em trích lại đoạn của cụ hay vì em định còm đoạn hơi xa đề một tí: là em kể chuyện sử mấy tân binh công tử đi lính, lên ở tập chung, vệ sinh chung, tắm chung nhưng ko quen, nhất là vệ sinh chung, cái này cccm hiểu, thế là có bố khôn lỏi đêm lặng lẽ ra sân VĐ với khẩu hiệu" nhất quận công, nhì ,,,đồng, hiu hiu gió thổi mát cả mông", thoáng mát thơm bala bala sáng hôm sau chỉ huy phát hiện sản phẩm triệu tập tân binh không tra không hỏi, cho xếp hàng từ đống ... đến nhà xí rồi bốc đống c chuyền tay nhau đưa đến nhà xí, cuối cùng đống c bj chỉ còn bằng viên bi.kệ rồi đi rửa tay và tập luyện. cccm ạ, thế là bọn ko ị nó cay, nó rình, bố kia ko chừa vẫn tiếp tục, bị tóm sống. anh em nó tẩn cho tịt mịa nó ị gần tuần, chỉ huy biết nhưng kệ, coi đó là loại hình kỉ luật "lấy tập thể rèn cá nhân" sau vụ đó bố bảo tên nào dám ị bậy nữa.
quay lại chủ đề; mợ chủ ạ, dạy học em nghĩ nó đa dạng phong phú lắm, nhưng phải chuẩn khung quy định, kq phải đạt được mục tiêu đề ra trong giáo án, mỗi thầy có cách riêng và xử lý tình huống riêng để đạt kq tốt nhất. nhưng em nghĩ đã là gv thì xác định Dạy học là nghiệp của mình, là nghiệp nhé, chứ chỉ coi là nghề thì chưa đủ, vì khi coi là nghiệp thì chữ Tâm nó mới choán hết, bao trọn hết trong người thầy, khi đó mỗi giờ của thầy nó mới cháy hết mình, khi đó các con chúng ta sẽ đón nhận bằng trái tim, nó khác đấy, em nghĩ những giờ đó, dù môn nào Tự nhiên hay XH hs sẽ yêu hết, còn khi gv chỉ dừng lại coi là nghề thôi, thì sẽ có rất nhiều rất nhiều giờ hs ko hứng thú, sẽ làm việc riêng, sẽ lại nhận những hình phạt mà thầy cô nghĩ ra tuy ko nguy hiểm nhưng ko đúng trong giáo án, nếu trong giáo án của thầy dạy con mợ Thảo có đề ra tình huống xử lý như vậy khi hs nói chuyện em nghĩ ko ai duyệt cho lên lớp giờ đó đâu, đó là ngu ý của em, có gì em cũng muốn nghe cccm góp ý, mợ chủ lo là lo chỗ đó thì phải.