Nói chung tắc đường là phải vì tổng thể các lí do cộng hưởng tạo thành:
1. Sử dụng đường, vỉa hè không đúng thời điểm ( theo em đường mình đủ rộng)
Ở Thủ đô mấy lần em đi bộ thôi mà vỉa hè bị chiếm dụng không còn lối để đi phải thả chân xuống lòng đường. Vỉa hè bị sử dụng cho các sinh hoạt từ ăn uống, đỗ xe, hò hát, buôn bán bày quá nửa thậm chí hết luôn cả vỉa hè.
Lòng đường thì ôto đỗ, thậm chí đỗ cả 2 bên đường. Có đoạn tắc lòi ra mà vẫn cấp phép làm chỗ đỗ xe ( quên em thấy có người gọi mỹ miều là giao thông tĩnh nữa...hic).
Vậy giải pháp tuy đơn giản nhưng khó nhất mà đã làm hàng chục năm rồi xong đâu lại hoàn đó vì rất nhiều lí do khách quan và chủ quan. Nếu cấm tiệt không được sử dụng vỉa hè, lòng đường cho mục đích khác bây giờ thì quá khó không khác lên "trời"... Nhưng nếu khả thi hơn - mềm hơn thì cấm tuyệt đối theo giờ tắc đường (sáng từ 6h00-8h30; chiều từ: 15h30-19h30), còn lại các khoảng thời gian khác linh động để anh em làm ăn kiếm mớ rau và vài cái nhà nữa.
2. Đặt lại hệ thống đèn đường giao thông thông minh chút: Hiện tại, một số đèn đặt cứng như bây giờ không phù hợp. Nhiều cái đèn đỏ để hơn 99s nhưng chỉ giải phóng được vài mét xe chờ.
Cái này mấy anh công nghệ thông tin chắc giải quyết trong phút mốt. ( em nghĩ không đặt bộ đếm lùi như hiện tại mà tùy tình hình giao thông các nút giao mà để số thời gian linh động chỉ đếm lùi từ 15s về 0 đến khi đổi màu đèn)- tránh mấy anh khôn lõi len lên vài giây quí giá của các bố mà làm ảnh hưởng đến thời gian của toàn bộ người tham gia giao thông.
3. Mở rộng các đoạn giao cắt ngã tư.
Những điều cụ liệt kê ra thì người ta đã làm hết rồi ạ. Các phố khác em ko nói, nhưng dọc tuyến Minh Khai - NTS thì ko có các điểm cụ liệt kê:
1. Ko có điểm trông giữ nào trên vỉa hè, người dân dọc phố này cũng ko lấn chiếm nhiều như các khu vực khác, vẫn có đủ khoảng trống cho người đi bộ trên vỉa hè. Hiện tượng đỗ xe lòng đường là có nhưng ko có tại các đoạn tắc. Còn tại sao lại là giao thông tĩnh: xã hội phát triển thì đời sống người dân tăng lên -> sử dụng ô tô để di chuyển nhiều hơn nên cần có đường đủ rộng và thông thoáng để tránh xung đột giao thông gây ùn tắc ở các điểm giao nhau. Ngoài ra cần có chỗ đỗ xe vì đơn giản cụ mua được ô tô nhưng đi đâu cũng không có chỗ đỗ (do hiện tại đang dùng chính sách cấm dừng đỗ để tránh cản trở giao thông) thì cụ mua ô tô để làm gì. Và ko phải ai cũng có chỗ để xe trong nhà nên cần phát triển các bãi đỗ, điểm đỗ (cái này TP vẫn đang loay hoay do đã hết quỹ đất). Các bãi đỗ trong khu đô thị hay tt thương mại chỉ phục vụ các đối tượng nhất định. Hiểu đơn giản là việc vận tải hàng hoá và người bằng ô tô cần có điểm đỗ để ko gây ách tắc mà vẫn đảm bảo để kinh tế xã hội phát triển vì kinh doanh buôn bán, cơ quan hành chính vẫn ở mặt đường.
2. Đèn giao thông có thể điều chỉnh xanh đỏ từ phòng điều khiển đèn tín hiệu (chính là phòng bắt phạt nguội) từ lâu rồi. Còn vấn đề cụ nói 99 giây mà chỉ được một đoạn ngắn có lẽ do cụ ít lưu thông trên đường. Nếu giảm bên này thì sẽ tắc bên kia (ví dụ như đoạn Trần Phú - Hà Đông giao với Nguyễn Khuyến, Vũ Trọng Khánh thì mỗi lượt đèn đỏ hơn 100s chỉ thoát được 3-4 xe ô tô. Tuy nhiên nếu giảm đèn đỏ ở đường nhỏ thì đường to giao nhau còn tắc dài hơn. Nên là hi sinh đường nhánh cho trục chính thôi ạ.
3. vấn đề cũng ko phải là mở rộng giao cắt, ngã giao cắt càng rộng mà đường nhánh càng nhỏ thì các phương tiện xung đột thời điểm giữa 2 đèn càng nhiều. Cụ cứ để ý nếu hết đèn đỏ bên kia mà xe chưa thoát hết thì đèn xanh bên mình cũng ko đi ngay được. Cứ thế thì hết đèn xanh của mình lại đến đèn xanh của bên giao cắt rồi mình vẫn đứng giữa ngã tư.
vấn đề vẫn là quy hoạch giao thông không đồng bộ và triệt để. Thiết kế đường lưu thông mật độ ví dụ 100 xe nhưng chậm tiến độ vài năm, xã hội kinh tế phát triển nhanh hơn quy hoạch và thiết kế đường dự tính trước đó thì mật độ tăng gấp 2-3 lần gây ra ùn tắc.