Các đơn vị như f36x vẫn dùng, và thậm chí còn cải tiến vài chi tiết nữa.Loại này giờ ko dùng nữa phải ko lão, nhìn cồng kềnh và nặng nề quá
Các đơn vị như f36x vẫn dùng, và thậm chí còn cải tiến vài chi tiết nữa.Loại này giờ ko dùng nữa phải ko lão, nhìn cồng kềnh và nặng nề quá
Hồi đó mấy tay BBC lại đổ cho là tên lửa hoặc đuôi tên lửa SAM rơi vào sứ quán Pháp!Tổng lãnh sự nhà Phú ăn bom vào mùa hè khi Mèo mới đánh lại.
Nghe bạn Mèo nói là không có chủ tâm oánh vào nhà Phú mà oánh cái nhà Đài phát thanh ở bên kia đường.
Thế nào quả bom không nó lại hoá dại. Chỉ nhõn 1 quả thôi nhá, điều này chứng tỏ người Mèo đã ngắm nghía rất cẩn thận thước khi ném.
Ấy thế mà cái Đài vẫn oang oang còn bên tổng lãnh sự phú thì sập cái nhà chính ở giữa sân, chết tay chủ sự.
Em vẫn cứ nghi là Mèo cố tình chơi Phú vì Phú có quan điểm khác Mèo về Nam Việt nam
Phú muốn đứng ra dàn xếp các bên hòng chấm dứt chiến cuộc Việt nam. Thiệu-Kỳ phải ra đi. Dựng lên lực lượng thứ 3 cùng 1 chính phủ chuyển tiếp.
BBC ngu như chó. Nói lấy được.Hồi đó mấy tay BBC lại đổ cho là tên lửa hoặc đuôi tên lửa SAM rơi vào sứ quán Pháp!
Trên chỗ sơ tán, sớm dậy thấy nhiễu tiêu cực là những túm nhôm mỏng rơi trắng xoá kháp làng. Trẻ con nhặt chơi, tung tung thì toàn bị người lớn quát: Độc lắm đấy. Chúng mày vứt đi ngay.Đúng SAM 2.
Nhưng có một tiểu tiêt này nữa, có nhiều hình chụp ngày đó cho thấy phần mũi nhọn quả tên lửa hay treo một chùm nhiễu kim loại của Mỹ, không hiểu lý do. Hay mấy chú lính HSQ phụ trach bệ đạn treo nghịch?
Cụ pain kiếm được tấm hình kiểu đó không?
Em cho rằng treo nghịch thôi chứ mấy dải nhiễu nhôm mỏng ấy chả tác dụng gì ạ..Đúng SAM 2.
Nhưng có một tiểu tiêt này nữa, có nhiều hình chụp ngày đó cho thấy phần mũi nhọn quả tên lửa hay treo một chùm nhiễu kim loại của Mỹ, không hiểu lý do. Hay mấy chú lính HSQ phụ trach bệ đạn treo nghịch?
Cụ pain kiếm được tấm hình kiểu đó không?
Của cụ đâyCám ơn cụ!
Hôm đó tất cả các xe đều đỗ ngay bãi rộng bên đường rồi quay lại nội thành ngay. Mọi người xuống xe rồi đi dần vào phía trong đê. Có cả xe bộ đội cũng tham gia sơ tán, suốt cả đêm đến khi chỗ em rời đê sáng hôm sau 19/12 vẫn có xe chở người đến.
Cụ pain có ảnh SAM 2 bằng tre?
Chiêu da hổ đó thật sáng tạo các cụ nhỉ!
Như thật cụ nhỉ!Của cụ đây
Bản sơ thảo (hoàn thành giữa ta và Mỹ ngày 22/10/1972) - là cái bản về sau này được ký chính thức vào ngày 27/1/1973 - Nhưng đầu tháng 12 Mỹ lật lọng, đòi thay đổi lại các nội dung cơ bản, phía ta không chấp nhận và 2 bên rời phòng đàn phán!Mỹ ném rất chuẩn, ban đầu nó oanh kích các mục tiên quân sự.
Sau đến vụ đàm phán tù binh phi công mỹ, ngoài các điều khoản hòa bình còn thêm khoản tiền, mỹ nó không chịu, dùng dằng mãi nó chơi đòn khủng bố ném vào dân
B52 đánh nữa, chết nữa. SAM 3 đã về, đã bố trí xong trận địa chỉ chực tham chiến thì Mỹ stop bombingNhư thật cụ nhỉ!
Em cũng đã nhìn thấy bên ngoài nhưng ko có ảnh.
Cũng may bọn Nich sơn tưởng VN vẫn còn nhiều SAM, cộng thêm quy trình công thức hết bao nhiêu B52 thì dừng không thì như Syri hiện nay!
P/S em xin copy lại một số ảnh cụ đã up nhé! Tks!
Cám ơn cụ!Hay quá cụ chủ ơi!
Ngày đó còn rõ trong trí nhớ của em, có điều nhà em không được chạy bằng ô tô như nhà cụ.
Hai cái xe đạp chở người với bọc nọ bọc chai, bà nội thì đôi quang gánh 1 đầu là 1 thằng nhỏ, đầu kia là gạo, quần áo và mấy cái nồi. Riêng ông nội em thì bảo chúng mày sơ tán hết đi không thì ác liệt lắm, tao ở nhà, có chết thì tao cũng không sợ (trong nhà có đào hầm luôn). Thế mà oái oăm, hết đợt sơ tán quay về thì vùng nhà em lại chả bị tí bom đạn nào, đúng là không biết đằng nào mà lần.
Đầu tiên chạy sang Xuân Phương (Hoài Đức), mình chạy vào thì lại thấy hàng đoàn dân chạy ra, quần áo bẩn thỉu đất bùn. Dân chạy ra bảo: Vào đây làm gì, nó vừa oánh bom xong. Thế là lại ngược đường 32 lên Phùng.
Cụ chủ nhẽ nằm cạnh em ở cái đất Trung Châu cũng nên nhỉ? Đêm nhòm về Hà Nội thấy xé trời đạn lửa, rồi máy bay cháy...Bố mẹ thì cứ dúi đầu bắt xuống hầm, mình thì cứ ngoi lên kiểu như trẻ con bây giờ thích xem bắn pháo hoa...
Sau này mới biết đau thương và tự hào, chứ lúc ấy người lớn thì lo lắng, nhưng trẻ con lại thấy vui vui mí đểu.
Tên lửa cuốn bằng cót (ngày xưa cót được đan bằng nan nứa, hay được dùng làm trần, ngăn phòng tập thể,... Về sau họ ép với formol và formaldehyd bền và cứng hơn gọi là cót ép)!Của cụ đây
Nhà em lên đến Trung Châu là ở lại đó luôn trong 1 nhà dân, sau này nhà em vẫn lên thăm hỏi. Tuy nhiên sau khi bác chủ nhà mất, thì nhà em cũng thôi.Cám ơn cụ!
Đúng là bọn em được tụ tập trên đê nên bày trò ngay, vui lắm.
Xong cũng đi loanh quanh xem những người đến sau, các anh chị lớn hơn giúp nhặt đồ rơi, trông trẻ con, trải nilon...
sau đông sợ lạc nên phải về chỗ cấm túc.
Hihi, vui quá nhờ thớt này mà đã có 3 người đêm đó ở đê Phùng là em, cụ 2 tai 8 banh và cụ rồi!
Nhẽ chi bộ hôm tới thêm vui nhỉ!
Lúc đó đã có sangs kiến ghép 2 SAM để tăng độ cao, vươn xa hơn.B52 đánh nữa, chết nữa. SAM 3 đã về, đã bố trí xong trận địa chỉ chực tham chiến thì Mỹ stop bombing
SAM 3 gọn nhẹ, triển khai thu hồi nhanh hơn, chống nhiễu tốt hơn SAM2 nên nếu đánh, hiệu quả sẽ cao hơn.
Chả phải phun khói gì to tát đâu.Tên lửa cuốn bằng cót (ngày xưa cót được đan bằng nan nứa, hay được dùng làm trần, ngăn phòng tập thể,... Về sau họ ép với formol và formaldehyd bền và cứng hơn gọi là cót ép)!
Nhưng tên lửa cót này được sơn trắng như cái quả bên kia, đề làm các trận địa giả bố trí gần trận địa thật. Khi tên lửa thật bắn lên, để lại đám khói mầu da cam rất dễ nhận biết, nên họ cũng bố trí các ống phun khói ở các trận địa giả. Khi tên lửa từ trận địa chính bắn lên thì khói cũng được phun mù mịt ở các trận địa giả để đánh lừa máy bay Mỹ!
Vâng nhà em hoàn toàn theo cơ quan của BM nên đi theo đoàn mà về cũng phải theo đoàn.Nhà em lên đến Trung Châu là ở lại đó luôn trong 1 nhà dân, sau này nhà em vẫn lên thăm hỏi. Tuy nhiên sau khi bác chủ nhà mất, thì nhà em cũng thôi.
Nhưng vì tự túc sơ tán nên khi thấy yên yên là lại hồi hương ngay cụ ạ. Chứ nhà cụ sơ tán có kế hoạch, nên thời gian kéo dài hơn.
Bác chủ nhà của cái nhà gia đình em ở, tên là Nhường. Cái tên cũng như con người vậy.Vâng nhà em hoàn toàn theo cơ quan của BM nên đi theo đoàn mà về cũng phải theo đoàn.
Sau khi về HN, nhà em cũng vài lần quay trở lại thăm viếng. Chủ nhà cũng đôi lần đến nhà em chơi. Ân tình lắm! BM em vẫn dạy "một miếng khi đói bằng một gói khi no", "khó khăn hoạn nạn mới hiểu lòng nhau". Sau ông chủ nhà mất khoảng 78,79 gì đó thêm nữa khó khăn đói kém, bố em mất xe đạp nên không về nữa
Câ nhân em thấy khá là tiếc mối quan hệ đó!