[Funland] Ngô Đình Diệm – từ đỉnh cao quyền lực tới khi bị Mỹ phế bỏ

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Trong cuốn “Việt nam nhân chứng”, tướng Trần Văn Đôn cho biết, Lucien Conein, người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chính, đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs”. Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể trứng. (trang 228).
Quyết định này của ông Diệm cũng là quyết định về số phận của miền Nam Việt nam.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt Nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại như sau:
“Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt Nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt Nam”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Lucien Conein
Lucien Conein sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gửi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City (tiểu bang Kansas), nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Thế chiến 2 tại Âu Châu, rồi qua Bắc Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt.
Từ năm 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán Đặc nhiệm dưới quyền của Đại tá Edward Lansdale, người đã giúp cho Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó ông trở về Mỹ và tham gia Lực lượng Đặc biệt (Specal Force) nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gửi sang Sài gòn làm cố vấn cho Bộ Nội vụ, một cái vỏ giúp ông ta đi được miền Nam thu thập tin tức về các âm mưu lật đổ chính quyền Diệm, móc nối với những sĩ quan cao cấp mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại tá Lansdale.
Công việc của ông tế nhị và nguy hiểm vì làm sao các báo cáo về Đôn, Kìm, Minh không lọt vào tay Diệm và Nhu, nếu không thì không chỉ tính mạng Đôn, Kim, Minh... bị đe dọa mà cả tính mạng ông cũng có thể bị Nhu giết rồi đổ cho Việt Cộng.
Người đầu tiên âm mưu lật đổ Diệm là Trần Kim Tuyến. Tuyến hợp sức với Đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Lucien Conein báo cho Trần Thiện Khiêm phá âm mưu này. Kết cục là Tuyến bị đuổi ra nước ngoài, còn Thảo gia nhập nhóm của Khiêm để sau này cùng với Đôn, Minh chống Diệm-Nhu.
Đại sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “The Indispensable man” (con người cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam A History” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp thường không thể kiểm soát được”. Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói. Tôi là tên nói dối chuyên nghiệp”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Khi cuộc đảo chính 1-11-1963 xảy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi nghe tin anh em Diệm-Nhu ra khỏi dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt cho kỳ được vì rất quan trọng”
Lucien Conein đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: Người ta không thể làm trứng rán mà không đập bể trứng.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” tướng Trần Văn Đôn nói rằng: “Trong kế hoạch đảo chính, ông rất dè dặt với Tướng Khiêm vì tướng này rất được ông Diệm và ông Nhu tin cậy. Vợ ông bà Đinh Thị Yến, lại có chân trong Ban Chấp Hành Phong trào Phụ nữ của bà Nhu và là Dân Biểu Quốc Hội, thường đi sát với bà Nhu. Ông nhờ Tướng Minh thăm dò qua một người Mỹ “cam kết và tìm hiểu”. Tướng Minh cho biết tướng Khiêm đồng ý tham gia đảo chính?
Khi viết như vậy, tướng Đôn không biết gì nhiều về sự sắp xếp của CIA trong cuộc đảo chính này.
Ngay cả việc giết ông Diệm và ông Nhu được CIA truyền xuống, tướng Đôn cũng không hề được biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Một vài câu chuyện sau đây do một nhân chứng có mặt tại Bộ tổng tham mưu trong suốt thời gian cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 xảy ra, cũng đủ cho chúng ta thấy vai trò của tướng Khiêm quan trọng như thế nào:
Khoảng 13:25 ngày 1-11-1963, tướng Khiêm bước vào nơi ông làm việc.
Đúng 13:30 tin đảo chính được phổ biến, các tướng lãnh liên miên ra vào văn phòng tướng Khiêm
Sáng ngày 2-11-1963, có người đem bộ complet màu xám sậm đứng ở lầu ba chờ.
Tùy phái của tướng Khiêm ra hỏi thì được biết người này được gọi đem áo tới cho Tổng thống Diệm.
Khoảng 9 giờ sáng, một Đại tá bước vào phòng tướng Khiêm. Hai phút sau, Đại tá này bước ra và bảo người kia đem bộ complet về, vì Tổng thống đã chết!
Trên lầu nhiều tướng lãnh trong phòng tướng Khiêm rất nhộn nhịp.
Buổi sáng, sau khi xác ông Diệm và ông Nhu được liệm xong. một báo cáo đã được trình lên cho tướng Khiêm biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Khuya 3-11-1963, khi mọi việc đã xong xuôi, tướng Khiêm cho gọi Đại tá Trần Văn Trung, Tham Mưu Phó Nhân viên, và Đại tá Đặng Văn Quang, Tham mưu phó tiếp vận vào văn phòng ông và ra lệnh:
- Hai “Toi” trực ở đây đêm nay “Moi” về nghỉ.
Một tuần lễ sau, tướng Khiêm bước vào Ban Văn thư và hỏi Đại tá Phạm Bá Hoa, Chánh Văn Phòng của ông:
- Có cho anh em mỗi người lên một cấp chưa? Nếu có gì xảy ra
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Lệnh Hành Quyết
Từ trước đến nay chúng ta thường tranh luận về ai ra lệnh giết anh em Diệm-Nhu.
Nay cuốn băng của Tổng thống Jonhson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại sứ Lodge ở Sài gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein.
Tướng Minh giao cho cận vệ là Đại úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của tướng Mai Hữu Xuân.
Các sĩ quan khác kể cả tướng Đôn không biết gì hết.
Ngoài anh em Diệm-Nhu, Đại sứ Cabot Lodge quyết định giết thêm Ngô Đình Cẩn và Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt.
Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương tế phía sau Bộ tổng tham mưu đâm chết và vùi thây ở đó.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,185
Động cơ
489,769 Mã lực
BRAVO của Ngô Đình Nhu là đây?
Khi nhận được báo cáo đầu tiên về việc có quân đội tiến về Dinh Gia Long một cách bất thường, ông Nhu tỏ ra không mấy lo ngại. Ông nghĩ đó chính là nằm trong kế hoạch đảo chính giả của ông gồm 2 phần: nhận diện và tiêu diệt đám đối nghịch chế độ.
Phần một mật danh là Bravo I, một cuộc đảo chính giả. Với rất nhiều đơn vị lính trung thành với chế độ trú đóng xung quanh Sài Gòn, các lực lượng này sẽ tấn công một số mục tiêu đã được định sẵn trong thủ đô.
Khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng thống Diệm và ông Nhu sẽ thoát xuống Vũng Tàu.
Sau nhiều ngày vô luật lệ và xáo trộn, chính phủ của phe phản loạn sẽ ra mặt.
Lúc đó những lực lượng lính trung thành với chính phủ Diệm sẽ tiến vào Sài Gòn và tiêu diệt phản loạn trong phần "phản đảo chính" với mật danh là Bravo II.
Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".
Phải nói ông Nhu cũng đầu óc và liều kinh.
 

Chun SUV

Xe buýt
Biển số
OF-375623
Ngày cấp bằng
29/7/15
Số km
590
Động cơ
266,635 Mã lực
Vì bọn nó mà VN mất thêm 20 năm chiến tranh, bao nhiêu bà mẹ mất con, bao gia đình tan nát, bao nhiêu người đã hi sinh, bao nhiêu xương máu đã đổ xuống
TSB bọn bán H2O
Phải có nx còm như này chứ ko phải chỉ Cảm ơn bác Ngao, Cảm ơn cụ Ngao suông ợ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Ngô Đình Cẩn
Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh sự ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc. Sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Cẩn cho tướng Khánh giết.
Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.
2-11 quân đảo chính vây nhà ông Ngô Đình Cẩn, ông Cẩn chạy đến trốn trong một nhà thờ Công Giáo tại Huế. Các Linh Mục đến Toà Lãnh Sự Mỹ ở Huế xin tỵ nạn cho ông Cẩn nhưng không được, vì theo luật quốc tế chỉ có Đại sứ quán mới có quyền cho tỵ nạn mà thôi. Lãnh sự John Helble hỏi lệnh Đại sứ quán và Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao chỉ thị Lãnh sự Helble phải cho ông Cẩn tỵ nạn.
10 giờ 45 sáng, một mình ông Cẩn đến trú ẩn tại Toà Lãnh Sự Huế.
Tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư đoàn I đến Toà Lãnh sự yêu cầu đừng chứa chấp ông Cẩn vì e dân chúng tràn vào không giữ an ninh nổi.
Cùng ngày, toà Lãnh sự Mỹ ở Huế yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn di chuyển gấp ông Cẩn.
Lãnh Sự Helble kể:
"Tôi được cho biết là sẽ đưa anh em ông Diệm-Nhu ra khỏi nước".
Tháp tùng bởi một người sĩ quan Mỹ, ông Cẩn lên máy bay đi vào Sài Gòn.
Hạ cánh Tân Sơn Nhất, thay vì gặp một viên chức Đại sứ quán như đã hứa, thì Lucien Conein đón bắt ngay ông Cẩn và giao cho quân đảo chính giam giữ.
Lúc chiếc máy bay chở ông Cẩn đang bay, thì Đại sứ Lodge gọi về Washington báo tin là Tướng Đôn hứa sẽ cho ông Cẩn được xử án một cách phân minh và công bằng, bởi vậy ông quyết định giao ông Cẩn cho phe đảo chính.
Lucien Conein kể là Đại sứ Lodge dặn: "Tôi sắp xếp chuyến bay đặc biệt này và ông phải giải giao người trên phi cơ này cho quân đảo chính".
Vào mùa Xuân 1964, ông Cẩn bị ghép đủ thứ tội như: tội thủ tiêu, tổ chức ám sát, bắt người vô cớ, làm thiệt hại kinh tế quốc gia mặc dù có lời xin ân xá của Đại sứ Lodge.
Ông Cẩn bị xử bắn ngày 9-5-1964, tức 1 năm 1 ngày sau ngày nổi dậy biểu tình của Phật giáo Huế.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Một góc nhìn khác
Lúc 16 giờ, nhiều tiếng pháo nổ vang. Tiếng súng nổ nghe như gần doanh trại của lực lượng phòng vệ Dinh. Nổ súng vào sát Dinh chắc chắn không phải là một phần của kế hoạch.
Cho đến khoảnh khắc đó, hai anh em họ Ngô vẫn bình thản đánh giá việc tăng cường chậm chạp quân đội và xe tăng trong nội thành Sài Gòn.
Họ theo dõi những diễn biến trong thành phố từ một chỗ kín đáo tại văn phòng của họ. Thay vì giương cờ cảnh báo, sự di chuyển quân lính và xe tăng lại làm ông Diệm và ông Nhu yên tâm.
Họ tin vào kế hoạch của mình, mật danh Bravo Hai, sẽ khởi đầu trót lọt. Ngay trước khi bộ chỉ huy cảnh sát rơi vào tay các tướng lĩnh, một sĩ quan cảnh sát sợ hãi gọi điện cho ông Nhu biết họ đang bị tấn công.
“Không sao”, ông Nhu nói. “Tôi biết cả rồi”.
Ông Nhu tỉnh bơ vì ông vẫn nghĩ rằng, theo kế hoạch, các lực lượng của ông sẽ dập tắt “cuộc nổi loạn”, rồi ông và ông Diệm sẽ được chào mừng như những anh hùng.
Lường trước sự hỗn loạn xảy ra sau đó, ông Nhu còn dự định tiến hành một cuộc tắm máu kín đáo. Các lực lượng đặc biệt và bọn du côn được thuê mướn của ông Nhu sẽ thủ tiêu các tướng lĩnh của quân đội Việt Nam Cộng hòa và các quan chức cao cấp.
Những người Mỹ gây rắc rối cũng được đánh dấu; nhà báo Stanley Karnow cho biết Đại sứ Lodge và điệp viên CIA Lucien Conein nằm trong danh sách phải thanh toán.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Đây không phải là mưu đồ đảo chính giả đầu tiên mà ông Nhu vạch ra.
Vụ đầu tiên, bí hiệu Bravo I, buộc phải dừng lại hồi tháng Mười sau khi lực lượng đặc biệt của ông Nhu nghe phong phanh có một âm mưu nổi loạn trong hàng ngũ quân đội.
Bravo II, cuộc phản đảo chính dự kiến diễn ra hôm nay, có gần như đầy đủ mức độ lừa lọc hơi giống biếm họa: Nó sẽ là một cuộc đảo chính bên trong một cuộc đảo chính khác.
Nhưng hai anh em sớm nhận thấy rõ có cái gì đó đã hỏng bét.
Họ đứng quanh máy điện thoại trong văn phòng Tổng thống, vẫn không có tín hiệu.
Họ gọi cho các tỉnh trưởng lân cận, tất cả đều là sĩ quan quân đội.
Họ cũng gọi cho các tư lệnh quân đoàn và tư lệnh sư đoàn. Không ai động đậy.
Vào lúc ông Nhu nhận thức được những gì đang thực sự xảy ra thì đã quá muộn.
Không còn cách nào thoát ra khỏi thành phố và không có ai để tin cậy.
Những kẻ phản bội đã bao vây Dinh, đang siết chặt dây thòng lọng.
Ông Nhu chộp điện thoại. “Chuẩn bị chiến đấu”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Ông thét lên, ra lệnh cho niềm hy vọng cuối cùng còn lại của hai anh em, những chàng trai của Thanh niên Cộng hòa và các Sư đoàn Phụ nữ bán quân sự của vợ ông.
Sự im lặng của họ là bản án tử hình.
Theo lời của cựu Trung tá Trần Đình Những - nguyên tư lệnh phó Lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ tổng thống:
Lúc 17 giờ 10, sau khi gác máy, tổng thống Diệm được Đỗ Thọ báo cáo có Trung tướng Trần Văn Đôn gọi vào.
Tôi liền trao máy cho ông và thấy ông chau mày giận dữ:
- Tôi là tổng thống VNCH, tôi có trách nhiệm với đất nước này và không đi đâu hết. Vả lại tôi còn bà mẹ già cần phải phụng dưỡng lúc đau yếu... Ông em tôi là một việc, còn tôi, tôi có bổn phận khác và tôi phải có mặt lúc bà cụ lâm chung...
Rồi tổng thống Diệm dằn mạnh ống nghe xuống bàn!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Lúc đó, tôi không hiểu Trung tướng Đôn đã nói gì với ông cụ. Nhưng sau này có dịp đọc hồi ký “Việt nam nhân chứng” mới rõ đầu đuôi câu chuyện. Trong cuốn sách này ông Đôn đã thuật lại ở trang 229 như sau: “Tôi (tức Trần Văn Đôn - ghi chú của tác giả) trả lời:
- Không được, thưa cụ. Tôi yêu cầu cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng cụ và gia đình.
Tôi cho ông Diệm biết vì vụ lừa gạt đã làm chết đại uý Ngãi nên anh em tướng tá ở đây không chấp nhận.
Ông Diệm im lặng, tôi nói tiếp:
- Thưa cụ, cụ nên đi với gia đình sang ngoại quốc.
- Tôi còn bà mẹ già, làm sao tôi đi được.
- Thưa cụ, xưa nay ông Cậu ở Huế lo cho bà cụ cố chứ không phải cụ.
Ông Diệm không trả lời, cúp điện thoại.
Lẽ cố nhiên, tổng thống Diệm không bao giờ chịu chấp nhận một đề nghị phi lý như thế bao giờ. Bởi vì dầu gì đi nữa, ông Đôn và mấy ông khác đều là thuộc quyền, thuộc cấp, đều do tổng thống Diệm tác thành mà ra cả!
Tổng thống Diệm đã hành động đúng theo lương tâm và lẽ phải. Ông đã đặt chữ hiếu lên hàng đầu, sau trách nhiệm quốc gia và ngay cả trong giờ phút bên cạnh tử thần!
Thế rồi 19 giờ tối hôm đó tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu quyết định rời bỏ dinh Gia Long ra đi.
Các sĩ quan cận vệ ngồi chung xe với hai ông. Còn tôi - anh Những nhấn mạnh - thì tổng thống Diệm ra lệnh đi một chiếc xe Jeep khác để hộ tống.
Tôi liền lấy thêm 4 hạ sĩ quan của Lữ đoàn trang bị tiểu liên và trung liên nối theo xe trước do Nguyễn Phú Hải (?) lái đến nhà Mã Tuyên là một thương gia Hoa kiều ở Chợ Lớn mà tổng thống đã từng là ân nhân. Do đó mà tôi đã thấy được tường tận những gì đã xảy ra vào phút cuối của hai ông.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Theo lời anh Những thì đây là một chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng vì chưa có ai biết mà viết ra điểm này, anh Những xuất phát rất bí mật nên không ai để ý.
Trên đường đi, tổng thống Diệm muốn ghé vào nhà Đại tá Cao Văn Viên là người từng được tổng thống Diệm cất nhắc và đỡ đầu (Tham mưu trưởng Biệt Bộ, rồi tư lệnh Lữ đoàn Dù, năm 1960 sau vụ đảo chính hụt của Đại tá Nguyễn Chánh Thi).
Lúc đó tổng thống Diệm mới hay là ông Viên đang bị cầm chân ở bộ Tổng tham mưu.
Bà Viên đã lạnh lùng từ chối... tiếp đón hai ông.
Thái độ lãnh đạm và không niềm nở của bà Viên khác hẳn mọi ngày thường ra vào dinh chầu chực đã làm cho hai ông bắt đầu bối rối, thất vọng.
Ngay lúc đó, tổng thống Diệm khều tôi lại và bảo hướng dẫn xe đến thẳng nhà ông Mã Tuyên ngay và đổi lộ trình qua đường Đồng Khánh.
Khi đến nhà ông Tuyên, chỉ có Đỗ Thọ tháp tùng theo tổng thống, còn tôi và đoàn hộ tống được lệnh canh gác ở ngoài và tuyệt đối không cho ai xâm nhập. Tôi đã thức trắng đêm và bố trí bên kia đường xem động tĩnh. Cuộc sống vẫn bình thường. Vài xe hàng rong bánh bao xíu mại của người Tàu qua lại đã làm cho tôi vững bụng như không hề có chuyện “động trời” xảy ra và càng làm cho tôi tin tưởng thêm rằng không ai hay biết hiện có một ông tổng thống và một ông cố vấn đang ở tại nhà một thường dân! Tuy nhiên tôi vẫn cho lệnh đạn lên nòng để sẵn sàng ứng chiến khi có khả nghi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Đúng 6 giờ 15 sáng hôm sau (2-11), tổng thống Diệm sai Đỗ Thọ ra gọi tôi vào, hỏi han qua loa về tình hình ở đường phố trong đêm. Tôi đứng nghiêm và chào kính - cái chào kính mà tôi không ngờ là lần cuối cùng với một vị nguyên thù quốc gia mà tôi đã có dịp hầu cận một thời gian dài - rồi báo cáo là tình trạng vẫn bình thường, hầu như không ai biết gì cả! Im lặng một lát, rồi tổng thống ân cần vỗ vai tôi và nói:
- Cám ơn anh và mấy anh em kia đã tận tình theo tôi và ông cố vấn đến đây. Bây giờ, tôi và ông cố vấn đến nhà thờ cha Tam để cầu nguyện rồi chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhiệm vụ của anh với tôi đến đây đã hoàn tất. Thôi cho anh về nghỉ và nhớ thay thường phục mà đi...
Tôi quá cảm động không cầm được nước mắt khi tổng thống và ông cố vấn đưa tay bắt tay tôi. Tôi quay gót trở ra và truyền lệnh của tổng thống lại cho các hạ sĩ quan theo tôi. Rồi tôi giao xe cho thượng sĩ Toàn lái về Bộ chỉ huy lữ đoàn, còn tôi như người mất hồn, bỏ về nhà biệt tích một tháng sau mới trở lại đơn vị để mỉa mai nhận sự vụ lệnh mới đi về Sư đoàn 5. Tôi đã làm tròn nhiệm vụ của một sĩ quan phòng vệ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Sở chỉ huy đảo chính nằm ở Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH
Cần nói rõ trước một vài chi tiết
Trung tướng Trần Văn Đôn lúc đó giữ chức vụ Quyền Tổng Tham mưu trưởng, thay Đại tướng Lê Văn Tỵ đang dưỡng bệnh
Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm là Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà
Cả về cấp bậc và chức vụ, rõ ràng Trần Văn Đôn cao hơn Trần Thiện Khiêm
Nhưng Trần Văn Đôn không có quân, mọi việc điều động quân đội do Trần Thiện Khiêm điều hành.
Vì thế anh em Diệm-Nhu để Khiêm ở vị trí quan trọng. Còn Đôn thì bị vô hiệu hoá
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Hồi ký của Thiếu tá Phạm Hữu Hoa
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, ngày lễ “Các Thánh” (All Saints), quân đội được nghỉ buổi sáng.
Khoảng 7 giờ sáng, chuông điện thoại nhà tôi reo:
- Đại uý Hoa tôi nghe.
- Chú đến nhà tôi ngay.
- Vâng. Tôi đến ngay, thưa Thiếu tướng.
Đó là Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân Quân đội Việt Nam Cộng hoà. Nhà tôi và nhà ông cùng ở trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo - tức Bộ Tổng Tham mưu - cách nhau khoảng vài trăm thước. Ông ở khu nhà lầu, tôi ở khu nhà trệt.
- Chào Thiếu tướng.
- Chú lấy ghế ra sân với tôi.
Hoàn toàn khác lạ với mỗi lần tôi đến nhận lệnh, nên tôi nghĩ ngay đến một vấn đề gì đó phải là quan trọng lắm, bởi thường khi chỉ ngồi trong nhà. Thiếu tướng Khiêm và tôi cùng ngồi ở góc sân sát hàng rào:
- Chú nghe đây. Lệnh mà tôi sắp cho chú là lệnh tối mật, nếu chú tiết lộ thì chú bị đứt đầu trước tôi. Chú không được nói với bất cứ ai, kể cả vợ chú và chú Có. Chú nghe rõ chưa?
- Tôi nghe rõ, thưa Thiếu tướng.
"Chú Có" mà Thiếu tướng Khiêm vừa nói là trung uý Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tuỳ viên của Thiếu tướng Khiêm từ năm 1960. (Trung uý Có nói ở đây, trùng họ tên lẫn chữ lót với Đại tá Nguyễn Hữu Có lúc ấy. Năm 1975, Nguyễn Hữu Có là Đại tá, phụ tá Võ Phòng, Phủ thủ tướng).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
- Hôm nay, tôi và một số vị tướng lĩnh đảo chính ông Diệm. Và những việc sau đây chú phải làm xong trong buổi sáng. Thứ nhất, đây là danh sách mời dùng cơm trưa tại câu lạc bộ (Bộ Tổng Tham mưu). Thức ăn do chú sắp xếp. Nhớ, các vị được mời phải có mặt tại câu lạc bộ đúng 12 giờ hoặc trước đó chút ít. Thứ nhì, đây là danh sách mời họp tại phòng họp số 1 (tầng trệt trong toà nhà chánh). Yêu cầu các vị này có mặt tại phòng họp chậm nhất là trước 1 giờ trưa. Đúng 1 giờ, chú cho lệnh Quân Cảnh khoá cửa lại và không ai được ra vào bất cứ vì lý do gì khi chưa có lệnh tôi. Cả hai danh sách này, nếu chú không liên lạc được với bất cứ ai hoặc có gì trở ngại thì chú trình ngay cho tôi. Đến đây chú rõ chưa?
- Vâng. Tôi rõ, thưa Thiếu tướng.
- Và thứ ba. Chú tổ chức an ninh chu đáo khuôn viên bộ Tổng Tham mưu, bằng cách sử dụng Đại đội 1 Quân Cảnh (của Tổng Tham mưu) và các thành phần an ninh của Tổng hành dinh (Tổng Tham mưu). Tất cả các cổng đóng lại, tuyệt đối không được mở, riêng cổng số 1 - tức cổng chánh - bất cứ ai ra hay vào đều phải trình tôi. Lệnh của tôi xong, chú có gì cần hỏi không?
- Thưa Thiếu tướng, lý do mời họp tôi phải nói thế nào để không bị ngờ vực?
- Tuỳ chú. Nhớ, chỉ một chút sơ hở là chú đứt đầu đó. Thôi, chú vào văn phòng làm việc đi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Có hai danh sách được mời đến họp và ăn trưa
Danh sách 1: là những sĩ quan tướng lãnh tham gia đảo chính (họ biết trước nên việc mời cũng là cho phải phép). Những người này đến sớm và tập trung ở tầng trên
Danh sách 2: là những sĩ quan tướng lãnh thân anh em Diệm-Nhu, bị giam ở tầng trệt để "cách ly" khỏi đảo chính. Một số sẽ bị "thịt" theo danh sách Khiêm đưa ra gồm Đại tá Lê Quang Tung, Đại tá Hải quân Hồ Tấn Quyền, Đại tá Cao Văn Viên...
Đại tá Lê Quang Tung và Đại tá Cao Văn Viên tới, cả hai bị còng nhốt ở tầng trệt.
Đại tá Hải quân Hồ Tấn Quyền do ra sân chơi tennis, không nhận được điện mời. Phe đảo chính cho sĩ quan thân cận của Hồ Tấn Quyền dụ ông Quyền đi ăn cưới ở Thủ Đức và đâm chết ông này trên đường.
Đại tá Lê Quang Tung bị Dương Văn Minh cử Đại uý Nguyễn Văn Nhung "thịt" và chôn ngay phía sân sau.
Đại uý Nguyễn Văn Nhung chính là người "thịt" anh em Diệm-Nhu trên xe M-113 một ngày.
Về cái chết của anh em Diệm-Nhu:
Rất nhiều nguồn tin tả về cái chết này, chung quy với kết cục: anh em Diệm-Nhu bị đâm và bị bắn trên xe
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,322
Động cơ
1,132,898 Mã lực
Phạm Bá Hoa kể
Khoảng 5 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu dây bên kia là người thân cận của Tổng thống, nhưng chưa nghe nội dung.
Ngay tức thì, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi phòng ngoài nên chỉ nghe lõm bõm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa phòng tôi với phòng Thiếu tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua.
Do công việc đòi hỏi tôi ra vào văn phòng Tham mưu trưởng Liên quân một cách nhanh chóng nên tôi phải sang ngồi ở phòng sĩ quan tuỳ viên, vì phòng này khi mở cửa thì nhìn thẳng vào bàn viết của Thiếu tướng Khiêm, nơi đang là bản doanh của Hội đồng quân nhân cách mạng.
Nghe Trung tướng Dương Văn Minh ra lệnh, tôi mới biết là một phái đoàn do Thiếu tướng Mai Hữu Xuân dẫn đầu sẽ vào nhà thờ Cha Tam đón Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu về Bộ Tổng Tham mưu.
Lúc ấy tôi trông thấy vài vị sĩ quan cấp tá đi vô đi ra phòng Tham mưu trưởng Liên quân, nhưng không rõ những vị này có được cử trong phái đoàn hay không.
Một lúc sau, Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi:
- Chú theo dõi khi đoàn xe đón Tổng thống và ông cố vấn về đến thì hướng dẫn xe đậu ở sân vận động cạnh toà nhà chánh, cho Quân Cảnh gác chung quanh và không cho bất cứ ai đến gần. Xong, chú lên trình tôi.
- Vâng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top