- Biển số
- OF-655342
- Ngày cấp bằng
- 19/5/19
- Số km
- 99
- Động cơ
- 109,340 Mã lực
Hồi em thi ĐH mẹ em nói là em mà thi trượt là bôi gio trát trấu vào mặt mẹ. Em nhớ mãi đến giờ, vânc hay nhắc lại cho mẹ về quan điểm dạy con sai lầm
Có 7 buổi ôn mà f1 nhà cụ được 5 điểm Toán AMS thì cháu tư duy tốt đấy. Chúc mừng cụ.Em đang đăng ký học trường làng xong, đối với F1 nhà em được ntn em cảm thấy mãn nguyện rồi, chỉ có 7 buổi ôn cấp tốc, nếu em chú tâm từ đầu em nghĩ dư sức đủ vào đàng hoàng
Mệt mỏi.Sau này ra ngoài cuộc sống mà dễ bị tiêu cực thế thì đời nó xô ngã mất cụ.
Em kể cụ nghe chuyện này, chuyện cũng nhỏ thôi: có một lần em rủ con đi hiệu sách định mua tặng con một món quà để thưởng cho con vì thời gian qua có sự cố gắng. Mặc dù vậy em cũng không nói mục đích đi hiệu sách là để mua phần thưởng, em rủ đi chơi thôi.
Tới hiệu sách, anh chàng xin phép vào ngó gian đồ chơi, em đồng ý và quan sát thấy cậu chàng mê mẩn món đồ đó đến nỗi cứ nửa phút lại xuýt xoa một câu. Nghĩa là anh chàng đã mê lắm rồi đó ạ. Vậy là hôm đó em quyết định sẽ không thưởng nữa, để khi khác.
Em bảo bạn: thôi mình về nhỉ? Anh chàng ngớ người ra và lộ rõ vẻ tiếc nuối. Em nói với bạn ấy rằng: mẹ biết con rất mê món đồ đó, con thích đến xuýt xoa như vậy là mẹ hiểu. Nhưng hôm nay mẹ sẽ không mua, mẹ muốn con tập vượt qua sự cám dỗ đó. Trong cuộc sống sau này cũng vậy, có quá nhiều thứ cám dỗ mà con cần phải vượt qua, không thể thấy bạn chơi bời thích quá mà đua theo được, không thể thấy việc xấu này dễ kiếm tiền lắm mà mê muội lao vào... Mẹ muốn tập cho con biết kiềm chế để vượt qua những cám dỗ đó.
Đối với em những cái thất bại này chưa là gì to lớn nên phải vượt qua thôi, muốn vượt qua được thì phải thấy đau mới sợ.
Còn một điểm nữa đó là khi con học em hay bảo bật ti vi lên. Em không tạo cho con một không gian học yên tĩnh tuyệt đối để tập trung, em muốn tập cho con có thể học được ở không gian có nhiều thứ gây phân tán, em vẫn bảo với bạn ấy rằng sau này con đi học xa nhà, ở KTX hoặc ở cùng bạn, có thể bạn bè chơi game hay tụ tập nói chuyện ngay bên cạnh con vẫn học được.
Hoặc em là một bà mẹ nghiêm khắc và tham vọng. Đôi khi em cũng thấy thương cho bạn ấy.
Ps. Ôi em viết dài quá thôi không còm nữa trả thớt cho các cụ.
Đúng là C3 Hà nội ko đỗ 1 trường công tử tế thì sau này lớn lên khó kiếm dc công việc tử tế. Điều này lại càng rõ với nhà gia đình kinh tế ko khá giả. Đứa bạn em cho con học dân lập Tàm tạm, tháng 10tr. Công lập học phí ko đáng kể, thêm nếm 2-3 tr nữa thôi.Em có 2 thằng F1. Một thằng đã qua C3 được 5 năm. 1 thằng thì còn 5 nữa mới thi C3. Vào những thớt như thế này, chưa bao giờ thấy (hoặc có lẽ em đọc không kỹ) những còm kiểu "nho còn xanh lắm" mà thường sẽ thấy là phổ biến ở những thớt "kết quả học tập những năm cấp 1" kiểu như "em chẳng cần con em học giỏi, chỉ cần nó abc, vvv và mây mây. C3 mà không đỗ được một trường công tử tế ở Hà nội thì khả năng sau này lớn lên kiếm được một công ăn việc làm cho nó tử tế thì gần như bằng không.
Em ở tỉnh, thấy bạn bè cấp hai ai cũng đi học cấp 3 trường làng hay huyện hay tỉnh đủ cả, hiếm người trượt lắm. Em thi chuyên nên chỉ biết thếBắt đầu thi khoảng 1977 - 1978 gì đó. Hồi đó trượt nhiều chứ không dễ như bây giờ.
Thi chuyên nên ko biết các trường khác cũng thi, hử?Em ở tỉnh, thấy bạn bè cấp hai ai cũng đi học cấp 3 trường làng hay huyện hay tỉnh đủ cả, hiếm người trượt lắm. Em thi chuyên nên chỉ biết thế
Thế học dân lập thì người ta dạy cụ toàn cái bố láo hả cụ?Nói gì cũng phải thừa nhận 1 điều rằng:
Thi trượt công lập cấp 3, cuộc đời ít nhiều sẽ rẽ sang 1 hướng khác. Ko buồn, ko nghĩ chỉ là tự an ủi mình thôi.
lớp con em cũng có nhiều bạn trượt chuyên và ko đỗ trường công như ý nên cũng đau, nghĩ cũng khổ thân, vì đã ko chuẩn bị sẵn đường lùi cho con.Kỳ thì vào 10 đã qua, dư vị vẫn còn đọng lại trong nhiều gia đình. Buồn có, vui có, thất vọng có.....
Đọc báo, em thấy bức thư của một cô giáo, một người mẹ có con thi vào 10 năm nay nhưng cậu đã không đạt được mong muốn. Em biết và biết rất nhiều các thể hiện cảm xúc của nhiều phụ huynh khi hay tin con không may không đỗ. Trong những phản ứng đó, có rất nhiều phụ huynh vì cái Tôi ủa mình mà nhiếc móc con hoặc thậm chí con đỗ Nguyện vọng 2 cũng không dám kể, nói với bạn bè và người thân của mình.
Đọc bức thư của cô giáo Trần Thị Kim Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng , em thấy rất khâm phục và nể trọng tấm lòng của cô cũng như cách đối diện sự thật của mình. Em xin đăng lại để chúng ta cùng ngẫm.
Con trai à,
Mẹ con mình đã chọn trường tốp dưới vừa với sức con, nhưng năm nay, trường ấy đã có mức điểm chuẩn vượt lên trên một số trường và con đã không vào được. Cú ngã này đã khiến con đau khổ rất nhiều, nhưng cũng giúp con suy nghĩ nhiều hơn về bản thân. Con đã thôi dằn vặt bản thân, oán trách người khác và bắt đầu bình tĩnh đối diện với sự thật.
Mẹ và ba, tất nhiên là có buồn, tuy nhiên, cả hai đều có chung suy nghĩ là, cú ngã này là cần thiết và có ý nghĩa với con. Nếu con cứ thẳng tiến vào 10, thì 3 năm THPT tiếp theo của con rất có khả năng sẽ tiếp tục ở trạng thái "lơ tơ mơ" như 4 năm THCS.
Cú ngã này khiến con phải giật mình, tỉnh ngộ. 4 năm qua, con đã dễ dàng thỏa hiệp với những ham muốn của bản thân thì giờ đây, con muốn xóa hết đi những dấu vết của sự ham chơi ấy trong kí ức con. 4 năm qua, con không chiến thắng được sự rủ rê của bạn bè thì giờ đây con đã biết cái tai hại của sự kết giao ấy. 4 năm qua, con vẫn chưa vượt qua được chứng sợ học do cú sốc tiền lớp 1 thì giờ đây con có quyết tâm hơn cho việc học.
Mới qua 3 ngày kể từ khi có kết quả, con đã lớn lên rất nhiều trong nhận thức.
Mẹ biết con vẫn còn buồn, vẫn còn nhiều vướng mắc bên trong nên khi được hỏi về ý nghĩa của sự cố này, con chưa hề có sự thoải mái. Mẹ sẽ giúp con nhìn ra được ý nghĩa, lợi ích của việc này và dễ dàng chia sẻ nó với người khác.
Chỉ khi đó, con mới có tâm thế sẵn sàng đối diện với nó, chấp nhận nó và chọn con đường đi cho mình một cách dễ dàng và dễ chịu, để mai sau, khi nhìn lại, con thấy tự hào vì con đã không bị trôi tuột đi theo nỗi buồn và sự chán nản của thời khắc ấy. Con đã mạnh mẽ đối đầu và tiếp tục hành trình của mình.
Giờ điều khó khăn nhất với con là cái nhìn của bạn bè, người thân với kết quả của con. Nhưng con à, đó cũng chỉ có thể là sự tưởng tượng của con mà thôi. Còn nếu có thì người ta có thể không hiểu về quá trình của con, với những trải nghiệm đầu đời không hề tốt đẹp về việc học khiến con phải sợ hãi chuyện học đến thế nào thì việc người ta đánh giá con trên kết quả này có gì đáng quan tâm.
Người ngoài có thể nghĩ ngợi này kia, nhưng bên con có cha mẹ, có chị, những người luôn đồng hành cùng con những năm tháng qua thì bây giờ vẫn như vậy.
Gia đình mình vẫn vui vẻ, bình an sau kết quả đó. Ba vẫn chở con đi dạo mỗi tối. Mẹ vẫn cùng con nhìn lại vấn đề và tiếp tục tính con đường đi tiếp sao cho phù hợp nhất với con. Chưa bao giờ ba mẹ lại thống nhất với nhau về giáo dục như cách nhìn nhận vấn đề của con hiện nay.
Nếu đậu lớp 10, con chỉ có 1 con đường. Còn giờ đây, con có 3 con đường để lựa chọn: học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, học cao đẳng nghề hoặc là ôn tập để thi lại năm sau.
Cái đích đến cuối cùng của con người, không phải là đã học trường nào hay kết quả học tập ra sao mà là trở thành một con người có ích và biết cách sống hạnh phúc, bình an.
Muốn vậy, con phải có khả năng đối đầu với thất bại, có ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, biết ơn những trở ngại cuộc sống đem lại cho mình để mình trưởng thành.
Đó cũng là lý do vì sao, mẹ đã không gò ép con vào khuôn khổ trong việc học hành vì mẹ hiểu, để con vượt qua được chứng sợ học, nhất định không bằng con đường gò ép mà phải để con tự trả giá, tự nhận ra giá trị của việc học thì con mới có thể tự nguyện học tập.
Mẹ không thể đánh đổi sự bình an của con để lấy kết quả học tập tốt hơn bởi mẹ hiểu, cái đi theo con người suốt cả cuộc đời không phải là giấy khen, điểm số trong học bạ mà là những trải nghiệm đã có trong đời.
Nhiều trẻ em đã mất sự kết nối với cha mẹ vì những áp lực và kì vọng ấy. Đó thật sự là thiệt thòi lớn nhất của một con người. Mẹ chỉ là một người mẹ bình thường và với mong ước về con cũng giản dị, bình thường vậy thôi.
Bình an con trai nhé! Bình an đối diện vấn đề để có sự lựa chọn sáng suốt, phù hợp nhất với con. Mẹ có thể không giúp con học tốt hơn nhưng mẹ có thể giúp con trở nên bình an hơn khi gặp khó khăn. Hãy tin ở mẹ.
Yêu con!
Mấy bạn cá tính và có năng lực như bạn nhỏ nhà Cụ chỉ cần để bạn ý thoải mái chút thì kỹ năng sống không là vấn đề gì hết. Đến khoảng 5 năm nữa thậm chí Cụ còn ngạc nhiên về bạn ý đó. Em nghĩ nên cho bạn ý theo vài lớp giải trí giống như thú vui cuộc sống đó cho bạn ý giảm tải sức học.Chắc tương lai nó lại giống em năm xưa, nhưng em không để nó kỹ năng kém như em đâu, phải để nó phát triển toàn diện, vứt đâu cũng sống tốt đã.
Giống con gái lớn nhà em cách đây nhiều năm, nó thi chuyên ngoại ngữ, nhưng môn toán là môn sở trường, vậy mà kết quả môn toán lại tệ nhất, nên chỉ đổ vào lớp cận chuyên toán của sp, cũng vẫn vui vẻ học.F1 nhà e đi thi đến môn Hóa e có linh cảm gì đó nên đưa đến cổng trường e dặn con cố thi lấy 5đ thôi là bảo vệ được tỉ số, nhớ nhé. Kết quả cháu được 4đ môn hi vọng nhất lại là môn xuống hố. Đến hôm có điểm thì con mình thiếu 0,2đ đếm từ trên xuống thì thua đúng 4 đứa là đỗ, cảm giác thật cay đắng nhưng e cảm nhận đúng như bài viết của cô giáo trên cảm thấy trượt có khi lại là điều may mắn chứ bét bảng thế lù rù vào lớp 10 công lập rồi cứ tằng tằng 3 năm THPT là toi luôn.
Chất lượng giảng dậy ko bằng.Thế học dân lập thì người ta dạy cụ toàn cái bố láo hả cụ?
Vâng, em đang tìm cho cháu một chiếc xe tốt, nếu hết lựa chọn thì em lấy con SYM cho tiện thay thế linh kiện.
Chuẩn. Xe ga Elite của SYM,hồi mua 22tr, F1 nhà chị đi 2 năm, giờ sắp thành "người lớn" nên cô ấy muốn bán xe, , có mấy em Gà 2005 đang xếp lốt đợi roàiTrường Nguyễn Huệ nức danh của HT cũ, thực sự rất nhiều người mong vào đó. Chúc mừng bạn nhỏ và em ủng hộ bạn ý.
Cụ mua cái xe ga 50 phân khối của SYM cho bạn ý, có sơn mờ vừa thời trang, vừa đẹp lại dễ dùng (vì xe ga) ít hỏng, ít tốn xăng mà chắc chắn lắm. Đừng để con đi xe đạp điện hay hỏng vặt mà lo xạc điện cũng đủ chết
Cụ để em đi.Chuẩn. Xe ga Elite của SYM,hồi mua 22tr, F1 nhà chị đi 2 năm, giờ sắp thành "người lớn" nên cô ấy muốn bán xe, , có mấy em Gà 2005 đang xếp lốt đợi roài
F1 nhà em về NV 2 trường làng cụ ạ. Thời điểm này ko nhúc nhích được gì nên em đành nằm im nghe ngóngCụ để em đi.
Mà F1 nhà Cụ nhập học đâu rồi? Ổn cả chưa Cụ?
Giờ kiếm được xe ngon và giá tốt hơi khó. Em tính p/a mua xe đập hộp đây Cụ ạ.F1 nhà em về NV 2 trường làng cụ ạ. Thời điểm này ko nhúc nhích được gì nên em đành nằm im nghe ngóng
Xe con nhà em là xe nữ cụ ơi,
Thôi mua cho con cái xe đập hộp cụ ạ. Coi như là phần thưởng cho nó luôn.Giờ kiếm được xe ngon và giá tốt hơi khó. Em tính p/a mua xe đập hộp đây Cụ ạ.
Cho em xin 500 ảnh cho dễ hình dung. F1 nhà em còn bé nữ nữa.
Vì thời đó chỉ có thi chuyên là chọi nhau thôi cụ à, còn vào các trường cấp 3 khác em thấy không khí thoải mái, nhàn nhã lắm, chắc cũng có thi nhưng ít cạnh tranh như bây giờ, hiếm khi thấy ai mà lại trượt cấp 3 công lập như bây giờ, vì có mấy ai ở tỉnh có tiền cho học trường tư, cũng không nhiều trường tư như ở HN. Nếu cụ đã sống ở HN để nói về tỉnh thì không đúng đâu, còn không thì cụ ở tỉnh nào?Thi chuyên nên ko biết các trường khác cũng thi, hử?
Ngày trước cấp 3 hiếm trường nên trượt nhiều cũng chả lạ lắm đâu.
Viết thì dài và nhiều vấn đề khác nhau vì phải theo dõi bọn nó để có cách xử lý phù hợp, từ lớp 1 đến 6 em theo sát và dùng đủ cách mà vẫn xảy ra chuyện không hay, môi trường và tính cách cũng quyết định nhiều đấy cụ. Em chỉ túm lại hai vấn đề chính mà f1 muốn quay trở lại học: kiếm tiền rất khó (lao động chân tay thì vất vả và không ai nhận dưới 16 tuổi), không có giao lưu với bạn bè cùng trang lứa.Rất ít gia đình làm được như cụ, như vậy phải có sự đồng tình của cả gia đình ạ.
Nhưng em hỏi khí không phải, nếu F1 tự xoay xở được tất cả những thứ kia 1 cách nhẹ nhàng, thậm chí còn kiếm được tiền bước đầu từ game( ít thôi chứ chưa nhiều) thì cụ phải làm thế nào.?
F1 em cũng nghiện game, nhưng không bê trễ việc học hay những mốc kế hoạch quan trọng mà cháu đặt ra. Bởi vậy em đang đau đầu tìm cách kìm hãm sở thích này lại.