Theo yêu cầu của vợ chồng Trần Dung Dung, Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng chỉ định an táng khoảng đất và Uỷ ban kiểm soát để tạm an táng Diệm-Nhu tại Bộ tổng tham mưu, theo Công văn số 835/TTM/VP ngày 7-11-1963.
Ngày 8-11-1968, đúng 20 giờ 20, hai quan tài Diệm-Nhu do quân nhân thuộc đại đội mai táng của quân vụ Trấn Sài gòn, dưới sự chỉ huy của đại úy Đỗ Văn Giương, Đại đội trưởng đại đội mai táng, được di chuyển bằng hai chiếc xe GMC từ phòng Hội đại đội Tổng hành dinh Tổng tham mưu đến đặt trên hai huyệt đã xây kim tĩnh sẵn tại khu vực lăng Võ Tánh sau chùa Hưng Quắc Tự phía Đông Bắc.
Khi đó có sự hiện diện của vợ chồng Trần Trung Dung và linh mục Claude Larre đại diện Toà Khâm sứ Sài gòn, do vợ chồng Trần Trung Dung mời đến để cử hành lễ cầu hồn đưa xác.
Đúng 21 giờ, hai quan tài được hạ xuống huyệt.
Mộ nằm về phía Đông Bắc, đầu hướng về phía Đông Tây, sau chùa Hưng Quốc Tự.
Hai nấm mộ được lấp đất và xây gạch kín tô đá rửa và mộ Diệm đề chữ huynh, mộ Nhu đề đệ.
Khi chôn cất Diệm-Nhu, ngoài vợ chồng Trần Trung Dung là cháu rể và linh mục người Pháp Larre cùng mấy người lính lo việc chôn cất, không có tướng lĩnh nào dám tới chứng kiến cả. Năm 1967, hai xác Diệm-Nhu được cải táng đem về chôn tại đất Nghĩa tráng Mạc Đĩnh Chi, nhưng không có bia hay chữ đề gì, chỉ có vòng xích sắt đen quấn trên mộ làm hàng rào. Sau 1975, thành phố cần chỉnh trang nên tất cả các mộ chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi được cải táng đi nơi khác.
Mộ hai anh em Diệm-Nhu cũng được gia đình cải táng đem về chôn ở nghĩa trang Lái Thiêu