[Funland] Nên đấu pha nóng hay pha nguội vào phao điện bồn nước

pttoan265

Xe tăng
Biển số
OF-188389
Ngày cấp bằng
5/4/13
Số km
1,842
Động cơ
347,046 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
@ cụ / mợ starius ,future_50 , pttoan265:
Sơ đồ thì rất đơn giản. Dây lên mái ( em vẽ màu xanh ) có thể dùng dây điện thoại 4 sợi đồng ngâm dầu do điện thế thấp, chỗ nào cần thiết thì luồn thêm ống nhựa chống mưa nắng chuột bọ, lắp nổi để dễ kiểm tra thay thế.
Dây 220vac thì em vẽ màu đỏ !!!!
Vẽ tay cho nhanh ! máy tính chỉ dùng để chém gió trên OF:D:D

Modun 220vAC/24VDC chọn dòng 1A là đủ, trên bản mạch in rõ đầu IN OUT rất dễ thấy

Còn chân con rơ le Omron thì như thế này:

nhìn kỹ trên vỏ rơ le có in số hiệu chân tương ứng, cụ thể ở đây thì chân 13 14 nối với điện áp 24vdc qua dây lên mái, chân 9 10 nối với điện áp vào 220vac , chân 5 6 nối ra bơm. Thị trường có bán nhiều loại rơ le omron này, :))
Của cụ hay quá, để e bảo OX vào đọc xem thế nào? Cám ơn cụ nghìn like nhé
 
Biển số
OF-370290
Ngày cấp bằng
13/6/15
Số km
2,368
Động cơ
277,376 Mã lực
Cảm ơn 3 cụ rất nhiều,nếu đc cụ giúp thì tốt quá,thợ thì sếp e chưa chọn đc đội nào nên e ko biết chất lượng thợ thế nào,về phương án bằng tay thì khó,vì 3 bể đều trên mái nên ko thể kiểm tra mỗi khi bể hết hay đầy nước đc,e nghĩ chỉ phương án chạy tự động thôi ạ.
Về tủ thì em làm tốt. Nên có cả chế độ bằng tay cụ à.
 

bilf

Xe tải
Biển số
OF-206735
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
293
Động cơ
320,137 Mã lực
@ cụ / mợ starius ,future_50 , pttoan265:
Sơ đồ thì rất đơn giản. Dây lên mái ( em vẽ màu xanh ) có thể dùng dây điện thoại 4 sợi đồng ngâm dầu do điện thế thấp, chỗ nào cần thiết thì luồn thêm ống nhựa chống mưa nắng chuột bọ, lắp nổi để dễ kiểm tra thay thế.
Dây 220vac thì em vẽ màu đỏ !!!!
Vẽ tay cho nhanh ! máy tính chỉ dùng để chém gió trên OF:D:D

Modun 220vAC/24VDC chọn dòng 1A là đủ, trên bản mạch in rõ đầu IN OUT rất dễ thấy

Còn chân con rơ le Omron thì như thế này:

nhìn kỹ trên vỏ rơ le có in số hiệu chân tương ứng, cụ thể ở đây thì chân 13 14 nối với điện áp 24vdc qua dây lên mái, chân 9 10 nối với điện áp vào 220vac , chân 5 6 nối ra bơm. Thị trường có bán nhiều loại rơ le omron này, :))
Cụ dùng ormon 1A dòng nào thế ạ. Em dùng con idec dòng rh 12vdc 10A nhưng chỉ chịu được motor 1/3hp ~200w theo datasheet + thông số ghi trên vỏ.
 

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,111
Động cơ
565,047 Mã lực
Cụ dùng ormon 1A dòng nào thế ạ. Em dùng con idec dòng rh 12vdc 10A nhưng chỉ chịu được motor 1/3hp ~200w theo datasheet + thông số ghi trên vỏ.
1. Trong bài viết của em, dòng 1A là nói về dòng cấp của modun nguồn 24VDC -1A. Nó chỉ cấp điện cho cuộn hút của rơ le có điện trở hàng trăm ôm nên dòng tiêu thụ rất bé, chỉ vài chục mili ampe thôi, nguồn 1A là quá đủ.
2. Gia đình thường chỉ dùng bơm nước 1 pha 220V , ăn dòng cỡ vài ba ampe thôi, hồ quang khi đóng cắt ở tiếp điểm không mạnh nên dùng được mấy con rơ le omron idec ; nếu công suất bơm lớn thì phải dùng khởi động từ có hẳn cơ cấu dập hồ quang cho tiếp điểm. Các giá trị 230VAC 5A ghi ở vỏ rơ le thường chỉ tính cho trường hợp tải thuần trở.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
1. Trong bài viết của em, dòng 1A là nói về dòng cấp của modun nguồn 24VDC -1A. Nó chỉ cấp điện cho cuộn hút của rơ le có điện trở hàng trăm ôm nên dòng tiêu thụ rất bé, chỉ vài chục mili ampe thôi, nguồn 1A là quá đủ.
2. Gia đình thường chỉ dùng bơm nước 1 pha 220V , ăn dòng cỡ vài ba ampe thôi, hồ quang khi đóng cắt ở tiếp điểm không mạnh nên dùng được mấy con rơ le omron idec ; nếu công suất bơm lớn thì phải dùng khởi động từ có hẳn cơ cấu dập hồ quang cho tiếp điểm. Các giá trị 230VAC 5A ghi ở vỏ rơ le thường chỉ tính cho trường hợp tải thuần trở.
dùng cách trên bản vẽ của em đới cụ - kỹ thuật chia tải và dập hồ quang trên nhiều tiếp điểm đới cụ Omron 24V-5A thị trường bán rẽ lắm tầm 75k thôi nhưng cụ có thể vận hành đến mức 30A với 4 tiếp điểm trong bản vẽ của em - cắt cả 02 mạch motor sẽ giảm hồ quang và tăng độ bền - cái mạch đó em vận hành 7năm rồi với máy bơm 1 pha -3kW đấy cụ;;);;)
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Cụ dùng ormon 1A dòng nào thế ạ. Em dùng con idec dòng rh 12vdc 10A nhưng chỉ chịu được motor 1/3hp ~200w theo datasheet + thông số ghi trên vỏ.
chia tải trên tiếp điểm, dập hồ quang bằng cách cắt mạch đồng thời cả 02 dây cho motor cụ ơi

mời cụ xem lại cách này - con Omron này em chỉ dùng tiếp điểm 5A - đã vận hành 7 năm- máy bơm 1 pha -3KW
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,417
Động cơ
517,982 Mã lực
Cụ đấu pha nào lên thì trên chỗ cái phao nó 1 cực của nó lúc không đóng cũng có điện, theo em nên đấu pha nóng lên để điện nó không ngâm qua máy lúc ngắt, còn giải pháp an toàn là lắp cái atomat chống giật ở đầu nguồn, đảm bảo chắc cú.
 

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
8,417
Động cơ
517,982 Mã lực
dùng cách trên bản vẽ của em đới cụ - kỹ thuật chia tải và dập hồ quang trên nhiều tiếp điểm đới cụ Omron 24V-5A thị trường bán rẽ lắm tầm 75k thôi nhưng cụ có thể vận hành đến mức 30A với 4 tiếp điểm trong bản vẽ của em - cắt cả 02 mạch motor sẽ giảm hồ quang và tăng độ bền - cái mạch đó em vận hành 7năm rồi với máy bơm 1 pha -3kW đấy cụ;;);;)
Làm như cụ này là chuẩn nhất đấy ạ, với cả nếu bơm 3 pha thì bắt buộc phải làm như thế mới dùng được.
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Làm như cụ này là chuẩn nhất đấy ạ, với cả nếu bơm 3 pha thì bắt buộc phải làm như thế mới dùng được.
đây là cách đấu cho máy bơm 1 pha - máy bơm 3 pha còn dễ hơn và bền hơn nửa cụ ơi - em cũng làm rồi
- máy bơm nhỏ hơn 1.5kW thì dùng 3 tiếp điểm của 1 relay Omron 5A thôi cho 03 pha (03 pha thì dòng trên từng pha nhỏ hơn loại 1 pha)
- máy bơm 2kW-10kW thì dùng 03 relay Omron 5A - đấu hết cả 04 tiếp điểm vào 01 pha - đô bền và cắt nhanh dập hồ quang tốt. ( do em lười tiết kiệm tý - giá 75k/con - 2 con dùng cũng được như phải suy nghĩ phối hợp - thôi thì em dùng 03 con luôn) - đã vận hành rồi 4 năm.
- từ 15kW trở lên họ lại dùng điện áp cao, ít dùng 220/380V cụ ạ - nên ít thiết kế phần này.
 

Tài mới

Xe tăng
Biển số
OF-82033
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,875
Động cơ
430,112 Mã lực
Để an toàn thì cụ/mợ nên dùng biến thế hạ áp 24v hoặc adapter nối với tiếp điểm phao tới một con rơ le 24v để điều khiển bơm , chi phí cũng chỉ thêm chừng 100k .
Cụ chuẩn 24V là giải pháp tốt và tốn kém hơn tý.
 

Mitxixipi

Xe hơi
Biển số
OF-402680
Ngày cấp bằng
25/1/16
Số km
167
Động cơ
230,742 Mã lực


Cụ đấu pha nào lên thì trên chỗ cái phao nó 1 cực của nó lúc không đóng cũng có điện, theo em nên đấu pha nóng lên để điện nó không ngâm qua máy lúc ngắt, còn giải pháp an toàn là lắp cái atomat chống giật ở đầu nguồn, đảm bảo chắc cú.
Thật ra lúc làm ổ cắm cắm vào điện lưới, thỉnh thoảng rút ra cắm ngược cắm xuôi hết rồi nên cũng như nhau cả thôi! Em thấy chứ điện đi qua phao, thông rồi mới qua máy bơm là hay nhất....
 
Chỉnh sửa cuối:

Long265

Xe tải
Biển số
OF-359423
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
294
Động cơ
262,430 Mã lực
Nguyên tắc là đóng mở thì dây nóng. Rơle phao cũng dây nóng
 

lamhv

Xe tăng
Biển số
OF-79125
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
1,613
Động cơ
431,480 Mã lực
Em chạy hẹn giờ nên phao chỉ ngắt nên chưa phải đấu rơle, đã để sẵn mấy con gỡ từ mạch linh kiện ngon để sơ cua và đã đấu nguồn máy lọc nước cạnh bơm để lợi dụng 24V online cho phù hợp cả rồi.
 

Spatacus Cute

Xe tải
Biển số
OF-437697
Ngày cấp bằng
16/7/16
Số km
227
Động cơ
213,460 Mã lực
Tuổi
40
Nhắn các cụ cẩn thận điện đài nhé:
L - Line là dây nóng (dây Lửa)
N - Neutre là trung hòa (dây Nguội)
Em không biết bị nhầm 1 lần rồi, nguy hiểm lắm!
 

greenbanana

Xe buýt
Biển số
OF-197687
Ngày cấp bằng
7/6/13
Số km
642
Động cơ
331,396 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
em vừa đấu phao lúc chiều. Pha lạnh (L) lên phao vì đó sẽ an toàn khi lắp ah (chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu). Nếu đấu pha nóng (N) lên phao thì phải tháo dây trong ổ (khá mất công).
 
Biển số
OF-453042
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
528
Động cơ
209,740 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hcmc
Website
www.livinginsaigon.com
Đọc mà em thấy phức tạp quá.
Em sửa điện toàn phải ngắt CB, lấy đồng hồ đo xem có điện ko. Ngon lanh mới dám động tay vào (sợ chết mà).
Các cụ cho em hỏi ngu phát, em tưởng điện DC mới có dây + và -, còn điện AC 230V là alternative curent, dây nào chả giựt nhỉ ?
 

Mitxixipi

Xe hơi
Biển số
OF-402680
Ngày cấp bằng
25/1/16
Số km
167
Động cơ
230,742 Mã lực
em vừa đấu phao lúc chiều. Pha lạnh (L) lên phao vì đó sẽ an toàn khi lắp ah (chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu). Nếu đấu pha nóng (N) lên phao thì phải tháo dây trong ổ (khá mất công).
L là nóng
N là nguội cụ nhé
Cũng chả hiểu cụ nói "chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu" nghĩa là gì nữa?

Sao cụ không đấu hết vào 1 ổ cắm
Đấu xong xuôi thì cắm vào là xong ko?
Cần gì quan tâm là có điện hay k có điện lúc đấu
 
Chỉnh sửa cuối:

greenbanana

Xe buýt
Biển số
OF-197687
Ngày cấp bằng
7/6/13
Số km
642
Động cơ
331,396 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
L là nóng
N là nguội cụ nhé
Cũng chả hiểu cụ nói "chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu" nghĩa là gì nữa?

Sao cụ không đấu hết vào 1 ổ cắm
Đấu xong xuôi thì cắm vào là xong ko?
Cần gì quan tâm là có điện hay k có điện lúc đấu
--> "chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu" Vì cụ phải dùng ổ cắm để cắm bơm phải ko ? nên khi chưa cắm ổ cắm của bơm vào ổ mà để pha lạnh trên phao thì nó ko có điện, khi đó cụ thoải mái thao tác mà ko lo bị giật. Còn ngược lại khi cụ để pha nóng (N) trên phao thì kể cả chưa cắm bơm thì sờ vào vẫn bị giật nên cụ phải ngắt át hoặc ngắn kết nối ở dưới ổ cắm sau khi làm xong rồi nối lại hoặc đóng át.
 

nguyenvuvan

Xe hơi
Biển số
OF-458991
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
108
Động cơ
204,810 Mã lực
Tuổi
46
em hóng các cụ để học hỏi
 

Mitxixipi

Xe hơi
Biển số
OF-402680
Ngày cấp bằng
25/1/16
Số km
167
Động cơ
230,742 Mã lực
--> "chưa cắm bơm thì ko có điện ở cả hai đầu" Vì cụ phải dùng ổ cắm để cắm bơm phải ko ? nên khi chưa cắm ổ cắm của bơm vào ổ mà để pha lạnh trên phao thì nó ko có điện, khi đó cụ thoải mái thao tác mà ko lo bị giật. Còn ngược lại khi cụ để pha nóng (N) trên phao thì kể cả chưa cắm bơm thì sờ vào vẫn bị giật nên cụ phải ngắt át hoặc ngắn kết nối ở dưới ổ cắm sau khi làm xong rồi nối lại hoặc đóng át.
Cụ càng giải thik càng rối và hình như cụ đang logic ngược rồi!
Có cắm đâu mà có điện? Sợ gì giật? Mình có câu điện lưới vào thẳng phao đâu? Đấu hết ra dây chờ rồi làm cái ổ cắm cắm vào điện nguồn chứ!

Cụ đấu pha từ nguồn vào A1, khi thông mạch, điện sẽ từ A1 sang A2 rồi qua tải (motor bơm) rồi vào dây nguội của nguồn!
(+) >> A1 >> A2 >> Motor >> (-)
(+) (-) cụ làm cái ổ cắm rồi dùng bút thử điện đo pha cắm theo sơ đồ trên!

P/s: Đấu như cụ mới nguy hiểm! Máy bơm k hoạt động nhg điện lúc nào cũng qua máy bơm, sờ vào mới nguy hiểm!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top