- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,222
- Động cơ
- 1,131,913 Mã lực
Vinh đầu thế kỷ 20
Một ngã tư ở Vinh đầu thế kỷ 20
Cháu đố cụ Ngao một nhạc sĩ Hải phòng lại có bài hát điệu ví dặm rất hay?
Cổng thành Vinh ở Nghệ An thập niên 1920
Các cụ thân mến
Em là dân Hải Phòng tạm gọi là chính gốc. Nhưng không hiểu sao em là không thể nghe được chèo. Thấm vào máu em từ thập niên 1950 là những bài hát trên đài phát thanh về những điệu hò ví dặm, lúc đó em chỉ thấy thích nghe vì nó êm dịu, dễ vào, và dí dỏm. Sau này lớn lên, trong chiến tranh phá hoại của Mỹ năm 1965-67, em thích nhất bài "Tiếng hò trên đất Nghệ An" của Tân Huyền. Không rõ các cụ Nghệ An nghĩ răng, chứ em thấy rất thích bài hát này lắm. Phải đến 2004, em mới bước chân vào thăm bạn học Nghệ An, Hà Tĩnh, những đồng niên đại học Tổng hợp năm xưa và sờ tay vào những địa danh ở Vinh. Rồi em phóng xe máy đến Đồng Lộc, và chụp hình, lòng lâng lâng kiểm tra lời bài hát của Nguyễn Văn Tý "đường Đồng lộc, đường Khe Giáo, rồi đường Hồng Lam, Đèo Ngang, Linh Cảm"
Là người sống hoà đồng, không có tâm lý vùng miền, nên em được các bạn xứ Nghê yêu quý
Những địa danh hoặc chú thích trong bài, em dịch laỊ, có thể chưa chính xác. Mong các cụ bổ xung hoặc chỉnh sửa lại để em lưu lại database cho chính xác hơn. Thật lòng
Đập Đô Lương, thường gọi là Bara Đô Lương, được Pháp xây dựng từ 1933-1937.
Đập Đô Lương 1930-54
1937 – Công thuỷ lợi Bển Thủy (Nghệ An)
Có phải cụ nói đến nhạc sĩ Trần Hoàn không ạCháu đố cụ Ngao một nhạc sĩ Hải phòng lại có bài hát điệu ví dặm rất hay?
cảm ơn cụ Ngao, chúc cụ sức khỏe!
13-6-1953 - Tòa Giảm mục Vinh
Một ngôi chùa người Hoa tại Vinh đằu thế kỷ 20
Một ngôi chùa người Hoa tại Vinh đằu thế kỷ 20
Dạ, cụ Trần Hoàn có thời làm Giám đốc SVH Hải phòng, nhưng cháu muốn nói 1 nhạc sĩ Hải phòng chính gốc là cụ Vũ Ngọc Quang (1940-2013). Cụ Quang sinh ra lớn lên, hoạt động văn nghệ ở Hải phòng một thời gian dài, sau chuyển về Hà nội.Có phải cụ nói đến nhạc sĩ Trần Hoàn không ạ
Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận cụ Trần Hoàn là người thính tai nhất thế giới, vì từ Mạc Tư Khoa mà vẫn nghe được giọng hò xứ Nghệ cách xa 10.000 km đường chim bay
Bố em quen biết cụ Trần Hoàn (tuy cụ kém bố em gần 20 tuổi). Cô con gái đầu lòng của cụ Trần Hoàn trạc tuổi em, và có một kỷ niệm với người bạn học cùng thời Đại học với em
Cụ Trần Hoàn, quê ở Quảng Trị, không phải Hải Phòng, nhưng cụ ấy làm Giám đốc Sở Văn hóa Hải Phòng cuối thập niên 1960. Nhà cụ ấy ở đầu đường Cầu Đất trong một cái ngõ to có cây đa rất to