[Funland] Ngày xưa(1968), 12 tuổi là vào học cấp 3 ạ?!!!!

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,427
Động cơ
64,715 Mã lực
Iêm học trước cụ. Hồi e học mỗi lớp vài học sinh tiên tiến và giỏi thôi. E nhớ là muốn hs tiên tiến trở lên thì phải 2/3 số môn từ 6.5 trở lẻn ( không tính trung bình tất cả các môn như bấy giờ) tring đó môn thế dục phải khá trở lên. E dốt văn( làm văn chưa khi nào kín 3 mặt phê đúp) lại lười thể dục nhưng giỏi các môn khác nên toàn được thầy cô ủn *** kên ít nhất là hs tiên tiến
Hồi xưa học sinh tiên tiến là kinh rồi. Được hs tiên tiến em nhớ là đứa nào cũng về nhà khoe khắp xóm, còn có quà cho hs tiên tiến (vở, truyện v.v.). Bây giờ đến thời mấy đứa con đi học, toàn hs giỏi, đứa nào mà tiên tiến chắc là học dốt nhất lớp :). Chắc tại bây giờ bọn nó giỏi quá, mình hồi xưa học ngu :).
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Hôm nay trời mưa, vắng xe đi lễ chùa Hà, nên Sổ có thời gian rảnh để viết lại toàn bộ các cuộc cải cách của giáo dục Việt Nam từ 1950

Toàn cảnh cải cách giáo dục của Việt Nam từ 1950 đến nay :


1) Giáo dục Việt Nam trước năm 1950 (hệ Tú Tài) :

Bậc Tiểu học (6 năm, trong đó năm đầu tiên gọi là Đồng Ấu)
Bậc Trung học đệ nhất (4 năm)
Bậc Trung học Chuyên khoa (3 năm)
Tổng cộng là 13 năm, cuối mỗi cấp sẽ có kỳ thi

2) Cải cách từ hệ giáo dục cũ, sang hệ 9 năm : tháng 2/1950 Bộ Giáo dục triệu tập hội nghị trù bị, chuẩn bị đề án giáo dục. Tháng 7/1950 Hội đồng Chính phụ họp, chính thức thông qua đề án cải cách giáo dục

Lớp Vỡ Lòng (thay thế cho tên gọi lớp Đồng Ấu)
Cấp I là 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4 (Thay thế bậc tiểu học cũ 6 năm)
Cấp II là 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7 (Thay thế bậc trung học đệ nhất 4 năm)
Cấp III là 2 năm, từ lớp 8 đến lớp 9 (Thay thế bậc trung học chuyên khoa 3 năm)
Tổng cộng là 10 năm, không có các kỳ thi cuối mỗi cấp, chỉ có kỳ thi tốt nghiệp lớp 9

Đề án này áp dụng từ năm 1951, cho các học sinh có năm sinh từ 1945 và bắt đầu đi học từ năm 1951
Với các học sinh đang học dở dang hệ Tú Tài (cũ) thì kiểm tra trình độ và xếp theo lớp học mới
Với các học sinh, sinh ra trước năm 1945 và chưa đi học bao giờ, thì sẽ học Bổ túc văn hóa, rồi sẽ xếp theo lớp học mới, cụ thể như sau :

Dự bị bình dân, học 4 tháng, đạt trình độ lớp 3 >>> xếp lớp 3 và học tiếp
Bổ túc bình dân, học 8 tháng, đạt trình độ lớp 5 >>> xếp lớp 5 và học tiếp
Trung cấp bình dân, học 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 >>> xếp lớp 8 và học tiếp

3) Cải cách giáo dục năm 1956 (Nghị định 596 ngày 30/8/1956 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...ND-quy-che-truong-pho-thong-10-nam-22952.aspx)

Kể từ niên học 1956 – 1957, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm

Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4
Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7
Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10

Lớp vỡ lòng chưa sát nhập vào hệ thống trường phổ thông 10 năm. Riêng đối với miền núi, để bảo đảm trình độ kiến thức cho học sinh, thời hạn học tại cấp 1 là 5 năm (không kể lớp vỡ lòng)

Tổng cộng là 11 năm, học sinh lớp 4 và lớp 7 phải qua kỳ thi hết cấp, hoc sinh học hết lớp 10 phải qua kỳ thi tốt nghiệp bậc học phổ thông. Hệ thống chấm điểm theo thang điểm 5

Chuyển tiếp học sinh các lớp từ hệ 9 năm sang hệ 10 năm theo nguyên tắc sau:

- Học sinh trường nào sẽ chuyển sang hệ thống mới ngay tại trường ấy.
- Học sinh học ở hệ thống cũ đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp ấy

4) Cải cách giáo dục năm 1981 (Quyết định 135-CP ngày 27/3/1981 của Hội đồng Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...CP-he-thong-giao-duc-pho-thong-moi-43053.aspx)

Bắt đầu áp dụng từ năm học 1981 - 1982, chỉ có hai bậc học :

Bậc phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9
Bậc phổ thông trung học, từ lớp 10 đến lớp 12

Theo tên gọi là 12 lớp (thực tế tổng thời gian học vẫn là 11 năm)

Nội dung chính của cải cách : Bỏ tên gọi lớp Vỡ Lòng (thay vào đó gọi là lớp 1), thành ra những học sinh học lớp 4 sẽ được lên thẳng lớp 6 mà không qua lớp 5. Cải tiến chữ viết (gọi nôm na là chữ cải cách)

Trong suốt 10 năm (1981 ~ 1991) không có lớp 9, nên các học sinh có năm sinh trước năm 1975, nghiễm nhiên học hết lớp 8 là lên lớp 10

5) Từ niên khóa 1992 ~ 1993, lớp 9 chính thức được thêm vào và học sinh có năm sinh từ 1976 trở đi, học đủ 12 năm hệ giáo dục phổ thông
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Hôm nay trời mưa, vắng xe đi lễ chùa Hà, nên Sổ có thời gian rảnh để viết lại toàn bộ các cuộc cải cách của giáo dục Việt Nam từ 1950

Toàn cảnh cải cách giáo dục của Việt Nam từ 1950 đến nay :


1) Giáo dục Việt Nam trước năm 1950 (hệ Tú Tài) :

Bậc Tiểu học (6 năm, trong đó năm đầu tiên gọi là Đồng Ấu)
Bậc Trung học đệ nhất (4 năm)
Bậc Trung học Chuyên khoa (3 năm)
Tổng cộng là 13 năm, cuối mỗi cấp sẽ có kỳ thi

2) Cải cách từ hệ giáo dục cũ, sang hệ 9 năm : tháng 2/1950 Bộ Giáo dục triệu tập hội nghị trù bị, chuẩn bị đề án giáo dục. Tháng 7/1950 Hội đồng Chính phụ họp, chính thức thông qua đề án cải cách giáo dục

Lớp Vỡ Lòng (thay thế cho tên gọi lớp Đồng Ấu)
Cấp I là 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4 (Thay thế bậc tiểu học cũ 6 năm)
Cấp II là 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7 (Thay thế bậc trung học đệ nhất 4 năm)
Cấp III là 2 năm, từ lớp 8 đến lớp 9 (Thay thế bậc trung học chuyên khoa 3 năm)
Tổng cộng là 10 năm, không có các kỳ thi cuối mỗi cấp, chỉ có kỳ thi tốt nghiệp lớp 9

Đề án này áp dụng từ năm 1951, cho các học sinh có năm sinh từ 1945 và bắt đầu đi học từ năm 1951
Với các học sinh đang học dở dang hệ Tú Tài (cũ) thì kiểm tra trình độ và xếp theo lớp học mới
Với các học sinh, sinh ra trước năm 1945 và chưa đi học bao giờ, thì sẽ học Bổ túc văn hóa, rồi sẽ xếp theo lớp học mới, cụ thể như sau :

Dự bị bình dân, học 4 tháng, đạt trình độ lớp 3 >>> xếp lớp 3 và học tiếp
Bổ túc bình dân, học 8 tháng, đạt trình độ lớp 5 >>> xếp lớp 5 và học tiếp
Trung cấp bình dân, học 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 >>> xếp lớp 8 và học tiếp

3) Cải cách giáo dục năm 1956 (Nghị định 596 ngày 30/8/1956 do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...ND-quy-che-truong-pho-thong-10-nam-22952.aspx)

Kể từ niên học 1956 – 1957, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm

Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4
Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7
Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10

Lớp vỡ lòng chưa sát nhập vào hệ thống trường phổ thông 10 năm. Riêng đối với miền núi, để bảo đảm trình độ kiến thức cho học sinh, thời hạn học tại cấp 1 là 5 năm (không kể lớp vỡ lòng)

Tổng cộng là 11 năm, học sinh lớp 4 và lớp 7 phải qua kỳ thi hết cấp, hoc sinh học hết lớp 10 phải qua kỳ thi tốt nghiệp bậc học phổ thông. Hệ thống chấm điểm theo thang điểm 5

Chuyển tiếp học sinh các lớp từ hệ 9 năm sang hệ 10 năm theo nguyên tắc sau:

- Học sinh trường nào sẽ chuyển sang hệ thống mới ngay tại trường ấy.
- Học sinh học ở hệ thống cũ đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp ấy

4) Cải cách giáo dục năm 1981 (Quyết định 135-CP ngày 27/3/1981 của Hội đồng Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...CP-he-thong-giao-duc-pho-thong-moi-43053.aspx)

Bắt đầu áp dụng từ năm học 1981 - 1982, chỉ có hai bậc học :

Bậc phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9
Bậc phổ thông trung học, từ lớp 10 đến lớp 12

Theo tên gọi là 12 lớp (thực tế tổng thời gian học vẫn là 11 năm)

Nội dung chính của cải cách : Bỏ tên gọi lớp Vỡ Lòng (thay vào đó gọi là lớp 1), thành ra những học sinh học lớp 4 sẽ được lên thẳng lớp 6 mà không qua lớp 5. Cải tiến chữ viết (gọi nôm na là chữ cải cách)

Trong suốt 10 năm (1981 ~ 1991) không có lớp 9, nên các học sinh có năm sinh trước năm 1975, nghiễm nhiên học hết lớp 8 là lên lớp 10

5) Từ niên khóa 1992 ~ 1993, lớp 9 chính thức được thêm vào và học sinh có năm sinh từ 1976 trở đi, học đủ 12 năm hệ giáo dục phổ thông
Căn cứ vào các đợt cải cách giáo dục của Việt Nam từ 1950 đến nay, thì kể từ cải cách giáo dục 1956, đã có các văn bản pháp luật hướng dẫn rất rõ ràng. Nên rất khó có thể xảy ra tình huống một học sinh, sinh năm 1956 mà năm 1971 (15 tuổi) đã tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 10 năm)
 

Thỏ và Nghé

Xe hơi
Biển số
OF-438790
Ngày cấp bằng
21/7/16
Số km
122
Động cơ
212,557 Mã lực
Tuổi
49
Lứa tuổi 1975 chúng em đến khổ vì cải cách giáo dục đây ạ:
Ko học vỡ lòng vào luôn lớp 1.
Cấp 1, cấp 2 học sách giáo khoa hệ cải cách
Thi lên cấp 3, đỗ thì từ lớp 8 lên lớp 10. Trượt thì ở lại học lớp 9 hoặc là học hệ bổ túc (học lớp 10 bình thường, nhưng phải đóng tiền, ko được bao cấp tiền học như những đứa đỗ cấp 3).
Lên cấp 3 thì lại học theo sách giáo khoa cũ, do đó thi đại học theo hệ thống cũ luôn.
Những đứa học lớp 9 lại ngon nhất, vì số lượng thí sinh thi đại học ít hơn hẳn mọi năm nên tỷ lệ đỗ cao nhất. Theo ngôn ngữ Đất Trời thì gọi là kẹp khe, mk, kẹp khe luôn luôn là chỗ ấm cúng nhất các cụ nhỉ.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Đa số các cụ sinh năm năm 1976 học đến hết lớp 8 thì chia 2 một số lên lớp 9 , một số khác lên lớp 10.
Tử năm sau trở đi thì học đủ 12 năm. Nói chung nếu nói 7x chung chungthf cũng không sai nhưng chưa cụ thể.
cụ nhầm đấy sau lứa 74 đến 75 là học cải cách có lớp 9 rồi sn 74 là cuối cùng của hệ 11 năm
 

Doinhucaitoi

Xe buýt
Biển số
OF-388588
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
862
Động cơ
246,700 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ

Thế hệ 5x là hệ 10/10
Nên 16 tuổi là học hết cấp 3
Nếu học sớm một năm thì 15 tuổi là học xong lớp 10 (tốt nghiệp cấp 3)
E chả biết như nào nhưng thế hệ mẹ e sinh năm 40 mà hồi đi học phổ thông hết lớp 7+2 nữa là đi dạy học luôn.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Căn cứ vào các đợt cải cách giáo dục của Việt Nam từ 1950 đến nay, thì kể từ cải cách giáo dục 1956, đã có các văn bản pháp luật hướng dẫn rất rõ ràng. Nên rất khó có thể xảy ra tình huống một học sinh, sinh năm 1956 mà năm 1971 (15 tuổi) đã tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 10 năm)
Tức là "Sinh 1956, học THPT (cấp 3) từ 1968-1971 ra trường" thì phải đi học sớm 2 tuổi phải không cụ (4 tuổi vỡ lòng, 5 tuổi vào lớp 1,...)
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ

Thời những năm 60s thì còn có hệ đào tạo giáo viên 10+3 (học hết lớp 10 rồi học thêm 3 năm là thành giáo viên), nên thầy, cô giáo 19 tuổi không phải là chuyện lạ
cái này cụ sổ nói chuẩn
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Tức là "Sinh 1956, học THPT (cấp 3) từ 1968-1971 ra trường" thì phải đi học sớm 2 tuổi phải không cụ (4 tuổi vỡ lòng, 5 tuổi vào lớp 1,...)
Cảm ơn bờ dồ. Có 3 cách giải thích về việc 15 tuổi có thể tốt nghiệp phổ thông hệ 10 năm

1) Cách thứ nhất là : học bình dân học vụ, học 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 >>> xếp lớp 8 và học tiếp. Nhưng cách này chỉ có thể xảy ra với những người sinh trước năm 1950 (cho nên trường hợp sinh năm 1956 không thể theo cách này)

2) Cách thứ hai là : khi chuyển từ hệ phổ thông 9 năm sang hệ phổ thông 10 năm - Học sinh học ở hệ thống cũ (9 năm) đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới (10 năm) sẽ được chuyển vào lớp ấy - nôm na là học nhảy cóc lớp. Nhưng cách này chỉ có thể xảy ra với những người sinh trước năm 1956 (cho nên trường hợp sinh năm 1956 không thể theo cách này)

3) Cách thứ ba là : Đi học sớm 2 năm và sửa giấy khai sinh từ 1956 thành 1954 (còn nếu để nguyên giấy khai sinh vẫn là 1956 thì không đi học sớm được)
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
2,855
Động cơ
305,360 Mã lực
Sinh 1956, học THPT (cấp 3) từ 1968-1971 ra trường là sao vậy các cụ nhỉ?! Cụ nào sinh ra và lớn lên thời đó thông não e phát!!! E thời 7x, đ.ít chơi vơi!!!

********p/s *****: Sau 2 ngày được các cụ thông não, e cũng tò mò tìm hiểu theo hướng cải cách giáo dục và tình hình lịch sử giáo dục Việt Nam qua từng thời kỳ. E nhận thấy, trong giai đoạn quá độ, chuyển giao và cải cách thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Với những mốc như trước- sau năm 45, trước- sau năm 75 thì nền giáo dục quốc dân của ta có nhiều thay đổi, điều chỉnh cùng với tình hình thực tiễn chiến tranh hai miền, đói, cải cách XH thì mọi điều đều có thể xảy ra! Qua đây e thấy, có lẽ ở bậc học phổ thông bây giờ nên giảm time ngắn lại, rồi đi làm- phục vụ bản thân, XH, sau này có nhu cầu thì học tiếp. Như vậy sẽ thành công và có ích cho cuộc đời này hơn, phải không các cụ!
Hồi đó hệ 10 năm. Học sinh đi học sớm hơn 1 tuổi là bình thường. Nên 15 tuổi học xong cấp 3 là có thể, 16 tuổi xong cấp 3 là đúng. Cái học trước tuổi thì đến thế hệ 7x vẫn nhiều người học. Còn hệ 10 năm thì các cụ tầm U50 trên này đều biết cả.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Một số đối tượng đã âm thầm thu thập thông tin chứng cớ không thể chối cãi đưa lên mạng tạo dư luận xấu, trước sau cụ tổng sáng sẽ như bù nhìn, còn cụ em cũng ngồi thở. Còn cụ tổng Lú sẽ dùng thông tin này như cái dây cương ngựa thôi.
các cụ cứ quan trọng hóa chứ ngày xưa khai tuổi lung tung có mà đầy và chả có coi là xấu tí nào , bây giờ mà sửa tuổi ngày xưa mới là to chuyện chứ thời đấy thì đầy
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
2,855
Động cơ
305,360 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ

Thế hệ 5x không có vỡ lòng, hệ 7/10 hoặc 10/10
Thế hệ 6x có vỡ lòng, hệ 10/10
Thế hệ 7x có vỡ lòng nhưng không có lớp 9, hệ 12/12
Thế hệ 8x trở đi, không có vỡ lòng, nhưng học đủ 12/12
Thế hệ 7X thì từ đội SN77 là có lớp 9. Chính xác là là SN76 chú nào trượt tốt nghiệp thì ở lại học lớp 9 ạ.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
2,855
Động cơ
305,360 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ

Thời những năm 60s thì còn có hệ đào tạo giáo viên 10+3 (học hết lớp 10 rồi học thêm 3 năm là thành giáo viên), nên thầy, cô giáo 19 tuổi không phải là chuyện lạ
Cái này bờ rồ Sổ phán chuẩn. Cụ thân sinh ra nhà cháu đứng lớp năm 17 tuổi (hồi đó đi học sớm thêm nữa học hệ 10+2).
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,376
Động cơ
236,590 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ. Có 3 cách giải thích về việc 15 tuổi có thể tốt nghiệp phổ thông hệ 10 năm

1) Cách thứ nhất là : học bình dân học vụ, học 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 >>> xếp lớp 8 và học tiếp. Nhưng cách này chỉ có thể xảy ra với những người sinh trước năm 1950 (cho nên trường hợp sinh năm 1956 không thể theo cách này)

2) Cách thứ hai là : khi chuyển từ hệ phổ thông 9 năm sang hệ phổ thông 10 năm - Học sinh học ở hệ thống cũ (9 năm) đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới (10 năm) sẽ được chuyển vào lớp ấy - nôm na là học nhảy cóc lớp. Nhưng cách này chỉ có thể xảy ra với những người sinh trước năm 1956 (cho nên trường hợp sinh năm 1956 không thể theo cách này)

3) Cách thứ ba là : Đi học sớm 2 năm và sửa giấy khai sinh từ 1956 thành 1954 (còn nếu để nguyên giấy khai sinh vẫn là 1956 thì không đi học sớm được)
Chỉ có cách thứ 3 thôi cụ, tức là:
- đi học sớm 2 năm hoăc được lên lớp đặc cách --> Thần đồng
- Khai sinh muộn 2 năm để cống hiến thêm cho đất nước ---> Yêu nước
 

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,962
Động cơ
675,800 Mã lực
bắt được cụ này không chuẩn nhé, nó có năm tháng cụ thể chứ không phải 7x,8x cụ nhé
Bờ rồ Sổ hay nhét chữ vào mồm lắm.
5x thì em không biết chính xác, chứ em 6x đời giữa đi học đúng luật (đi học chậm-do sinh sau 5/9; không lưu ban) vẫn băng TN 12/12, nhảy phát từ lớp 8 lên lớp 11; thực ra vẫn học 11 năm phổ thông. Chị em 5x gần cuối vẫn vỡ lòng như em.
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Bờ rồ Sổ hay nhét chữ vào mồm lắm.
5x thì em không biết chính xác, chứ em 6x đời giữa đi học đúng luật (đi học chậm-do sinh sau 5/9; không lưu ban) vẫn băng TN 12/12, nhảy phát từ lớp 8 lên lớp 11; thực ra vẫn học 11 năm phổ thông. Chị em 5x gần cuối vẫn vỡ lòng như em.
Cảm ơn bờ dồ

Sổ đã giải thích là khi viết còm đó thì Sổ viết bằng điện thoại nên không tra cứu chính xác được
Sổ đã viết còm #183 để giải thích chi tiết cải cách giáo dục từ 1950 đến nay
 

HN_2012

Xe tăng
Biển số
OF-139228
Ngày cấp bằng
20/4/12
Số km
1,962
Động cơ
675,800 Mã lực
Đúng là nếu đầu 5 thì hệ 7/7, còn từ giữa trở đi hệ 10/10 vẫn có vỡ lòng!
Hồi đó học muộn là bình thường, học sớm ở vùng sâu có thể được, còn quanh HN thì sớm 1 năm cũng khó, đừng nói 2 năm!
Cụ nói chuẩn, HN thì 6x đi học sớm 1 tháng cũng khó, ai sinh sau tháng 9 cũng khó đi học cùng tuổi chứ chưa nói sớm hẳn 1 năm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top