Mông Cổ ko giỏi thủy chiến, đánh đường sông với vn mà thua lên thua xuống. Họ chỉ giỏi nơi đồng bằng, nơi có thể dùng ngựa để đánh nhanh, đánh phủ đầu.
Tối em uống mấy chén và giờ tỉnh giấc lại thành ra mất ngủ ạ.Vâng
Vụ bỏ thành trốn đi thì quá nổi tiếng. Nhg vụ champa liên minh thì lần đầu e nghe thấy
Thanks cụ
Mà cụ ngủ muộn thế ạ
E thì trông con ở viện nên ko dám ngủTối em uống mấy chén và giờ tỉnh giấc lại thành ra mất ngủ ạ.
Triều Tiên cụ nhé.Ngoài VN và NB thì mông cổ thời đó ko đánh đc nước nào ạ???
Vị trí có ngon hay không còn do tiến bộ kỹ thuật nhé. Những đảo biệt lập thường khó phát triển vì chi phi nhập hàng rất đắt.P/s : ngoài ra e lại vừa xem đc Guam
Thôi cụ. Tạo sóng làm gì. Giàu thì để ăn chơi cho sướng. Húng lìu lên bọn nó hùa vào hấp diêm cho thì vỡ mặt.Lan man tí về câu chuyện TBN - Mỹ. Đây là điển hình của việc thằng giang hồ già hết thời bị thằng trẻ trâu mới nổi đánh nằm bẹp dí và cướp hết địa bàn. Đúng là sóng sau xô sóng trước. Không biết đến bao giờ thì đến VN ta tạo sóng đây?
Mông Cổ từng hạ được tất cả các thành kiên cố nhất thế giới từ Đông sang Tây. Tương Dương chính là thành phòng thủ mạnh nhất thế giới thời đó , phòng thủ được cả chục năm nhưng mất rất nhanh khi Mông Cổ du nhập về vũ khí hiện đại là hồi hồi pháo từ Trung Đông3. Văn hóa NB đề cao phòng thủ thành cao hào sâu. Công thành chưa bao giờ là điểm mạnh của Mông Cổ. Họ mất rất lâu mới công phá được Tương Dương nổi tiếng dù thành này hầu như bị cô lập. Và thành quách NB còn def cao hơn thế.
Thế mới thấy quân Toa đô tổ chức viễn chinh trình độ đấy.Trích Wiki ạ.
Ngày 17 tháng 2 năm 1283, Toa Đô tiến đánh kinh đô Vijaya. Ngày 21, quân Toa Đô tiến vào kinh thành sau khi quân Chiêm Thành đã bỏ kinh đô, rút lên núi rừng.[4]
Vua Chiêm Thành là Indravaman V sai sứ đến thương thuyết hoãn binh với Toa Đô, giả là vua Chiêm Thành xin hàng. Toa Đô mắc lừa không truy kích quân Chiêm Thành giúp Chiêm Thành có thời gian khoảng 1 tháng để chấn chỉnh và tăng cường được lực lượng.[5]
Ngày 16 tháng 3 năm 1283, Toa Đô bắt đầu đánh tiếp. Do người Chiêm Thanh rút vào rừng núi kháng cự quyết liệt, nên đạo quân của Toa Đô phải chiến đấu rất vất vả. Toa Đô rút quân khỏi kinh đô Vijaya và ra bờ biển Quy Nhơn ngày nay lập trại. Quân lính của Toa Đô bỏ trốn nhiều.[6]
Do lương thực hết, do viện binh đã xin mà không sang, Toa Đô quyết định rút quân lên miền Bắc Chiêm Thành, gần biên giới với Đại Việt, xây thành gỗ, mở đồn điền sản xuất lương thực. Điều này khiến cho đạo quân tiếp viện do Qutuqu (Hốt Đô Hốt hoặc Hốt Đô Hổ), Omar (Ô Mã Nhi) chỉ huy tới Quy Nhơn không gặp được Toa Đô; sau đạo quân này bị đắm thuyền rất nhiều vì bão.
Mãi tới đầu năm 1285, Toa Đô mới rời Chiêm Thành tiến vào Đại Việt để phối hợp tác chiến với Thoát Hoan.
—— ——
Cụ xem có khác Đại Việt ko? Chú vua, em vua Trần đc cử đến trại giặc để xin hoà thì đều theo giặc như Di Ái, Ích Tắc. Bí quá gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan để câu giờ. Giặc vào Thăng Long sau mấy trận ta thua ở Đông Bộ Đầu(lần 1) Vạn Kiếp( lần 2) thì vua quan chạy về rừng núi đánh du kích tiêu hao và chặn, phá lương là chính. Đánh bại, tiêu giệt đc giặc chủ yếu là khi giặc cùng quẫn vì đói khát, bệnh tật phải co cụm, rút quân thì ta truy kích chứ đối trận thời gian đầu thì vua quan nhà mình chẳng thua sấp mặt và chạy khắp nơi. Chiến thắng đầu tiên của quân Trần cũng là đánh bại đội quân đói khát rút từ Champa ra của Toa Đô, sau đó mới là giai đoạn đánh bại đội quân đói khát, mất tinh thần của Thoát Hoan.
Diễn biến trên đất Đại Việt khác gì diễn biến trên đất Chiêm Thành đâu? Chiêm Thành quân lực ít hơn, ko đủ lực lượng để truy kích khi giặc chạy như Đại Việt thôi còn về sách lược thì 2 nước liên minh với nhau và giống nhau. kết quả là chiến thắng khi giữ đc độc lập của mình.
Tất nhiên là nếu ko có Đại Việt che chắn phía Bắc thì Champa ko đủ sức chống lại thêm một đạo quân bộ đánh từ phía bắc vào để kết hợp với thuỷ quân. Nếu Champa ko đánh Nguyên mà quy hàng và phục vụ Nguyên đánh Đại Việt như Đại Lý trước đó thì có thể kết quả cuộc chiến sẽ khác hoàn toàn rồi.
Vì vậy chiến thắng Nguyên mông thì chính xác là chiến thắng của liên minh Đại Việt và Champa
Cao ly bị chiếm còn gì ạTriều Tiên cụ nhé.
Hồng quân Liên Xô nữa chứ. Mỹ một phần sợ Liên Xô đổ bộ chiếm Nhật Bản nên đã ném bom nguyên tử.Gọi là "Nhật chống liên quân" cho oai, cho có vẻ mãnh hổ cân cả đàn sói chứ mấu chốt chỉ là hải quân Nhật vs hải quân Mỹ thôi
Mông Cổ đánh Miến Điện tức la Myama bây giờ cũng hai ba lần mà không được. Đội Miến còn hay hơn các cụ nhà Trần là chặn được Nguyên-Mông ở biên giới với Đại Lý nên không phải bỏ thành chạy long nhong như các cụ nhà ta.Ngoài VN và NB thì mông cổ thời đó ko đánh đc nước nào ạ???
Cụ cũng nói có ý đúng. Nhưng vụ 1 bộ phận quân MC đổ bộ được và thua sml căn cứ theo game em sợ ko chính xác.Không xâm lược được nhé. Bão là yếu tố nổi tiếng nhất nên rất ít người biết là quân Mông vốn không thiệt hại hết và vẫn đổ bộ được 1 phần lên NB. Và thua sml. Các bác có thể chơi game Ghost of Tsushima vừa giải trí vừa biết thêm chút ít.
Có nhiều lý do để khẳng định nếu ko có bão thì Nguyên Mông cũng éo ăn được NB:
1. Quá xa đất liền, logicstic cực kỳ phức tạp, chỉ cần 1 chuyến vận lương sai sót là cả quân đoàn ở NB nhăn răng hết. Bằng chứng là VN ta đã đâm vào điểm yếu này ở trận Vân Đồn.
2. NB gồm rất nhiều đảo. Qúa trình di chuyển, vận tải người ngựa quân trang quân dụng sẽ tiêu tốn thời gian khổng lồ.
3. Văn hóa NB đề cao phòng thủ thành cao hào sâu. Công thành chưa bao giờ là điểm mạnh của Mông Cổ. Họ mất rất lâu mới công phá được Tương Dương nổi tiếng dù thành này hầu như bị cô lập. Và thành quách NB còn def cao hơn thế.
4. Chế độ chính trị thời này ở NB là lãnh chúa phong kiến. Mỗi ông chiếm 1 khu đất, dựng lên 1 cái thành. Để chinh phục NB, xử lý hết đống thành này có thể tốn đến nhiều chục năm. Kết hợp với 1 và 2, đó là thảm họa đối với 1 chiến dịch tấn công bành trướng. Thực tế, cuộc chinh phạt của Mông Cổ tới châu Âu cũng phải dừng lại ở Đông Âu vì lý do tương tự.
5. Dù các lãnh chúa bình thường suốt ngày choảng nhau. Nhưng có "xâm lược" lại đoàn kết (như mọi quốc gia khác). Và với đặc thù nhiều đảo, nhiều thành. Họ có một chiến lược hết sức....mất dạy Đó là rúc mai rùa trong nhà. Cạn kiệt lương thực hoặc thất thủ thì.....chạy cm sang thành khác tá túc (các thành NB luôn có lối thoát hiểm mà) Lúc này khi quân Mông chinh phục xong thành A, cũng ko thể tốn thời gian phá sạch chỗ này (thành NB xây rất chắc chắn, các cụ hẳn biết rõ) mà đi sang đánh thành B. Lại gặp lãnh chúa B rúc mai rùa. Còn lãnh chúa A sau khi tá túc ở chỗ thằng éo nào đó lại mò về thành A củng cố lực lượng rồi...thọc mít quân địch Về độ cù nhây, bẩn bựa VN ta 3 lần đánh Mông cũng éo bằng NB luôn
Thời điểm đó ôm thành thẩm du cù nhây với đối phương là một phương án hữu hiệu nhất là trong hoàn cảnh địch đông ta ít. Rất tiếc là văn hóa VN ko đề cao việc xây thành nên khi bị Mông Nguyên tấn công ta chọn cách đơn giản hơn là bảy chọ và đốt cmnl cả thành
Kể cũng lạ mấy cái ải của mình có vẻ vô dụng quáMông Cổ đánh Miến Điện tức la Myama bây giờ cũng hai ba lần mà không được. Đội Miến còn hay hơn các cụ nhà Trần là chặn được Nguyên-Mông ở biên giới với Đại Lý nên không phải bỏ thành chạy long nhong như các cụ nhà ta.
Vị trí có ngon hay không còn do tiến bộ kỹ thuật nhé. Những đảo biệt lập thường khó phát triển vì chi phi nhập hàng rất đắt.
Em nghe lỏm từ tay chém gió cũng kinh nà, do bão và một lý do khác nữa từ VN nên quân MC không vượt biển oánh được NB. Và người NB họ biết điều đó, đây là một trong những lý do họ có cảm tình với đất nước con người VN.Cụ cũng nói có ý đúng. Nhưng vụ 1 bộ phận quân MC đổ bộ được và thua sml căn cứ theo game em sợ ko chính xác.
Có cụ bảo quân đổ bộ phải gấp 5 lần quân thủ mới ăn được. Nhưng hồi đó chưa có vệ tinh, toàn radar chạy bằng mắt. Biết chắc nó ập vào đâu mà tập trung thật đông để đợi. Nhỡ nó cho vài tàu fake 1 nơi rồi lại ập vào một nơi cách độ vài chục km, thì có đạp lên nhau đổ xô sang cũng ko kịp.
Về logistics, quân MC nổi tiếng về khả năng ăn uống đạm bạc kham khổ, và chỉ cần cây cung là đi đâu có thức ăn đó. Chưa có đội quân nào có thể viễn chinh xa nhà như MC thì năng lực logistics của MC chỉ có hơn chứ ko kém ai.
Về công thành, cứ cho là ko phải điểm mạnh, thì cũng ko tệ, chinh chiến tưng bừng thế còn gì, 1 Tương Dương ko nói lên tất cả. Còn thành trì Nhật Bản, hồi em ở đó em hay xem phim trên TV về thời đó, thấy thành trì cực kì bèo, chủ yếu là gỗ, đất, tre, trừ những nơi kiểu thành phố cấp trung ương. Hay tại kinh phí thấp hay nó ko quan trọng lắm việc phải giống y hệt lịch sử. Còn đi thăm trực tiếp thì em sinh viên nghèo ko đú được.
Vụ lãnh chúa rúc mai rùa rồi lượn đi, rồi lại vòng về, em nghĩ cũng có lí. Nhưng truyền thống các anh MC thắng là hay giết cho sướng tay, nên mình lãnh chúa lộn về mà chẳng còn mấy trai tráng thì cũng khó.
Nói chung chưa vào cuộc chiến cũng khó nói. Sáng rảnh rỗi em phản biện lại tý thảo luận cho xôm. Ông giáo sư ngưoi Nhật của em (ai trong giới tài chính, ngân hàng, kinh tế, hoặc làm với IMF/WB chắc biết pro Ohno) có lần giảng gì đó về lịch sử kinh tế Nhật trên lớp, có nói là nếu ko có trận bão, lịch sử nước Nhật sẽ hoàn toàn khác, thanh gươm Nhật bản rất đẹp nhưng chỉ đep thôi ko đủ,... đại loại thế, em không nhớ chính xác.
Đúng là ko có bomb nguyên tử thì Nhật còn lâu mới đầu hàng. Lại tử vì thiên hoàng.Vậy đúng là không sáng chế được bom nguyên tử thì là ko thể ăn đc NB
Hải quân Anh thời thế chiến 2 bị tàu ngầm Đức đánh tan tành rồi còn gì ạDo Nhật giỏi thủy chiến. Giống như Anh có hải quân quá mạnh.
Phải nói thời điểm đó, HQ Nhật chỉ thua Mỹ sít sao, chứ Anh chắc ko đú đc. Tàu chiến, tàu sân bay, máy bay zero nhiều như lợn conDo Nhật giỏi thủy chiến. Giống như Anh có hải quân quá mạnh.
E nghĩ trận đó tàu ngầm đức đột kích đánh bất ngờ nên mới gây thiệt hại lớn, trong đó có nhiều người còn đang ngủ trưa bị mắc kẹt nên không thể nói hải quân anh không mạnh được.Hải quân Anh thời thế chiến 2 bị tàu ngầm Đức đánh tan tành rồi còn gì ạ
Mỹ không tham chiến thì e nghĩ Anh bị cô lập trên đảo thôi