[Funland] "Ngày mai, bố mẹ có cãi nhau không?"

wavers84

Xe buýt
Biển số
OF-166453
Ngày cấp bằng
12/11/12
Số km
821
Động cơ
355,210 Mã lực
Đây là một câu chuyện buồn và không hay ho nên em xin dùng nick âm binh để trải lòng. Nếu Cụ/ Mợ nào thấy quen xin hãy cứ vô tình lướt qua, không cần phải ib động viên hay hỏi thăm gì ạ! Có những thứ kìm nén giữ lại tới mức vượt ngưỡng nên em viết ra cho nhẹ lòng bởi em tin các Cụ/Mợ trong này quá đủ trải nghiệm về cuộc đời rồi sẽ đồng cảm. Cảm ơn vì đã lắng nghe tâm sự của 1 đứa ngu ngốc như em!
***********
Em quyết định chia tay không phải vì chồng tệ nạn lô đề, cờ bạc, gái trai, lại càng không phải do người thứ 3 xuất hiện mà vì quá nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống chủ yếu bắt nguồn từ sự khác biệt về tính cách, quan điểm sống, tình cảm, trách nhiệm với những người xung quanh. Ngẫm lại, là do em ngu ngốc, đường thẳng ko đi lại chui vào bụi rậm nên giờ làm khổ kéo theo rất nhiều người. Điều em hối hận và day dứt nhất là ko thể cho con 1 gia đình trọn vẹn. Những lúc nhìn cảnh các gia đình khác quây quần, có mẹ có cha còn con em chỉ hoặc bên bố, hoặc bên mẹ mà em nuốt nước mắt vào trong, cố tỏ ra bên ngoài mọi thứ bình thường nhưng lúc nào tâm cũng dằn vặt, cảm thấy có lỗi với con, thấy mình là gánh nặng cho bố mẹ mình. Mỗi lần con ở nhà nội về, con ngây ngô hỏi, "Sao vợ chồng lại không ở cùng nhau?" rồi "Mẹ ơi, sao mẹ không thử quay về nhà ông bà nội đi?"; "Sao bạn B được cả bố mẹ đưa đi học mà con chỉ có mỗi mẹ đưa đón thôi?" mà em như chết lặng, cũng chỉ cố điềm tĩnh trấn an bản thân và giải thích chung chung cho con hiểu.

Em kết hôn năm 29 tuổi còn chồng em hơn em 12 tuổi, cái tuổi ko còn bồng bột và nông nổi, đặc biệt chồng em đã từng 1 tập, (ly hôn khá lâu mới gặp em). Xét về mọi thứ thì em ko xuấtt sắc nhưng ko đến nỗi tệ; ngoại hình ko xinh nhưng chắc chắn ko xấu, tốt nghiệp ĐH và thạc sỹ chính quy, công tác tại CQ cấp Bộ, gia cảnh ổn định, có nền nếp, dù gốc ở quê nhưng gd đều ở đây. Chồng em quê gốc ko phải ở đây nhưng bố mẹ vốn là cán bộ làm ở HN sau được phân nhà trên phố nên ít nhiều có tư tưởng xem nhẹ dân nhà quê. Sau khi chúng em kết hôn thì có bé trai và sống chung với bố mẹ chồng. Tâm lý cưới xong chẳng ai thích sống chung với bố mẹ chồng nhiều tuổi vì sự khác biệt về thế hệ sẽ kéo theo nhiều điều ko thoải mái nhưng ok, em chiều được hết, em cân hết. Em ko phải người hiền lành hay chợ búa nhưng biết điều, biết kiềm chế, suốt mấy năm sống cùng chưa từng nói to tiếng hay cãi nhau xích mích gì với bố mẹ hoặc chị, em chồng vì em nghĩ cuộc đời có nhân quả, mình cư xử với họ như nào thì sau sẽ ứng với mình và mẹ ruột của mình nên dĩ hòa vi quý. Trong mọi mối quan hệ, em tự nhủ mình cứ sống tốt hết mình để sau có như nào thì ko bao giờ phải hổ thẹn với lương tâm.

Sau cưới 1 thời gian, em nhận ra mình quá sai lầm khi sống cùng bố mẹ chồng để tiếp tục dung dưỡng cho cái nếp nhà trọng nam khinh nữ bởi bố chồng em rất gia trưởng, nóng tính, độc đoán, độc miệng, luôn nói ra những lời cay nghiệt dù đôi khi tâm ko ác. Nhưng bù lại, ông rất chăm chỉ, chịu khó nấu ăn. Còn chồng em thì LƯỜI, cái này cả nhà chồng em thừa nhận. Thậm chí lý do ly hôn của chị vợ cũ cũng chỉ gói gọn trong 1 từ "LƯỜI". Lười nhưng ưa sạch sẽ, ko muốn làm mà luôn thích đưa tay 5 ngón chỉ đạo bắt người khác phải làm theo ý mình, nếu người khác ko làm thì khẩu nghiệp ngay rồi nói những lời lẽ rất khó nghe.

Khi bé nhà em hơn 1 tuổi thì cả nhà sang nước ngoài sinh sống 4 năm. Trong suốt 4 năm đó, em mới thấm cái giá của việc làm Osin cho chính chồng mình, thấm cái ngu của việc lấy phải chồng lười, thấm luôn cái nhục của việc chọn sai chàng rể cho bố mẹ em. Như đã kể ở trên thì chồng em luôn tự hào là zai phố, nhà cửa thoáng mát, người thủ đô ko phải dân tỉnh lẻ, nhà trong ngõ như bố mẹ em. Và anh ta cũng cho luôn mình cái quyền được xem thường người khác, cụ thể coi thường ngay nhà vợ. Có thằng con rể nào đi suốt 4 năm ko hề gọi điện hỏi thăm bố mẹ vợ không ạ? Có thằng anh rể nào mean tới mức vợ mua cho em trai 2 bánh xà bông còn truy vấn còn bảo, VN thiếu gì? Trong khi đó, em sang được vài tháng bắt tay vào kinh doanh, trv rất có lộc đều hỗ trợ cho chị chồng và em chồng, mua quà cho nhà chồng ko thiếu 1 ai. Nhưng cái ngu nhất của em là quá tin chồng, để tiền chồng giữ và gửi về cho mẹ chồng nhờ gửi sổ tiết kiệm! Còn từ khi kết hôn, em ko hề biết pass thẻ ATM hay dt hoặc Laptop của chồng. Anh ta ko thoải mái và luôn giữ thái độ đề phòng cảnh giác dù biết rõ tính cách của em. Thế nên ko có chuyện em nắm được quỹ đen, quỹ đỏ hoặc tình hình tài chính của anh ta là bao nhiêu. Em chỉ đơn giản nghĩ rằng, cuộc đời của mình mình còn ko tiếc thì dăm ba đồng bạc căn ke làm gì cho nó ầm ĩ cửa nhà. Nhưng sau, em phải trả giá khá đắt vì sự ngu ngốc này!

Khi sắp tới hết thời gian làm việc thì 2 mẹ con em về nước trước, chồng em đưa cho em 2 phong bì dán niêm phong, trong có tiền là tiền chung của 2 vk ck dặn cầm về gửi mẹ để ở két. Ok, em cầm về nhờ mẹ chồng bỏ két cũng ko buồn bóc ra kiểm xem bao nhiêu. 2 tháng đó em và con sống bên nội, cuối tuần về ngoại chơi, cũng khá êm đềm dù cs mới trở lại VN khá bỡ ngỡ; em bắt đầu đi làm ở CQ cũ và con em chuẩn bị vào lớp 1. 2 tháng sau chồng em trở về, lúc này là chuỗi ngày mệt mỏi và stress vì em bị áp lực cv ở CQ và bí bách chính trong quan hệ vợ chồng. Suốt tháng 5 và tháng 6 là đỉnh điểm nóng nực, ngày em đi 20km xe máy đi làm, sáng 6:30 lao ra khỏi nhà, có những hôm nhiều việc tận 8-9h mới mò về tận nhà. Có hôm có việc đột xuất nhờ chồng đón thì chồng em càm ràm nào là nắng nóng, nào là tắc đường.... Còn bình thường, tan tầm về chờ đợi mình là 1 ông chồng nằm khểnh ở nhà nghỉ ngơi, lo mỗi việc đón con (con học cách nhà 50m) cơm thì ông bà cắm hộ, rau ông bà cũng rửa luôn, có mỗi việc luộc lên cũng chờ vợ về nấu. Suốt cả chuỗi ngày như thế khiến em oải vô cùng, cho tới 1 ngày CQ em liên hoan chia tay cho anh TP về tỉnh nhận công tác thì 9:15 em về tới nhà thì bố chồng mắng em thậm tệ. Lúc này em vẫn nhẫn nhịn, cố gắng vì con, ko cãi câu nào. Em bảo, cuối tuần con sẽ thưa chuyện với bố mẹ. Lúc này, em đã quyết tâm rời bỏ. Sáng hôm sau, bố chồng em nghĩ lại chắc biết tối qua lỡ lời nên lên xoa dịu, em vẫn cười ko nói gì. Và chủ nhật, sau khi dọn đồ đạc xong, em mời chồng em lên gặp ông bà nội để nói lời chào cũng như lý do chia tay.

Lúc mang đồ xuống xe taxi, chồng em ko hề dọn giúp hay mang vác gì mà còn bảo, bố mẹ em chắc phải tổ chức mâm cỗ ăn mừng vì khi lấy chồng có mỗi cái xe máy, giờ thì thùng lớn thùng bé. Còn ông bố chồng gọi ngoái xuống, H ơi, nhớ để lại chùm chìa khóa:)))

Sau đó 1 tuần thì bà mẹ chồng gọi điện hỏi thăm xã giao vài câu đại ý, " Dù ntn thì bố mẹ vẫn luôn yêu thương con, con vẫn là con của bố mẹ. Trong quá trình ở, mẹ có gì ko phải thì mong con bỏ qua, tha thứ cho mẹ!". Em chỉ cười nói, "Con cảm ơn vì mẹ gọi điện! Nhưng câu này của mẹ, con xin phép ko nhận được đâu!".

Về ngoại, em ra đi tay trắng nuôi con mà thực ra từ khi về nước thì mình em đã lo cho con rồi. Lúc đó do suy nghĩ nhiều quá nên dẫn tới đau dạ dày và kéo theo 1 chuỗi bệnh khác, em nt hỏi chồng xin chia số tiền chung mà cả 2 có khi ở nước ngoài để em chữa bệnh thì chồng em bảo, em vay tạm tiền bà ngoại hay em trai em ý, tiền chung thì cuối năm mới đến kỳ hạn rút. Vâng, thế là em xoay xở cho chính cuộc đời của mình và nuôi con, phủ nhận luôn sự có mặt của anh ta. Hàng tuần anh ta vẫn sang đón đưa bé về nội, vẫn thái độ hất hàm, xấc xược ko chào mẹ em khi gặp bà, vẫn xỏ xiên xóc máy việc em chăm sóc bé rồi dạy dỗ trường lớp ra sao. Tuyệt nhiên, cả nhà nội cũng ngoảnh đi, cũng phủi, ko 1 đồng quà tấm bánh hộp sữa càng ko có chuyện hỗ trợ nuôi bé nhưng luôn xui đứa trẻ về nói với mẹ " vợ chồng phải ở cùng nhau" :)))

Hơn nửa năm sau ngày em rời khỏi nhà nội, chồng em đưa em số tiền theo thỏa thuận lúc em rời đi và quên luôn lãi suất ngất ngưởng lúc đó (vì tiền gửi lúc trước và sau Covid, có lúc kỳ hạn dài mà cao lên tới 9% thì phải) và luôn miệng bảo, của em ko được nhiều thế đâu, đây là anh cho thêm em:). Khi em hỏi, anh ko hỗ trợ nuôi con từ ngày ấy tới giờ à thì anh ta bảo, nếu em cảm thấy ko nuôi được thì để con anh nuôi. Và cách đây mấy tháng, có 1 lần đi ăn trưa nhân ngày 1/6 thì anh ta nói, khi anh ta về nước sau mẹ con em thì anh ta kiếm được gần 1 tỷ nữa, nói rất thản nhiên và em cũng chúc mừng thôi:))

Tới giờ, ngẫm lại, vợ chồng là duyên nợ các Cụ ạ! Nợ nhiều quá, trả xong nhanh rồi cũng đứt thôi, đường ai nấy đi cho thanh thản. Quá khứ là thứ ko thay đổi được rồi nhưng cái khiến mình suy nghĩ nhiều nhất là tương lai của đứa trẻ. Nếu con sống chứng kiến bố mẹ cãi nhau, mắng chửi nhau rồi sẽ bị tổn thương thì chẳng thà giải thoát cho nhau. Em bị ám ảnh câu hỏi "Ngày mai, bố mẹ có cãi nhau không?". Trước sợ nhất là tới bến xe và bệnh viện nhưng giờ mới biết nơi sợ hãi nhất là Tòa án! Hy vọng, ko nhiều Cụ Mợ phải dừng chân ở nơi ám ảnh này như em! Những ai còn được sống là chính mình, còn ko cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình thì hãy trân quý giá trị gia đình.

"After all, tomorrow is another day" :)
Đọc xong tus của mợ thì e thấy cũng mừng cho mợ. ng đàn ông bỏ vợ lần 1 là vàng nhưng bỏ vợ lần 2 ( hoặc nói là bị vợ bỏ lần 2) chỉ là cục cứt vứt đi. Nói chung phần lỗi của mợ trong đó ko phải là ít khi để ck đc quyền lười như thế, cứ ra ở riêng và dạy dỗ bắt làm việc nhà mới nên ng đc, đi nước ngoài mà để ck coi mk như osin là mợ hỏng ngay từ khi đó rồi. Lành làm gáo, vớ làm môi, vk ck mỗi ng 1 việc chứ mợ ôm như thế sinh ra 1 thằng ck ăn hại. thôi chúc mợ vững tay chèo nuôi cháu khôn lớn,mạnh khỏe.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
642
Động cơ
40,508 Mã lực
Thế thì khiếp quá. Các cháu hay người thân đến chơi cũng thường điện trước mà, chứ bất thình lình thì mệt lắm. Nhà anh hôm mồng 5 vừa rồi trưa các cháu nó điện bảo tụ tập đến cậu mợ chúc Tết anh chốt luôn tầm 16-17h hãy đến thì cậu mới tỉnh, đến là tự lăn vào bếp làm đồ ăn, xong dọn dẹp rửa bát đóng quấn đồ ăn thừa các kiểu chứ ai mà hầu được chúng nó. Còn ngày thường thì nếu tụ tập ăn uống thì 99% là anh xua ra quán hết, ăn xong ai về nhà đấy còn nghỉ ngơi ~o)
Cháu kiểu lũ trẻ con lít nhít 4 - 8t, chắc ăn tối xog đòi đi chơi, thế là lên xe phi sang nhà bác vì ở gần. Nhà bác đóng cửa lên tầng con cái học bài thì gọi, lê la chơi 1 2 tiếng. Nói ra bảo cháu chắt trog nhà. Toàn chuyện kiểu kiểu vậy, ko to chuyện nhưng lệch quan điểm. Bên chồng sống kiểu nếp quê, hàng xóm tự mở cổng vào nhà nhau, lê la nước chè, buôn chuyện...
Chính em xưa bị quả: làm nhà HN xog, 1 ông anh họ xa bên chồng nhờ cho thằng con giai ông ấy lao động phổ thông ở cùng vì thấy nhà em 2p ngủ mà nhà em chỉ 1 con gái 3t. Em trực tiếp từ chối. Chả hiểu cả nhà chồng nghĩ thế nào khi nghĩ rằng 1 thằng thanh niên ở cùng nhà có 1 vợ 1 con gái. Họ cứ đơn giản hết mọi sự, ko có khái niệm riêng tư gia đình. Cũng mâu thuẫn dần từ những việc như thế, vì các ông chồng ko đứng ra gq và cũng xuề xòa như khi còn ở quê.
 

Scarlett2024

Xe máy
Biển số
OF-868252
Ngày cấp bằng
19/9/24
Số km
65
Động cơ
18,518 Mã lực
Nơi ở
HN
Cái đoạn sống đơn giản em rất tâm đắc. Càng nhiều tuổi em càng thấy thấm. Giờ mỗi năm em lại sống đơn giản hơn một chút, bớt cầu kỳ, bớt đánh giá, bớt soi xét, cả trong công việc và trong gia đình. Nói chung trừ các nguyên tắc đạo đức thì em.tôn trọng mọi sở thích, mong muốn cá nhân của mọi người xung quanh, bao gồm cả con. Được cái môi trường làm việc của em tuy vất nhưng nhiều bạn trẻ và phải cập nhật trend liên tục nên cũng dễ để suy nghĩ thoáng hơn. Có một lý thuyết "Mỗi người là trung bình cộng của 5 người gần nhất xung quanh mình" nên em luôn có ý thức tạo lập cho mình và con một môi trường sống lành mạnh, tươi vui, tránh xa các mối quan hệ căng thẳng.
Khi mình vẫn còn thời gian để suy xét, bình phẩm người khác thì mình sẽ không có thời gian để yêu thương nhiều đâu ạ! Và càng ngày em nhận thấy, học cách bao dung, học cách biết ơn trân quý mọi thứ xung quanh khó hơn rất nhiều so với việc học các chiến thuật cân não. Một con người mà trái tim chỉ toàn đớn đau, hận thù, tăm tối thì sẽ ko lan tỏa nổi năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh đâu ạ.
 

Scarlett2024

Xe máy
Biển số
OF-868252
Ngày cấp bằng
19/9/24
Số km
65
Động cơ
18,518 Mã lực
Nơi ở
HN
Đọc xong tus của mợ thì e thấy cũng mừng cho mợ. ng đàn ông bỏ vợ lần 1 là vàng nhưng bỏ vợ lần 2 ( hoặc nói là bị vợ bỏ lần 2) chỉ là cục cứt vứt đi. Nói chung phần lỗi của mợ trong đó ko phải là ít khi để ck đc quyền lười như thế, cứ ra ở riêng và dạy dỗ bắt làm việc nhà mới nên ng đc, đi nước ngoài mà để ck coi mk như osin là mợ hỏng ngay từ khi đó rồi. Lành làm gáo, vớ làm môi, vk ck mỗi ng 1 việc chứ mợ ôm như thế sinh ra 1 thằng ck ăn hại. thôi chúc mợ vững tay chèo nuôi cháu khôn lớn,mạnh khỏe.
Chuyện đã cũ, người cũng cũ rồi, sai lầm cũng cũ nhưng rút kn cho lần sau (nếu có) Cụ ạ! Thế mới nói, bản chất của con người ko bjo thay đổi. Cái phông văn hóa mà họ lớn lên cũng vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng tới nhân cách và ứng xử của họ. Mình thấy ko phù hợp thì next thôi vì họ đã sống với nó gần 50 năm rồi, chưa kể lỗi gen ko sửa được.
Trong 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ, ai cũng có cái sai; cái gì quá cũng ko tốt, nhẫn nhịn, thiện lương, cam chịu quá cũng ko ổn. Từ bi phải đặt đúng người, đúng chỗ. Nếu sai sẽ vô tình gián tiếp dung dưỡng cho những thói quen xấu pt tới mức ko cứu chữa được.

Cảm ơn Cụ vì đã chia sẻ. Chúc Cụ và gd năm mới mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý!
 

Scarlett2024

Xe máy
Biển số
OF-868252
Ngày cấp bằng
19/9/24
Số km
65
Động cơ
18,518 Mã lực
Nơi ở
HN
Ko ra đi tay trắng thì còn đòi hỏi gì? Nhà thì của bố mẹ chồng.
Tiền kiếm chung, thì ck đã trả 1/2 sau khi đáo hạn tiết kiệm.
Nếu Cụ đánh giá 1 người đàn ông để vợ bế con ra khỏi nhà mình, nuôi con trong gần 2 năm trời, ko đưa 1 xu 1 cắc, ko đóng 1 đồng tiền học của con, con mệt mỏi đi khám biết rõ ràng chỉ thả tym qua Zao, ko mua được 1 đồng quà tấm bánh cho con cầm lúc về ngoại trong khi vợ vẫn ko cấm cản đón đưa, cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ Tết vẫn về nội bt, thậm chí vợ vẫn bắt taxi đưa con sang thăm ôb nội bt.... là TỐT thì em mạnh dạn gửi tín hiệu vào vũ trụ mong cho CỤ sau này có con Rể, anh rể hay người thân nào TỐT như vậy.
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,858
Động cơ
124,086 Mã lực
Vậy các mợ xử lý thế nào khi:
- Chồng thích tụ tập anh em chồng ăn uống, không phải 1 năm đôi ba lần mà tháng đôi ba lần. Vợ 3 con, đi làm 7h tối mới về. Vợ muốn 2 3 tháng 1 lần vào lúc thu xếp đc. Dù gọi đồ ngoài nhưng vẫn phải dọn dẹp vì họ chỉ đến ăn, lại còn 9 10h mới tan, mệt. Cãi nhau mãi món này.
- Các em chồng có thói quen vác cháu sang chơi tầm 9h tối, chạy túa lên tầng. Vợ ko thích kiểu sang chơi tự do thế, ko thích trẻ con chạy xộc vào các phòng ngủ. Chồng bảo anh em phải thoải mái.
Em bảo nếu muốn chấm dứt tình trạng đó thì rắn hẳn. Nếu ko thì coi như chuyện lông gà vỏ tỏi trong hôn nhân, so với ...cờ bạc, ngoại tình thôi vẫn nhẹ. Cơ mà diễn ra hàng ngày hàng tuần, bọn nó khó chịu.
Tình yêu bao gồm compromise, vì yêu nhau nên mỗi người nhún nhường 1 tí để tìm ra điểm cân bằng cho cả 2. Trong chuyện này mới nói ý muốn mỗi người, phương án tìm điểm cân bằng của mỗi bên là như thế nào ạ? Lấy đó ra rồi mới tiếp tục được.

Ví dụ như em thì em có thể gợi ý, chơi bời ăn uống gì cũng được, nhưng hạn chế ở tầng 1 để tầng 2 làm chỗ cho người còn lại nghỉ ngơi, & ai mời người đến ăn uống người đó phải bỏ công sức chuẩn bị/ dọn dẹp nhiều hơn, người kia đỡ thêm thôi.

Còn nếu cả 2 bên đều nhất định ý mình thì là không hợp nhau, lẽ ra không nên cưới, giờ sửa cũng không sao.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
934
Động cơ
499,357 Mã lực
Chuyện đã cũ, người cũng cũ rồi, sai lầm cũng cũ nhưng rút kn cho lần sau (nếu có) Cụ ạ! Thế mới nói, bản chất của con người ko bjo thay đổi. Cái phông văn hóa mà họ lớn lên cũng vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng tới nhân cách và ứng xử của họ. Mình thấy ko phù hợp thì next thôi vì họ đã sống với nó gần 50 năm rồi, chưa kể lỗi gen ko sửa được.
Trong 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ, ai cũng có cái sai; cái gì quá cũng ko tốt, nhẫn nhịn, thiện lương, cam chịu quá cũng ko ổn. Từ bi phải đặt đúng người, đúng chỗ. Nếu sai sẽ vô tình gián tiếp dung dưỡng cho những thói quen xấu pt tới mức ko cứu chữa được.

Cảm ơn Cụ vì đã chia sẻ. Chúc Cụ và gd năm mới mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý!
vâng mợ, bài học luôn luôn phải trả phí, nhưng đôi khi học xong thì phí đắt quá hoặc học xong đã hết giờ. Chúc mợ năm mới, bước vào lớp mới, bài học mới, nhiều niềm vui mới, hạnh phúc mới.

ngẫm lại, các cụ lạc hậu ngày xưa khi ghép đôi cho các cặp vợ chồng, luôn muốn ép cái này (phông nền văn hoá gia đình) giống nhau, qua bộ quy tắc đã thành thành ngữ "môn đăng, hậu đối"

giờ hiện đại,...Haziiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top