- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,211
- Động cơ
- 539,102 Mã lực
Nhân ngày của Phở, em chém gió tý về phở
TẢN MẠN PHỞ
Cách đây mấy chục năm đi qua con phố có chữ "Phở" nhưng nào biết khái niệm phở nó như thế nào. Buổi trưa đi học về đi qua, đi lại hít lấy hít để như béc giê đánh hơi cái mùi ngầy ngậy của nồi nước dùng bốc khói nghi ngút hay tiếng xèo xèo của hành cháy trong cái chảo to đen bóng với đôi bàn tay múa lộn như làm xiếc của ông chủ quán.
Hầu như ngày nào đi học về cũng đứng trước cửa quán phở ngó nghiêng đến nỗi ông chủ quán cau bộ mặt bóng loáng, nhung nhúc đầy mỡ như cái chảo, rồi vung cánh tay to béo lên đuổi "Trẻ con đi chỗ khác chơi". Làm thằng bé những lần sau đi học về chỉ dám đi thật chậm để hà, để hít cái mùi vị quyến rũ đó mà không dám dừng lại ăn "phở ngó" như mọi khi.
Ấy thế nếu mà ốm một cái thì sướng lắm vì ốm mới được đi ăn phở. Bát phở trắng ngà được bê ra, từng miếng thịt chín thái mỏng mềm oặt, miếng thịt tái mầu hồng trắng cùng với mầu xanh của hành, của rau thơm kểt hợp thêm chút nước béo mầu vàng óng nó tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mà các nghệ sĩ tạo hình hàng đầu thế giới chắc cũng chẳng thể sáng tạo được đẹp hơn. Dùng đũa khều từng sợi phở mềm, trắng muốt như đùi Ngọc Trinh (à quên hồi đó chưa có Ngọc Trinh) thấm đẫm nước dùng rồi đưa vào mồm chưa kịp nhai gì ráo thì đã tụt xuống cổ họng. Lấy thìa chắt lấy nước dùng đổ vào miệng. Ngày nay mới có kiểu nếm từng tý một xem vị ngọt thanh nó ra sao, chứ ngày xưa cứ đổ ồng ộc vào miệng mà vẫn thấy ngọt cả tiền vị lẫn hậu vị mãi không thôi.
Đó là câu chuyện của thời bao cấp, sau này đi khá nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Khi người nước ngoài biết tôi đến từ Vietnam họ đều nói: "Oh! Vietnam, Pho bo" nó như một thương hiệu luôn gắn cùng quốc gia giống như Mỳ Ý, gan Pháp hay đùi lợn Tây Ban Nha vậy. Và cũng thật dễ dàng kiếm một bát phở bò Vietnam ở một góc xó xỉnh nào đó trên thế giới.
Cũng do hội nhập văn hóa, hương vị phở ngày nay đã thay đi khá nhiều cho nó hội nhập với văn hóa ẩm thực của vùng miền. Ở trong nam, cạnh bát phở người ta thường để đĩa giá sống, rồi kèm theo mấy lá húng to đùng dài ngoằng ngoẵng, nước dùng có vị ngọt của đường. Ở nước ngoài từ Anh, Pháp, Đức, Úc tới tận bên kia bờ đại dương như Mỹ.... phở khá giống nhau là rặt một vị giống miền nam. Chắc cũng dễ hiểu, người miền nam ra nước ngoài sớm hơn, nhiều hơn, họ mang cái bản sắc phở vùng đó đi khắp thế giới và lan truyền. Và từ đó vị phở Vietnam ở nước ngoài thường có xu hướng giống nam hơn giống bắc.
Cho dù có biến tấu đi như thế nào nữa, nhưng mỗi khi đi đâu nhìn thấy chữ "Phở" trong lòng vẫn cảm thấy hân hoan, phấn khởi như ngày xưa may mắn được ốm vậy.
---------------------------------
Ảnh: Phở Việt từ Âu sang Mỹ
TẢN MẠN PHỞ
Cách đây mấy chục năm đi qua con phố có chữ "Phở" nhưng nào biết khái niệm phở nó như thế nào. Buổi trưa đi học về đi qua, đi lại hít lấy hít để như béc giê đánh hơi cái mùi ngầy ngậy của nồi nước dùng bốc khói nghi ngút hay tiếng xèo xèo của hành cháy trong cái chảo to đen bóng với đôi bàn tay múa lộn như làm xiếc của ông chủ quán.
Hầu như ngày nào đi học về cũng đứng trước cửa quán phở ngó nghiêng đến nỗi ông chủ quán cau bộ mặt bóng loáng, nhung nhúc đầy mỡ như cái chảo, rồi vung cánh tay to béo lên đuổi "Trẻ con đi chỗ khác chơi". Làm thằng bé những lần sau đi học về chỉ dám đi thật chậm để hà, để hít cái mùi vị quyến rũ đó mà không dám dừng lại ăn "phở ngó" như mọi khi.
Ấy thế nếu mà ốm một cái thì sướng lắm vì ốm mới được đi ăn phở. Bát phở trắng ngà được bê ra, từng miếng thịt chín thái mỏng mềm oặt, miếng thịt tái mầu hồng trắng cùng với mầu xanh của hành, của rau thơm kểt hợp thêm chút nước béo mầu vàng óng nó tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mà các nghệ sĩ tạo hình hàng đầu thế giới chắc cũng chẳng thể sáng tạo được đẹp hơn. Dùng đũa khều từng sợi phở mềm, trắng muốt như đùi Ngọc Trinh (à quên hồi đó chưa có Ngọc Trinh) thấm đẫm nước dùng rồi đưa vào mồm chưa kịp nhai gì ráo thì đã tụt xuống cổ họng. Lấy thìa chắt lấy nước dùng đổ vào miệng. Ngày nay mới có kiểu nếm từng tý một xem vị ngọt thanh nó ra sao, chứ ngày xưa cứ đổ ồng ộc vào miệng mà vẫn thấy ngọt cả tiền vị lẫn hậu vị mãi không thôi.
Đó là câu chuyện của thời bao cấp, sau này đi khá nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Khi người nước ngoài biết tôi đến từ Vietnam họ đều nói: "Oh! Vietnam, Pho bo" nó như một thương hiệu luôn gắn cùng quốc gia giống như Mỳ Ý, gan Pháp hay đùi lợn Tây Ban Nha vậy. Và cũng thật dễ dàng kiếm một bát phở bò Vietnam ở một góc xó xỉnh nào đó trên thế giới.
Cũng do hội nhập văn hóa, hương vị phở ngày nay đã thay đi khá nhiều cho nó hội nhập với văn hóa ẩm thực của vùng miền. Ở trong nam, cạnh bát phở người ta thường để đĩa giá sống, rồi kèm theo mấy lá húng to đùng dài ngoằng ngoẵng, nước dùng có vị ngọt của đường. Ở nước ngoài từ Anh, Pháp, Đức, Úc tới tận bên kia bờ đại dương như Mỹ.... phở khá giống nhau là rặt một vị giống miền nam. Chắc cũng dễ hiểu, người miền nam ra nước ngoài sớm hơn, nhiều hơn, họ mang cái bản sắc phở vùng đó đi khắp thế giới và lan truyền. Và từ đó vị phở Vietnam ở nước ngoài thường có xu hướng giống nam hơn giống bắc.
Cho dù có biến tấu đi như thế nào nữa, nhưng mỗi khi đi đâu nhìn thấy chữ "Phở" trong lòng vẫn cảm thấy hân hoan, phấn khởi như ngày xưa may mắn được ốm vậy.
---------------------------------
Ảnh: Phở Việt từ Âu sang Mỹ