[Funland] Ngày 14 tháng 3 năm 1988

Vịtcỏ73

Xe buýt
Biển số
OF-199139
Ngày cấp bằng
20/6/13
Số km
620
Động cơ
1,329,121 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
truong-sa-bai-hoc-lich-su-bang-mau.jpg

Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về.

3- Phạm Gia Thiều, quê Hưng Đạo, Trung Đồng, Trực Ninh, Hà Nam Ninh - nay là tỉnh Nam Định
Cụ chủ chỉnh lại chỗ địa chỉ của vị trí số 3 nhé, Thuyền Phó Phạm Gia Thiều.
2A85B55F-24C1-44B1-8759-2A3F18E5997E.jpeg
4083E240-B8EE-4BF6-B659-D6507E46BC8D.png
276B3ED0-0C34-4A40-9409-01F014C4D201.png
 

giaitrihanoi

Xe tải
Biển số
OF-185016
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
237
Động cơ
336,501 Mã lực
Ngày 14/3/1988 diễn ra trận hải chiến Trường Sa làm 64 chiến sỹ tử thương, chúng ta giữ đươc Cô Lin, nhưng Trung Quốc chiếm được Gạc Ma và Len Đao.
DaoColin.jpg
Sai này cụ, TQ chiếm gạc ma thôi, Len Đao mình giữ dc
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Cụ chủ chỉnh lại chỗ địa chỉ của vị trí số 3 nhé, Thuyền Phó Phạm Gia Thiều.
2A85B55F-24C1-44B1-8759-2A3F18E5997E.jpeg
4083E240-B8EE-4BF6-B659-D6507E46BC8D.png
276B3ED0-0C34-4A40-9409-01F014C4D201.png
Cảm ơn cụ em dã sửa lại rồi.
Nhân đây gửi cụ bài thơ
Cha nhìn sao Bánh Lái*

Kính tặng hai cụ Phạm Văn My, Nguyễn Thị Bích, thôn Đông Hạ, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - thân phụ, thân mẫu Liệt sĩ Phạm Gia Thiều - Thuyền phó tàu HQ. 604, Lữ đoàn Hải quân 125, hy sinh trong trận chiến đấu giữ đảo Gạc Ma, ngày 14-3-1988.

Di ảnh Liệt sĩ Phạm Gia Thiều (1959-1988)

In vào lòng cha
vào nỗi nhớ kẽo cà cánh võng
trời vồng lên biển sáng trước hiên nhà
chòm sao Bánh Lái
kề ngọn cau xa lắc tầm nhìn
Con tàu công binh Hải quân
trong niềm thương yêu của mẹ

lửa đã tắt trên ca-bin trong hầm máy
sáu mươi ba chàng trai quả cảm
bên Thuyền trưởng Anh hùng Vũ Phi Trừ
trận chiến giữ đảo sáng mười Bốn tháng Ba
hai mươi chín mùa biển sôi sóng đổ
máu đỏ thềm san hô Gạc Ma

Cha lắng nghe rì rầm đêm biển thở
mường tượng con về lâng lâng dải mũ
sân nhà hoa sao trời cao
bước chân người sĩ quan Hải quân bậc thềm quấn quít
các em reo: “Mẹ ơi! Anh Thiều về đây!”
mái tóc mẹ đã thành con sóng bạc
mắt mẹ bao lần hoen giọt biển chờ mong

Thượng úy Phạm Gia Thiều!
Cha thầm gọi tên con
buổi sáng rập rình một bầy hải tặc
lộ mặt kẻ xâm lăng pháo hạm dàn hàng
cha nghe Trường Sa vang vọng:
“Chúng con tựa vào ngực biển, cha ơi
cờ Tổ quốc thêm một lần thấm máu
khói lửa boong tàu trăm dặm biển gầm sôi...”

Cha nghe con lần cuối cùng thưa mẹ:
“Con xin mẹ không phiền lòng, mẹ ơi
mẹ của con từng tiễn cha ra trận
chấp nhận hy sinh khi Tổ quốc cần
Các em Đào, Hường, Anh thương nhớ
hãy thay anh chăm sóc mẹ, cha già
Bè bạn nữa, những người tôi yêu quí
trái tim tôi một nửa ở quê mình
trong câu hát ngực con tàu rời bến
trong vòng tay cởi mở nắng sông Hồng
sân trường cũ mùa bằng lăng mực tím
mái tóc buông dài, lời hẹn còn nguyên…”

Phạm Gia Thiều trưởng nam!
Con về đó... trên ban thờ gia tộc
nỗi nhớ đặt lên vai cha - hồi ức
Bộ đội vượt sông Ninh đêm tập kích công đồn
sao Bánh Lái với lập lòe đom đóm
ngã ba Vô Tình du kích hẹn đầu thôn
Mẹ sinh con năm đại ngàn trở dạ
Cha đi... con đường xẻ dọc Trường Sơn
thượng nguồn Bến Hải giao quân
pháo sáng nhập nhòa bom vướng nổ
mái dầm nặng nước xiết triền sông Bé
mũ tai bèo xuyên rừng Lộc Ninh...
Ngày trở về, con ơi! Cha có
một chàng trai ra đầu ngõ đỡ ba lô
trường con học tựa cánh cung Đông Bắc
Bái Tử Long mây sóng Vân Đồn
một chàng trai mắt ngời trăm dặm biển
con lên đường cờ sao chen bến Cảng
Cha tiễn con đi
bến xuân quê câu đối đỏ cánh mai vàng
tráng khúc Bạch Đằng dào dạt khuôn ngực trẻ
thay đồng đội lái tàu thẳng hướng Trường Sa...

Đêm thăm thẳm đêm nhiều trăn trở
Cha dạo quanh sân. Võng mẹ kẽo cà
sao Bánh Lái chuôi xoay về biển lớn
bên dải sáng Ngân Hà
chòm Tiểu Hùng, Đại Hùng vằng vặc
rọi sáng thềm Cô Lin, Gạc Ma
vòm sao lấp lánh hải đồ Tổ quốc
sáu mươi tư chàng trai sải cánh bay lên
đầu ngọn sóng Trường Sa sáng rực
biển ngồi thao thức cùng cha...

-----------
(*) Sao Bắc Đẩu còn có tên dân gian là sao Bánh Lái, theo cách gọi của những người đi biển Việt Nam.
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Sai này cụ, TQ chiếm gạc ma thôi, Len Đao mình giữ dc
Vấn đề này thì còn nhiều tranh luận cụ ạ
Đây là lời kể của nhân chứng

Giành lại Len Đao
(Không phải ai cũng biết: Hải chiến Trường Sa 1988, Trung Quốc đánh chiếm 3 đảo chìm là Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Ta giữ được Cô Lin, Trung Quốc chiếm Gạc Ma và Len Đao . Một tháng sau ta đổ quân chiếm lại được Len Đao , Gạc Ma không chiếm lại được vì Trung Quốc giăng lưới điện, bộ đội ta không tiếp cận được. Kết lại, ta giữ được 2, Trung Quốc chiếm được 1. Nhưng sau đó, Trung Quốc không chiếm thêm được đảo hoặc bãi cạn nào khác của ta)
Trong một đêm đầu tháng 3, hồi tưởng lại ký ức 28 năm trước, ông Đinh Xuân Toại, một trong 35 người lính công binh hải quân ấy, rưng rưng nói: “Ra Trường Sa thời điểm đó rất nguy hiểm. Nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Khi nghe chỉ huy phổ biến xong nhiệm vụ, chúng tôi đều xác định chấp nhận hi sinh để thực thi nhiệm vụ”.
Khi đó, ông Toại là đại đội trưởng của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83).
Một buổi chiều gần giữa tháng 4-1988, chỉ huy đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) thông báo danh sách 35 người sẽ ra Trường Sa. 7g tối sẽ xuất phát. Thời gian chỉ được thông báo trước gần 30 phút! Lương thực và đồ đạc quân tư trang cá nhân đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ. Sĩ quan, chiến sĩ chỉ việc lên tàu đi.
Đó là nhiệm vụ mật. Chỉ những người trong đội cảm tử ấy và chỉ huy đơn vị mới được biết. Ông Đinh Xuân Toại kể: “Thật ra tôi đã biết nhiệm vụ này ngay lúc còn ở Trường Sa hồi tháng 3-1988. Ngày 14-3, khi Trung Quốc thảm sát anh em đồng đội tôi tại Gạc Ma, ở bên này chúng tôi đang làm nhà ở đảo Tốc Tan.
Lúc đó ở Len Đao, tàu HQ-605 đã bị bắn chìm. Len Đao bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bao vây. Trước tình thế cấp bách lúc đó, đúng ra phải làm nhà trong 2-3 tháng mới xong nhưng chúng tôi được lệnh làm thật nhanh để quay về đất liền chuẩn bị vũ khí, lực lượng ra giành lại Len Đao”.
Biệt đội cảm tử này chỉ có 35 người lính công binh và 7 người lính chiến đấu. Vũ khí chỉ có súng DKZ, B40, AK, lựu đạn mỏ vịt, mìn chống tăng...
Ông Toại nhớ lại: “Trước khi đi, đơn vị tổ chức tuyên thệ. Toàn trẻ cả. Chỉ có anh Thống và đại đội phó có vợ. Còn lại chưa có người yêu, chưa từng trải nhiều. Chúng tôi nhận nhiệm vụ đổ bộ lên đó, khẩn cấp làm nhà chòi giữ đảo rồi sau đó làm nhà sắt kiên cố”.
Ông Toại kể tiếp: “Anh Thống đọc tuyên thệ. Rồi chúng tôi cũng tuyên thệ, hứa sống chết có nhau và tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Tư lệnh Vùng 4 năm đó đã hơn 60 tuổi, một bên tay bị thương nên bị tật nhưng vẫn đi chỉ huy anh em. Hình ảnh đó của thủ trưởng làm chúng tôi vững thêm tinh thần.
Chúng tôi ra đi, xác định tư tưởng đi là sẵn sàng chết để giữ đảo, giống như những đồng đội mình đã anh dũng hi sinh”.
Hình 1: Công binh hải quân đang khẩn trương chuyển đá, tôn nền để xây nhà đóng quân trên đảo chìm Len Đao năm 1988 - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
Mỗi người được phát sẵn một bao tử thi
Con tàu thực thi nhiệm vụ này là con tàu không số của Lữ đoàn 125. Lên tàu, mọi người mới hay mỗi người được phát một bao tử thi để chuẩn bị sẵn cho mình nếu hi sinh.
“Có bao ghi tên, có bao không. Có người còn có thẻ bài bỏ trong balô. Lúc đó có chi mô mà sợ. Có người còn đùa: mình chết còn có bao tử thi cột mang về. Đến giờ sinh hoạt, chúng tôi vẫn vui vẻ bình thường, hát bài Vì nhân dân quên mình.
Tàu vừa xuất phát, tư lệnh vùng và tiểu đoàn trưởng hướng dẫn chúng tôi sử dụng các loại vũ khí và phương án tác chiến... Tập đi tập lại ra tới Trường Sa thì thuần thục” - ông Toại kể.
Để đảm bảo bí mật, con tàu lặng lẽ đi trong đêm tối giữa đại dương mênh mông. Không một chút ánh sáng được phép le lói trên tàu. 2g sáng thì ra đến nơi.
“Trời tối mịt. Biển cũng tối thẫm. Có nhìn thấy gì đâu. Nghe thông báo đến đảo rồi thì biết đến đảo thôi. Sóng xô ra thấy chỗ nào có dải màu trắng trắng mờ mờ thì đó là bãi cạn...” - ông Toại kể.
Anh em cứ ba người một xuồng cao su bí mật bơi vào. Nhóm đầu tiên lên cắm cờ ở ba điểm: đầu bãi, giữa bãi và cuối bãi cạn Len Đao. Các nhóm còn lại khẩn trương vận chuyển vật liệu vào. Tất cả lính công binh vào hết. Chỉ có tư lệnh Vùng 4, đại đội trưởng Đinh Xuân Toại (làm nhiệm vụ quản lý vũ khí khí tài kiêm anh nuôi) và một vài chiến sĩ liên lạc ở lại tàu.
Ông Hồ Văn Hân - 53 tuổi, hiện đang sống ở Bố Trạch (Quảng Bình), là một trong những người lính công binh hải quân xây đảo chìm Len Đao thời điểm đó - kể: “Mình làm nhà chòi trước tiên để cho bộ đội giữ đảo. Nhà chòi lúc đó nhỏ lắm, chỉ khoảng 9-10m2.
Khổ nhất là khâu chuyển vật liệu từ tàu xuống xuồng rồi đưa vào. Vật liệu đi làm nhà trên đảo chìm thời đó đơn sơ lắm. Chỉ có ximăng, cát, sàn gỗ, cọc. Làm nhà, mà làm trên đảo chìm lúc xung quanh tối đen, lại không được dùng đèn pin. Cứ 7-8 người làm một góc. Vừa mò mẫm vừa làm. Khi nước lên ngập bãi cạn, anh em phải lặn xuống đóng cọc”.
Hình 2: Ngôi nhà đơn sơ làm bằng sắt và tôn được công binh hải quân dựng lên năm 1988. Anh em hải quân thời ấy phải đóng quân trong ngôi nhà nóng bức thế này để bảo vệ đảo chìm Len Đao - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
“Tàu Trung Quốc bao vây. Kệ chúng nó!”
Đến lúc trời hửng sáng thì mặt biển lù lù bảy tàu chiến Trung Quốc! Con tàu không số bị bảy tàu chiến Trung Quốc hung hăng bao vây.
“Lúc còn tối nó không phát hiện, nên giờ bọn nó vây kẹp tàu mình. Một chiếc áp sát, nói một tràng tiếng Trung. Phiên dịch của hải quân vùng đi cùng nói chi đó qua bên nớ, đại ý khẳng định đây là địa phận, chủ quyền của Việt Nam.
Nói thật lúc mới thấy tàu Trung Quốc nhiều vậy ai cũng căng thẳng lắm. Con người mà. Nhưng khi tàu nó giáp gần, chẳng còn sợ nữa. Nó có bắn hay không kệ nó. Một là sống. Hai là chết. Đồng đội mình đã hi sinh hết rồi đấy, nhưng Cô Lin vẫn giữ được. Cho nên bằng mọi giá phải giữ được Len Đao.
Hai người bạn thân nhất của tôi đều người Quảng Trạch, hi sinh chìm cùng với tàu HQ-604. Anh em, bạn bè mình bị nó bắn như thế mà. Chả sợ nữa. Cứ cắm đầu làm cho thật nhanh. Kệ chúng nó...” - ông Hồ Văn Hân kể.
Bao vây, áp sát không uy hiếp được những người lính Việt Nam trên đảo chìm Len Đao, tàu chiến Trung Quốc mở hết các bạt che vũ khí, chĩa súng, chĩa pháo về phía con tàu vận tải Việt Nam và về phía những người lính đang ngụp lặn trên đảo chìm.
“Chỉ huy nó ra huýt còi, lính tráng nó nhảy lên hết các vị trí súng, pháo, rồi đứng đầy bên thành tàu, chờ hành động. Mình cũng sẵn sàng rồi, vì khi đi đã xác định sẽ chiến đấu rồi. Nhưng nếu có nổ súng, chắc chắn mình sẽ chết hết. Họ toàn tàu chiến, chạy nhanh, vũ khí hiện đại gấp mấy lần mình” - ông Đinh Xuân Toại cho hay.
Uy hiếp từ 7g sáng đến 11g trưa vẫn không làm những người lính công binh Việt Nam hoảng sợ và thoái lui, các tàu Trung Quốc tản ra và cứ lảng vảng gần đảo Len Đao. Trước đó, ở Cam Ranh, những người lính công binh hải quân đã được huấn luyện xây nhà chòi cấp tốc. Tập đi tập lại nhưng cũng phải mất 15 ngày mới làm xong. Vậy mà ra đảo, chỉ bảy ngày đã xong.
Sau khi đã làm xong nhà chòi, là “cột mốc” để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Len Đao, 35 lính công binh lại khẩn trương làm nhà sắt kiên cố hơn.
Ở đảo chìm, một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng. Nhưng với Len Đao trong thời điểm đó, họ phải làm nhanh hơn nữa. Chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà sắt.
Sao có thể nhanh như vậy? “Vì anh em quần quật làm ngày làm đêm, không dám nghỉ ngơi. Và một phần vì căm phẫn, một phần vì xót, vì thương anh em đồng đội mình. Chúng tôi làm thay phần những anh em mình đã hi sinh” - ông Hân nói, mắt xa xăm nhìn ra phía biển.
#NCT st
#Codotphcm
Ảnh Đảo Lên Đao ngày xưa và hôm nay
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: outdoor, water and nature
Image may contain: sky, outdoor and water
 

aloeveravn

Xe tăng
Biển số
OF-161528
Ngày cấp bằng
19/10/12
Số km
1,109
Động cơ
362,047 Mã lực
Thêm 1 thông tin về đảo Len Đao
Dao-Len-Dao.jpg

Đảo đá Len Đao ngày nay.
Tàu HQ-605 của Việt Nam hành quân đến Len Đao khoảng 5g sáng 14/3/1988.


Ngay lúc các chiến sĩ công binh vừa cắm xong cờ chủ quyền lên đảo chìm này, các tàu chiến Trung Quốc ào ào áp sát. Đó là những tàu pháo và khu trục hạm rất lớn, trang bị cả tên lửa.

Sau khi đe dọa không thành công, chiến hạm Trung Quốc lùi dần ra xa khỏi tầm súng bộ binh của tàu Việt Nam và điên cuồng nổ súng bắn cháy tàu HQ 605 làm tàu chìm ngay mép đảo. Sau đó, cán bộ, chiến sĩ ta dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn. Tàu HQ 505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đang ở đảo Sinh Tồn được lệnh đến ứng cứu cũng bị trúng đạn của kẻ thù.

Một tháng sau, công binh Việt Nam bí mật đổ bộ, xây dựng công sự trên đá Len Đao và giữ được đá này. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đá Len Đao như một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Trở lại với sự biến ngày 14/3/1988. Trước đó, ngày 11/3, nhiều chiến sĩ Trung đoàn E83 được lệnh khẩn lên tàu. Trung đội trưởng Đinh Xuân Toại (Đơn vị C7 – D3 – E83) lẽ ra cũng lên tàu HQ-604, nhưng đến giờ cuối, anh cùng một số chiến sĩ khác được điều chuyển sang tàu không số nhỏ hơn, chuyển hướng đến đảo Tốc Tan.

Khi đang xây dựng mốc chủ quyền và nhà trên đảo này, các anh nghe tin đồng đội bên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao bị tấn công. Cả ngày đó, cùng với lực lượng từ đảo Sinh Tồn và cụm đảo xung quanh đó, các anh đã cố gắng tiếp cận Gạc Ma tiếp cứu đồng đội, nhưng bị tàu Trung Quốc ngăn chặn nên không thể vào được.

Ngày hôm sau, khi đã đưa được những chiến sĩ thương vong về Sinh Tồn, đơn vị anh Toại được đưa về đất liền, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.

Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.

Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử”. Anh Toại kể lại.

Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.

Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.

Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.

Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.

Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,451
Động cơ
321,101 Mã lực
Tuổi
58
Em thấy dân thường, nhiều người muốn làm một tour đảo Tr.Sa mùa biển yên. Ý nghĩa cho cả các chiến sỹ được giao lưu với người ở bờ. Chả biết có không 8->
 

giaitrihanoi

Xe tải
Biển số
OF-185016
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
237
Động cơ
336,501 Mã lực
Vấn đề này thì còn nhiều tranh luận cụ ạ
Đây là lời kể của nhân chứng

Giành lại Len Đao
(Không phải ai cũng biết: Hải chiến Trường Sa 1988, Trung Quốc đánh chiếm 3 đảo chìm là Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Ta giữ được Cô Lin, Trung Quốc chiếm Gạc Ma và Len Đao . Một tháng sau ta đổ quân chiếm lại được Len Đao , Gạc Ma không chiếm lại được vì Trung Quốc giăng lưới điện, bộ đội ta không tiếp cận được. Kết lại, ta giữ được 2, Trung Quốc chiếm được 1. Nhưng sau đó, Trung Quốc không chiếm thêm được đảo hoặc bãi cạn nào khác của ta)
Trong một đêm đầu tháng 3, hồi tưởng lại ký ức 28 năm trước, ông Đinh Xuân Toại, một trong 35 người lính công binh hải quân ấy, rưng rưng nói: “Ra Trường Sa thời điểm đó rất nguy hiểm. Nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Khi nghe chỉ huy phổ biến xong nhiệm vụ, chúng tôi đều xác định chấp nhận hi sinh để thực thi nhiệm vụ”.
Khi đó, ông Toại là đại đội trưởng của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83).
Một buổi chiều gần giữa tháng 4-1988, chỉ huy đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) thông báo danh sách 35 người sẽ ra Trường Sa. 7g tối sẽ xuất phát. Thời gian chỉ được thông báo trước gần 30 phút! Lương thực và đồ đạc quân tư trang cá nhân đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ. Sĩ quan, chiến sĩ chỉ việc lên tàu đi.
Đó là nhiệm vụ mật. Chỉ những người trong đội cảm tử ấy và chỉ huy đơn vị mới được biết. Ông Đinh Xuân Toại kể: “Thật ra tôi đã biết nhiệm vụ này ngay lúc còn ở Trường Sa hồi tháng 3-1988. Ngày 14-3, khi Trung Quốc thảm sát anh em đồng đội tôi tại Gạc Ma, ở bên này chúng tôi đang làm nhà ở đảo Tốc Tan.
Lúc đó ở Len Đao, tàu HQ-605 đã bị bắn chìm. Len Đao bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bao vây. Trước tình thế cấp bách lúc đó, đúng ra phải làm nhà trong 2-3 tháng mới xong nhưng chúng tôi được lệnh làm thật nhanh để quay về đất liền chuẩn bị vũ khí, lực lượng ra giành lại Len Đao”.
Biệt đội cảm tử này chỉ có 35 người lính công binh và 7 người lính chiến đấu. Vũ khí chỉ có súng DKZ, B40, AK, lựu đạn mỏ vịt, mìn chống tăng...
Ông Toại nhớ lại: “Trước khi đi, đơn vị tổ chức tuyên thệ. Toàn trẻ cả. Chỉ có anh Thống và đại đội phó có vợ. Còn lại chưa có người yêu, chưa từng trải nhiều. Chúng tôi nhận nhiệm vụ đổ bộ lên đó, khẩn cấp làm nhà chòi giữ đảo rồi sau đó làm nhà sắt kiên cố”.
Ông Toại kể tiếp: “Anh Thống đọc tuyên thệ. Rồi chúng tôi cũng tuyên thệ, hứa sống chết có nhau và tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Tư lệnh Vùng 4 năm đó đã hơn 60 tuổi, một bên tay bị thương nên bị tật nhưng vẫn đi chỉ huy anh em. Hình ảnh đó của thủ trưởng làm chúng tôi vững thêm tinh thần.
Chúng tôi ra đi, xác định tư tưởng đi là sẵn sàng chết để giữ đảo, giống như những đồng đội mình đã anh dũng hi sinh”.
Hình 1: Công binh hải quân đang khẩn trương chuyển đá, tôn nền để xây nhà đóng quân trên đảo chìm Len Đao năm 1988 - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
Mỗi người được phát sẵn một bao tử thi
Con tàu thực thi nhiệm vụ này là con tàu không số của Lữ đoàn 125. Lên tàu, mọi người mới hay mỗi người được phát một bao tử thi để chuẩn bị sẵn cho mình nếu hi sinh.
“Có bao ghi tên, có bao không. Có người còn có thẻ bài bỏ trong balô. Lúc đó có chi mô mà sợ. Có người còn đùa: mình chết còn có bao tử thi cột mang về. Đến giờ sinh hoạt, chúng tôi vẫn vui vẻ bình thường, hát bài Vì nhân dân quên mình.
Tàu vừa xuất phát, tư lệnh vùng và tiểu đoàn trưởng hướng dẫn chúng tôi sử dụng các loại vũ khí và phương án tác chiến... Tập đi tập lại ra tới Trường Sa thì thuần thục” - ông Toại kể.
Để đảm bảo bí mật, con tàu lặng lẽ đi trong đêm tối giữa đại dương mênh mông. Không một chút ánh sáng được phép le lói trên tàu. 2g sáng thì ra đến nơi.
“Trời tối mịt. Biển cũng tối thẫm. Có nhìn thấy gì đâu. Nghe thông báo đến đảo rồi thì biết đến đảo thôi. Sóng xô ra thấy chỗ nào có dải màu trắng trắng mờ mờ thì đó là bãi cạn...” - ông Toại kể.
Anh em cứ ba người một xuồng cao su bí mật bơi vào. Nhóm đầu tiên lên cắm cờ ở ba điểm: đầu bãi, giữa bãi và cuối bãi cạn Len Đao. Các nhóm còn lại khẩn trương vận chuyển vật liệu vào. Tất cả lính công binh vào hết. Chỉ có tư lệnh Vùng 4, đại đội trưởng Đinh Xuân Toại (làm nhiệm vụ quản lý vũ khí khí tài kiêm anh nuôi) và một vài chiến sĩ liên lạc ở lại tàu.
Ông Hồ Văn Hân - 53 tuổi, hiện đang sống ở Bố Trạch (Quảng Bình), là một trong những người lính công binh hải quân xây đảo chìm Len Đao thời điểm đó - kể: “Mình làm nhà chòi trước tiên để cho bộ đội giữ đảo. Nhà chòi lúc đó nhỏ lắm, chỉ khoảng 9-10m2.
Khổ nhất là khâu chuyển vật liệu từ tàu xuống xuồng rồi đưa vào. Vật liệu đi làm nhà trên đảo chìm thời đó đơn sơ lắm. Chỉ có ximăng, cát, sàn gỗ, cọc. Làm nhà, mà làm trên đảo chìm lúc xung quanh tối đen, lại không được dùng đèn pin. Cứ 7-8 người làm một góc. Vừa mò mẫm vừa làm. Khi nước lên ngập bãi cạn, anh em phải lặn xuống đóng cọc”.
Hình 2: Ngôi nhà đơn sơ làm bằng sắt và tôn được công binh hải quân dựng lên năm 1988. Anh em hải quân thời ấy phải đóng quân trong ngôi nhà nóng bức thế này để bảo vệ đảo chìm Len Đao - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
“Tàu Trung Quốc bao vây. Kệ chúng nó!”
Đến lúc trời hửng sáng thì mặt biển lù lù bảy tàu chiến Trung Quốc! Con tàu không số bị bảy tàu chiến Trung Quốc hung hăng bao vây.
“Lúc còn tối nó không phát hiện, nên giờ bọn nó vây kẹp tàu mình. Một chiếc áp sát, nói một tràng tiếng Trung. Phiên dịch của hải quân vùng đi cùng nói chi đó qua bên nớ, đại ý khẳng định đây là địa phận, chủ quyền của Việt Nam.
Nói thật lúc mới thấy tàu Trung Quốc nhiều vậy ai cũng căng thẳng lắm. Con người mà. Nhưng khi tàu nó giáp gần, chẳng còn sợ nữa. Nó có bắn hay không kệ nó. Một là sống. Hai là chết. Đồng đội mình đã hi sinh hết rồi đấy, nhưng Cô Lin vẫn giữ được. Cho nên bằng mọi giá phải giữ được Len Đao.
Hai người bạn thân nhất của tôi đều người Quảng Trạch, hi sinh chìm cùng với tàu HQ-604. Anh em, bạn bè mình bị nó bắn như thế mà. Chả sợ nữa. Cứ cắm đầu làm cho thật nhanh. Kệ chúng nó...” - ông Hồ Văn Hân kể.
Bao vây, áp sát không uy hiếp được những người lính Việt Nam trên đảo chìm Len Đao, tàu chiến Trung Quốc mở hết các bạt che vũ khí, chĩa súng, chĩa pháo về phía con tàu vận tải Việt Nam và về phía những người lính đang ngụp lặn trên đảo chìm.
“Chỉ huy nó ra huýt còi, lính tráng nó nhảy lên hết các vị trí súng, pháo, rồi đứng đầy bên thành tàu, chờ hành động. Mình cũng sẵn sàng rồi, vì khi đi đã xác định sẽ chiến đấu rồi. Nhưng nếu có nổ súng, chắc chắn mình sẽ chết hết. Họ toàn tàu chiến, chạy nhanh, vũ khí hiện đại gấp mấy lần mình” - ông Đinh Xuân Toại cho hay.
Uy hiếp từ 7g sáng đến 11g trưa vẫn không làm những người lính công binh Việt Nam hoảng sợ và thoái lui, các tàu Trung Quốc tản ra và cứ lảng vảng gần đảo Len Đao. Trước đó, ở Cam Ranh, những người lính công binh hải quân đã được huấn luyện xây nhà chòi cấp tốc. Tập đi tập lại nhưng cũng phải mất 15 ngày mới làm xong. Vậy mà ra đảo, chỉ bảy ngày đã xong.
Sau khi đã làm xong nhà chòi, là “cột mốc” để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Len Đao, 35 lính công binh lại khẩn trương làm nhà sắt kiên cố hơn.
Ở đảo chìm, một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng. Nhưng với Len Đao trong thời điểm đó, họ phải làm nhanh hơn nữa. Chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà sắt.
Sao có thể nhanh như vậy? “Vì anh em quần quật làm ngày làm đêm, không dám nghỉ ngơi. Và một phần vì căm phẫn, một phần vì xót, vì thương anh em đồng đội mình. Chúng tôi làm thay phần những anh em mình đã hi sinh” - ông Hân nói, mắt xa xăm nhìn ra phía biển.
#NCT st
#Codotphcm
Ảnh Đảo Lên Đao ngày xưa và hôm nay
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: outdoor, water and nature
Image may contain: sky, outdoor and water
Ak tại e đọc cái ảnh ko thấy Lên Đao thôi, chứ chưa đọc hết dưới, tg cụ cho thiếu Lên Đao chứ sâu về vấn đề này thì e ko rõ
 

Khanhprosound

Xe tải
Biển số
OF-691994
Ngày cấp bằng
24/7/19
Số km
315
Động cơ
104,877 Mã lực
Website
www.facebook.com
truong-sa-bai-hoc-lich-su-bang-mau.jpg

Ngày 14/3/1988 là một ngày đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Đó là ngày Trung Quốc xua quân tấn công các chiến sĩ công binh của Việt Nam tại khu vực Trường Sa. Máu đã loang trên mặt biển Đông. 64 chiến sĩ của chúng ta đã mãi mãi không trở về.
Danh sách 64 chiến sĩ đã Anh dũng hy sinh ngày 14-3-1988 trong trận hải chiến Trường Sa với quân xâm lược Trung Quốc

( Có 14 liệt sỹ quê Quảng Bình, 9 liệt sỹ quê Thái Bình, 8 liệt sỹ quê Nghệ An, 7 liệt sỹ quê Đà Nẵng, 6 liệt sỹ quê Thanh Hóa, 3 liệt sỹ quê Hà Nam, 3 liệt sỹ quê Hải phòng, 3 liệt sỹ quê Hà Tĩnh, 2 liệt sỹ quê Phú Yên, 2 liệt sỹ quê Nam Định, 2 liệt sỹ quê Quảng Trị, 1 liệt sỹ quê Phú Thọ, 1 liệt sỹ quê Quảng Nam, 1 liệt sỹ quê Hà Nội, 1 liệt sỹ quê quê Ninh Bình, 1 liệt sỹ quê Khánh Hòa )



1- Vũ Phi Trừ, quê Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa.
2- Nguyễn Văn Thắng, quê Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình.
3- Phạm Gia Thiều, quê Đông Hạ, Trung Đông, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định)
4- Lê Đức Hoàng, quê Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
5- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An).
6- Đoàn Đắc Hoạch, quê 163 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng.
7- Tạ Trần Văn Chức, quê Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình.


8- Hán Văn Khoa, quê Văn Lương, Tam Thanh, Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ).
9 - Trần Văn Phong, quê Hải Tây, Hải Hậu, Hà Nam Ninh (Nam Định).
10- Nguyễn Văn Hải, quê Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
11- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ Tĩnh.


12- Trần Đức Bảy, quê Phương Phượng, Lê Hòa, Kim Bảng, Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Hà Nam).
13- Đỗ Việt Thắng, quê Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hóa.
14- Nguyễn Văn Thủy, quê Phú Linh, Phương Đình, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam).


15- Phạm Hữu Đoan, quê Thái Phúc, Thái Thụy, Thái Bình.
16- Bùi Duy Hiền, quê Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình.
17- Nguyễn Bá Cường, quê Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam).
18- Kiều Văn Lập, quê Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội.
19- Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
20- Cao Xuân Minh, quê Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
21- Nguyễn Mậu Phong, quê Duy Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình).
22- Trần Văn Phương, quê Quảng Phúc, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
23- Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Khang, Hoa Lư, Hà Nam Ninh (Ninh BÌnh).


24- Hồ Công Đệ, quê Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
25- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
26- Bùi Bá Kiên, quê Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
27- Đào Kim Cương, quê Vương Lộc, Can Lộc, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
28- Phan Tấn Dư, quê Hòa Phong, Tuy hòa, Phú Khánh (Phú Yên).


29- Nguyễn Văn Phương, quê Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình.
30- Võ Đình Tuấn, quê Ninh Ích, Ninh Hòa, Phú Khánh (Khánh Hòa).
31- Nguyễn Văn Thành, quê Hương Điền, Hương Khê, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
32- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
33- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
34- Nguyễn Thắng Hải, quê Sơn Kim, Hương Sơn, Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh).
35- Phan Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
36- Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ Tĩnh (Nghệ An).
37- Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ Tĩnh.


38- Trương Văn Thinh, quê Bình Kiên, Tuy Hòa, Phú Khánh (Phú Yên).
39- Trần Đức Thông, quê Minh Hòa, Hưng Hà, Thái Bình.
40- Trần Văn Phong, quê Minh Tâm, Kiến Xương, Thái Bình.
41- Trần Quốc Trị, quê Đông Thạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
42- Mai Văn Tuyến, quê Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.


43 - Lê Thế, quê tổ 29, An Trung Tây, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
44- Trần Đức Hóa, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
45- Phan Văn Thiềng, quê Đông Trạch, Bố Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
46- Tống Sĩ Bái, quê phường 1, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
47- Hoàng Ánh Đông, quê phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (Quảng Trị).
48- Trương Minh Phương, quê Quảng Sơn, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
49- Nguyễn Minh Tâm, quê Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình.
50- Trần Mạnh Viết, quê tổ 36, Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng)
51- Hoàng Văn Túy, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
52- Võ Minh Đức, quê Liên Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
53- Võ Văn Tứ, quê Trường Sơn, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
54- Trương Văn Hướng, quê Hải Ninh, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
55- Nguyễn Tiến Doãn, quê Ngư Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
56- Phạm Hữu Tý, quê Phong Thủy, Lệ Ninh, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
57- Nguyễn Hữu Lộc, quê tổ 22, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
58- Trương Quốc Hùng, quê tổ 5, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
59- Nguyễn Phú Đoàn, quê tổ 47, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP. Đà Nẵng).
60- Nguyễn Trung Kiên, quê Nam Tiến, Nam Ninh, Hà Nam Ninh (Nam Định).
61- Phạm Văn Lợi, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Quảng Bình).
62- Trần Văn Quyết, quê Quảng Thủy, Quảng Trạch, Bình Trị Thiên (Q. BÌnh).
63- Phạm Văn Sửu, quê tổ 7, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng).
64- Trần Tài, quê tổ 12, Hòa Cường, Đà Nẵng, Quảng Nam-Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top