em gg nó ra cái này ah:
----------------
https://kiemsat.vn/nguyen-tac-suy-doan-vo-toi-trong-bltths-nam-2015-47100.html
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS năm 2015
Trước đây, tại Điều 72 của Hiến pháp năm 1992 có quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã cụ thể hóa quy định trên đây của Hiến pháp năm 1992 và coi nội dung xác định tại điều luật này là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nước ta.
Tuy nhiên, nguyên tắc nêu ở Điều 72 Hiến pháp năm 1992 cũng như tại Điều 9 của BLTTHS năm 2003 và nguyên tắc suy đoán vô tội là hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa của chúng. Trong trường hợp thứ nhất, đó là suy diễn về sự có tội. Ở trường hợp thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội có địa chỉ là người bị buộc tội và sự suy đoán được đặt theo hướng suy diễn về sự vô tội của người bị buộc tội.
Tố tụng hình sự thẩm vấn dựa trên nền tảng quan hệ công, và vì vậy, nó có một hệ thống các nguyên tắc đặc trưng của mình; các nguyên tắc chủ đạo đặc trưng của nó là nguyên tắc công tố hay còn gọi là nguyên tắc về trách nhiệm khởi tố, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc về xác định sự thật khách quan (xác định chân lý vật chất) và nguyên tắc suy đoán có tội.
Tố tụng hình sự tranh tụng dựa trên một hệ thống các nguyên tắc chủ đạo đặc trưng của nó là nguyên tắc dàn xếp (disposition) của các bên, nguyên tắc hợp lý, nguyên tắc về xác định sự thật pháp lý hay còn được gọi là sự thật do Tòa án và nguyên tắc suy đoán vô tội.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ sự tương phản giữa hai mô hình tố tụng kể trên, theo đó, sự tương phản được xác định qua các cặp phạm trù đối lập:
– Nguyên tắc thẩm vấn – nguyên tắc tranh tụng
– Nguyên tắc công tố (nguyên tắc về trách nhiệm khởi tố) – nguyên tắc dàn xếp
– Nguyên tắc pháp chế (hợp pháp) – nguyên tắc hợp lý
– Nguyên tắc xác định sự thật khách quan (chân lý vật chất) – nguyên tắc xác định sự thật pháp lý (sự thật do Tòa án)
– Nguyên tắc suy đoán có tội – nguyên tắc suy đoán vô tội.
Thực tiễn của các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử cho thấy, có một khuynh hướng nhìn nhận bị can, bị cáo như là người đã được coi là phạm tội, dù tội trạng của họ chưa được chứng minh. Trong tâm lý học, khuynh hướng đó được gọi là khuynh hướng buộc tội, còn luật học thì gọi đó là “suy đoán có tội”. Đó chính là một trong những nguyên nhân của vấn đề án oan, sai hiện nay.
Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc của một loại hình tố tụng lấy các giá trị công bằng, bình đẳng làm nền tảng; là lá chắn quan trọng và hữu hiệu cho việc tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập Hiến của Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đặt ra quy định tại Chương II – “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013). Đó chính là nội dung đầy đủ của một nguyên tắc pháp lý quan trọng: Nguyến tắc suy đoán vô tội.