[TT Hữu ích] Ngô Đình Diệm – từ đỉnh cao quyền lực tới khi bị Mỹ phế bỏ

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Cả chiều 1-11, nhiều tướng đảo chính gọi vào Dinh kêu gọi Tổng thống Diệm và ông Nhu đầu hàng.
16:30, Dương Văn Minh lên tiếng với ông Nhu rằng nếu ông Nhu và Tổng thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh Tổng thống sẽ bị pháo kích và dội bom. Phe đảo chính mang Đại tá Lê Quang Tung đến, ông ta là người chỉ huy Lực lượng Đặc biệt trung thành với Tổng thống Diệm.
Họ kê súng vào đầu Đại tá Tung bắt gọi.
Đại tá Tung báo cáo thẳng là phe đảo chính bắt giam tất cả tướng lãnh và viên chức trung thành chính phủ, và Tướng Khiêm với Tướng Đính đã gia nhập phe đảo chính rồi. Đại tá Tung kêu gọi đầu hàng, nhưng ông Nhu không chịu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Tối hôm đó, phe đảo chính trói tay Đại tá Tung và em của ông ta giữ chức Phó Chỉ huy Lực lượng Đặc biệt. Họ bị giao cho cận vệ của Tướng Minh chở về Bộ Tổng tham mưu bắn chết và chôn vào 2 cái hố mới được đào.
Việt Nam 1963_11_1 (2) Lê Quang Tung.jpg

Lê Quang Tung
 

Force 47

Xe tăng
Biển số
OF-547423
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
1,176
Động cơ
173,639 Mã lực
Tuổi
56
Cụ cũng chỉ đọc lại những thông tin từ bên thắng cuộc viết, chứ lúc đấy cụ cũng giống em chưa sinh ra và không được chứng kiến những sự kiện đó. Ta ko đc chứng kiến thì biết ai đúng ai sai đâu
Cụ ngồi im mà hóng! Năm 1963, Cụ chủ thớt đã là một thanh niên rồi đấy!
Đừng chém lôm côm!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
17:15, Tướng Minh gọi Tổng thống Diệm đầu hàng. Diệm từ chối nói chuyện với Tướng Minh phản loạn và khinh bỉ cúp máy. Quá tức giận về thái độ của Tổng thống Diệm làm bẽ mặt Tướng Minh trước binh sĩ, sau đó vài tiếng, Tướng Minh gọi lại vào Dinh, Tướng Minh dọa nếu anh em Tổng thống Diệm không ra đầu hàng thì Dinh này sẽ trở thành "bình địa". Tổng thống Diệm vẫn từ chối nói chuyện với vị tướng lãnh đạo cuộc đảo chính này.
Để chứng tỏ lời đe dọa là thật, Tướng Minh ra lệnh tấn công vào Dinh. Lý do Tướng Minh chần chừ không tấn công là vì muốn giảm thiểu sự đổ máu của hai bên. Hơn nữa, Tướng Minh và các tướng đảo chính không có ý định tấn công vào Dinh là vì cho là khi thấy lực lượng đảo chính hùng hậu như vậy thì anh em Tổng thống Diệm tất ra đầu hàng. Sự từ chối giải pháp đầu hàng của Tổng thống Diệm đã làm Tướng Minh và các tướng ngạc nhiên, bực tức vô cùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Không tướng nào muốn tấn công vào Dinh Gia Long cả. Tổng thống Diệm hiện vẫn còn là khuôn mặt đáng kính. Họ không muốn mang tiếng nhục khi tấn công trực tiếp vào Tổng thống Diệm.
Các tướng đảo chính chọn Đại tá Nguyễn Văn Thiệu vì Thiệu là người Công giáo. Họ muốn người Công giáo diệt người Công giáo. Đó là lối lý luận và tính toán của các tướng đảo chính theo đạo Phật.
Khoảng hơn 3:00 AM ngày 2/11/1963, Đại tá Thiệu tấn công Dinh Gia Long bằng vũ khí hạng nặng .50 caliber, 75 mm và xe tăng, phá sập cổng Dinh, dù vậy Tổng thống Diệm cũng không chịu đầu hàng.
Rạng sáng, phe đảo chính tiến vào Dinh Gia Long với cảnh tượng đổ nát, ngổn ngang. Họ tìm kiếm Tổng thống Diệm và ông Nhu, lúc đó mới phát giác là hai ông đã thoát thân từ lúc 8 giờ tối hôm trước (ngày 1-11)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Một góc nhìn khác cuộc đảo chính
Version 1
Sáng 1-11-1963, để cầm chân Tổng thống Ngô Đình Diệm cho các tướng hội họp để tổ chức đảo chính tại Bộ tổng tham mưu, Đại sứ Cabot Lodge đã tháp tùng Đô đốc Harry D. Felt, Tư lệnh Thái Bình Dương, vào thăm ông Diệm.
Sau cuộc viếng thăm, ông Diệm mời Cabot Lodge ở lại để nói chuyện thêm.
Trong khi nói chuyện, ông Diệm có hỏi ông Lodge rằng nghe tin sắp có đảo chính, có đúng như vậy không.
Ông Lodge nói rằng ông không hề nghe tin đó, nếu có nghe ông sẽ báo tin cho Tổng thống biết ngay, và quả quyết Hoa kỳ không đồng ý một cuộc đảo chính như vậy.
Trong khi Đại sứ Cabot Lodge gặp ông Diệm, CIA cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, vào gặp và nói chuyện với ông Ngô Đình Nhu để cầm chân ông này.
Đại tá Thiệu đã hỏi ông Nhu rằng có nghe tin gì về đảo chính không. Ông Nhu cho biết không có tin gì mới cả.
Chiếu 31-10-1963, theo lệnh của Lucien Conein, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đã điều động hai trung đoàn của Sư đoàn 5, một Tiểu đoàn pháo binh và một chi đoàn thiết giáp, nói là đi hành quân ở Phước Tuy (Bà Rịa), nhưng khi đến ngã ba xa lộ Biên Hoà và quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, các đơn vị này được lệnh dừng ở đó đợi lệnh.
Sáng 1-11-1963, Thiếu tá Nguyễn Bá Liên, cháu của Đỗ Mậu, tham mưu trưởng Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến, ra lệnh hai Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến là Tiểu đoàn 1 của đại uý Trần Văn Nhật và Tiểu đoàn 4 của đại uý Lê Hằng Minh đi hành quân ở núi Thị Vãi, Ba Rịa, rồi bất thần đưa về Sài gòn tiến chiếm Tổng Nha Cảnh sát, Bộ Nội Vụ, Nha truyền tin và đài phát thanh Sài gòn. Còn tướng Mai Hữu Xuân đưa tân binh quân dịch ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung về chặn các ngả vào Sài gòn.
Đến một giờ trưa, Đại tá Thiệu bất thần ra lệnh cho cả hai trung đoàn di chuyển về Sài gòn, một trung đoàn đóng ở Phú Lâm, còn một trung đoàn đóng ở ngã tư Hàng Xanh để ngăn chặn quân cứu viện từ ngoài tiến về giải cứu Sài gòn. Sở chỉ huy Bộ tư lệnh tiền Phương Sư đoàn 5 được đặt tại Trường Đại học Sư Phạm ở đường Cộng hoà.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
9,475
Động cơ
485,217 Mã lực
Với chính sách của ông Diệm, mình còn lâu mới thống nhất được 2 miền.
Cụ chuẩn, nhưng ông Diệm cũng bản lĩnh nhỉ? Không cho Mỹ tham chiến. Mỹ sai lầm khi loại Diệm, sau nuôi một lũ ăn hại nhưng biết nghe lời.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
13 giờ 30, tiếng súng bắt đầu nổ ran tại một vài nơi ở Sài gòn.
Cao Xuân Vỹ, Tổng giám đốc Thanh niên, đã gọi cho Ngô Đình Nhu tại Dinh Gia Long để hỏi thăm tin tức.
Ông Nhu bảo Cao Xuân Vỹ đi quanh một vòng xem tình hình như thế nào.
Ông Cao Xuân Vỹ lái xe đi một vòng rồi vào báo tin cho ông Nhu biết tình hình vẫn yên tĩnh. Ông Nhu hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng nào để đảo chính?”.
Ông Nhu cho biết sáng nay Đại tá Thiệu mới đến đây nói chuyện và báo cáo tình hình vẫn yên tĩnh.
Trung tá Lê Như Hùng, tham mưu trưởng Biệt Bộ tại Phủ tổng thống đặc trách liên lạc với quân đội, được gọi đến Dinh Gia Long để liên lạc với những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Sài gòn.
Trung tá Hùng đã liên lạc ngay với tướng Trần Thiện Khiêm ở Tổng tham mưu và tướng Tôn Thất Đính ở Quân đoàn 3, hai nơi này cho biết tướng Khiêm và tướng Đính đang họp ở Bộ tổng tham mưu.
Trung tá Hùng gọi cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5, ở đây cho biết Đại tá Thiệu đang đi hành quân. Trung tá Hùng quay qua gọi cho Đại tá Hồ Tấn Quyền, Tư lệnh hải quân, nhưng không ai trả lời. Ông Ngô Đình Nhu không hề biết Đại tá Quyền đã bị lực lượng đảo chính giết chết.
Trung tá Hùng liền gọi Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt. Ở đây trả lời Đại tá Tung đi họp ở Tổng tham mưu. Ông Nhu cũng không biết tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho đại uý Nguyễn Văn Nhung đem Đại tá Tung ra sau Nghĩa trang Bắc Việt thủ tiêu rồi.
Trong khi đó, ông Cao Xuân Vỹ gọi cho Tổng Nha Cảnh sát nhưng không liên lạc được, vì nơi đây đã bị thuỷ quân lục chiến chiếm.
Ông liền liên lạc với trung tá Phước, Phó Đô Trưởng Nội An. Trung tá Phước cho biết tình hình vẫn yên tĩnh.
Ông đã gọi ông Bửu Thọ, Tổng giám đốc Đài phát thanh Sài gòn, và dặn nếu quân đảo chính xâm nhập, phải cho phá đài phát thanh ngay.
Trước tình trạng này, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã điện thoại cho Đại sứ Cabot Lodge cho biết ông vừa nghe tin có đảo chính và xin ông Đại sứ cho biết tin đó có đúng không. Đại sứ Lodge trả lời rằng Tổng thống cứ yên tâm, không hề có chuyện đó. Nếu có tin gì, ông sẽ cho Tổng thống biết ngay
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Lúc 14:30, đài phát thanh bỗng im lặng. Ông Vỹ liền gọi đến đài phát thanh, nhưng không ai trả lời.
Có lẽ lúc đó Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống đang giao tranh với thuỷ quân lục chiến, vì đang nghe tiếng súng ở phía đó.
Tổng thống Ngô Đình Diệm liền gọi lại cho Đại sứ Lodge lần thứ hai. Đại sứ Lodge cầm điện thoại lên ngay. Tổng thống Diệm cho biết ông đã nghe tiếng súng, yêu cầu ông Đại sứ cho biết tin tức. Ông Lodge quả quyết không có chuyện gì xảy ra cả. Tổng thống Diệm yêu cầu ông Lodge liên lạc với cơ quan MACV xem sao. Ông Lodge vẫn quả quyết không có chuyện gì xảy ra.
Lúc 16:45, đài phát thanh Sài gòn bắt đầu đưa tin Quân đội đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội đồng tướng lãnh yêu cầu ông Diệm từ chức và cùng ông Nhu rời khỏi Việt Nam.
Khi biết chắc một số tướng lãnh đã đứng ra làm đảo chính, ông Nhu bảo trung tá Hùng gọi cho Liên binh phòng vệ Phủ tổng thống, xem tình hình ra sao.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham mưu trưởng Liên binh phòng vệ cầm điện thoại trả lời và cho biết trung tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư lệnh Liên binh, đã đi họp tại Bộ tổng tham mưu nhưng không thấy về.
Về tình hình, Thiếu tá Duệ trình rằng thuỷ quân lục chiến đã chiếm đài phát thanh và bắt đầu bắn vào thành Cộng hoà.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Trung tá Hùng yêu cầu Thiếu tá Duệ cho biết tình hình của Liên binh phòng vệ, Thiếu tá Duệ cho biết Liên binh có khoảng hai Tiểu đoàn gồm khoảng 1.500 quân, chia ra thành 6 đại đội, đang đóng rãi rác ở Sở thú, thành Cộng hoà, Dinh Độc Lập và vườn Tao Đàn. Ngoài ra, Liên binh còn có một Liên chi đoàn thiết giáp, một Đại đội phòng không và một Đại đội truyền tin.
Ông Nhu ra lệnh cho Thiếu tá Duệ thay trung tá Khôi chỉ huy Liên binh.
Trung tá Hùng gọi điện thoại cho Thiếu tá Phạm Văn Phú, Chỉ huy trưởng Liên đoàn 77 thuộc Sở liên lạc và hỏi có quân không.
Thiếu tá Phú cho biết không còn đại đội nào cả, vì trong những tuần qua, Bộ tổng tham mưu đã ra lệnh giao các đại đội của Liên đoàn cho tướng Tôn Thất Đính sử dụng vào các cuộc hành quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Khi Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Cao Xuân Vỹ xuống hầm trú ẩn ở dưới Dinh Gia Long, Thiếu tá Duệ gọi đến và yêu cầu cho mở cuộc hành quân tiến chiếm Bộ tổng tham mưu. Sau đó, Thiếu tá Phạm Văn Phú gọi vào cho biết có một đại đội biệt kích mới đi hành quân trở về. Anh Đại đội trưởng đề nghị cho mở cuộc hành quân vào Bộ tổng tham mưu xúc hết các tướng đảo chính. Theo kế hoạch của anh, một đơn vị của Liên binh phòng vệ sẽ đánh nghi binh lên mặt tiền Bộ tổng tham mưu, còn anh sẽ dẫn đại đội của anh đánh bọc hậu phía sau, tiến vào bắt hết các tướng đảo chính.
Ông Cao Xuân Vỹ trình các đề nghị này lên Tổng thống Diệm thì Tổng thống Diệm quát tháo om sòm và nói: “Tôi là Tổng tư lệnh quân đội, tôi không thể ra lệnh cho quân đội đánh quân đội được. Hãy để quân đội đi đánh Việt Cộng”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Sau khi Diệm từ chối dùng quân sự để chống đảo chính, Cao Xuân Vỹ nghĩ rằng có thể dùng lực lượng quần chúng để chống đảo chính.
Ông liền gọi cho ông Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Công, một đảng viên Đảng Cần Lao, nhưng không ai trả lời.
Ông Cao Xuân Vỹ lại gọi cho ông Lê Mỹ, người lãnh đạo các công nhân khuân vác ở Cảng Sài gòn, nhưng cũng không gặp.
Sau này ông mới biết ông Trần Quốc Bửu đã hợp tác với CIA.
Khoảng 17 giờ, Tổng thống Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho ông Cabot Lodge lần thứ ba, cho biết một số tướng lãnh phản loạn đang họp ở Bộ tổng tham mưu để làm đảo chính lật đổ chính phủ, yêu cầu ông Lodge cho biết quan điểm của chính phủ Hoa kỳ về cuộc đảo chính này.
Ông Lodge nói rằng ông cũng có nghe tiếng súng nổ, nhưng không biết hết sự kiện. Vả lại, lúc này là 4 giờ sáng ở Wasington, chính phủ Mỹ không thể có một quan điểm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Ông Cao Xuân Vỹ điện thoại cho trung tá Phước ở Toà Đô Chánh, yêu cầu dời bộ tham mưu tiền phương vào trung tâm xã hội ở Đại thế giới, Chợ Lớn. Sau đó ông cùng với ông Ngô Đình Nhu tìm một giải pháp. Lúc đầu, ông Cao Xuân Vỹ đề nghị để Tổng thống Diệm lại trong Dinh, còn ông và ông Nhu ra khỏi Dinh để có thể giải cứu cho nhau. Nhưng Tổng thống Diệm bác ngay. Ông Diệm sợ ông Nhu khi rời khỏi ông sẽ bị giết. Ông Nhu đề nghị cả hai cùng đi.
Ông Diệm liền hỏi: “Đi mô?”
Ông Nhu đề nghị đến ẩn náu tại Toà Khâm Sứ của Toà Thánh Vatican ở đường Hai Bà Trưng.
Ông Diệm trả lời không được. Theo ông, không nên gây khó khăn cho Toà Thánh.
Ông Nhu đề nghị tới Đại sứ quán Úc.
Ông Diệm bảo đừng tin vào những Đại sứ quán Tây Phương.
Ông Nhu đề nghị đến Đại sứ quán Nhật, ông Diệm bảo Nhật không có tốt với mình đâu, ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với Nhật.
Rồi cuối cùng, ông Nhu đề nghị đến Đại sứ quán Đài-Loan.
Ông Diệm cho rằng mình mới ban hành nhiều biện pháp đối với người Hoa, bây giờ đến đó coi sao được.
Nói tóm lại, ông Diệm không muốn rời Dinh Gia Long nên tìm cách bác bỏ các đề nghị của ông Nhu. Cao Xuân Vỹ đề nghị với ông Nhu hoặc đi lên Cao Nguyên với tướng Nguyễn Khánh, hoặc đi xuống miền Tây với Đại tá Bùi Dinh.
Ông Nhu bảo ông Cao Xuân Vỹ đi xem tình hình xem như thế nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Cao Xuân Vỹ nghĩ rằng có thể đi bằng ghe xuống miền Tây, nhưng trong khi chờ đợi tìm ghe để đi, phải rời khỏi Dinh Gia Long ngay lập tức.
Ông Nhu vào trình với ông Diệm rằng phải ra khỏi Dinh Gia Long, vì tình thế rất nguy hiểm.
Ông Diệm nói rằng làm Tổng thống không thể đi trốn được.
Ông Nhu giải thích rằng mình không đi trốn, đây chỉ là “dịch cư” để bảo đảm an ninh rồi trở về lại mà thôi.
Ông Nhu thuyết phục ông Diệm rằng trên nguyên tắc, một cuộc đảo chính nếu trong 48 giờ không thành công, sẽ thất bại. Mình chỉ rời khỏi Dinh một thời gian thôi.
Ông Diệm làm thinh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Bỗng ông Cabot Lodge gọi đến nói rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng thống. Ông nói nếu ông có thể làm gì cho sự an toàn của Tổng thống, xin cứ gọi ông.
Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.
Như vậy, khi ở Dinh Gia Long, Tổng thống Diệm đã gọi ông Cabot Lodge tất cả ba lần, và ông Lodge đã gọi cho Tổng thống Diệm một lần. Nhưng trong hồ sơ, ông Lodge nói ông Diệm chỉ gọi cho ông một lần mà thôi.
Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair (vợ Lodge) cho biết khi cuộc đảo chính bắt đầu, ông Lodge ra đứng ngoài hành lang điều khiển, để những mệnh lệnh của ông không bị ghi âm!
Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Chuyện xảy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Cao Xuân Vỹ liền gọi điện thoại cho trung tá Phước bảo đem đến Toà Đô Chánh ngay một chiếc xe.
Trung tá Phước tưởng ông Cao Xuân Vỹ cần xe chờ đồ nên cho đại uý Hưng lái một chiếc xe fourgonnette (xe chở hàng nhỏ) đến.
Việt Nam 1963_11_1 (2_2).jpg

Xe Citroen 2CV fourgonnette tương tự chiếc xe mà anh em Diệm-Nhu rút chạy khỏi Dinh Gia Long lúc 19 giờ 30 tối 1/11/1963
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Ông Cao Xuân Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng đại uý Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long.
Khi xe đến, Cao Xuân Vỹ vào báo cho ông Diệm và ông Nhu biết.
Ông Diệm bảo đại uý Bằng (hầu cận) lên lấy chiếc cặp cho ông.
Khi ra xe, ông Diệm lầu bầu: “Đi như ri là mất nước!”.
Vì xe fourgonnette là loại xe chở hàng nên ở thùng sau không có ghế ngồi, nhưng hai ông cũng bước lên và ngồi giữa sàn xe.
Đại uý Bằng muốn đi theo, nhưng đại uý Đỗ Thọ, cháu Đỗ Mậu, tình nguyện đi.
Cao Xuân Vỹ vội chạy vào Dinh lấy cái nệm cho hai ông ngồi, nhưng khi trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tốí.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Xe ra ngả đường Pasteur, xuống đường Lê Lợi, qua đường Trần Hưng Đạo, đến Đồng Khánh rồi vào khu Đại thế giới, nơi đặt Bộ tư lệnh tiền phương của trung tá Phước. Ông Cao Xuân Vỹ gọi cho ông Mã Tuyên, một Tổng Bang trưởng của người Hoa và là Thủ lãnh thanh niên cộng hoà ở Chợ Lớn, nhờ tìm nơi tạm trú cho Tổng thống. Ông Mã Tuyên nhận lời ngay, mặc dầu ông chưa bao giờ gặp mặt ông Diệm và ông Nhu.

Không ai biết Tổng thống Ngô Đình Diệm đã rời Dinh Gia Long, ngoài đại uý Bằng, nên mọi người cứ tưởng ông Diệm và ông Nhu vẫn còn ở trong Dinh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Cao Xuân Vỹ gọi ông Lê Mỹ ở lại mua thực phẩm tiếp tế cho các binh sĩ trong Dinh trước khi ra đi. Lúc đó, lực lượng trong Dinh có một Đại đội an ninh phủ tổng thống do Thiếu tá Huỳnh Văn Lạc chỉ huy. Bên ngoài, Liên binh phòng vệ do Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng, và Thiếu tá Phan Văn Hưởng, tham mưu Phó chỉ huy. Sau này tướng Nguyễn Văn Thiệu nói rằng nếu ông Diệm không trình diện, phải có ít nhất ba trung đoàn mới có thể chiếm được Dinh Gia Long.
Thu xếp xong công việc, ông Cao Xuân Vỹ vào Đại thế giới thì ông Diệm và ông Nhu đã vào nhà Mã Tuyên rồi.
Ông Cao Xuân Vỹ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng thống và ông cố vấn đang ở trên lầu. Ông Cao Xuân Vỹ nói với ông Mã Tuyên rằng không thể ở đây lâu được vì thế nào cũng sẽ bị phát hiện. Phải tìm một nơi nào an toàn hơn. Ông Mã Tuyên liên lạc với những người Hoa rồi cho biết đã tìm được hai kho hàng trống ở Bến Bình Đông và đang cho dọn dẹp sạch sẽ.
Ông Cao Xuân Vỹ dự trù vào lúc 6 giờ sáng, khi giờ giới nghiêm chấm dứt, sẽ cho xe đưa Tổng thống và ông Ngô Đình Nhu đến đó.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,109 Mã lực
Mã Tuyên cho biết, suốt cả đêm hai ông không ngủ, cứ gọi điện thoại cho hết chỗ này đến chỗ kia, và bàn định công việc.

Đúng 6 giờ sáng, khi vừa hết giờ giới nghiêm, ông Cao Xuân Vỹ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng thống và Cố vấn đã đi vào xem lễ ở nhà thờ Cha Tam, cuối đường Đồng Khánh.
Sau này người ta được biết ông Diệm nhất định không chịu đi theo kế hoạch của ông Cao Xuân Vỹ.
Ông nói rằng “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không chịu nhục).
Theo ông, “Tổng thống không có đi trốn”!
Ông ra lệnh cho Liên binh phòng vệ buông súng rồi gọi điện thoại báo tin cho ông Cabot Lodge biết ông bằng lòng từ chức và đi ra ngoại quốc.
Trước khi tin cho các tướng đảo chính biết, ông đến nhà thờ để dự lễ và cầu nguyện.
Ông Diệm không ngờ quyết định này là quyết định chấm dứt cuộc đời của ông.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top