- Biển số
- OF-28309
- Ngày cấp bằng
- 4/2/09
- Số km
- 3,634
- Động cơ
- 510,689 Mã lực
Nếu chủ nhà hiểu được đâu là quyền lợi của mỗi bên, rằng em để lại số là em thiện chí, em thực hiện quá trách nhiệm mà em phải làm, thì em sẵn sàng để lại số cho họ. Chỉ sợ họ lại gọi điện đúng lúc em đang bận họp (chẳng hạn) rồi đổ lỗi cho em không "biết điều" và manh động.Cụ nói không để lại sđt thì cụ tiêu cực quá rồi, em công nhận là vẫn phải đỗ vì bản thân em cũng thế thôi giờ nhiều khi lên phố tạt té chỗ nọ chỗ kia không đỗ thì không biết vứt xe ở đâu, nhưng ví dụ nhà cụ mặt phố có gara giờ sáng ra định lấy xe đi làm mà có xe nó chặn chình ình trước cửa không liên lạc được, một hôm thì không nói nhưng liên tục thì chả khó chịu à cụ. Nên mỗi người biết điều một chút thôi cụ à, phù hợp lợi ích cả hai bên chứ không như cụ nói là sai lầm chồng chất sai lầm đấy.
Đấy là một cách hợp pháp và văn minh để tác động thay đổi luật hoặc thay đổi việc thực thi luật theo hướng có lợi cho các cụ chủ nhà.Đỗ trước cửa không ra được xe có phải là cản trở giao thông không ạ? Chủ nhà cứ vho xe từ nhà ra sát với xe đỗ rồi chụp ảnh gọi công an phường xuống xử lý thôi. Công an không xử lý thì live chym việc họ không hoàn thành nghĩa vụ.
Các cụ chủ xe cũng có thể có tác động hợp pháp của họ để vận động theo hướng ngược lại.
Hai bên có thể phải ra tòa, hoặc đọ nhau bằng khả năng vận động hành lang, quan hệ v.v.. nhưng nói chung là "đánh" nhau bằng nước bọt hoặc thậm chí bằng ví tiền thì vẫn văn minh hơn là ném mứt và chai xăng vào nhau.
Với lại quan trọng hơn là ném mứt / chai xăng qua lại lẫn nhau sẽ không dẫn đến kết cục ổn định. Nay ông xe thắng, mai ông nhà thắng, cứ thế mãi.
Trong khi cãi nhau bằng nước bọt thì dù bên nào thắng / thua hay hòa thì cũng có một kết cục là luật lệ, việc diễn giải luật và thực thi luật, sẽ rõ ràng. XH cứ dựa vào cái nền tảng đó mà ứng xử về sau.
Xã hội tư bản về cơ bản là nó vận hành như vậy.
Chỉnh sửa cuối: