vội khoác ba lô vào rừng. Chiều 30 Tết trở về, trên ba lô nặng trĩu... 18 bộ hài cốt. Chị trùm cờ đỏ sao vàng rồi làm cỗ, mời các anh ăn Tết. Nhiều linh hồn liệt sĩ còn cha mẹ, anh em, cho họ tên, địa chỉ, quê quán, chị viết thư gửi đi. Chỉ một thời gian là gia đình mang thư, giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi công đến nhận hài cốt về. Nhưng có liệt sĩ chẳng còn ai thân thiết để đến đón nên nhiều lúc các anh cũng chạnh lòng. Chị mở bài Hồn tử sĩ như một cách để an ủi những linh hồn bơ vơ ấy”.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,632
Động cơ
1,365,657 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Kỳ 8: Nghe rõ, nhìn rõ như trên tivi đen trắng
Kể từ khi về ở hẳn tại ngôi nhà ấm tình người được xây cất từ tấm lòng thơm thảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một tháng, chị Năm Nghĩa dành hai ngày để tiếp đón, chỉ dẫn tìm mộ cho các gia đình thân nhân liệt sĩ.

Cứ nghĩ đó là những giây phút nhàn nhã để lấy lại sức sau những chuyến đi rừng cực nhọc, không ngờ, đó lại là những ngày làm việc căng thẳng, vất vả nhất của chị. Từ sáng sớm tinh mơ, hàng trăm gia đình đã tụ tập trước thềm nhà chị. Ai cũng canh cánh nỗi niềm chưa tìm thấy hài cốt người thân.

Có bà mẹ già 92 tuổi, tay chống gậy trúc, lưng còng gập, mắt đục lờ như cùi nhãn khô cứ nắm chặt tay chị mà nức nở. Vì hài cốt của chồng mẹ, của hai người con trai mẹ vẫn biền biệt vô âm sau mấy chục năm đỏ mắt ngóng tìm. Có những người vợ tóc đã pha sương vẫn đau đáu nỗi đau tìm chồng, dẫu mới ở với chồng có một đêm, vẫn chưa kịp có với nhau một mụn con. Người đàn bà ấy quỳ trước mặt chị mà giãi bày, van xin đến tội tình: “Cô ơi! Tôi lạy cô. Cô tìm giúp chồng tôi. Cha mẹ anh ấy chết hết. Anh em chẳng có ai. Con không có. Tôi mà chết nốt thì ai là người đi tìm anh ấy về hả cô?”. Chứng kiến những cảnh đời ấy, chị Năm đau lòng lắm, càng tự nhủ phải gắng sức để sớm đưa các anh ấy về với mẹ, với vợ con, với gia đình.

“Khi gọi hồn liệt sĩ, chị không còn là chị nữa”

Ở nhà, ngày làm việc của chị bắt đầu từ 7h sáng, khi đàn chim sẻ khổng lồ cất cánh, khu vườn lặng tiếng chim. Chị ngồi trước bàn, trên tay là chồng giấy báo tử và tổ quốc ghi công, bên cạnh là chiếc đài cát-xét cũ mèm, trong cài sẵn băng ghi âm. Chị lầm rầm khấn tên tuổi, quê quán người đã mất rồi mời về gặp gỡ, trò chuyện với gia đình thân nhân. Khi vong linh liệt sĩ về, chị nhìn thấy rất rõ hình ảnh của các liệt sĩ giống như nhìn trên màn hình tivi đen trắng: cao hay thấp, béo hay gầy, thậm chí nhìn rõ cả vết sẹo bên má trái hay chiếc răng nanh, răng vàng... Chị nhìn thấy cả những vết thương trên ngực, trên đầu hay ở chân. Chị cố gắng miêu tả tỉ mỉ những đặc điểm ấy cho gia đình thân nhân nghe để người cõi âm và người dương thế nhận ra nhau. Tiếng nói của các liệt sĩ, chị Năm cũng nghe rất rõ. Song cũng có liệt sĩ quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi..., giọng nặng quá, nhiều khẩu ngữ địa phương. Chị bảo: “Anh ơi! Anh nói khó nghe quá, em nghe không được”. Tiếng liệt sĩ nói: “Vậy thì tội tựa vào đồng chí nhé”. Thế là chị Năm nói rặt tiếng Nghệ An, Quảng Bình, mặc dù đời thường, chị chẳng thể nói được.

Hễ mỗi khi chuẩn bị bắt tín hiệu từ các liệt sĩ, chị Năm ngồi ngáp mấy cái y như người ngáp ngủ. Ngáp càng lâu, tín hiệu bắt càng nhiều, câu chuyện nói càng dài. Chị Năm bảo, những lúc ấy, chị không còn là chị nữa. Toàn thân lạnh ngắt như ướp đá. Các liệt sĩ bắt nói thế nào thì chị phải nói thế ấy. Liệt sĩ khóc, chị khóc. Liệt sĩ cười, chị cười. Có liệt sĩ lên giận dữ vì vợ ở nhà không giữ được lòng chung thủy, bỏ mặc con cái cho bà nội già héo, à ơi với cánh trai sơn tràng. Có liệt sĩ rầu rầu vì gia đình có người chán nản, không muốn đi tìm. “Ôi giời! Lâu quá rồi. Tìm làm sao được. Khác gì mò kim đáy bể”. Tính cách của liệt sĩ lúc còn sống như thế nào, khi về, nhập vào chị, đúng như thế. Anh chính trị viên lên bao giờ cũng nghiêm nghị, chỉn chu, từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ. Anh làm công tác Đoàn hay nghệ thuật thì bao giờ cũng vui nhộn, nói năng hoạt bát, thỉnh thoảng hứng chí lại ca hát. Còn cánh văn chương thơ phú, hễ mở miệng là thơ. Nhờ thế, chị Năm đã tập hợp được cả mấy tập thơ của các anh hùng liệt sĩ khi hồn về.

Những cuộc gặp gỡ giữa kẻ còn, người mất bao giờ cũng diễn ra vô cùng thiêng liêng, xúc động. Những kỷ niệm riêng tư, những lời thăm hỏi, dặn dò đến cha mẹ, anh em, con cái, đôi khi, cả những uẩn khúc đau lòng mà người còn sống nhiều năm chôn chặt, nay được người âm nhắc lại, khiến người trong cuộc càng xúc động, nước mắt như mưa, khiến người ngoài cuộc phải ngỡ ngàng, âm thầm gạt nước mắt vì thương cảm. Có liệt sĩ về nặng nỗi ưu tư, nói chuyện hàng tiếng đồng hồ, khiến các liệt sĩ khác đứng chờ phải nhắc nhở. “Hôm nay đông quá, mỗi người chỉ nói chuyện 15 - 20 phút thôi nhé”.
Khi người âm thế, kẻ dương gian thực sự nhận ra nhau, các liệt sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết, cụ thể: chiến đấu ở chiến trường nào, bị thương ở đâu, hy sinh như thế nào? Các anh còn nói rõ: bên dưới hài cốt còn có những kỷ vật gì, còn bao nhiêu mẩu xương, thậm chí cả cái cúc áo... Nếu hài cốt đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ, các anh sẽ chỉ dẫn tỉ mỉ: mộ nằm ở ô nào, hàng nào, ngôi số mấy, trên bát hương có bao nhiêu chân hương? Vết sứt hay rạn ở bia mộ nằm ở góc nào? Trên mộ có cây hoa màu gì? Có mấy bông? Đến khi đào lên, đúng những tín hiệu mà các vong linh liệt sĩ cho trước, gia đình sẽ nhận.

Chính nhờ khả năng nhìn thấy, nghe thấy rõ nét hình ảnh và tiếng nói của các liệt sĩ nên chị Năm Nghĩa có thể đọc được tên tất cả các nghĩa trang liệt sĩ trong toàn quốc, ngồi tại nhà chỉ dẫn qua điện thoại cho các gia đình thân nhân liệt sĩ tìm mộ mà không cần đi đến nơi. Kết quả tìm được rất cao. Năm 2009, có 18 gia đình tìm được hài cốt 2 anh em ruột. Có gia đình tìm được những 6 người. 11 gia đình đi thử gien ADN đều trúng hết. Chị động viên các gia đình khác đi thử. Họ bảo: “Tôi tin rồi cô ạ. Cái tiền ấy để đi làm công đức”.

Sự linh ứng kỳ lạ của hai cõi âm - dương

Với chị Năm Nghĩa, mỗi cuộc gọi hồn là một câu chuyện dài đầy nước mắt, mỗi cuộc kiếm tìm qua sự chỉ dẫn của vong linh liệt sĩ là cả một hành trình đầy linh ứng đến kỳ lạ của cõi âm - dương. Thật khó có thể chép hết ra đây hàng ngàn câu chuyện huyền hoặc ấy. Ở đây, chúng tôi chỉ xin chép lại hai câu chuyện đã chạm khắc trong tâm khảm chúng tôi những xúc động và cả những bất ngờ về thế giới linh thiêng màu nhiệm mà chị Năm Nghĩa là nhịp cầu kết nối giữa hai ngả âm - dương.

Liệt sĩ Đoàn Văn Cờ, sinh năm 1938, quê ở Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình, hy sinh năm 1969 tại chiến trường phía Nam, trên địa bàn tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Người đi tìm là em gái Đoàn Thị Duyên và em rể Nguyễn Minh Châu, ở 84 Bà Huyện Thanh Quan, TP. Vũng Tàu. Thông tin được liệt sĩ Cờ chỉ dẫn trước qua chị Năm Nghĩa: từ trung tâm huyện Đắc Tô tới khu vực mộ anh ở trong rừng là khá xa, phải qua hàng chục cây cầu và rất nhiều những ngôi nhà rông. Mộ chôn ở phía tây một con suối, cách con suối khoáng 20 bước chân. Đầu gối phía núi, chân quay hướng suối. Sau 35 năm, mộ đã bị nước mưa xói mòn, không còn dấu vết nấm mồ. Trên mộ có những cây cỏ mắc cỡ trổ hoa màu tím. Tấm vải bạt bố lúc chôn, hiện có mảnh nổi trên mặt đất. Mộ anh ở vị trí đầu tiên, kế đó phía bên trái còn có 4 ngôi mộ liệt sĩ khác nữa. Các em hãy nhanh chóng đưa anh về. Mùa mưa này chắc anh không trụ nổi nữa. Nước có thể cuốn trôi hài cốt các anh xuống suối. Khi đi tìm, cứ vào đơn vị bộ đội ở huyện hỏi, sẽ có người dẫn chỉ đường.

Nghe liệt sĩ Cờ dặn dò vậy, ai cũng vui mừng, lập tức lên đường. Ngày đầu tiên, đoàn tìm kiếm vào trung đoàn 24 ở Đắc Tô, đơn vị anh Cờ chiến đấu trước đây. Mặc dầu đã quá trưa nhưng vẫn được trung đoàn đón tiếp rất chu đáo. Sau khi nghe đoàn tìm kiếm trình bày nguyện vọng, ban chỉ huy trung đoàn đã cử đồng chí Đào Quốc Phòng - đại đội trưởng trinh sát cùng đi. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, anh Phòng đã xác định khu vực mộ trên bản đồ cách đơn vị hơn 40km ở Ngọc Hồi, khu vực ngã ba Đông Dương. Nghỉ một đêm lấy lại sức, sáng sớm hôm sau, đoàn tiếp tục lên đường. Vượt qua rất nhiều con dốc dựng đứng, qua rất nhiều cây cầu, bản làng, đến lúc bàn chợt bợt bạt vì leo dốc thì đoàn cũng đến được Ngọc Hồi. Phóng mắt nhìn, đồi núi nương rẫy mênh mông, không một mô đất, một nấm mồ. Anh Phòng, chị Năm và cả đoàn vạch từng lùm cây, bụi cỏ. Cuối cùng, nhờ linh cảm đặc biệt của chị Năm, ngôi mộ được tìm thấy, trùng khít với những thông tin liệt sĩ cho biết trước.

Ngày hôm sau, đoàn bốc cất hài cốt. Xương cốt anh tuy đã mục nát, nhưng những kỷ vật vẫn còn. Tấm vải bạt bó anh suốt 35 năm sương gió. Cái bình tông đựng nước uống, quai nhựa vẫn còn... Ngần ấy cũng đủ làm ấm lòng người còn sống qua bao năm đỏ mắt tìm kiếm.

Tìm liệt sĩ Nguyễn Ngụ - khó khăn và kỳ tích bất ngờ
Quê liệt sĩ ở xã Đức Hương, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hy sinh năm 1965 tại chiến trường phía Nam. Người đi tìm: con gái Nguyễn Thị Huệ, con rể Hoàng Văn Chí, hiện ở xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thông tin liệt sĩ Ngụ cho biết (qua chị Năm Nghĩa): ông hy sinh ở chiến trường Gia Lai - KonTum, phần mộ còn ở phía tây thị xã KonTum, cách thị xã khoảng 2km. Mộ nằm trên rẫy nhà bác Hai Tân, ở xã Đoàn Kết. Ủy ban nhân dân xã Đoàn Kết xác nhận: ở địa phương có hai ông Tân, trong đó ông Hai Tân có rẫy, trên rẫy có một ngôi mộ. Cả đoàn mừng rõ, vội tìm đến nhà ông. Ông Hai Tân năm nay chừng 70 tuổi, dáng người quắc thước, xởi lởi nói: “Trên rẫy nhà tôi đúng là có một ngôi mộ. Nhưng ngôi mộ có chủ. Vợ con họ vẫn còn sống, hàng năm vẫn ra đấy cúng viếng, đắp mộ, thắp hương”. Trong đoàn đi có những nhận định khác nhau. Riêng hai anh em Chí và Huệ thì khóc ầm lên, khẳng định đúng là mộ bố rồi, một mực yêu cầu mọi người can thiệp để đưa hài cốt về. Chị Năm trấn an tư tưởng những người trong đoàn và gia đình: “Vấn đề mồ mả phải hết sức thận trọng. Tranh chấp về đất đai còn dễ giải quyết chứ tranh chấp mồ mả là rất phức tạp, phải bình tĩnh, cần có thời gian tìm hiểu kỹ mới đi đến kết luận được. Theo chị, chúng ta nên trực tiếp đến thẳng gia đình chủ ngôi mộ để làm sáng tỏ”. Cả đoàn nhất trí.

Khi tới gia đình có ngôi mộ ở rẫy nhà ông Hai Tân, vợ và con chủ nhà khẳng định, đó là ngôi mộ của gia đình. Ông mất năm 1974. Trong khi mai táng mộ, họ đã thấy một ngôi mộ ở đó, không biết của nhà ai, cũng không thấy người trông nom. Dần dần đất sụt dần. Phía dưới chắc còn hài cốt.

Cả đoàn thở phào nhẹ nhõm. Nhưng để chắc chắn hơn, đoàn tìm kiếm đến gặp gia đình chủ cũ, người bán đất cho ông Hai Tân. Gặp cụ già 83 tuổi, cụ khẳng định: “Không phải mộ của gia đình tôi. Mộ có từ thời chiến tranh cơ”.

Đoàn tìm kiếm đã mời chính quyền địa phương, bà con chòm xóm xung quanh nhà ông Hai Tân đến chứng kiến việc khai quật ngôi mộ bên cạnh. Tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều ồ lên khi bàn tay chị Năm lần giở trong lọ pênicilin mảnh giấy ghi: liệt sĩ Nguyễn Ngụ. Hy sinh ngày 7 tháng 3 năm 1965”. Họ hết lời khen ngợi nhà ngoại cảm tài ba nào đó đã chỉ dẫn tìm ngôi mộ chính xác đến lạ kỳ mà đâu biết, người có khả năng siêu phàm ấy chinh là người đàn bà gầy guộc, nhỏ thó đang cặm cụi nhặt nhạnh, lau chùi từng mảnh xương dưới hố đất đỏ rười rượi kia.
 

mtkien1202

Xe tăng
Biển số
OF-84610
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,810
Động cơ
422,794 Mã lực
Thế này thi buồn cho các vong linh liệt sỹ quá nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top