- Biển số
- OF-96615
- Ngày cấp bằng
- 23/5/11
- Số km
- 7,977
- Động cơ
- 459,360 Mã lực
Thôi nào các cụ, nhà cháu có ăn gian tí cũng là vì dân vì nước
Năm sinh của Chiêu Tông, Trang Tông ghi trong sử chưa chắc đã chính xác đâu vì thời đó loạn lạc.Các cụ ngày xưa dậy thì sớm thế, hơn cả các cháu Tây bây giờ, còn các cháu ta thì càng phải học hỏi nhiều
Lứa sinh năm 75 có 2 nhóm như cụ nói, nhóm thi đỗ lên cấp 3 thì từ 8 chuyển lên 10 luôn, thi ĐH mà đỗ luôn thì ứng với K37 ĐHBK, ĐHTH, nhóm trượt thì học thêm lớp 9, rồi mới vào 10, thi ĐH mà đỗ luôn thì ứng với K38 ĐHBK, ĐHTH.Cụ hơi nhầm một tý. Đc nào sinh năm 75 không đỗ cấp 3 thì học lớp 9 luôn chứ ko chờ lứa 76. Thế nên lứa 75 thi đh hơi dễ một tý.
Cụ ko biết thì đừng phán bừa :Cảm ơn bờ dồ
Thế hệ 5x là hệ 10/10
Nên 16 tuổi là học hết cấp 3
Nếu học sớm một năm thì 15 tuổi là học xong lớp 10 (tốt nghiệp cấp 3)
Hôm nay trời mưa, vắng xe đi lễ chùa Hà, nên Sổ có thời gian rảnh để viết lại toàn bộ các cuộc cải cách của giáo dục Việt Nam từ 1950
Toàn cảnh cải cách giáo dục của Việt Nam từ 1950 đến nay :
1) Giáo dục Việt Nam trước năm 1950 (hệ Tú Tài) :
Bậc Tiểu học (6 năm, trong đó năm đầu tiên gọi là Đồng Ấu)
Bậc Trung học đệ nhất (4 năm)
Bậc Trung học Chuyên khoa (3 năm)
Tổng cộng là 13 năm, cuối mỗi cấp sẽ có kỳ thi
2) Cải cách từ hệ giáo dục cũ, sang hệ 9 năm : tháng 2/1950 Bộ Giáo dục triệu tập hội nghị trù bị, chuẩn bị đề án giáo dục. Tháng 7/1950 Hội đồng Chính phụ họp, chính thức thông qua đề án cải cách giáo dục
Lớp Vỡ Lòng (thay thế cho tên gọi lớp Đồng Ấu)
Cấp I là 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4 (Thay thế bậc tiểu học cũ 6 năm)
Cấp II là 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7 (Thay thế bậc trung học đệ nhất 4 năm)
Cấp III là 2 năm, từ lớp 8 đến lớp 9 (Thay thế bậc trung học chuyên khoa 3 năm)
Tổng cộng là 10 năm, không có các kỳ thi cuối mỗi cấp, chỉ có kỳ thi tốt nghiệp lớp 9
Đề án này áp dụng từ năm 1951, cho các học sinh có năm sinh từ 1945 và bắt đầu đi học từ năm 1951
Với các học sinh đang học dở dang hệ Tú Tài (cũ) thì kiểm tra trình độ và xếp theo lớp học mới
Với các học sinh, sinh ra trước năm 1945 và chưa đi học bao giờ, thì sẽ học Bổ túc văn hóa, rồi sẽ xếp theo lớp học mới, cụ thể như sau :
Dự bị bình dân, học 4 tháng, đạt trình độ lớp 3 >>> xếp lớp 3 và học tiếp
Bổ túc bình dân, học 8 tháng, đạt trình độ lớp 5 >>> xếp lớp 5 và học tiếp
Trung cấp bình dân, học 18 tháng, đạt trình độ lớp 8 >>> xếp lớp 8 và học tiếp
3) Cải cách giáo dục năm 1956 (Nghị định 596 ngày 30/8/1956 do ********* Nguyễn Văn Huyên ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...ND-quy-che-truong-pho-thong-10-nam-22952.aspx)
Kể từ niên học 1956 – 1957, các trường phổ thông sẽ tổ chức theo hệ thống trường phổ thông 10 năm
Cấp 1: 4 năm: từ lớp 1 đến lớp 4
Cấp 2: 3 năm: từ lớp 5 đến lớp 7
Cấp 3: 3 năm: từ lớp 8 đến lớp 10
Lớp vỡ lòng chưa sát nhập vào hệ thống trường phổ thông 10 năm. Riêng đối với miền núi, để bảo đảm trình độ kiến thức cho học sinh, thời hạn học tại cấp 1 là 5 năm (không kể lớp vỡ lòng)
Tổng cộng là 11 năm, học sinh lớp 4 và lớp 7 phải qua kỳ thi hết cấp, hoc sinh học hết lớp 10 phải qua kỳ thi tốt nghiệp bậc học phổ thông. Hệ thống chấm điểm theo thang điểm 5
Chuyển tiếp học sinh các lớp từ hệ 9 năm sang hệ 10 năm theo nguyên tắc sau:
- Học sinh trường nào sẽ chuyển sang hệ thống mới ngay tại trường ấy.
- Học sinh học ở hệ thống cũ đủ sức học vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp nào trong hệ thống mới sẽ được chuyển vào lớp ấy
4) Cải cách giáo dục năm 1981 (Quyết định 135-CP ngày 27/3/1981 của Hội đồng Chính phủ do ********* Phạm Văn Đồng ký :http://thuvienphapluat.vn/van-ban/G...CP-he-thong-giao-duc-pho-thong-moi-43053.aspx)
Bắt đầu áp dụng từ năm học 1981 - 1982, chỉ có hai bậc học :
Bậc phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9
Bậc phổ thông trung học, từ lớp 10 đến lớp 12
Theo tên gọi là 12 lớp (thực tế tổng thời gian học vẫn là 11 năm)
Nội dung chính của cải cách : Bỏ tên gọi lớp Vỡ Lòng (thay vào đó gọi là lớp 1), thành ra những học sinh học lớp 4 sẽ được lên thẳng lớp 6 mà không qua lớp 5. Cải tiến chữ viết (gọi nôm na là chữ cải cách)
Trong suốt 10 năm (1981 ~ 1991) không có lớp 9, nên các học sinh có năm sinh trước năm 1975, nghiễm nhiên học hết lớp 8 là lên lớp 10
5) Từ niên khóa 1992 ~ 1993, lớp 9 chính thức được thêm vào và học sinh có năm sinh từ 1976 trở đi, học đủ 12 năm hệ giáo dục phổ thông
1975 mới có lớp 9. năm 1989 học xong lớp 8 chia ra làm 2, 1 nửa lên lớp 10, 1 nửa học lớp 973 không có lớp 9, từ 74 trở đi có lớp 9
7x có 1 nửa là học lớp 9 nên đủ 12/12, 1 nửa không học lớp 9 nên chỉ 11/12.Cảm ơn bờ dồ
Thế hệ 5x không có vỡ lòng, hệ 7/10 hoặc 10/10
Thế hệ 6x có vỡ lòng, hệ 10/10
Thế hệ 7x có vỡ lòng nhưng không có lớp 9, hệ 12/12
Thế hệ 8x trở đi, không có vỡ lòng, nhưng học đủ 12/12
Bố bác cũng giống như tôi: Tôi sinh 1968 (trong giấy khai sinh) tốt nghiệp cấp ba 1985 (17 tuổi), học chung với các bạn sinh năm 1966, 1967. Sao lúc đó nhà trường cũng cho thi tốt nghiệp được.Em chỉ thấy ngày nay khác nhất so với ngày xưa thời bố của em. Bố em sinh 1965, 6 tuổi học vỡ lòng. Năm 1982 tốt nghiệp cấp 3 vào ĐH (17 tuổi). Còn em sinh 1995, 2001 6 tuổi vào học lớp 1, năm 2013 tốt nghiệp cấp 3 vào ĐH (18 tuổi) tất cả đều là đi học đúng tuổi cùng trang lứa, ko đúp, ko nhảy cóc. Vậy mà lứa chúng e lại vào ĐH chậm hơn so với lứa bố em 1 tuổi. Vậy thì giáo dục thời nào hay hơn, ưu việt hơn hả các cụ?
Hệ 10 năm thực ra là thêm 1 năm vỡ lòng nữa là 11 năm. Đúng 6 tuổi đi học vỡ lòng và không bị lưu ban ..thì năm 17 tuổi tốt nghiệp cấp 3 ( lớp 10).Bố bác cũng giống như tôi: Tôi sinh 1968 (trong giấy khai sinh) tốt nghiệp cấp ba 1985 (17 tuổi), học chung với các bạn sinh năm 1966, 1967. Sao lúc đó nhà trường cũng cho thi tốt nghiệp được.
đù, IQ bao nhiêu mà học kinh nhễ?Giáo sư -PTS - Hiệu trưởng Cao đẳng Sư Phạm Sài gòn Cao Minh Thì ngồi trước toàn bộ sinh viên khoa Toán năm 1986 tuyên bố : 15 tuổi tập kết ra Bắc mới học lớp Hai, 22 tuổi bảo vệ thành công PTS . Sinh viên cười cái rần. Ổng chửi tan nát luôn . Hô hô hô, 30 năm rồi mà nghĩ đến vẫn còn tức cười.
Ông này sau làm Gđ Sở GD-ĐT tP HCM.đù, IQ bao nhiêu mà học kinh nhễ?