Tính toán GDP theo PPP (“ngang giá sức mua” hay “sức mua tương đương”) - một chỉ số đo lường độ lớn của nền kinh tế ít được sử dụng.
Xưa nay, rất ít người dựa vào GDP ngang giá sức mua làm cơ sở đánh giá chính thức độ lớn của một nền kinh tế mà chỉ để so sánh một cách tương đối.
Ví dụ, 1 bát phở ở Việt Nam giá 2 USD thì Nhật Bản bán 10 USD. Nhưng khi quy ra ngang giá, người ta sẽ lấy giá bát phở ở Nhật Bản làm chuẩn, lúc đó 1 bát phở ở Việt Nam được nâng lên 5 bát phở.
Có nghĩa, năm 2016, GDP Việt Nam chỉ ở mức 200 tỷ USD. Nhưng nếu tính theo GDP ngang giá sức mua thì GDP của Việt Nam được lên gần 600 tỷ USD, giống như tính theo giá của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Việc dân số Việt Nam đông, đứng thứ 13 thế giới cũng chính là yếu tố khiến cho GDP theo ngang giá sức mua theo cách PwC sử dụng cao vọt lên.
Hồi năm 2013, Ngân hàng Thế giới khi so sánh độ lớn của một nền kinh tế theo “sức mua tương đương” cũng ghi nhận quy mô kinh tế Việt Nam đứng thứ 42 trên thế giới, dù rằng khi đó GDP thực tế của Việt Nam chỉ khoảng 120 tỷ USD.
Thường thì người ta ít sử dụng GDP ngang giá sức mua để đánh giá một nền kinh tế, mà hay dựa vào GDP thực tế hoặc GDP danh nghĩa. GDP danh nghĩa được nhiều người sử dụng hơn vì nó sát với thực tế đất nước hơn.
Xưa nay, rất ít người dựa vào GDP ngang giá sức mua làm cơ sở đánh giá chính thức độ lớn của một nền kinh tế mà chỉ để so sánh một cách tương đối.
Ví dụ, 1 bát phở ở Việt Nam giá 2 USD thì Nhật Bản bán 10 USD. Nhưng khi quy ra ngang giá, người ta sẽ lấy giá bát phở ở Nhật Bản làm chuẩn, lúc đó 1 bát phở ở Việt Nam được nâng lên 5 bát phở.
Có nghĩa, năm 2016, GDP Việt Nam chỉ ở mức 200 tỷ USD. Nhưng nếu tính theo GDP ngang giá sức mua thì GDP của Việt Nam được lên gần 600 tỷ USD, giống như tính theo giá của Nhật Bản, Mỹ, châu Âu. Việc dân số Việt Nam đông, đứng thứ 13 thế giới cũng chính là yếu tố khiến cho GDP theo ngang giá sức mua theo cách PwC sử dụng cao vọt lên.
Hồi năm 2013, Ngân hàng Thế giới khi so sánh độ lớn của một nền kinh tế theo “sức mua tương đương” cũng ghi nhận quy mô kinh tế Việt Nam đứng thứ 42 trên thế giới, dù rằng khi đó GDP thực tế của Việt Nam chỉ khoảng 120 tỷ USD.
Thường thì người ta ít sử dụng GDP ngang giá sức mua để đánh giá một nền kinh tế, mà hay dựa vào GDP thực tế hoặc GDP danh nghĩa. GDP danh nghĩa được nhiều người sử dụng hơn vì nó sát với thực tế đất nước hơn.