Vụ ông Hà Minh trí mưu sát Ngô Đình Diệm tại Ban Mê Thuột tháng 2-1957
Các cụ đọc qua báo ta đưa tin về ông
Ba lần ám sát Ngô Đình Diệm
23-01-2006
Cuối năm 2005, trong ngôi nhà ngói xây cất từ những năm 1980 ở phường 1, thị xã Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) của gia đình người chiến sỹ an ninh Hà Minh Trí, chúng tôi được nghe ông kể lại cuộc sống, chiến đấu của mình và đồng đội trong những năm tháng khốc liệt nhưng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông kể say sưa về sự chịu đựng gian khổ vượt qua hiểm nguy, nhưng đầy lạc quan và hy sinh dũng cảm cùng những chiến công oanh liệt của đồng chí, đồng đội. …
Năm nay đã ở tuổi “Thất thập cổ lai hy”, nhưng giọng nói của ông vẫn rành rọt, ấm áp và đầy ắp lạc quan. Sinh năm 1935 ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, cha mất năm 1940 khi tham gia cuộc binh biến Đô Lương (Nghệ An). 10 tuổi, cậu bé Phan Văn Điền (tên khai sinh của ông) đã lưu lạc vào tận Bà Rịa - Vũng Tàu và từ đây ông đến với cách mạng bằng cái tên do cha nuôi đặt - Đinh Văn Phú.
Tháng 8-1948 ông được Ban quân báo tỉnh Bà Rịa giao nhiệm vụ vào liên lạc với thiếu uý Phạm Ngọc Chẩn - đồn trưởng đồn Cao Đài, để phục vụ cho việc tấn công của ta. Hơn hai tháng ở trong đồn Cao Đài, khi công tác nắm tình hình, vẽ sơ đồ vừa xong thì “thằng nhỏ chăn trâu” và thiếu uý Phạm Ngọc Chẩn bị bắt đưa về Tây Ninh. Nhưng nhờ sự can thiệp của trung tá Phạm Ngọc Trấn (anh ruột thiếu uý Chẩn) Tư lệnh quân đội Cao Đài miền Tây nên ông và thiếu uý Chẩn được thả ra. Giữa năm 1953 lại có dấu hiệu bị lộ, ông được công an huyện Châu Thành rút ra căn cứ.
Ngày 20-10-1956, ông được đồng chí Lâm Kiểm Xếp - Trưởng Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh giao nhiệm vụ tổ chức diệt Ngô Đình Diệm khi Diệm lên Tây Ninh. Thời gian quá gấp rút mà các cơ sở cũng không biết chính xác ngày nào Diệm sẽ lên Tây Ninh, việc đón tiếp, ký kết diễn ra ở đâu và quy mô như thế nào nên không thể thực hiện được. Nhưng quyết tâm phải tiêu diệt cho được Ngô Đình Diệm cứ ngùn ngụt cháy trong ông và ông lại chủ động đề xuất với đồng chí Lâm Kiểm Xếp cho thực hiện công việc này vào đêm Noel 1956 tại Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn. Mọi việc chuẩn bị chu đáo, nhưng đến 12 giờ đêm, anh em Diệm - Nhu vẫn không thấy xuất hiện. Sáng 25-12-1956, khi đọc báo chí ở Sài Gòn, ông mới biết, đêm Noel Ngô Đình Diệm đã đến dự lễ cầu nguyện cùng với giáo dân miền Bắc di cư tại “khu trù mật” huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Tuy hai lần “lỡ dịp” nhưng ông vẫn được Ban địch tình Tỉnh uỷ Tây Ninh chỉ đạo tiếp tục theo dõi hoạt động của Ngô Đình Diệm, nhất là lúc Diệm đi “kinh lý” địa phương để tìm cách tiêu diệt. Tháng 2-1957 báo chí ở Sài Gòn đưa tin Ngô Đình Diệm sẽ có mặt đọc diễn văn, cắt băng khai mạc tại “Hội chợ kinh tế Cao Nguyên” ở Ban Mê Thuột vào ngày 22-2-1957. Người chiến sỹ an ninh Hà Minh Trí - khi đó bước vào tuổi 22 đầy tự tin và mưu trí một lần nữa xin được thực hiện công việc đầy nguy hiểm: tiêu diệt Ngô Đình Diệm.
Đối với ông, cái thị xã Ban Mê Thuột nhỏ bé ở Tây Nguyên quá lạ lẫm, nhưng tình hình quá cấp bách không cho phép chậm trễ. Dự lễ khai mạc “Hội chợ kinh tế Cao nguyên” , ngoài đoàn của Ngô Đình Diệm còn có ngụy quân, ngụy quyền cao cấp các tỉnh Ban Mê Thuột, Plây Cu, Kon Tum, cùng các già làng và nhân sĩ trí thức... đều có giấy mời và huy hiệu gắn trên ngực . Khi đoàn của Diệm và ngụy quân ngụy quyền cao cấp về hết mới mở các gian hàng cho người dân vào tham quan, mua sắm. Chỉ có đoàn của Diệm mới được vào cổng chính, còn những thành phần khác vào cửa bên hông.
Biết Ngô Đình Diệm rời xa “hang ổ” là nguy hiểm luôn rình rập, nên Ngô Đình Nhu cho giăng một màng lưới bảo vệ dày đặc: quân đội, cảnh sát, tình báo, an ninh quân đội, quân cảnh và cả lực lượng bảo an bên ngoài lẫn bên trong hội chợ và nơi Diệm đến nghỉ.
Quá trình điều tra, nắm tình hình, ông phát hiện khu vực hàng rào hội chợ giáp với Trung đoàn 60 có 2 lỗ hở có thể chui vào được. Ngày 15-2-1957, ông trở về căn cứ Ban địch tình tỉnh uỷ Tây Ninh đóng ở ấp Rỗng Tượng, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu và chính thức được đồng chí Lâm Kiểm Xếp trực tiếp giao nhiệm vụ tiêu diệt Ngô Đình Diệm. Sau khi cân nhắc cẩn thận và xin ý kiến cấp trên, đồng chí Lâm Kiểm Xếp chỉ đạo: nổ súng vào lúc chúng bắt đầu chào cờ, không được dùng lựu đạn vì có thể diệt được Ngô Đình Diệm nhưng sẽ gây thương vong cho nhân dân.
Kế hoạch tiêu diệt Ngô Đình Diệm ở “giữa rừng cọp” khó khăn nguy hiểm cũng rất lớn vì một mình đương đầu với cả bộ máy của chế độ tay sai. Không chỉ cấp trên nhận định mà cả bản thân ông cũng linh cảm được chuyến đi này lành ít dữ nhiều.
Rảo bước vào hội chợ một cách bình thản sau khi chui qua lỗ hở đã được ông phát hiện hôm trước, ông xác định nơi thuận lợi nhất để hành động là phía sau hàng danh dự người dân tộc Ê Đê, cách chỗ Diệm ngồi khoảng 20m. Phút giây chờ đợi cũng đến, khi “quốc ca” của ngụy Sài Gòn trỗi dậy và lá cờ ba que từ từ kéo lên, ông giương súng lên bóp cò nhưng chỉ một tiếng nổ đanh gọn mà không phải cả băng đạn, đang lên cơ bẩm bắn tiếp thì ông bị một nhóm an ninh quân đội đè nghiến xuống đất. Ông hét lên: Cho chúng bay chết chung với tao bằng lựu đạn. Cả bọn hoảng hốt lăn ra, song ông vừa nhổm dậy liền bị chúng ập tới đè xuống, một trận đòn túi bụi giáng xuống người và bắt đầu chuỗi ngày thử thách ý chí và lòng kiên trung của ông trong nhà tù của Mỹ - Diệm.
Ở đâu ông cũng chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần dưới sự tra tấn dã man tàn bạo của kẻ thù, nhưng luôn giữ vững khí tiết của người chiến sỹ an ninh. Từ trại giam của Ty cảnh sát Ban Mê Thuột đến Trại P42 trong Sở thú Sài Gòn, rồi Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, trại giam Chí Hoà và tháng 10-1963 ông bị đưa đi “địa ngục trần gian” Côn Đảo, đến lúc này ông mới biết bị địch kết án tử hình. Đầu năm 1964, ông lại được đưa về Trung tâm thẩm vấn của Tổng nha cảnh sát và tiếp tục bị tra tấn dã man. Cho đến ngày 10-3-1965 kẻ thù buộc phải trả tự do cho ông và ngày 13-3-1965 ông được đưa đến Ban tổ chức Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định đóng ở ấp An Phú, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, đến cuối tháng 4-1965 ông được bố trí công tác ở Ban an ninh khu Sài Gòn-Gia Định. Từ đó, ông liên tục công tác trong lực lượng công an, đến năm 1989 được phân công làm phó Ban nội chính tỉnh uỷ Tây Ninh và năm 1992 ông nhận nhiệm vụ Trưởng ban Tôn giáo Tây Ninh và nghỉ hưu năm 1999.
*****
http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT2870775602
Không khuất phục được Mười Thương, kẻ thù chuyển ông từ trại giam này đến trại giam khác, từ trại giam Thủ Đức, Chí Hoà đến “địa ngục trần gian” Côn Đảo.
Vào tháng 10-1963, ông bị đày ra Côn Đảo với án tử hình cùng 41 đồng chí khác. Giữa lao tù, ông tiếp tục móc nối với đồng đội để đấu tranh với địch, duy trì phong trào cách mạng.
Hai năm sau, Mười Thương được ra tù và về công tác tại Ban tổ chức Đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định. Trên đường về căn cứ của Đặc khu ủy ở ấp An Phú, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Mười Thương may mắn gặp lại Nguyễn Kim Hương, cô gái mình thương yêu hồi ở trong tù.
Hồi ấy, cô là phóng viên của báo Quân giải phóng. Sau đám cưới giản dị của hai người chiến sĩ được tổ chức giữa căn cứ kháng chiến, một thời gian không lâu, Mười Thương bị thương nặng và mất một chân trong một trận địch thả bom xuống căn cứ.
Vợ ông sau đó chuyển sang công tác trong ngành công an, làm việc tại tờ báo An ninh miền Nam. Bà công tác tại Công an Tây Ninh cho đến khi nghỉ hưu.
Còn Mười Thương làm Thường trực Đảng ủy Công an tỉnh Tây Ninh, Phó ban Nội chính rồi Phó ban Dân vận tỉnh uỷ Tây Ninh. Năm 1992 ông làm Trưởng ban Tôn giáo Tây Ninh đến khi nghỉ hưu vào năm 1998.
Công Trường
______________________