Kinh dịch em có lúc thử mon men ngó thử sách của cụ Ngô Tất Tố và thấy khó vì khôn ngữ cổ, đọc thực sự khó lĩnh hội. Gốc gác của dịch thì là những quan sát sự vận hành của vạn vật của người xưa ở phương đông (chưa rõ của văn minh Trung Quốc hay Việt Nam cổ) nhưng phần nào lấy trái đất làm trung tâm do hạn chế khả năng quan sát vũ trụ. Những sự lý giải, dự báo ít nhiều cũng có cơ sở nhưng cũng tùy vào khả năng của người vận dụng, và đôi lúc có thể chệch.
Sau này thì có ngài Thích Ca ở Ấn Độ, thực hành thiền định sâu xa nói đến sự vận hành của luật nhân quả, thuyết luân hồi tiến hóa và nói trái đất chỉ là một cõi rất nhỏ trong hằng hà sa cõi trong vũ trụ, rất đúng với quan sát thiên văn hiện nay của các nhà khoa học.
Gần đây thì có cụ Albert Einstein phát hiện ra luật hấp dẫn, tác động qua lại giữa mọi thứ có khối lượng, được khoa học chứng minh.
Như vậy, tổng quát thì hiện vũ trụ có 3 luật cơ bản: Luật hấp dẫn; Luật nhân quả và Luật luân hồi tiến hóa. Ba cái này em thấy nó bao trùm cả luật về dịch lý (do hạn chế của người xưa). Dịch lý vừa khó vì ngôn ngữ cổ, lược dịch lại qua nhiều đời, lại vừa hạn chế do nhận định như trên nên sau đó em không còn quá hào hứng tìm hiểu món này nữa mà hay nhìn nó dưới dạng là các tác động của các khí, các lực, các từ như trong clip dưới.