Người dân miền Bắc trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, nếu không lầm thì vụ chết đói năm 45 chủ yếu xảy ra mạn phía Bắc. Rồi chiến tranh liên miên kéo dài cả trăm năm, mặc dù hoà bình lập lại nhưng tiếp tục chiến tranh hết phía Nam ra phía Bắc, kinh tế thì bị cấm vận phong toả, lương thực thực phẩm khan hiếm, màn xơi bo bo thay cơm, đến nhợn còn chê là tột cùng của sự đói kém. Đây chính là nguyên nhân để hình thành sự tích luỹ, căn cơ thu vén, cần cù chăm chỉ làm ăn như cụ chủ thớt gọi là mưu sinh đó.
Thực tế gia đình nhà cháu đã trải qua mấy giai đoạn khó khăn này, từ bậc phụ huynh cho đến nhà cháu nên có thể lấy cá nhân mình ra làm minh hoạ cho cái gọi là "tính cách căn cơ" của dân miền Bắc nói chung.
Ông ngoại nhà cháu là 1 công chức thời Pháp, về hưu hưởng lương hưu của CQ cũ, tiền lương hưu của ông cụ đủ nuôi đại gia đình cùng người giúp việc. Sau năm 1954 khi thay đổi chế độ, khoản lương hưu này không còn nữa, nhưng ông cụ vẫn lèo lái gia đình buôn bán, lao động và nhờ tích luỹ từ trước, gia đình vẫn đứng vững mặc cho sự bài xích của thiên hạ áp đặt chụp cho cái mũ tiểu tư sản. Về phía bên nội nhà cháu thì do cụ nội chịu khó tích luỹ, cứ có đồng nào lại mua lại đất để canh tác, ông nội được thừa hưởng tài sản của bố để lại. Cải cách RĐ, ông nội nhà cháu bị trói gô dẫn ra sân đình đấu tố, cán bộ CQ khoác cho cái áo địa chủ lên người, nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc ở thời điểm người nông dân nổi dậy. Rất may ông cụ nhà cháu là cán bộ CM nên cứu được bố thoát mạng, tuy nhiên nhà cửa đất đai bị tịch thu hết. Sau này xh cào bằng tiêu chuẩn mỗi hộ gia đình 2-3 sào đất. Đang từ hơn chục mẫu ruộng ( hơn 100 sào Bắc bộ) còn có 2-3 sào đất, những tưởng khó khăn không thể vượt qua, nhưng với bản chất là người lao động, những khó khăn đó nhanh chóng được thích nghi để vượt qua nó dễ dàng.
Đấy là đời bố mẹ mình, còn đến đời nhà cháu, ai đã trải qua giai đoạn này ko nói làm gì, còn ai chưa trải qua thì quá nhiều câu chuyện qua báo chí sách vở viết về thời kỳ khó khăn này đều có thể hình dung ra. Giai đoạn đó (từ sau 1975- 1985) nhà cháu mới hơn chục tuổi, đã nai lưng làm thêm đủ mọi việc để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống, cho học hành. Và trong khó khăn này hình thành nên ý thức căn cơ tích kiệm, không hoang phí, kiếm được 10đ chỉ dám tiêu chư đến 1/2.
Bây giờ đến thế hệ F1 nhà cháu, đứa thì ngoài 30, đứa sắp ra trường. Mặc dù không phải gặp khó khăn như các tiền bối của chúng, nhưng chắc chắn tính căn cơ tích luỹ, chịu khó cần cù làm ăn (hay còn gọi là mưu sinh) được chúng kế thừa và duy trì mang tính truyền thống như 1 nét văn hoá vậy.