[Funland] Ngành tiểu thủ công nghiệp ngày nay ra sao?

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,851
Động cơ
31,013 Mã lực
Em làm hàng thủ công mỹ nghệ 20 năm nay và thấy thế này :
Hàng thủ công mỹ nghệ chia làm nhiều nghành hàng như hàng quà tặng, hàng nội thất trong nhà và sân vườn, hàng thời trang. Tất cả nghành hàng này có sức tiêu thụ khá tốt và mức lãi suất tốt hơn nhiều so với hàng công nghiệp.
Tuy nhiên hàng VN mình ngày càng thất thế trên thị trường xk vì :
1/ Ý thức lao động của nông dân ta rất là nông dân, đơn hàng nhận về đã định sẵn ngày giao hàng nhưng thường xuyên ko đúng hẹn vì những lý do trời ơi như đám cưới đám ma đám hỏi. Cứ phải ăn chơi thoải mái đã chứ ko có ý thức làm việc như đã cam kết.
2/ Các nhà thiết kế của ta hầu như ko có. Thiếu hẳn nguồn nhân lực chất lượng hiểu biết văn hoá tiêu dùng và văn hoá thẩm mỹ của thị trường XK nên ko thể có sản phẩm phù hợp để bán hàng. Trường ĐH mỹ thuật CN của ta vẫn đang dạy sv bằng giáo trình 30 năm trước, vẫn văn hoá ao làng, rồng phượng trong khi thế giới họ đi đến đâu rồi.
3/ Hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước quá kém. Chúng em tham gia các hội chợ TM quốc tế ở châu Âu trong khi các nước quanh mình như Thái Lan, Indo, Malay … ngoài các gian hàng của doanh nghiệp thì còn có các gian hàng của chính phủ họ giups doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tạo thành 1 khu rất nổi bật đặc trưng sp của từng nước. Trong khi đó các DN VN lẻ loi lọt thỏm rất ko gây ấn tượng với buyer.
Nói chung hàng thủ công của mình phải thay đổi nhiều lắm để cạnh tranh được với các nước xung quanh.
Ảnh dưới đây là sản phẩm thủ công của 1 doanh nghiệp VN nào đó xuất khẩu qua Mỹ và được bán ở 1 khu du lịch em tình cờ tìm thấy giữa 1 rừng sp các nước khác.
Sp thủ công này ko phải truyền thống. Ta cũng phải thay đổi tư duy thủ công ko nhất thiết phải là các sp truyền thống mà phải phát triển theo xu thế tiêu dùng.
Gặp cụ đúng là người trong ngành đây rồi, cụ nói chí phải.
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi
Vâng, em cũng đã bắt đầu tiếp cận được 1 số thông tin hữu ích.
Một số nghệ nhân thực thụ em đã gặp, và các cụ nghệ nhân đó cũng trăn trở tiếc nuối rất nhiều vì nghề tiểu thủ công nghiệp nước mình manh mún nhỏ lẻ, tổ chức được quy củ mà làm đã khó gặp vận xấu tan vỡ như bọt nước. Tuy vậy, ưu thế giá nhân công siêu rẻ ở nông thôn VN hiện nay là lợi thế tuyệt đối chắc chỉ có Băng la đét với Châu Phi là cùng mức giá.
Cứ tính cả nhà ngồi làm thủ công suốt buổi tối chỉ cần công sá bằng đủ tiền cho buổi sáng hôm sau đi chợ mua mấy lạng thịt, dầu, mắm, muối...nhưng vẫn hơn là ngồi chơi, có việc gì làm ra tiền đâu?.
Đó là tất cả ý nghĩ người ở quê là vậy.
Tôi cũng đã gặp nghệ nhân thực thụ. Tôi cũng đã gặp những chủ DN chuyên xuất mặt hàng này đi Âu Mỹ. Hậu Covid có xuất được đâu, tồn kho chất đống.
Tôi cũng qua Indonesia và nhận ra họ làm đẹp hơn VN và rẻ hơn Vn, dân số họ gần gấp 3 VN, lương cũng bèo hơn.
và sau đó tôi bỏ cuộc luôn, không phải không dám làm mà là chưa thấy tương lai tươi sáng nếubắt tay vào làm, mẫu mã tôi không ngại nhưng cuộc chiến xuất khẩu là cuộc chiến về giá, Vn mình không có ưu thế, làm nhỏ lẻ cho thị trường trong nước còn tạm.
 
Biển số
OF-711927
Ngày cấp bằng
30/12/19
Số km
758
Động cơ
-3,460 Mã lực
Nơi ở
Lò Gạch
Đan tay truyền thống dần mai một, từ 1 nguyên liệu ví dụ cây tre, doanh nghiệp tận dụng không chừa 1 cái gì, từ lấy tinh dầu cho tới xơ tre đều không bỏ xót, các làng thủ công mỹ nghệ chỉ là 1 mắt xích trong câu chuyện chế biến cây tre tiền ăn theo sản phẩm. Em có bán lẻ sản phẩm cói, thủ công mỹ nghệ nhận thấy khách nước ngoài vẫn quan tâm tới sản phẩm thân thiện môi trường. Nguồn cung hiện nay thì vô vàn, hàng TQ mẫu mã nhiều mà giá cả rẻ hơn, tuy không tinh xảo như các nghệ nhân VN làm nhưng với phân khúc khách của bọn em thì cũng không bán được các hàng qua tay nghệ nhân.
 

Ecoview

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-823076
Ngày cấp bằng
26/11/22
Số km
126
Động cơ
4,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Muốn có sản phẩm chất lượng cao thì thì thù lao cho người thợ nghề phải tương xứng mới khuyến khích người ta dồn tâm huyết, nâng cao giá trị sản phẩm. Nếu chỉ hướng đến giá thấp, chi phí nhân công rẻ mạt thì chỉ là loại hàng thô, không tinh, không hấp dẫn. Em nghĩ chỉ tập trung làm loại hàng tầm trung trở lên, giá cả tương đối, hạn chế chi phí trung gian ở mức thấp (gồm chi phí vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu, chi phí cho bên thu mua, phân phối ...) còn lại nhân công ở mức khá thì có thể giúp duy trì những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Vấn đề tổ chức thu mua, phân phối hiệu quả với chi phí hợp lý cần lời giải cụ thể trong khi thị trường thì nằm rải rác ở các nước và không phải ai, đơn vị nào cũng có thể liên kết được lại.
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,851
Động cơ
31,013 Mã lực
Muốn có sản phẩm chất lượng cao thì thì thù lao cho người thợ nghề phải tương xứng mới khuyến khích người ta dồn tâm huyết, nâng cao giá trị sản phẩm. Nếu chỉ hướng đến giá thấp, chi phí nhân công rẻ mạt thì chỉ là loại hàng thô, không tinh, không hấp dẫn. Em nghĩ chỉ tập trung làm loại hàng tầm trung trở lên, giá cả tương đối, hạn chế chi phí trung gian ở mức thấp (gồm chi phí vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu, chi phí cho bên thu mua, phân phối ...) còn lại nhân công ở mức khá thì có thể giúp duy trì những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Vấn đề tổ chức thu mua, phân phối hiệu quả với chi phí hợp lý cần lời giải cụ thể trong khi thị trường thì nằm rải rác ở các nước và không phải ai, đơn vị nào cũng có thể liên kết được lại.
Vâng, có lẽ cách tiếp cận của mình cần thay đổi dần chuyển từng bước sang sản phẩm chất lượng từ mức trung bình trở lên. Bao lâu nay làm đồ rẻ siêu rẻ lãng phí nguyên liệu và nhân công.
Nhưng việc đổi mới đó rất khó.
Cụ thấy việc hoàn thiện khâu tổ chức sản xuất quy mô lớn tận dụng thời gian nhà rỗi của bộ phận rất lớn lao động giá rẻ ở nông thôn không ạ?, (quy mô nhỏ là khoảng 3_5 vạn người, dần dần mở rộng lên đến tầm nửa triệu người).
 
Chỉnh sửa cuối:

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,851
Động cơ
31,013 Mã lực
Tôi

Tôi cũng đã gặp nghệ nhân thực thụ. Tôi cũng đã gặp những chủ DN chuyên xuất mặt hàng này đi Âu Mỹ. Hậu Covid có xuất được đâu, tồn kho chất đống.
Tôi cũng qua Indonesia và nhận ra họ làm đẹp hơn VN và rẻ hơn Vn, dân số họ gần gấp 3 VN, lương cũng bèo hơn.
và sau đó tôi bỏ cuộc luôn, không phải không dám làm mà là chưa thấy tương lai tươi sáng nếubắt tay vào làm, mẫu mã tôi không ngại nhưng cuộc chiến xuất khẩu là cuộc chiến về giá, Vn mình không có ưu thế, làm nhỏ lẻ cho thị trường trong nước còn tạm.
Covid làm đứt gẫy nhiều chuỗi cung ứng, bây giờ chưa khôi phục lại được. Nhưng cũng phải dò dẫm chắp mối, nối lại chứ ạ.
 

sirius6688

Xe điện
Biển số
OF-88971
Ngày cấp bằng
18/3/11
Số km
3,396
Động cơ
479,575 Mã lực
Nơi ở
Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
Các cụ có tâm có tầm thì họp nhau lại đi, riêng mặt hàng này e có thể bán qua kênh thương mại điện tử sang âu mỹ nếu hợp thị hiếu. E cũng trăn trở rất nhiều về việc này
 

Ecoview

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-823076
Ngày cấp bằng
26/11/22
Số km
126
Động cơ
4,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng, có lẽ cách tiếp cận của mình cần thay đổi dần chuyển từng bước sang sản phẩm chất lượng từ mức trung bình trở lên. Bao lâu nay làm đồ rẻ siêu rẻ lãng phí nguyên liệu và nhân công.
Nhưng việc đổi mới đó rất khó.
Cụ thấy việc hoàn thiện khâu tổ chức sản xuất quy mô lớn tận dụng thời gian nhà rỗi của bộ phận rất lớn lao động giá rẻ ở nông thôn không ạ?, (quy mô nhỏ là khoảng 3_5 vạn người, dần dần mở rộng lên đến tầm nửa triệu người).
Những thứ ở trong nội tại Việt Nam thì có thể cách này hay cách khác để sắp xếp, tổ chức. Với thị trường gần 100 triệu dân nhưng khí hậu nóng ẩm, ý thức về tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường ở trong nước thì chưa nhiều. Các sản phẩm mộc mạc, thân thiện với môi trường nó cũng đi cùng với ý thức, trách nhiệm của tệp khách hàng với nhận thức tương ứng. Nên khâu quan trọng nhất, luôn là đầu ra tại các thị trường chủ yếu ở nước ngoài, thì cần có cách làm phù hợp. Cụ có sáng kiến gì có thể chia sẻ được không?
 

z0z0z0

Xe điện
Biển số
OF-84906
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
2,917
Động cơ
428,401 Mã lực
Em nhớ những năm 8x, 9x của thế kỷ trước, trong thời buổi khủng hoảng Đông Âu và nhiều gia đình trong tình cảnh cực kỳ khó khăn, thời đó khắp nơi thấy làm thêm ngoài giờ tiểu thủ công nghiệp: Mây tre đan, dệt bao đay cói, thêu... Tuổi thơ của em và nhiều bạn bè cặm cụi khâu bao, đan mây. Thời nay, em đi khắp nơi chỉ thấy người ta xem tivi, giải trí với game và điện thoại... em thấy tiếc thời gian vô bổ của bao người. Ngành tiểu thủ công nghiệp thu nhập thêm dù thấp thì cũng là có thêm đồng chi tiêu cho người dân, nhiều người vùng quê còn khó khăn lắm, em nghĩ họ vẫn cần làm thêm nghề phụ dù tiền công có thể thấp.
Ngành tiểu thủ công nghiệp này bây giờ ra sao rồi nhỉ?
Xin ý kiến của các cụ, mợ.
View attachment 8064271
Quê em trước có nghề cũ là dệt chiếu cói, khâu nón lá mà giờ cũng không còn ai làm nữa, vào nhà máy xưởng may, xưởng gia công dày xuất khẩu hết rồi :(
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Hàng thủ công mỹ nghệ đây. =)) =)) =)) =))
base64-1691453335694907550475.png
 

Mocoitinh

Xe hơi
Biển số
OF-734081
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
119
Động cơ
70,309 Mã lực
Em cũng hơi buồn cho đồ thủ công mỹ nghệ Việt. Nhiều lúc muốn mua một ít đồ thủ công tặng các bạn nước ngoài mà tìm hơi khó đồ đẹp và được làm tỉ mỉ chau chuốt. Nhiều khi chỉ muốn đồ đó dù đắt hơn một chút nhưng chau chuốt hơn.
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những thứ ở trong nội tại Việt Nam thì có thể cách này hay cách khác để sắp xếp, tổ chức. Với thị trường gần 100 triệu dân nhưng khí hậu nóng ẩm, ý thức về tiêu dùng sản phẩm thân thiện môi trường ở trong nước thì chưa nhiều. Các sản phẩm mộc mạc, thân thiện với môi trường nó cũng đi cùng với ý thức, trách nhiệm của tệp khách hàng với nhận thức tương ứng. Nên khâu quan trọng nhất, luôn là đầu ra tại các thị trường chủ yếu ở nước ngoài, thì cần có cách làm phù hợp. Cụ có sáng kiến gì có thể chia sẻ được không?
Các doanh nghiệp họ đã đi từ 10-15 năm nay rồi cụ, họ có đầu ra nhưng càng ngày càng khó khăn khi họ phải cạnh tranh China, India, Indonesia vơi cùng mẫu mã, chất liệu nhưng giá rẻ hơn. Câu chuyện của 10 năm trước là đầu ra còn câu chuyện của hiện tại là GIÁ CẢ.
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng hơi buồn cho đồ thủ công mỹ nghệ Việt. Nhiều lúc muốn mua một ít đồ thủ công tặng các bạn nước ngoài mà tìm hơi khó đồ đẹp và được làm tỉ mỉ chau chuốt. Nhiều khi chỉ muốn đồ đó dù đắt hơn một chút nhưng chau chuốt hơn.
Có nhiều lắm, lên mạng là có, nhưng giá đắt gấp 2,3 thậm chí 5 lần. Nón lá, hộp chạm khắc, tranh khảm trai, cốc tre, khăn thêu tay,... không thiếu đâu. Nhưng VN khổ ở chỗ cứ thấy 1 người thành công là đua nhau làm, thợ giỏi là tách ra làm riêng và cũng quy mô nho nhỏ, không có tư duy về quản lý tài chính hay tìm đầu ra lớn (họ chỉ có nhu cầu làm tất ăn cả, ăn vừa vừa). Với tư duy manh mún của người Việt là rất khó làm. Người có trình độ quản lý thì chưa chắc có tay nghề và ngược lại.
 

lamthanhngoc

Xe tải
Biển số
OF-23632
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
329
Động cơ
474,610 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Muốn có sản phẩm chất lượng cao thì thì thù lao cho người thợ nghề phải tương xứng mới khuyến khích người ta dồn tâm huyết, nâng cao giá trị sản phẩm. Nếu chỉ hướng đến giá thấp, chi phí nhân công rẻ mạt thì chỉ là loại hàng thô, không tinh, không hấp dẫn. Em nghĩ chỉ tập trung làm loại hàng tầm trung trở lên, giá cả tương đối, hạn chế chi phí trung gian ở mức thấp (gồm chi phí vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu, chi phí cho bên thu mua, phân phối ...) còn lại nhân công ở mức khá thì có thể giúp duy trì những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Vấn đề tổ chức thu mua, phân phối hiệu quả với chi phí hợp lý cần lời giải cụ thể trong khi thị trường thì nằm rải rác ở các nước và không phải ai, đơn vị nào cũng có thể liên kết được lại.
Để làm được 1 sản phẩm thủ công về đan lát, cụ phải chọn được nguyên liệu nguồn cung ổn định, xử lý cái nguyên liệu đó (ngâm tẩm hóa chất nhiều là nước ngoài không thích), lên mẫu mã (hoặc nước ngoài đưa mẫu cho cụ), thuê thợ và giám sát, đóng gói, hút chân không, sơn bóng,...và chuyển hàng đi.
Ngay cái số 1 là cả vấn đề rồi, dân ta nay thấy tre giá cao, mai thấy lục bình, ngày kia thấy cói lại trồng, cần 1 doanh nghiệp đứng bao tiêu cả đầu vào lẫn đầu ra, hỏi có bao nhiêu bên làm được điều này? Mở 1 xưởng SX quần áo còn dễ hơn.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,021
Động cơ
656,368 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Đồ mây em rất thích nhưng ngại ẩm mốc nên em chả dám mua dùng.
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
964
Động cơ
7,669 Mã lực
Tuổi
45
Các loại rổ rá thùng hộp mây hay bèo em thấy đẹp lắm. Cơ mà giá đắt quá 250-300k một cái giỏ mây trong khi đồ nhựa có 40-50k nên nhu cầu có mà k dám mua
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,491
Động cơ
49,129 Mã lực
Ít tiền thì dùng đồ làm đại trà, nhiều tiền thì dùng đồ thủ công. Trong Bát Tràng đa số làm công nghiệp, nhưng có một số nhà vẫn có đồ vẽ tay, con cháu sinh viên đồ hoạ năm 2, những lúc rảnh nó vẫn vào đây làm kiểu này. Nó bảo làm lương cao, ngồi phòng điều hoà, khi sắp xếp được thời gian làm thì gọi cho chủ hôm trước là hôm sau đến làm. Làm mấy tiếng cũng được. Bọn nó rất khoái kiểu làm này, chủ cũng thích vì người làm thay đổi liên tục nên mỗi sản phẩm có nét riêng bán được giá.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,542
Động cơ
232,542 Mã lực
Tuổi
48
Các loại rổ rá thùng hộp mây hay bèo em thấy đẹp lắm. Cơ mà giá đắt quá 250-300k một cái giỏ mây trong khi đồ nhựa có 40-50k nên nhu cầu có mà k dám mua
Đồ thủ công thì nên đắt, chứ rẻ quá thì chất lượng tồi mà thợ họ cũng chả muốn làm.
Em chỉ thấy cách tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp vẫn theo kiểu cũ, đi hội chợ phát tờ rơi hay lập 1 cái web rồi chờ khách click vào xem.. thay đổi sang các nền tảng mới xem, thuê đội KOL tây nó giới thiệu sản phẩm, đánh mạnh vào yếu tố môi trường với tự nhiên thì khách tây họ sẽ biết tới nhanh hơn... Ngày xưa muốn bán hàng phải đi thuê cửa hàng, lo tiền thuê nhà đã ốm đòn.. giờ facebook tiktok phát triển tạo điều kiện cho rất nhiều người không có đủ tài chính ban đầu thuê nhà các thứ đứng ra kinh doanh, nhỉ cần ngồi nhà bán trực tiếp cho khách đỡ được bao nhiêu chi phí
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,754
Động cơ
757,758 Mã lực
Em nhớ những năm 8x, 9x của thế kỷ trước, trong thời buổi khủng hoảng Đông Âu và nhiều gia đình trong tình cảnh cực kỳ khó khăn, thời đó khắp nơi thấy làm thêm ngoài giờ tiểu thủ công nghiệp: Mây tre đan, dệt bao đay cói, thêu... Tuổi thơ của em và nhiều bạn bè cặm cụi khâu bao, đan mây. Thời nay, em đi khắp nơi chỉ thấy người ta xem tivi, giải trí với game và điện thoại... em thấy tiếc thời gian vô bổ của bao người. Ngành tiểu thủ công nghiệp thu nhập thêm dù thấp thì cũng là có thêm đồng chi tiêu cho người dân, nhiều người vùng quê còn khó khăn lắm, em nghĩ họ vẫn cần làm thêm nghề phụ dù tiền công có thể thấp.
Ngành tiểu thủ công nghiệp này bây giờ ra sao rồi nhỉ?
Xin ý kiến của các cụ, mợ.
View attachment 8064271
hồi 8x lúc đấy em nhớ hè năm em học lớp 8 đi cùng mấy ông anh làm thêm việc đóng kiện hàng "mành trúc" cho công ty xuất khẩu. Ngoài tiền công thì mấy ông kia còn ăn thêm tiền ăn (cắp) đinh nữa. Họ giao cho các mành gỗ (như mành pallet bây giờ) đóng thành hòm chứa 6-8 bộ mành, dùng dây đai thép xiết và khóa lại. Cứ định mức họ giao mấy hòm thì được mấy kgs đinh, đóng thừa thì được đem đinh về bán.
1694056613955.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top